Biểu hiện trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 3
download
Bài viết "Biểu hiện trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh" trình bày kết quả nghiên cứu của tác giả về biểu hiện trí tuệ cảm xúc ở sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Sinh viên có biểu hiện trí tuệ cảm xúc ở các khả năng đánh giá cảm xúc của chính mình (SEA), đánh giá cảm xúc của người khác (OEA), sử dụng cảm xúc (UOE) và điều tiết cảm xúc (ROE). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Biểu hiện trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
- BIỂU HIỆN TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Trịnh Dương Quỳnh* Khoa Khoa học xã hội và Quan hệ công chúng, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Vân TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu của tác giả về biểu hiện trí tuệ cảm xúc ở sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Sinh viên có biểu hiện trí tuệ cảm xúc ở các khả năng đánh giá cảm xúc của chính mình (SEA), đánh giá cảm xúc của người khác (OEA), sử dụng cảm xúc (UOE) và điều tiết cảm xúc (ROE). Trong đó, khả năng đánh giá cảm xúc của chính mình có điểm trung bình cao nhất và khả năng điều tiết cảm xúc có điểm trung bình thấp nhất. Tìm thấy mối quan hệ khá chặt chẽ giữa sự hài lòng cuộc sống với các biểu hiện trí tuệ cảm xúc. Sinh viên có biểu hiện trí tuệ cảm xúc càng cao thì sự hài lòng cuộc sống càng cao và ngược lại. Trong các khả năng về trí tuệ cảm xúc với các biểu hiện khác nhau, đa phần sinh viên xác định mức độ trung lập và nghiêng về đồng ý, còn lại là tiệm cận với không đồng ý. Từ khóa: HUTECH, sinh viên HUTECH, trí tuệ cảm xúc 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trí tuệ cảm xúc (EQ) là khả năng hiểu rõ cảm xúc của bản thân, thấu hiểu cảm xúc của người khác, phân biệt được chúng và sử dụng những thông tin ấy để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của mình” (Salovey, 1990). Năm 1999, Goleman khẳng định trí tuệ cảm xúc tạo ra hạnh phúc và sự thịnh vượng của các cá nhân. Theo các báo cáo trước đó, các thành phần trí tuệ cảm xúc được coi là dự đoán chính cho các chỉ số sức khỏe tâm lý (chẳng hạn như sự hài lòng trong cuộc sống) và hoạt động giữa các cá nhân (Fernandez, 2005). Ngày nay, vấn đề về trí tuệ cảm xúc và tầm quan trọng của nó trong cuộc sống của mỗi cá nhân cùng với trí tuệ nhận thức đã được nhấn mạnh trong nhiều nghiên cứu khác nhau. Tất cả chúng ta đều biết, có nhiều những cá nhân thành công trong học vấn nhưng lại thất bại trong cuộc sống. Mặc dù các học giả đã coi trí thông minh nhận thức là quan trọng và sống còn đối với nguồn nhân lực, nhưng họ tin rằng điều đó không phải lúc nào cũng đủ. Do đó, càng chú ý đến trí tuệ cảm xúc. Họ cũng tuyên bố rằng 80% thành công của các cá nhân trong công việc phụ thuộc vào trí tuệ cảm xúc của họ và chỉ 20% liên quan đến chỉ số thông minh (IQ) (Khal’atbari, 2010). Có thể khẳng định rằng vấn đề trí tuệ cảm xúc đã bắt đầu từ 2000 năm trước khi Plato viết: Tất cả việc học đều có cơ sở cảm xúc (Gu, 2007). Theo Singer (1998), trí tuệ cảm xúc là việc sử dụng cảm xúc một cách thông minh theo cách mà một người sử dụng cảm xúc của mình một cách khéo léo và hướng hành vi, suy nghĩ theo hướng đạt được mục tiêu. Sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là những người trẻ mang trách nhiệm lớn lao trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Để trở thành một công dân toàn cầu, sinh viên cần nỗ lực học tập trau dồi kiến thức, đầu tư cho chỉ số thông minh của bản thân nhưng cũng cần tìm hiểu để cải thiện và nâng cao chỉ số trí tuệ cảm xúc. Theo đó, nghiên cứu này đánh giá mức độ trí tuệ cảm xúc ở sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh để có những định hướng phát triển cũng như hỗ trợ kịp thời là rất có ý nghĩa. 1816
