intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bình vôi và câu truyện tập tục Việt

Chia sẻ: Nguyễn Hồ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

84
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi. Câu tục ngữ này gắn với hai tập tục: Phiên chợ đầu năm người ta đi chợ thể nào cũng mua một ít muối về nhà và phiên chợ cuối năm, người ta mua vôi về để cho ông bình vôi ăn no nê, đầy đặn. Sâu xa hơn ở vế thứ nhất, tập tục mong muốn vào đầu năm, mua muối là đưa về nhà sự mặn mà quanh năm trong các quan hệ ứng xử, quan hệ làm ăn. Dẫu muối còn nhiều, nhưng vẫn nhắc nhau mua một bát....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bình vôi và câu truyện tập tục Việt

  1. Bình vôi và câu truyện tập tục Việt Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi. Câu tục ngữ này gắn với hai tập tục: Phiên chợ đầu năm người ta đi chợ thể nào cũng mua một ít muối về nhà và phiên chợ cuối năm, người ta mua vôi về để cho ông bình vôi ăn no nê, đầy đặn. Sâu xa hơn ở vế thứ nhất, tập tục mong muốn vào đầu năm, mua muối là đưa về nhà sự mặn mà quanh năm trong các quan hệ ứng xử, quan hệ làm ăn. Dẫu muối còn nhiều, nhưng vẫn nhắc nhau mua một bát. Điều đặc biệt ở đây là: với những vùng có thói quen đong các thứ bằng bát sát miệng (bằng miệng) như gạo, thóc, đậu, kê, vừng thì muối bao giờ cũng đong có ngọn, chứ không gạt miệng sợ về sẽ mất lộc, mất mặn mà. Vế thứ hai, tại sao cuối năm lại mua vôi hay tôi vôi? Xưa các cụ làm nhà vật liệu phải tích cóp hàng năm trời hoặc mấy năm trời trong đó có cả vôi làm vữa xây.Và việc tôi vôi chỉ dám thực hiện vào cuối năm. Đầu năm phải kiêng vì tôi vôi rã ra hết thì không may mắn. Hơn nữa “Bạc như vôi” là câu nói cửa miệng của các cụ ngày xưa . Ở nông thôn, nhà nào cũng rắc vôi bột ở 4 góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng để xua đuổi ma quỷ. Vì thế, dân gian có câu: “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Tuy nhiên cũng có ý cho rằng, cuối năm mua vôi để tô điểm thêm cho ngôi nhà thêm mới, thêm đẹp để đón xuân. Tập tục người Việt: vào dịp đầu năm cái gì cũng phải đầy đặn, sung mãn để có lộc cả năm. Ông bình vôi là vật thiêng, nhưng khổ nỗi: vôi được quan niệm là bạc. Nên, dân
  2. gian vẫn có câu: “bạc như vôi” nên cuối năm người ta mua vôi để tránh sự bạc bẽo. Nên “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” là vậy. Ngày xưa, dân ta thường ăn trầu và có rất nhiều người nghiện trầu. Miếng trầu là đầu câu chuyện, cũng là mở đầu cho những cuộc tình duyên, kết bạn, làm quen, gắn bó… Miếng cau nhai với lá trầu cần phải có một chút vôi trắng muốt quệt vào mới đủ, mới đậm đà, ngon miệng và say. Và cũng phải có chút vôi trắng ấy mới có được cái màu đỏ làm hồng môi nhau. Cái màu đỏ này tượng trưng cho lòng chung thuỷ, lòng tin yêu nhau của đôi trai gái. Vì thế mà vôi cũng là yếu tố vô cùng quan trọng của miếng trầu. Giá trị của ”vôi” ngày được khẳng định với những ý nghĩa khác nhau cùng sự trường tồn của thời gian. Gắn với tục ăn trầu và những kiêng kị quanh vôi và bình vôi của người Việt. Xưa, có tục kiêng: người đàn ông dưới 40 tuổi không tôi vôi vì… sợ sớm bạc đầu. Ông bình vôi là công cụ để vôi ăn trầu bằng sành sứ, hiện nay chưa thấy hiện vật này ở thời kỳ Đông Sơn. Chiếc bình vôi xưa nhất chưa xác định được, nếu có chỉ ở thời kỳ Bắc thuộc. Ba tiếng “Ông – Bình – Vôi” là từ Hán Việt hóa (có gốc từ tiếng Hán đã được Việt hóa đến mức thuần Việt). Hiện nay, trong các lò gốm ở những nơi làm sành sứ mới đúc được ông bình vôi, còn những nơi làm nồi không đúc được. Và, không phải ai cũng đúc được. Người ta cũng chỉ đúc ông bình vôi vào những tháng nhuận của năm nhuận, nhưng người thợ cả phải sạch sẽ, không tang chế thì mới nặn thành công ông bình vôi. Khi mua ông bình vôi, người ta mang theo một vuông vải đỏ hoặc nâu, mua xong gói ghém cẩn thận, bỏ vào thúng mủng đội lên đầu chứ không được cắp nách hoặc bỏ tay nải để xách. Lên xuống đò phải để chỗ cao ráo. Khi đưa về nhà thường đặt chỗ kín đáo,
