intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bố mẹ ngủ say, con dễ cảm lạnh

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

85
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bố mẹ ngủ say, con dễ cảm lạnh 4 giờ sáng, chị Hoa thức giấc khi thấy có gì nặng nặng trên cổ. Thì ra là cô con gái 1 tuổi rưỡi đang nằm vắt ngang trên đầu giường. Chị sờ con và tá hoả khi thấy bé lạnh ngắt. Cô bé đã chui ra khỏi chăn từ khi nào. Nghe dự báo có thể xuống đến 10 độ, chị Hoa (Cầu Diễn, Hà Nội) đã mặc thêm cho con gái một chiếc áo len khi đi ngủ, đắp chăn bông dày và còn "nhồi" bé vào giữa bố mẹ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bố mẹ ngủ say, con dễ cảm lạnh

  1. Bố mẹ ngủ say, con dễ cảm lạnh 4 giờ sáng, chị Hoa thức giấc khi thấy có gì nặng nặng trên cổ. Thì ra là cô con gái 1 tuổi rưỡi đang nằm vắt ngang trên đầu giường. Chị sờ con và tá hoả khi thấy bé lạnh ngắt. Cô bé đã chui ra khỏi chăn từ khi nào. Nghe dự báo có thể xuống đến 10 độ, chị Hoa (Cầu Diễn, Hà Nội) đã mặc thêm cho con gái một chiếc áo len khi đi ngủ, đắp chăn bông dày và còn "nhồi" bé vào giữa bố mẹ cho chắc ăn. Nhưng đêm đến, bị ủ quá nóng, con bé đạp chăn nhoi lên trên mà bố mẹ không biết. Hậu quả là hôm đó, bé Mai khò khè và ho sâu, chớm viêm phổi phải đi bệnh viện. Trước đó mấy ngày, bé Thu, cháu gái chị Hoa cũng đã phải dùng đến kháng sinh vì cảm lạnh
  2. nặng trong đêm, do đạp chăn ra ngoài mà mẹ không biết. Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, Bệnh viện Nhi Trung ương, thân nhiệt của trẻ nhỏ thay đổi rất nhanh. Trong đêm, nếu được ủ ấm, trẻ có thể cảm thấy nóng bức nên đạp tung chăn ra và sau đó lại dễ nhiễm lạnh. Trong những ngày trời rét như hiện nay, điều này rất nguy hiểm. Do đó, bố mẹ không có cách nào khác hơn là phải "tỉnh ngủ" để kịp thời đắp lại chăn cho con nhiều lần trong đêm. Nếu sơ ý, em bé sẽ dễ dàng viêm đường hô hấp, thậm chí viêm phổi. Ngoài ra, để giữ ấm cho con trong những đêm giá rét, các bậc phụ huynh cần lưu ý: - Nên lắp điều hoà hai chiều nếu có điều kiện; để nhiệt độ phòng từ 25 đến 27 độ C, giúp cho bé
  3. duy trì thân nhiệt ổn định. Nếu không, bạn cần mua máy sưởi để làm ấm không khí trong phòng. - Nếu không có điều hòa nhiệt độ, những ngày rét đậm không nên để bé ngủ riêng phòng, bởi bạn phải luôn để mắt đến con. - Nếu không có điều hòa và máy sưởi, bé cần được mặc ấm hơn ngày thường một chút khi đi ngủ, nên có khăn quàng cổ, bít tất, áo không quá ngắn để tránh hở bụng khi quẫy đạp. Với trẻ nhỏ, nên đóng bỉm để tránh nhiễm lạnh do tè dầm, hoặc phải cởi quần ra khi xi tè. Đặc biệt, cha mẹ phải hết sức "tỉnh" trong đêm để phát hiện những lần con chui ra khỏi chăn. - Tránh mặc quá nhiều quần áo cho bé vì bé sẽ bức bối và càng hay đạp chăn, quan trọng nhất là
  4. giữ ấm cổ và ngực (có thể cho bé mặc ngược áo gile). Thỉnh thoảng, nên kiểm tra lưng và đầu bé để kịp thời lau mồ hôi nếu có, vì mồ hôi ra nhiều cũng sẽ làm trẻ nhiễm lạnh và viêm phổi. Ngoài ra, bác sĩ Lộc cũng khuyên các phụ huynh nên thận trọng khi tắm cho con trong ngày rét: Phòng tắm phải kín gió, được sưởi cho ấm trước khi cởi quần áo cho trẻ. Tắm từng phần cơ thể một cách nhanh chóng. Trẻ cũng cần được chú ý để ăn uống đủ năng lượng và vi chất nhằm đủ sức chống đỡ với sự khắc nghiệt của thời tiết. Nếu thấy con bị ho, sốt, nên đưa đi khám bác sĩ để kịp thời điều trị. Đặc biệt, nếu ngoài các triệu chứng trên, trẻ còn có biểu hiện thở gấp hơn (tần số thở tăng so với bình thường) thì có thể đó là dấu hiệu viêm phổi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1