Biểu hiện Hội chứng ruột kích thích
lượt xem 3
download
Định nghĩa của Manning năm 1978 . Tiêu chuẩn Rome II : 1- Có 2 trong 3 tiêu chuẩn với Đau bụng hoặc khó chịu ở bụng hiện diện ít nhất 12 tuần trong 12 tháng qua , không cần phải liên tục : * Đau giảm sau đi cầu . * Đau kèm thay đổi số lần đi cầu . * Đau kèm thay đổi độ cứng , lõng của phân
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Biểu hiện Hội chứng ruột kích thích
- Hội chứng ruột kích thích. I- DẪN NHẬP : Định nghĩa của Manning năm 1978 . Tiêu chuẩn Rome II : 1- Có 2 trong 3 tiêu chuẩn với Đau bụng hoặc khó chịu ở bụng hiện diện ít nhất 12 tuần trong 12 tháng qua , không cần phải liên tục : * Đau giảm sau đi cầu . * Đau kèm thay đổi số lần đi cầu . * Đau kèm thay đổi độ cứng , lõng của phân 2- Các triệu chứng dưới đây càng hiện diện nhiều càng củng cố thêm chẩn đoán : * Số lần đi cầu bất thường ( > 3lần/ngày hoặc < 3lần/tuần ) . * Phân bất thường ( cứng/phân dê hoặc nhão/lõng ) trên 3/4 lượng phân . * Đi cầu bất thường ( mắc rặn , mót đi cầu , cảm giác đi cầu không trọn vẹn ) trong hơn 25% lần đi cầu .
- * Đi cầu có đàm nhày . * Bụng căng chướng trên 25% thời gian . II-DỊCH TỄ VÀ SINH BỊNH HỌC CỦA HCĐTKT: 1- Dịch tễ học : * Tỉ lệ cao ở châu Âu và Bắc Mỹ : Mỹ 11 – 20% ; Pháp 13% , Anh 9,5 – 22% ; Thu ỵ Điển 12,5% . Tỉ lệ thay đổi ở châu Á Nhật 25% ; Iran 3,4% . * Thường gặp ở nữ hơn nam và ở lứa tuổi 20 – 50tuổi . 2- Sinh bịnh học : 2.1- Rối loạn vận động ống tiêu hoá : * Tăng nhu động và co thắt của ruột non ; RL vận động đại tràng có thể tăng hoặc giảm . * RL vận động còn do RL ngưỡng thụ cảm với tình trạng nhiễm , dị ứng với muối mật , với các acid béo chuỗi ngắn . * RL nhạy cảm của bóng trực tràng làm thay đổi vận chuyển ruột gây tiêu chảy hoặc táo bón . 2.2- Thay đổi ngưỡng nhạy cảm của ống tiêu hoá :
- * Bơm căng bóng trực tràng sẽ gây đau và gây mắc đi cầu . Ngưỡng này ở bịnh nhân HCĐTKT thấp hơn so với người bình thường . * Ngưỡng nhạy cảm thay đổi với cách bơm căng bóng trực tràng . * Sự thay đổi ngưỡng nhạy cảm còn chịu tác động của acid béo chuổi ngắn , acid mật . 2.3- Thay đổi ngưỡng nhạy cảm của hệ TKTƯ : * Các rối loạn về tính khí như tình trạng lo âu , trầm cảm , hoặc cảm giác bịnh tật . * RL chức năng hệ TKTƯ : đáp ứng bất thường với kích thích các tạng , tình trạng quá tỉnh thức hoặc có rối loạn giấc ngủ . 2.4- Thay đổi về tâm lý và tâm thần kinh : * Bịnh nhân HCĐTKT đến khám do (1) Các triệu chứng nặng (2) Các triệu chứng nhẹ nhưng bịnh nhân sợ bịnh nặng và (3 ) Các triệu chứng nhẹ nhưng bịnh nhân có cảm giác bịnh tật . *Các thay đổi về tâm lý thần kinh được phản ánh qua phản ứng với thông tin không có bịnh thực thể : (1) Hết lo âu và hết các triệu chứng , (2) Hết lo âu nhưng vẫn còn triệu chứng và (3) Bịnh nhân không tin và vẫn nghĩ rằng mình có bịnh và tìm đến một cơ sở điều trị khác ! * Bịnh nhân HCĐTKT luôn có tỉ lệ cao các biểu hiện RL tâm thần kinh như Suy nhược thần kinh , Trầm cảm , Tâm thần phân liệt , Hysterie .
