intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bố Cục Cho Ảnh Phong Cảnh (Phần 2)

Chia sẻ: Thandong Datviet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

502
lượt xem
318
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

21. Không bao giờ chia bức tranh thành những phần bằng nhau vì bức tranh trông sẽ quá nhân tạo và tẻ nhạt. Nếu có đường chân trời không bao giờ để nó ở giữa bức tranh. Hình 36. Đường chân trời chạy qua chính giữa tranh. Hình 37. Dễ coi hơn. Một phần của bầu trời đã bị xén đi 22. Đừng chạm vào viền, điểm cuối. Hình 38. Sai. Cái mũ của chú cao bồi này chạm vào đường viền của quả đồi ở phía hậu cảnh. Hình 39. Tốt hơn. Bức tranh trông cân đối hơn. Hình 40. Sai. Ngọn cây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bố Cục Cho Ảnh Phong Cảnh (Phần 2)

  1. Bố Cục Cho Ảnh Phong Cảnh (Phần 2) 21. Không bao giờ chia bức tranh thành những phần bằng nhau vì bức tranh trông sẽ quá nhân tạo và tẻ nhạt. Nếu có đường chân trời không bao giờ để nó ở giữa bức tranh. Hình 36. Đường chân trời chạy qua chính giữa tranh. Hình 37. Dễ coi hơn. Một phần của bầu trời đã bị xén đi
  2. 22. Đừng chạm vào viền, điểm cuối. Hình 38. Sai. Cái mũ của chú cao bồi này chạm vào đường viền của quả đồi ở phía hậu cảnh. Hình 39. Tốt hơn. Bức tranh trông cân đối hơn. Hình 40. Sai. Ngọn cây thông chạm vào mép trên của tranh. Nếu không mở rộng tranh được thì đành phải cắt bớt ngọn cây đi.
  3. 23. Hình chữ "X" trông không đẹp mắt. Hình 41: Hai cái cây giao nhau hình chữ X 24. Đừng để cửa đóng. Hãy mời người xem vào. Hình 42. Sai. Nghệ sỹ vẽ cửa đóng và bảo người xem đi chỗ khác chơi.
  4. Hình 43. Tốt hơn. Người xem cảm thấy được mời mọc và hoan nghênh. Khi vẽ bóng trong tranh thì thêm vào những lỗ thủng ánh sáng xuyên qua. Nếu không bóng đổ trông sẽ như được dán vào. 28. Không nên vẽ động vật theo hướng nằm ngang vì như thế trông sẽ bẹt như là cắt dán. Chọn hướng tạo cảm giác không gian 3 chiều.
  5. Hình 47. Không nên.
  6. Hình 48a và 48b. Đẹp hơn
  7. 29. Các tòa nhà và cấu trúc nhân tạo như bê tông, gỗ trông sẽ thú vị hơn nếu bạn làm cho nó trông cũ kỹ bằng cách thể hiện bề mặt của nó như vết nứt, tróc lở. Trông bức tranh sẽ như có nhiều truyện để kể hơn 30. Thêm kịch tính cho bức tranh bằng cách thêm vào cảm xúc. Một bức tranh phong cảnh chiều tà với bầu trời màu da cam trông sẽ thú vị hơn bầu trời xanh trung bình. Ví dụ có thể tạo cảm xúc bằng cách vẽ mưa, mặt phố ướt, gió thổi, cây cối ngả nghiêng trong gió, vv. Tất cả những chi tiết này sẽ tăng thêm giá trị của bức tranh.
  8. Hình 50. Bố cục đơn giản trong bức này trông thú vị hơn vì trời mưa và ánh mặt trời xuyên qua mây. Thậm chí có thể thấy cảnh này trông khá là huyền bí. Chắc chắn cảnh thực trong bức này tiền cảnh sẽ có nhiều chi tiết hơn hậu cảnh. Nghệ sỹ cố ý làm mờ tiền cảnh, đơn giản hóa để tập trung vào điểm nhấn. 32. Viền mờ trong hậu cảnh sẽ tăng thêm cảm giác xa gần. Chỉ nên vẽ viền nét ở tiền cảnh và trong khu vực muốn nhấn.
  9. Hình 52. Những cái cây phía sau tòa nhà mờ nét làm cho lá thông trông rất xa. Tiền cảnh nét cứng, tạo cảm giác rất gần người xem 33. Đừng tự nhiên kết thúc một phần bức tranh và chuyển đột ngột sang một phần khác. Hình 53. Sai. Lớp cỏ sáng màu tự nhiên dừng lại khi chuyển sang khu vực bụi cây. Phần cỏ sáng màu và bụi cây có tỷ lệ bằng nhau. Hình 54. Tốt hơn. Phía trong bụi cây vẫn có chút ánh sáng của lớp cỏ sáng màu ở phía sau chiếu xuyên qua bụi cây.
  10. 34. Thay đổi hình khối. Nếu đã có một bụi cây hình tròn thì đừng nên có mây cũng hình tròn. Đỉnh núi hay ngọn cây thông trông sẽ hay hơn nếu có những đám mây tròn vây quanh. 35. Cân bằng là một yếu tố quan trọng. Không nên vẽ màu lệch giữa 4 góc tranh, sẽ tạo cảm giác mất cân bằng. Hình 55. Sai. Phía bên tay phải quá nặng. Hình 56. Đẹp hơn vì có sự cân bằng do bên trái có trọng lượng hơn.
  11. 36. Hướng đi của cọ nên vào trong và hướng về đối tượng chính. Vài lời khuyên về màu sắc : Bảng màu đối với người họa sĩ giống như các nốt nhạc với nhạc sĩ. Cần có sự hài hòa . Tránh dùng hơn ba màu sắc khác nhau trong cùng một vùng. 58. Cánh cửa màu xanh gần như là nơi duy nhất màu này xuất hiện trong tranh. Điều này tạo nên điểm "hút mắt" người xem . 59. Không có sự hài hòa về màu sắc trong tranh này . Bạn có cảm thấy dường như dãy núi thuộc về một bức họa khác ? Màu xanh tím chỉ xuất hiện ở dãy núi và không hề lặp lại ở bất cứ nơi nào khác trong tranh.
  12. Để tạo sự hòa quyện vào nhau, người họa sĩ đã rất thông minh khi mang màu xanh của bầu trời vào lòng kênh. Điểm một số màu vàng của đất và xanh lá ở các vùng sáng của cây. Màu xanh lá được thêm vào ở vùng tối của tường nhà . Điều này giúp cho ngôi nhà không bị giống như được mang từ nơi khác dán vào. Nếu ai đó hỏi tại sao vùng đó có màu xanh, anh ta có thể nói màu xanh của các tán lá đã ám sắc lên vùng đó.
  13. 62. Màu tím và vàng đất là hai màu bổ trợ cho nhau trên bánh xe màu. Chúng làm nổi bật lẫn nhau và giúp tách hậu cảnh rời khỏi tiền cảnh. Chú ý rằng màu sắc ngọn núi ở vùng trung cảnh thì ấm áp hơn vì có nhiều sắc đỏ hơn ngọn ở tít xa, có màu xanh hơn. Màu càng lạnh và càng nhạt càng giúp ta đẩy đối tượng ra xa hơn. Harvey là bậc thầy về miêu tả ánh sáng tỏa ra từ đèn đường. Màu ở vùng sáng được tô rất dày. Bằng cách đặt vùng sáng cạnh vùng sẫm màu, bạn có được sự tương phản mạnh, tạo ảo giác vùng ánh sáng dường như trở nên sáng mạnh hơn. Tóm tắt: Bạn cần vùng tối (sẫm màu) để làm nổi bật vùng sáng. Lời ghi chú cuối:
  14. Ai đó đã từng nói rằng thiên nhiên là người thầy tốt nhất. Điều này đúng cho các kết cấu và hình thái. Tuy nhiên, khi nói đến màu sắc và khoảng cách xa gần, đôi khi thiên nhiên thất bại trong việc cho chúng ta bài học tốt. Ví dụ: nhiều cây cối có thể có hình dạng quá "tròn trịa" hoặc "tam giác". Nếu chỉ sao chép nguyên bản từ thiên nhiên, kết quả sẽ trở nên rất "nghiệp dư". Nhiều màu sắc trong tự nhiên quá đơn điệu, chẳng hạn như lá và đá có cùng một màu. Nhiều cây có cùng một độ cao. Nhưng thiên nhiên có nhiều lợi thế hơn chúng ta: Ánh sáng mặt trời giúp chúng ta cảm nhận được dải giá trị rộng lớn hơn ánh sáng trong gallery. Bức tranh thiên nhiên là khổng lồ và ba chiều. Còn chúng ta phải tái tạo lại những giá trị tương đương chỉ trên một mặt phẳng nhỏ ! Một cách tóm tắt : Chúng ta nên lấy từ thiên nhiên những gì "trông" tốt/đẹp, và "nâng cấp" những gì chưa tốt/đẹp. Tôi tin rằng năng khiếu không phải là điều chính yếu để trở thành họa sĩ giỏi. Sự cần cù mới là điều chính yếu. Định nghĩa của tôi về năng khiếu như sau: Năng khiếu là khả năng nhận ra cái gì trông "ổn" hay "không ổn" trong bức tranh. Kiến thức là biết cách sửa lại cho đúng những gì trông "không ổn".
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2