- 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 169 sinh viên ở trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh CM. Phiếu khảo sát chính thức của đề tài sử dụng thang đo trí tuệ cảm xúc của Wong and Law nhằm tìm hiểu mức độ trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học Công nghệ TP.HCM. Các nghiên cứu trước đây đã xác nhận rằng WLEIS có cấu trúc bốn yếu tố mạnh mẽ (Wong C. , 2015). Cũng có bằng chứng cho thấy WLEIS có giá trị hội tụ đối với các biện pháp EI liên quan (Law, 2004), giá trị dự đoán kiểm soát sự hài lòng trong cuộc sống, hạnh phúc hoặc sức khỏe tâm lý (Urquijo, 2016) ; (Wong C. &., 2002) và tính hợp lệ của tiêu chí đối với hạnh phúc cá nhân (Urquijo và cộng sự, 2016; (Wong C. &., 2002) và điểm số có liên quan tiêu cực vừa phải với các biến số tâm lý như trầm cảm, cô đơn và căng thẳng (Rey, 2016); (Shi, 2007)và các kết quả khác nhau của tổ chức như sự hài lòng trong công việc và hiệu quả công việc (Sy, 2006). Thang đo này bao gồm 16 câu ngắn đo lường bốn khía cạnh của EI: đánh giá cảm xúc của chính mình (SEA), đánh giá cảm xúc của người khác (OEA), sử dụng cảm xúc (UOE) và điều tiết cảm xúc (ROE). Phản hồi được đưa ra bằng cách sử dụng Likert bảy điểm thang điểm từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (hoàn toàn đồng ý). Mỗi khách thể tham gia trả lời bảng hỏi một cách độc lập, theo những suy nghĩ của riêng từng người. Dữ liệu dùng để phân tích báo cáo trong công trình nghiên cứu là 169 phiếu khảo sát điều tra về EQ ở sinh viên. Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 26.0 để xử lý 169 phiếu thu được. Các phép phân tích được sử dụng trong xử lý kết quả nghiên cứu là thống kê mô tả và thống kê suy luận. 3. KẾT QUẢ THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Biểu hiện trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá dựa trên 4 khả năng bao gồm đánh giá cảm xúc của chính mình (SEA), đánh giá cảm xúc của người khác (OEA), sử dụng cảm xúc (UOE) và điều tiết cảm xúc (ROE). 3.1. Đặc điểm chung các khả năng về trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Bảng 1. Các khả năng trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh STT Khả năng N Điểm trung bình Độ lệch chuẩn 1 Đánh giá cảm xúc của chính mình 169 3,73 0,88 2 Đánh giá cảm xúc của người khác 169 3,72 0,79 3 Sử dụng cảm xúc 169 3,70 0,75 4 Điều tiết cảm xúc 169 3,53 0,98 Bảng 1 cho thấy sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh có khả năng đánh giá cảm xúc của chính mình ở mức cao nhất với ĐTB=3,73. Bên cạnh việc có khả năng đánh giá cảm xúc của người khác ở mức cao, sinh viên HUTECH còn có khả năng đánh giá được cảm xúc của người khác cũng như biết cách sử dụng cảm xúc với ĐTB lần lượt là 3,72 và 3,70. Tuy nhiên, khả năng điều tiết cảm xúc của sinh viên HUTECH ở mức thấp nhất trong bốn khả năng với ĐTB = 3,53. Có lẽ bên cạnh sự nhiệt huyết và năng động của tuổi trẻ, sinh viên HUTECH còn khá hiếu thắng, chưa có đủ kinh nghiệm cũng 1817
- như kỹ năng để điều tiết tốt cảm xúc của chính mình. Như vậy, các biểu hiện trí tuệ cảm xúc của sinh viên ở các khả năng khác nhau có thứ hạng khác nhau nhưng đều ở mức độ thường xuyên. Các khả năng trí tuệ cảm xúc ở sinh viên HUTECH nhìn chung có ĐTB xấp xỉ nhau. Từng biểu hiện cụ thể trí tuệ cảm xúc của sinh viên HUTECH sẽ được phân tích ở các phần tiếp theo. Xem xét mối tương quan về điểm trung bình giữa bốn khả năng trong thang đo trí tuệ cảm xúc của Wong and Law, thu được các hệ số tương quan Pearson và mức ý nghĩa được thể hiện trong bảng 2. Bảng 2. Tương quan giữa các khả năng trong trí tuệ cảm xúc Các khả năng Đánh giá cảm xúc Đánh giá cảm xúc Sử dụng cảm Điều tiết của chính mình của người khác xúc cảm xúc Đánh giá cảm xúc 1 của chính mình Đánh giá cảm xúc 0,49** 1 của người khác Sử dụng cảm xúc 0,50** 0,38** 1 Điều tiết cảm xúc 0,61** 0,36** 0,42** 1 Trí tuệ cảm xúc 0,85** 0,71** 0,72** 0,80** Ghi chú: **p
- 3 Sử dụng cảm xúc 3,70 0,86 3,70 0,69 0,97 4 Điều tiết cảm xúc 3,67 1,02 3,45 0,96 0,17 Từ bảng 3 có thể thấy không có sự khác biệt quá lớn đối với điểm trung bình giữa nam và nữ về năng lực trí tuệ cảm xúc. Mức độ biến thiên giữa các biến trong biểu hiện trí tuệ cảm xúc theo giới cũng khá thấp. Tuy không có sự khác biệt quá lớn nhưng khả năng đánh giá cảm xúc của chính mình và điều tiết cảm xúc ở nam cao hơn với ĐTB lần lượt là 3,90 và 3,67. Ở nữ thì khả năng đánh giá cảm xúc của người khác cao hơn với ĐTB=3,77. Khả năng sử dụng cảm xúc ở nam và nữ là như nhau với ĐTB=3,70. 3.3. Tương quan giữa trí tuệ cảm xúc với sự hài lòng cuộc sống của sinh viên trường Đại học Công nghệ Tp.HCM Sự hài lòng cuộc sống là một trong với điều ảnh hưởng đến cảm xúc của sinh viên. Với các items: “Cuộc sống lý tưởng ở hầu hết các khía cạnh”; “Điều kiện sống tốt”; “Thỏa mãn với cuộc sống”; “Đạt được những điều quan trọng mong muốn trong cuộc sống”; “Không thay đổi điều gì nếu được sống lại một lần nữa”. Đánh giá mức độ hài lòng cuộc sống theo cảm nhận của sinh viên. Bảng 4. Điểm trung bình sự hài lòng cuộc sống của sinh viên trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh STT Biểu hiện Điểm trung Độ lệch chuẩn bình 1 Cuộc sống lý tưởng ở hầu hết các khía cạnh 4,51 1,41 2 Điều kiện sống tốt 4,90 1,55 3 Thỏa mãn với cuộc sống 4,78 1,69 4 Đạt được những điều quan trọng mong muốn 4,09 1,56 trong cuộc sống 5 Không thay đổi điều gì nếu được sống lại một lần 4,10 2,14 nữa Bảng 4 cho thấy không có sự khác biệt quá lớn về các biểu hiện hài lòng cuộc sống ở sinh viên. Trong đó, sinh viên cảm thấy điều kiện sống tốt và thỏa mãn với cuộc sống ở mức cao nhất với điểm trung bình lần lượt là 4,90 và 4,78. Hài lòng được thể hiện qua việc đạt được những điều quan trọng mong muốn trong cuộc sống và không thay đổi điều gì nếu được sống lại một lần nữa ở mức thấp nhất với điểm trung bình lần lượt là 4,09 và 4,10. Để tìm hiểu mối tương quan giữa trí tuệ cảm xúc và sự hài lòng cuộc sống ở sinh viên, tác giả sử dụng hệ số tương quan Pearson và mức ý nghĩa giữa các thang tỉ lệ, kết quả thể hiện trong bảng 5. 1819
- Bảng 5. Tương quan giữa trí tuệ cảm xúc và sự hài lòng cuộc sống ở sinh viên trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh Cuộc sống Điều kiện Thỏa Đạt được Không thay Trí tuệ cảm lý tưởng ở sống tốt mãn với những đổi điều gì xúc hầu hết các cuộc điều quan nếu được khía cạnh sống trọng sống lại một mong lần nữa muốn trong cuộc sống Cuộc sống 1 lý tưởng ở hầu hết các khía cạnh Điều kiện 0,62** 1 sống tốt Thỏa mãn 0,64** 0,58** 1 với cuộc sống Đạt được 0,59** 0,54** 0,62** 1 những điều quan trọng mong muốn trong cuộc sống Không 0,41** 0,40** 0,41** 0,51** 1 thay đổi điều gì nếu được sống lại một lần nữa Trí tuệ 0,44** 0,34** 0,37** 0,40** 0,27** 1 cảm xúc Ghi chú: **p
- Số liệu bảng trên cho thấy, trí tuệ cảm xúc có mối tương quan thuận và khá chặt chẽ với sự hài lòng cuộc sống ở sinh viên (r=0,44; r=0,34; r=0,37; r=0,40; r=0,27; với p < 0.01). Điều này chứng tỏ sinh viên có trí tuệ cảm xúc càng cao thì sự hài lòng cuộc sống càng cao và ngược lại. Điều này có thể nói rằng, khi sinh viên rèn luyện một trí tuệ cảm xúc tốt thì khả năng rất cao sẽ hài lòng với cuộc sống. 4. KẾT LUẬN Sinh viên HUTECH có các khả năng trí tuệ cảm xúc về đánh giá cảm xúc của chính mình (SEA), đánh giá cảm xúc của người khác (OEA), sử dụng cảm xúc (UOE) và điều tiết cảm xúc (ROE) ở các mức độ khác nhau. Trong đó, khả năng đánh giá cảm xúc của chính mình có điểm trung bình cao nhất và khả năng điều tiết cảm xúc có điểm trung bình thấp nhất. Không có sự khác biệt quá lớn về biểu hiện trí tuệ cảm xúc giữa nam và nữ. Có sự tương quan thuận và chặt chẽ giữa các tiểu thang đo và trí tuệ cảm xúc chung. Tìm thấy mối quan hệ khá chặt chẽ giữa sự hài lòng cuộc sống với các biểu hiện trí tuệ cảm xúc. Sinh viên có biểu hiện trí tuệ cảm xúc càng cao thì sự hài lòng cuộc sống càng cao và ngược lại. Qua đó, các nhà giáo dục cần dựa vào những biểu hiện khả năng về trí tuệ cảm xúc nêu trên để nhận biết, quan tâm, giúp đỡ đúng thời điểm nhằm cải thiện và nâng cao trí tuệ cảm xúc cho sinh viên, góp phần nâng cao sức khỏe tinh thần, thái độ sống tích cực, sự hài lòng cuộc sống. Từ đó giúp sinh viên có một sức khỏe tinh thần thật tốt để học tập, cống hiến cho đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Gu, Q. &. (2007). Teacher’s resilience: A neces-sary condition for effectiveness. Teaching and Teacher Education, 1302-1316. 2. Khal’atbari, J. &. (2010). The relationship between resiliency and satisfaction with life. The Journal of Educational Psychology, 1(2). 3. Law, K. W. (2004). The construct and criterion validity of emotional intelligence and its potential utility for management studies. Journal of Applied Psychology, 89, 483-496. 4. P, E. N. (2005). Perceived emotional Intelligence and life satisfaction: Predictive and incremental validity using the trail meta– mood scale. Personality & individual Differences, 937-948. 5. Rey, L. E. (2016). Emotional competence relating Rey, L., Extremera, N., & Pena, M. (2016). Emotional competence relating to perceived stress and burnout in Spanish teachers: A mediator model. 6. Salovey, P. &. (1990). Imagination, Cognition, and Personality, 185-211. 7. Shi, J. &. (2007). Validation of emotional intelligence scale in Chinese university students. Personality and Individual Differences, 377-387. 8. Sy, T. T. (2006). Relation of employee and manager emotional intelligence to job satisfaction and performance. Journal of Vocational Behavior, 461-473. 9. Urquijo, I. E. (2016). Emotional Intelligence, Life Satisfaction, and Psychological Well-Being in Graduates: The Mediating Effect of Perceived Stress. Applied Research in Quality of Life. 10. Wong, C. &. (2002). The effects of leader and follower emotional intelligence on performance and attitude: An exploratory study. Leadership Quarterly, 13, 243-274. 11. Wong, C. (2015). Emotional intelligence at work: 18-year journey of a researcher. New York: Routledge. 1821
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trí tuệ cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 269 | 38
-
MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN TRÍ TUỆ XÚC CẢM
29 p | 137 | 29
-
Khả năng kiểm soát cảm xúc của học sinh ở một số trường trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 106 | 14
-
Đặc điểm trí tuệ cảm xúc của sinh viên sư phạm mầm non
5 p | 99 | 12
-
Nghiên cứu tác động của “Emotional intelligence” (Trí tuệ cảm xúc) đến quá trình học tập của sinh viên trường Đại học Giao Thông Vận Tải hiện nay
7 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn