intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biểu hiện tổn thương tâm lý ở phụ nữ nhiễm HIV tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

35
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này đề cập đến biểu hiện tổn thương tâm lý ở phụ nữ bị nhiễm HIV tại thành phố Hồ Chí Minh khi bị nhiễm HIV, 194 phụ nữ nhiễm HIV tham gia nghiên cứu. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng chính trong nghiên cứu, bảng hỏi nghiên cứu biểu hiện tổn thương tâm lý bao gồm các câu hỏi liên quan đến những biểu hiện về thể chất và tâm lý, đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để tìm hiểu kỹ hơn về những biểu hiện tổn thương tâm lý ở phụ nữ bị nhiễm HIV.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biểu hiện tổn thương tâm lý ở phụ nữ nhiễm HIV tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. BIỂU HIỆN TỔN THƢƠNG TÂM LÝ Ở PHỤ NỮ NHIỄM HIV TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thanh Kiều Xuân Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh TÓM TẮT Bài viết này đề cập đến biểu hiện tổn thương tâm lý ở phụ nữ bị nhiễm HIV tại thành phố Hồ Chí Minh khi bị nhiễm HIV, 194 phụ nữ nhiễm HIV tham gia nghiên cứu. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng chính trong nghiên cứu, bảng hỏi nghiên cứu biểu hiện tổn thương tâm lý bao gồm các câu hỏi liên quan đến những biểu hiện về thể chất và tâm lý, đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để tìm hiểu kỹ hơn về những biểu hiện tổn thương tâm lý ở phụ nữ bị nhiễm HIV. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phụ nữ nhiễm HIV trong mẫu nghiên cứu, có biểu hiện tổn thương tâm lý ở mức độ vừa phải. Phụ nữ nhiễm HIV có những biểu hiện tổn thương tâm lý về thể chất, và tâm lý. Trong đó phụ nữ nhiễm HIV những biểu hiện về thể chất có mức độ cao hơn những biểu hiện về tâm lý. Từ khóa: Biểu hiện, Tổn thương tâm lý, Biểu hiện tổn thương tâm lý, Biểu hiện tổn thương tâm lý ở phụ nữ nhiễm HIV. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong tâm lý học tổn thương được định nghĩa là một mối đe dọa về thể chất hay tâm lý hoặc tấn công đến sự toàn vẹn thể chất, ý thức bản thân, sự an toàn sống còn của cá nhân ( Handbook CUPS Vermont, p. 170) [3]. Tổn thương tâm lý là hậu quả của cá nhân trải nghiệm (những) sự kiện căng thẳng bất thường đe dọa sự toàn vẹn, yên ổn về thể chất hoặc tinh thần, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động, cuộc sống của họ [5]. Theo tác giả Judith Armstrong và Nancy Kaser-Boyd) cho rằng tổn thương tâm lý là một hiện tượng tinh thần phức tạp và rất khó chẩn đoán. Các biểu hiện của tổn thương tâm lý thường có nhiều dang khác nhau với những triệu chứng rất tương tự, giống hệt và chồng lấn lên nhau đến nỗi nó thể hiện những thách thức ghê gớm trong chẩn đoán và trị liệu [4]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Văn Thị Kim Cúc, Nguyễn Hữu Thụ đã khẳng định rằng, tổn thương