- 2.5- Tình trạng dị ứng hoặc không dung nạp thức ăn : # 2% người lớn . Dị ứng thức ăn xảy ra sớm sau ăn , không dung nạp thức ăn xuất hiện muộn h ơn và thường không xác định được nguyên nhân do tâm lý , do th ần kinh thực vật , do đáp ứng miễn dịch hay do các tác nhân lý hoá 2.6- Tình trạng sau bịnh nhiễm : * McKendrick và Read (1994) , Neal (1997) 24 – 32% bịnh nhân viêm dạ dày – ruột cấp có các biểu hiện của HCĐTKT 3 tháng sau nhiễm . Thường gặp ở nữ , thời gian nhiễm kéo dài , và ở người có vấn đề về tâm thần kinh . III- TRIỆU CHỨNG : 1- Lâm sàng : 1.1- Đau bụng và khó chịu ở bụng : * Âm ỉ hoặc đau dữ dội như quăn thắt , hay cảm giác bụng nặng nh ư có bầu gần ngày sinh . * Đau dọc khung đại tràng ,thường đau nhiều ở HCTr . * Cảm giác đau hoặc khó chịu th ường giống nhau ở những lần xuất hiện . Nếu có thay đổi kiểu đau , phải lưu ý một bịnh thực thể khác mới xuất hiện . 1.2- Tiêu chảy :
- * Ít gặp hơn thể táo bón nhưng gây phiền toái cho bịnh nhân nhiều hơn . * 12 tiêu chuẩn đánh giá của Geraedt (1987) để phân biệt với tiêu chảy do bịnh thực thể gồm: (1) Triệu chứng mới xuất hiện < 24giờ , (2) Tiêu chảy liên tục , (3) Tiêu chảy ban đêm , (4) Tiêu chảy xuất hiện đột ngột , (5) Sụt 5kg hay h ơn , (6) Tốc độ lắng máu tăng , (7) Hb giảm , (8) Albumin máu giảm , (9) Test nước tiểu dương tính với các thuốc nhuận trường ,(10) lượng phân trung bình > 225gr/ngày trong 4 ngày liên tiếp , (11) Sinh thiết tá tràng có bịnh lý và (12) Nội soi đại tràng sigma có tổn thương. 1.3- Táo bón : * Tiêu < 3 lần/tuần hoặc bịnh nhân đi cầu ít hơn lệ thường hay có thay đổi độ rắn của phân . * Chủ yếu do vận chuyển ruột chậm lại . 1.4- Rối loạn thói quen đi cầu : * Với táo bón xen kẽ tiêu chảy . 1.5- Chướng bụng : * Do kém tiêu hoá hoặc kém hấp thu hoặc do tăng hoạt động của các khuẩn ở đại tràng . 1.6- Tiêu nhày :
- * Gặp ở bịnh nhân táo bón > tiêu chảy . * Có liên quan đến việc xử dụng thuốc nhuận trường hay HCĐTKT sau nhiễm . 1.7- Cảm giác đi cầu không trọn vẹn : * Do rối loạn cảm thụ của bịnh nhân . Nếu kéo d ài cần thăm dò thêm để loại trừ 1 bịnh thực thể hay nguyên nhân thuộc chức năng ( sa trực tràng , túi phình trực tràng ) 1.8- Biểu hiện ngoài tiêu hoá : * Mệt mỏi , nhức đầu , chán ăn , trầm cảm , đau lưng , đau khi giao hợp , tiểu khó , nhức đầu đông ( migrain ) . IV- CHẨN ĐOÁN : 1- Chẩn đoán xác định : * Chẩn đoán loại trừ các bịnh thực thể của đại tràng . Cần cân nhắc các triệu chứng để quyết định mức độ thăm dò . * Các chỉ dẩn gợi ý HCĐTKT : bịnh nhân trẻ , triệu chứng có vẻ điển hình , khám lâm sàng không phát hiện bất thường , các thăm dò sơ bộ bình thường , và đáp ứng thuận lợi với điều trị bước đầu . * Các dấu hiệu báo động : lớn tuổi , sụt cân , thiếu máu , tiêu phân đen cần thăm dò tích cực .