  3. gần đầu giường, gần cửa buồng vì trong dân gian có câu chuyện kể: Kẻ trộm vào nhà thường hay nút miệng ông bình vôi lại hoặc quay miệng vào vách thì cả nhà sẽ ngủ yên, không ai nói mơ, nếu có biết trộm thì cũng ngọng nghịu, khhông la làng được. Khi cho ông bình vôi ăn phải e dè, thận trọng. Khi dùng dao vôi để lấy vôi, nhất thiết không được ngoáy chìa vôi vào lòng ông vì nếu thế sẽ bị bệnh cồn cào ruột gan mà dùng chìa đưa thẳng rồi rút ra, Nên vì thế, miệng ông cứ mỗi ngày một đầy, thành vành khuyên, hôm trở trời tự lóc ra, người ta dùng dao khứa chân rồi đem xâu vào dây treo trước cửa mạch (cửa phụ nữ và ma quỷ hay ra vào) để trừ tà. Một khi ông bình vôi đã đặc ruột, người ta rước ông cùng xâu miệng lên chùa để dưới chân cây hương, dưới gốc mít, gốc đa. Lâu ngày lăn lóc, sương đọng vào bụng ông, gặp con sài đẹn, hay bị sơn ăn thì người ta lấy nước đó mà uống, mà bôi. Ai bị sâu răng thì mua ngọc trai tán nhỏ hòa vào nước này uống sẽ khỏi.
  4. Ông bình vôi là một vật thiêng, ông luôn cần no đủ. Nhưng ông lại ăn ít vì ruột càng ngày càng đặc lại. Xưa có những nhà chuyên bán vôi ăn trầu, họ trải lá chuối vào rổ, bỏ vôi vào, hai đầu hai rổ đem bán. Khi bán, dùng chiếc que to hơn cái đũa cả để lấy vôi phết vào lá cho khách hàng mang về. Bán thì ít, cho thì nhiều, nhưng vẫn vui vẻ. Gọi là cuối năm nhưng không ấn định ngày nào để mua vôi. Tùy thuộc vào phiên chợ nào cho thuận tiện trong khoảng mươi ngày cuối tháng Chạp theo chợ phiên (chợ phiên thường có nhiều loại: tháng 3 phiên, tháng 5 phiên, tháng 6 phiên, tháng 9 phiên hay tháng 12 phiên). Không mua chợ này thì mua chợ khác. Tập tục người Việt: vào dịp đầu năm cái gì cũng phải đầy đặn, sung mãn để có lộc cả năm. Ông bình vôi là vật thiêng, nhưng khổ nỗi: vôi được quan niệm là bạc. Nên, dân gian vẫn có câu: “bạc như vôi” nên cuối năm người ta mua vôi để tránh sự bạc bẽo. Nên “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” là vậy. VÀI BÌNH VÔI GỐM QUẢNG ĐỨC SƯU TẬP
  5. Louise Allison Cort giám định viên của VBT smithsonian, Washington, D.C trong bài viết báo cáo ngày 3 tháng 06 , 2007 ghi chép như sau: Di chỉ lò gốm vùng Quảng Đức, thuộc huyện lỵ Tuy An cách Tuy Hòa về phía bắc 30 km. Trong cuộc khảo sát khu vực các lò gốm chúng tôi được nghe một người thợ gốm già (83 tuổi) thuật lại rằng thợ gốm Chăm đã làm gốm tại đây từ 500 năm trước; có ba thế hệ thợ gốm từ Chaozhou, Quảng Đông đến đây khoảng thế kỷ 17, 18 và thợ gốm người Việt Nam từ Bình Dịnh đến đây lập nghiệp từ tk 18. Hiện nay vẫn còn hai xưởng gốm hoạt động. Theo nhân viên VBT Phú Yên đi theo đoàn nói, thuyền duyên hải sẽ vận chuyển gốm thành phẩm về phương Nam đến Nha Trang và theo phương Bắc đến Bình Định. Người thợ gốm già cũng nói đến những bình cắm hoa thì theo thuyền đến Huế. Nguyên văn: The Quang Duc kiln site in Tuy An district, 30 kilometers north of Tuy Hoa. During a visit to the kiln on 3 June, we were told by an elderly potter (age 83), that Cham potters had worked there 500 years ago; Chinese potters from Chaozhou, Guangdong province, were here in the 17th–18th century, for three generations only; ethnic Vietnamese (Kinh)
  6. potters came three hundred years ago, in the 18th century, from Binh Dinh. Two workshops still operate. According to museum staff, the products used to be shipped by coastal boat south to Nha Trang and north to Binh Dinh province. The elderly potter also spoke of making flower pots to send by boat to Hue. Theo tôi, bình vôi Quảng Đức có cái mang nhiều phong cách trang trí Trung Hoa là do ảnh hưởng của ba thế hệ thợ gốm từ Chaozhou, Quảng Đông đến đây khoảng thế kỷ 17, 18… Tại VBT smithsonian có một số bình vôi gốm Quảng Đức được ghi niên đại thế kỷ 18 – giữa tk 20 là khoảng thời gian thợ gốm VN sản xuất tại Quảng Đức chứ không định rỏ chính xác niên đại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2