tâm lý có thể biểu hiện công khai hoặc ngầm ẩn, ở dạng công khai, các tổn thương tâm lí chính là các rối nhiễu tâm lí - là sự mất cân bằng tạm thời hay lâu dài về mặt tâm lí, và sự mất cân bằng này kéo theo những lệch lạc trong nhận thức và trong hành vi; ở dạng ngầm ẩn, các tổn thương tâm lý thường núp dưới vỏ của những mặc cảm, các thói ghen tỵ, tính hay tự ái, tức là tạo nên ở người mang tổn thương những linh cảm đặc biệt, nhiều khi méo mó ảnh hưởng không nhỏ tới các quan hệ xã hội, tình cảm, cũng như các hoạt động trong cuộc sống [6]. [8]. 2. KHÁCH THỂ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khách thể nghiên cứu Chúng tôi tiến hành phát 240 phiếu khảo sát tại Phòng khám Tiếng vọng, Mái ấm Mai Tâm. Trong đó có 120 người đang sinh sống tại cộng đồng, 80 người đang đến tạm trú hoặc tìm kiếm sự tư vấn , giúp đỡ tại phòng tư vấn dành cho phụ nữ bị nhiễm HIV, số phiếu khảo sát thu lại được 240 phiếu, phiếu được làm sạch còn 194 phiếu, tương ứng với 194 khách thể. Khách thể nghiên cứu được phân bố theo các nhóm như sau: 1028
  2. Bảng 1. Phân bố mẫu khách thể Đặc điểm khách thể Số lƣợng Tỷ lệ % Từ 17 đến 25 tuổi 51 26.3 Từ 26 đến 35 tuổi 69 35.6 Độ tuổi Từ 36 đến 45 tuổi 49 25.3 Từ 46 đến 55 tuổi 20 10.3 Trên 55 tuổi 5 2.6 Tự do 53 27.3 Công viên chức 53 5.2 Làm may 53 24.7 Nghề nghiệp hiện tại Buôn bán 37 19.1 Khác 46 23.7 Bậc Tiểu học (cấp I) 24 15.4 Bậc Trung học cơ sở (cấp II) 50 25.8 Trình độ văn hóa Bậc Trung học phổ thông (cấp III) 58 29.9 Bậc Cao đẳng, Đại học 42 21.6 Khác 20 10.3 Độc thân 50 25.8 Đã kết hôn 85 43.8 Tình trạng hôn nhân: Đã ly hôn 51 26.3 Khác 8 4.1 Chưa có con 67 34.5 Có 1 con 62 32 Số con hiện tại Có 2 con 50 25.8 Có nhiều hơn 2 con 15 7.7 Dưới 3 tháng 22 11.3 Từ 3 đến 6 tháng 33 17 Thời gian nhiễm HIV: Từ 7 đến 12 tháng 54 27.8 Từ 1 đến 5 năm 31 16 Từ 6 đến 10 năm 22 11.3 Trên 10 năm 32 16.5 Dưới 5 triệu 73 37.6 Từ 5 đến 10 triệu 93 47.9 Trung bình thu nhập tháng Từ 11 đến 15 triệu 19 9.8 Trên 15 triệu 9 4.7 Nghèo 9 4.6 Trung bình 46 23.7 Kinh tế gia đình Khá 105 54.1 Giàu 34 17.5 Tổng 194 100% 1030
  3. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng để tìm hiểu mức độ tổn thương tâm lý ở phụ nữ nhiễm HIV. Các số liệu thu được từ khảo sát thực tiễn được xử lý theo phần mềm SPSS trong môi trường Window, phiên bản 22.0. Biểu hiện tổn thương tâm lý ở phụ nữ bị nhiễm HIV tại Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá dựa trên cảm nhận cá nhân của phụ nữ về những biểu hiện mà mình đã trải qua liên quan đến thể chất và tâm lý. Có 5 mức độ tác động của các biểu hiện đến phụ nữ nhiễm HIV, khiến phụ nữ nhiễm HIV cảm thấy tổn thương tâm lý bao gồm: Không bao giờ = 1 điểm, hiếm khi = 2 điểm, thỉnh thoảng = 3 điểm, thường xuyên = 4 điểm, rất thường xuyên= 5 điểm. Dữ liệu thu được từ khảo sát thực tiễn đã được phân tích để xác định độ tin cậy của thang đo mức độ stress ở công nhân. Thang đo gồm 40 item, với độ tin cậy Cronbach's Alpha = 0.90, hệ số tải các item của thang đo ≥ 0,5. Thang đo mức độ tổn thương tâm lý ở phụ nữ bị nhiễm HIV được chia theo 5 mức độ dựa theo điểm trung bình (ĐTB) bao gồm: Không cảm thấy tổn thương tâm lý (1 ≤ ĐTB < 1,79); tổn thương tâm lý nhẹ (1,80 ≤ ĐTB < 2,59); tổn thương tâm lý vừa phải (2,60 ≤ ĐTB < 3,39); tổn thương tâm lý nhiều (3,40 ≤ ĐTB < 4,19); tổn thương tâm lý rất nhiều (4,20 ≤ ĐTB < 5). 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Mức độ tổn thƣơng tâm lý ở phụ nữ nhiễm HIV “Tổn thương tâm lý được hiểu là hậu quả của cá nhân trải nghiệm (những) sự kiện căng thẳng bất thường đe dọa sự toàn vẹn, yên ổn về thể chất hoặc tinh thần, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động, cuộc sống của họ ” [5]. Kết quả phân tích dữ liệu điều tra (bảng 2) cho thấy: hầu hết phụ nữ nhiêm HIV đều gặp phải tổn thương tâm lý, trong tổng số 194 phụ nữ bị nhiễm HIV, đa số phụ nữ nhiễm HIV đều bị tổn thương tâm lý, với tỉ lệ lên đến 96.4%, biểu hiện tổn thương tâm lý ở các mức độ khác nhau, trong đó chỉ có một số chỉ bị tổn thương tâm lý ở mức độ nhẹ chiếm 13.9%, còn lại có tới 81% ở mức tổn thương tâm lý vừa phải và tổn thương tâm lý nhiều. Cụ thể, 61.9% phụ nữ tổn thương tâm lý ở mức độ vừa phải, và 19.1% phụ nữ tổn thương tâm lý ở mức độ nhiều. Chỉ có 3.6% mẫu khách thể nghiên cứu không bị tổn thương tâm lý. Và có tới 1.5% phụ nữ nhiễm HIV tổn thương tâm lý rất nhiều trong mẫu khách thể. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Georgina Spies, Elisabete Castelon Konkiewitz, Soraya Seedat (2018, đã chỉ ra rằng trầm cảm và tổn thương tâm lý xảy ra phổ biến ở phụ nữ nhiễm HIV so với những phụ nữ không nhiễm HIV [2]. Đáng chú ý nghiên cứu của E. L. Machtinger , T. C. Wilson , J. E. Haberer , D. S. Weiss về Chấn thương tâm lý và PTSD ở phụ nữ nhiễm HIV, nghiên cứu đã xem xét 9.552 bài báo, trong đó 29 đáp ứng tiêu chí thu nhận, dẫn đến một mẫu của 5.930 cá nhân chỉ ra rằng tổn thương tâm lý ở phụ nữ nhiễm HIV có mức độ tổn thương tâm lý cao so với phụ nữ không nhiễm HIV [1]. Bảng 2. Mức độ tổn thương tâm lý của phụ nữ nhiễm HIV Biến số Số lƣợng Tỷ lệ % Không cảm thấy tổn thương tâm lý 7 3.6 Mức độ tổn Tổn thương tâm lý nhẹ 27 13.9 thương tâm lý Tổn thương tâm lý vừa phải 120 61.9 Tổn thương tâm lý nhiều 37 19.1 Tổn thương tâm lý rất nhiều 3 1.5 Tổng 194 100 1031
  4. 3.2. Biểu hiện tổn thƣơng tâm lý ở phụ nữ nhiễm HIV. Bảng 3. Biểu hiện tổn thương tâm lý ở phụ nữ nhiễm HIV Nhóm biểu hiện Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Biểu hiện về thể chất 3.12 0.55 Những biểu hiện về tâm lý 2.96 0.66 Tổng 3.00 0.54 Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra, tổn thương tâm lý là một hiện tượng tinh thần phức tạp với nhiều mức độ khác nhau, có những triệu chứng tương tự nhau và chồng chéo lên nhau, vì vậy rất khó để chẩn đoán tùy thuộc vào cá nhân khác nhau thì mức độ tổn thương khác nhau. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng: Mức độ tổn thương tâm lý cao hay thấp có thể là do tính chất của tác nhân gây tổn thương tâm lý, không phải là do cường độ của các tác nhân gây tổn thương tâm lý, nếu biết được các tác nhân, nguồn gây tổn thương tâm lý chúng ta có thể tác động giúp phòng ngừa và giảm tổn thương tâm lý ở phụ nữ nhiễm HIV. Vậy khi bị tổn thương tâm lý, phụ nữ nhiễm HIVcó những biểu hiện tổn thương tâm lý với mức độ như thế nào? Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy (bảng 3), phụ nữ nhiễm HIV có những biểu hiện về thể chất với mức độ cao hơn so với những biểu hiện về tâm lý. Tuy nhiện, những biểu hiện tổn thương tâm lý cả về mặt thể chất và mặt tâm lý đều đang diễn ra ở mức độ thỉnh thoảng , vừa phải. 3.2.1. Biểu hiện tổn thương tâm lý ở phụ nữ nhiễm HIV biểu hiện về mặt thể chất và tâm lý Theo Tiến sĩ Lê Thị Tường Vân cho rằng: Tổn thương tâm lý là một hiện tượng phức tạp, rất khó chẩn đoán. Các biểu hiện tổn thương tâm lý thường có nhiều dạng khác nhau và thông thường một nạn nhân cũng không phát triển đầy đủ các triệu chứng và các loại rối loạn [5]. Đối với những phụ nữ khi biết mình nhiễm HIV, ở mỗi phụ nữ đều có thể xảy ra những biểu hiện về tổn thương tâm lý khác nhau. Một số phụ nữ khi nhiễm HIV họ phải đối mặt với những biểu hiện về thể chất của căn bệnh như mệt mỏi, uể oải, phát ban đỏ ở da. Hoặc nghiêm trọng hơn là những biểu hiện tổn về mặt tâm lý: họ ủ rũ, buồn chán, dễ xúc động, không muốn tiếp xúc với người khác, cảm thấy vô vọng và mất phương hướng. Những biểu hiện này sẽ tăng lên theo thời gian, lặp đi lặp lại nhiều lần đối với phụ nữ nhiễm HIV. Nếu như họ không có cách ứng phó phù hợp, điều này sẽ gây tổn thương về mặt thể chất và tinh thần ngày càng nặng nề, đối với phụ nữ nhiễm HIV. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã phản ánh về sự đa dạng của các biểu hiện tổn thương tâm lý đối với phụ nữ nhiễm HIV đồng thời xảy ra với tần xuất và mức độ khác nhau giữa các biểu hiện trong bảng số liệu dưới đây: Bảng 4. Những biểu hiện tổn thương tâm lý về mặt thể chất ở phụ nữ nhiễm HIV Tỷ lệ phần trăm Những biểu hiện tổn Rất thương tâm lý Không Hiếm Thỉnh Thường ĐTB ĐLC thường bao giờ khi thoảng xuyên xuyên Giảm cân quá mức 3.01 1.02 8.8 15.5 50.5 16 9.3 Đau ngực, tim đập nhanh 3.10 0.85 4.6 14.9 49 28.4 3.1 Sốt, chảy mồ hôi vào ban 3.14 1.00 8.8 9.8 47.4 25.8 8.2 đêm Mệt mỏi, uể oải 3.52 0.88 3.1 6.7 35.1 44.8 10.3 Đau đớn, vì các triệu chứng 3.20 0.97 7.7 7.7 48.5 28.4 7.7 của bệnh Khó thở 3.08 0.92 6.7 12.9 52.1 22.2 6.2 Đau khớp và đau cơ 3.17 0.92 5.7 13.4 43.3 33 4.6 Gặp rắc rối về đường ruột ( 3.01 0.96 11.3 9.3 48.5 28.4 2.6 tiêu chảy, buồn nôn...) Phát ban đỏ ở da 2.87 1.06 15.5 11.9 48.5 18.6 5.7 1032
  5. Điểm trung bình thang đo 3.12 0.55 Trong các biểu hiện của tổn thương tâm lý về mặt thể chất được liệt kê ở đây, chúng tôi cho rằng đó là những biểu hiện phổ biến của những phụ nữ nhiễm HIV thường gặp phải. Ngoài ra còn rất nhiều hình thức khác với những biểu hiện và mức độ khác nhau. Song trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi không thể trình bày hết tất cả những biểu hiện và mức độ phụ nữ nhiễm HIV gặp phải, mà chỉ tập chung đánh giá ở một vài khía cạnh trong số các biểu hiện đa dạng của nó. Bảng số liệu với các biểu hiện khi phụ nữ nhiễm HIV gặp phải cho thấy: Trong tất cả các biểu hiện được liệt kê thì hầu hết tất cả phụ nữ nhiễm HIV đều gặp phải. Điều này phản ánh những biểu hiện mà phụ nữ nhiễm HIV gặp phải là thỉnh thoảng và thường xuyên. Trong đó biểu hiện “Mệt mỏi, uể oải” là biểu hiện về mặt thể chất diễn ra phổ biến nhất và ở mức độ thường xuyên hơn cả trong các biểu hiện được đề cập đến ( 96.9% tỷ lệ phụ nữ nhiễm HIV có những biểu hiện hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên và rất thường xuyên), sau đó là biểu hiện “ Đau ngực và tim đập nhanh” (95.4% ở mức độ hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên và rất thường xuyên gặp phải. Chị N.T.N. sinh năm 1997, đang sống tại Mái ấm Mai Tâm, tại Thành phố Hồ Chí Minh, nói rằng “ Thời gian đầu, khi biết mình bị nhiễm HIV, tôi thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và uể oải, và giảm cân quá mức. Thậm chí không muốn bước chân ra ngoài, tinh thần và thể chất tôi suy sụp hoàn toàn, tôi cảm thấy những biểu hiện trên đã làm cho tôi cảm thấy sợ hãi và tâm lý của tôi đã bị ảnh hưởng trong một thời gian dài. Nên tôi nghĩ những biểu hiện này, nó có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với tôi, và cả những phụ nữ nhiễm HIV”. Đáng chú ý là biểu hiện “ Đau đớn, vì các triệu chứng của bệnh” và “ Đau khớp và đau cơ” là những biểu hiện chiếm tỷ lệ cao mà phụ nữ nhiễm HIV gặp phải. Những biểu hiện “ Đau ngực, tim đạp nhanh”, “ Phát ban đỏ ở da”, “ Giảm cân quá mức” và “ Gặp rắc rối về đường ruột” là những biểu hiện mà số ít phụ nữ nhiễm HIV gặp phải. Những biểu hiện này chiếm tỷ lệ rất nhó trong các biểu hiện tổn thương tâm lý về mặt thế chất của phụ nữ nhiễm HIV. Bảng 5. Những biểu hiện tổn thương tâm lý về mặt tâm lý ở phụ nữ nhiễm HIV Tỷ lệ phần trăm Những biểu hiện tổn ĐTB ĐLC Không Hiếm Thỉnh Thƣờng Rất thƣơng tâm lý bao giờ khi thoảng xuyên thƣờng xuyên Tự đổi lỗ bản thân, cảm thấy 2.87 1.23 20.1 12.9 36.6 20.6 9.8 có lỗi Ủ rũ, buồn rầu, chán nản, dễ 3.44 0.97 3.1 8.8 44.8 26.8 16.5 xúc động Cảm thấy mất lòng tin, hay 3.28 1.12 8.2 11.9 38.7 25.3 16 nghi ngờ Không muốn đối mặt với căn 3.00 1.14 14.9 10.3 43.3 22.2 9.3 bệnh Cảm thấy bức bối , khó kiểm 3.10 1.06 8.8 12.4 51 14.9 12.9 chế bản thân Cảm thấy vô vọng mất 3.16 1.08 7.7 15.5 42.3 21.6 12.9 phương hướng Cảm thấy cô độc, bị cô lập và 3.19 1.02 8.2 7.7 52.6 19.1 12.4 dễ bị tổn thương Thể hiện sự cáu kỉnh, khó 2.86 1.15 17.5 13.9 40.7 20.6 7.2 chịu với người xung quanh Có nhiều suy nghĩ lo âu, tiêu 3.37 1.02 4.5 10.8 42.8 25.8 16 cực Không muốn điều trị 2.62 1.27 27.8 14.4 33.5 15.5 8.8 Tự cô lập bản thân, không 3.07 1.07 11.3 11.3 44.3 24.2 8.8 1033
  6. Tỷ lệ phần trăm Những biểu hiện tổn ĐTB ĐLC Không Hiếm Thỉnh Thƣờng Rất thƣơng tâm lý bao giờ khi thoảng xuyên thƣờng xuyên muốn tiếp xúc với người khác Có ý định lây bệnh người 2.28 1.35 44.8 9.8 26.3 10.3 8.8 khác Thiếu niềm tin vào cuộc sống 2.98 1.10 14.9 10.3 41.8 26.8 6.2 Muốn tự sát 2.47 1.35 34.5 18 21.6 16.5 9.3 Bồn chồn, lo lắng 3.24 0.98 4.1 13.4 50 19.1 13.4 Hận người lây nhiễm cho 2.78 1.32 25.8 11.9 32 19.1 11.3 mình Không làm chủ được bản 2.99 1.03 11.3 11.9 50.5 18.6 7.7 thân Nghĩ nhiều đến hậu quả xấu, 3.18 1.04 7.2 14.4 41.2 26.8 10.3 với căn bệnh của mình Không muốn ra ngoài, không 2.76 1.15 21.1 11.3 44.3 16.5 6.7 muốn làm việc Thiếu tự tin, bi quan trong 3.09 1.03 8.8 13.4 45.9 23.2 8.8 mọi việc Không muốn tiếp xúc với 3.06 1.08 11.9 9.3 51 16.5 11.3 người khác Tôi muốn người khác mắc 2.36 1.49 46.4 10.8 15.5 14.4 12.9 bệnh giống tôi Điểm trung bình của thang 2.96 0.66 đo Một trong những yếu tố có vai trò quan trọng đối với việc khắc phục những tổn thương tâm lý cho chính mình và ứng phó với những tổn thương tâm lý, đối với người phụ nữ khi nhiễm HIV, họ phải nhận biết được các biểu hiện về mặt thể chất và mặt tâm lý, mà mình đang gặp phải và tìm ra cách ứng phó hiệu quả nhất. Các biểu hiện về mặt thể chất hầu như những phụ nữ nhiễm HIV rất dễ nhất biết. Tuy nhiên những biểu hiện về mặt tâm lý, thì họ khó nhận biết hơn. Các kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết những phụ nữ nhiễm HIV, trong mẫu khảo sát đều gặp phải tình trạng biểu hiện tổn thương tâm lý qua mặt tâm lý ở mức độ vừa phải và thỉnh thoảng (ĐTB thang đo = 2.96 và ĐLC = 0.66). Chẳng hạn, hầu hết (96.9%), phụ nữ nhiễm HIV đều gặp phải tình trạng “Ủ rũ, buồn rầu, chán nản, dễ xúc động”, khi biết mình nhiễm HIV, “ bồn chồn, lo lắng” và “ Có nhiều suy nghĩ lo âu, tiêu cực”, chiếm tỷ lệ tương đương nhau là 94% họ đã từng gặp phải những biểu hiện này như hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên và rất thường xuyên.. Tuy nhiên, những phụ nữ nhiễm HIV có những biểu hiện tiêu cực về mặt tâm lý cũng chiếm tỷ lệ cao, rất nhiều phụ nữ nhiễm HIV, trong kết quả khảo sát cho thấy: có đến (65.5%) “muốn tự sát”; (55,2% ) phụ nữ khi nhiễm HIV “ Có ý định lây bệnh cho người khác”; (53,6% ) “ Muốn người khác mắc bệnh giống mình”. Chị N.T.T hiện đang là người giúp việc nhà, 45 tuổi, sống tại quận 9. Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Khi biết mình bị nhiễm HIV, chị rất hận chồng chị. Chị không muốn đối diện với chồng chị, chị chỉ muốn tự sát, chị khóc rất nhiều, và hận chồng mình hơn, khi biết chồng đi qua hệ tình dục với người khác nên mới lây cho chị. Chị mất dần sự tự tin và không muốn ra ngoài trong một thời gian dài. Hiện tại chị cũng không dám nói cho chủ nhà biết mình bị nhiễm HIV, vì sợ bị đuổi việc và bị xa lánh”. 1034
  7. 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi gặp tổn thương tâm lý, phụ nữ nhiễm HIV có những biểu hiện tổn thương tâm lý về mặt thể chất và tâm lý, trong đó những biểu hiện tổn thương tâm lý có mức độ biểu hiện cao như: Cảm thấy mệt mỏi, uể oải, ủ rủ, buồn rầu, chán nản dễ xúc động. Như vậy có thể thấy những biểu hiện tổn thương tâm lý ở phụ nữ nhiễm HIV đang diễn ra ở mức độ biểu hiện cao. Tuy nhiên, nếu phụ nữ nhiễm HIV không ý thức và có biện pháp kiểm soát các biểu hiện tổn thương tâm lý thì những biểu hiện tổn thương tâm lý có thể phát triển khiến phụ nữ nhiễm HIV có bị tổn thương tâm lý bệnh lý, ảnh hưởng tới sức khỏe và đến hoạt động lao động, cuộc sống. Các nhà nghiên cứu về tổn thương tâm lý ở phụ nữ cho rằng: Khi bị tổn thương tâm lý phụ nữ có thể có những biểu hiện khác nhau và gây ra những hậu quả khác nhau cho cho cá nhân và tổ chức. Vì vậy, cần có những nghiên cứu phát triển chỉ ra các tác nhân gây tổn thương tâm lý, biểu hiện tổn thương tâm lý, hậu quả tổn thương tâm lý, cách ứng phó với tổn thương tâm lý ở phụ nữ nhiễm HIV.. Từ đó đề xuất các biện pháp giúp cho phụ nữ nhiễm HIV, giảm tổn thương tâm ly nhằm nâng cao sức khỏe, và tâm lý. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] E. L. Machtinger , T. C.Wilson , J. E.Haberer , D.S.Weiss (2012) Psychological Trauma and PTSD in HIV-Positive Women: A Meta-Analysis, SUBSTANTIVE REVIEW Springer Science+Business Media, LLC 2012; DOI 10.1007/s10461-011-0127-4 [2] Georgina Spies, Elisabete Castelon Konkiewitz, Soraya Seedat (2018), Incidence and Persistence of Depression Among Women Living with and Without HIV in South Africa: A Longitudinal Study, Journal AIDS and Behavior, 2018, Volume 22, Issue 10, view options 3155-3165 ISSN 1090- 7165 E-ISSN 1573-3254, DOI 10.1007/s10461-018-2072-y. [3] Http://www.helpguide.org/artic1es/ptsd-trauma/emotional-and-psychological trauma.htm. [4] Judith Armstrong và Nancy Kaser-Boyd (editor of Chapter 37). Mark J. Hilsenroth; Daniel L. Segal (Volume Editors); Michel Hersen (Editor-in-chief). Chapter 37: Projective Assessement of Psychological Trauma. Comprehensive handbook of psychological assessment. Volume 2: Personality Assessment. Jonh Wiley & Sons, Inc [5] Lê Thị Tường Vân (2016), Những tổn thương tâm lí của phụ nữ bị bạo lực gia đình, luận án Tiến sĩ Tâm lí học, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam [6] Nguyễn Hữu Thụ (chủ biên) (2012), Tổn thương tâm lý ở nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội [7] Nguyễn Thị Hằng Phương Thực trạng tổn thương tâm lý ở phụ nữ vô sinh hiếm muộn, trung tâm nghiên cứu về phụ nữ, nghiên cứu gia đình và giới số 1 – 2011, Đại học Quốc gia Hà Nội. [8] Văn Thị Kim Cúc (2003), Tổn thương tâm lí của thiếu niên do cha mẹ li hôn, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. [9] Vũ Dũng (chủ biên) (2008), từ điển Tâm lí học, NXB Từ Điển Bách Khoa 1035
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2