- *Các bước chẩn đoán HCĐTKT : (1) Khai thác bịnh sử , (2) Khám lâm sàng , (3) Đếm các tế bào máu , (4) Vận tốc lắng máu , (5) Ion đồ , (6) Tìm máu ẩn trong phân , (7) Xquang hoặc Nội soi đại tràng , (8) Siêu âm bụng . Qua thăm khám lâm sàng , có 3 tình huống : 1- Không có nghi ngờ trong chẩn đoán HCĐTKT : Không khảo sát thêm . 2- Hơi nghi ngờ trong chẩn đoán : Thăm dò tối thiểu xét nghiệm huyết học , phân . 3- Nghi ngờ nhiều trong chẩn đoán : Khảo sát Xquang và/hoặc nội soi khung đại tràng . 2- Chẩn đoán gián biệt : 2.1- Đau bụng : * Cơn đau quặn mật (sỏi túi mật/HCĐTKT) . * Đau do nguyên nhân phụ khoa . * Chứng khó tiêu chức năng có triệu chứng chồng lắp với HCĐTKT khoảng 30% . Nội soi DD-TT khi có các yếu tố báo động . 2.2- Táo bón : * Các nguyên nhân đột xuất : du lịch , có thai thay đổi về ăn uống : không cần thăm dò thêm * Táo bón mạn tính do các RL thần kinh (Parkinson , Hirschsprung ) , RL nội tiết ( suy giáp , tiểu đường ) hoặc bịnh thực thể của đại tràng ( khối u , VĐTr do các
- nguyên nhân ) . Trên lâm sàng phân biệt các bịnh này với HCĐTKT thường không khó . * Bịnh táo bón rất khó phân biệt với HCĐTKT , đôi khi phải thử điều trị bằng tiết chế. * Thuốc gây táo bón : chống trầm cảm , dẫn xuất của á phiện , chống tiết choline , ức chế calcium , chống động kinh , than hoạt , muối aluminum . *Các nguyên nhân gây táo bón ở trực tràng. 2.3- Tiêu chảy : * Cần loại trừ các bịnh nhiễm KSTĐR . * Lạm dụng thuốc nhuận trường . * Viêm loét đại tràng bịnh Crohn . * Các nguyên nhân ít gặp của tiêu chảy ( tiểu đường , cường giáp , viêm tu ỵ mãn , u nội tiết ) . V- ĐIỀU TRỊ : Các bước điều trị HCĐTKT : (1) Giải thích , trấn an cho bịnh nhân , (2) Các hướng dẫn về tiết chế ăn uống , (3) Điều trị bằng thuốc v à (4) Các phương th ức điều trị khác . 1- Giải thích trấn an cho bịnh nhân :
- * Cần khéo léo giải thích , nhấn mạnh cho bịnh nhân biết bịnh không nguy hiểm . Cần lưu ý phát hiện các yếu tố phát khởi triệu chứng . 2- Chế độ ăn uống : * Nên kiêng các thức mỡ béo , rau tươi . * Bịnh nhân cần theo dõi phản ứng của cơ thể với các thức ăn . Phải kiêng rượu . 3- Điều trị bằng thuốc : 3.1- Các thuốc chống co thắt * Có tác dụng trên triệu chứng đau , đôi khi có hiệu quả trên các RL vận chuyển ruột và tình trạng chướng hơi . * Nhóm chống co thắt hướng cơ (mebeverine pinaverium bromide) và hướng thần kinh – chống tiết choline – (dicyclomine , hyoscine) . 3.2- Thuốc băng niêm mạc (diosmectite , polyvinyl polypirolidone) hoặc thuốc chống tiêu chảy (loperamide) có thể dùng lâu dài , nên cho liều tối thiểu có hiệu quả và cho đều đặn . 3.3 Thuốc nhuận trường : * Nguyên tắc xữ dụng như trong tiêu chảy . * Các thuốc nhuận trường nhóm thẩm thấu và nhóm xơ thực vật thường được dùng hơn .
- 3.4- Các thuốc chống trầm cảm * Có tác dụng tốt trên bịnh nhân có yếu tố “trầm cảm”, liều dùng thường thấp hơn . Thuốc có thể điều chỉnh hệ thần kinh ruôt thông qua hoạt tính kích tiết serotonine ; Nhóm chống trầm cảm 3 vòng có tác dụng chống tiết choline. Đôi khi bịnh nhân nghĩ bị qui cho “ bịnh thần kinh” n ên có phản ứng không thuận lợi . 4- Các trị liệu khác : 4.1- Tiết chế ăn uống * Kết quả không cao # 10 – 60% có hiệu quả . 4.2- Các liệu pháp thôi miên , thư giản , yoga , tâm lý liệu pháp có ích trong một số ca . 4.3- Kích thích thần kinh bằng điện xuyên da khi thất bại điều trị đau với các điều trị khác. VI- KẾT LUẬN : * HCĐTKT : rối loạn chức năng của đại tràng * Trước khi xác định HCĐTKT cần loại trừ các bịnh thực thể của ống tiêu hoá .
- * Do sinh bịnh học phức tạp , do bịnh cảnh lâm sàng đa dạng , các triệu chứng đan xen lẫn nhau (tiêu chảy/táo bón) ; nên hiệu quả của các biện pháp điều trị phần n ào bị hạn chế và tùy thuộc nhiều vào kinh nghiệm của BS lâm sàng .
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hội chứng ruột kích thích và thuốc điều trị
5 p | 155 | 16
-
Chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên Lương y VÕ HÀ Ăn nhiều ngũ
6 p | 80 | 9
-
Rifaximin và Hội chứng Kích Thích Ruột
3 p | 248 | 8
-
Biểu hiện của ung thư buồng trứng
6 p | 136 | 4
-
Bị táo bón nên ăn nhiều chất xơ không hòa tan
5 p | 85 | 4
-
Bệnh đại tràng chức năng - Nguyên nhân
9 p | 91 | 4
-
Bước đầu nghiên cứu thay đổi biểu hiện trầm cảm, lo âu ở bệnh nhân rối loạn tiêu hóa dai dẳng sử dụng Ecologic Barrier
4 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn