YOMEDIA
ADSENSE
Bộ tài liệu khung phục vụ tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021-2025: Phần 1
12
lượt xem 6
download
lượt xem 6
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bộ tài liệu khung phục vụ tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021-2025: Phần 1 gồm các nội dung chính như sau: các nội dung cơ bản về xây dựng nông thôn mới; các nội dung trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ tài liệu khung phục vụ tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021-2025: Phần 1
- BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021-2025 VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI NÔNG THÔN MỚI TRUNG ƯƠNG BỘ TÀI LIỆU KHUNG PHỤC VỤ TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CÁC CẤP GIAI ĐOẠN 2021-2025 (LƯU HÀNH NỘI BỘ) Hà Nội - 2022
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .......................................................................................................... i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. ii PHẦN 1. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ........ 1 Chuyên đề 01: TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030..................... 2 Chuyên đề 02: CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 ............. 47 Chuyên đề 03: BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CÁC CẤP; VIỆC ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN VÀ THU HỒI QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 .............................................................. 74 Chuyên đề 04: CÁC VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP THÔN, BẢN ............................................................................................................................ 100 Chuyên đề 05: QUY HOẠCH, ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI .................................................................................................... 125 Chuyên đề 06: PHÁT HUY VAI TRÒ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC ......................................................................................................................... 153 CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ................ 153 PHẦN 2. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ............................................................................................................................ 172 Chuyên đề 07: PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM OCOP VÀ CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA ĐỊA PHƯƠNG ......................................................................................... 173 Chuyên đề 08: XÂY DỰNG CẢNH QUAN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN ......................................................................................................................... 204 Chuyên đề 09: CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ..................................................................................................................................... 242 Chuyên đề 10: PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SINH THÁI ........................... 265 GẮN VỚI KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM ............... 265 Chuyên đề 11: PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .................................................................................................... 290 Chuyên đề 12: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NÔNG THÔN, BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ......................... 320 Chuyên đề 13: XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GẮN VỚI QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA .................................................................................................................... 353 Chuyên đề 14: PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN......................................................................................................... 376 Chuyên đề 15: GIỮ GÌN AN NINH, TRẬT T Ự .............................................. 400 VÀ CUỘC SỐNG BÌNH YÊN CHO NÔNG THÔN ........................................ 400
- PHẦN 3. NGHIỆP VỤ, KỸ NĂNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ............... 412 Chuyên đề 16: THAY ĐỔI TƯ DUY SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP SANG TƯ DUY KINH TẾ NÔNG NGHIỆP ............................................................................... 413 Chuyên đề 17: VAI TRÒ VÀ PHẨM CHẤT CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ............................................................... 422 Chuyên đề 18: CÔNG TÁC THEO DÕI - ĐÁNH GIÁ VÀ CHUẨN BỊ BÁO CÁO VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN .... 454 Chuyên đề 19: KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CỘNG ĐỒNG .................................. 511 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 524 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 530 Phụ lục I: HỆ THỐNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH VÀ VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 ....................................................................................................... 530 Phụ lục II: BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ, HUYỆN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI VÀ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO GIAI ĐOẠN 2021-2025 ......... 541
- LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện Quyết định số 3360/QĐ-BNN-VPĐP ngày 06 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Khung chương trình tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương đã phối hợp với các đơn vị thuộc các bộ, ngành liên quan, một số đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các chuyên gia, tiến hành biên tập Bộ tài liệu khung phục vụ tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021 – 2025, với 03 phần, 19 chuyên đề của Khung chương trình đã được phê duyệt, cụ thể: Phần 1. Các nội dung cơ bản về xây dựng nông thôn mới (gồm 06 chuyên đề) Phần 2. Các nội dung trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới (gồm 09 chuyên đề) Phần 3. Nghiệp vụ, kỹ năng xây dựng nông thôn mới (gồm 04 chuyên đề) Bộ tài liệu khung đã được biên tập trên cơ sở kế thừa tối đa nội dung của các chuyên đề tập huấn giai đoạn 2016-2020 và dự thảo một số chuyên đề do Trường cán bộ Quản lý nông nghiệp nông thôn II đã biên soạn năm 2021. Ngoài ra, nhiều thông tin, tài liệu đã được kế thừa từ các sản phẩm của Chương trình KHCN phục vụ xây dựng nông thôn mới, các báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020… Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương đã tổ chức lấy ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan đối với dự thảo Bộ tài liệu khung; đồng thời, đã sử dụng nội dung của một số chuyên đề để tập huấn thử nghiệm tại một số lớp bồi dưỡng, tập huấn do Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Bộ tổ chức. Do 19 chuyên đề có nội dung, phạm vi rộng, nên tài liệu này chỉ mang tính chất tham khảo và chắc chắn còn nhiều vấn đề cần được bổ khuyết. Vì vậy, trong quá trình biên soạn, biên tập chuyên đề, các chuyên gia, giảng viên ở các cấp cần nghiên cứu, chắt lọc, cập nhật, bổ sung thông tin chung, đồng thời, bổ sung thông tin về các lĩnh vực liên quan trên địa bàn, kết hợp với hình ảnh minh họa, ví dụ thực tiễn,... để phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, quy mô, thời lượng và hình thức tổ chức của mỗi lớp tập huấn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên tập, song Tài liệu này sẽ khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương và Nhóm biên tập rất mong nhận được ý kiến góp ý của các địa phương, các chuyên gia để tiếp thu, hoàn thiện tài liệu trong những lần phát hành tiếp theo. Trân trọng cảm ơn! VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI NÔNG THÔN MỚI TRUNG ƯƠNG i
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANTT An ninh trật tự ATTP An toàn thực phẩm BCĐ Ban Chỉ đạo BĐG Bình đẳng giới BĐKH Biến đổi khí hậu BTB Bắc Trung Bộ BVMT Bảo vệ môi trường CĐS Chuyển đổi số CGT Chuỗi giá trị CLB Câu lạc bộ CNH Công nghiệp hóa CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu CSHT Cơ sở hạ tầng CTR Chất thải rắn CTXH Chính trị - xã hội DHNTB Duyên hải Nam Trung Bộ DLNT Du lịch nông thôn DSVH Di sản văn hóa DTTS Dân tộc thiểu số DTTS&MN Dân tộc thiểu số và miền núi ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐNB Đông Nam Bộ ĐTH Đô thị hóa FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GTNT Giao thông nông thôn GTVT Giao thông vận tải HĐND Hội đồng nhân dân HĐH Hiện đại hóa HTX Hợp tác xã KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư KHCN Khoa học và Công nghệ KTTH Kinh tế tuần hoàn KTTT Kinh tế tập thể KTXH Kinh tế - xã hội LĐTBXH Lao động - Thương binh và Xã hội MTQG Mục tiêu quốc gia MTTQ Mặt trận Tổ quốc NLTS Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách nhà nước ii
- NSTW Ngân sách Trung ương NTM Nông thôn mới OCOP Mỗi xã một sản phẩm PTBV Phát triển bền vững PTNT Phát triển nông thôn TC Tiêu chí TCTK Tổng cục Thống kê TD-ĐG Theo dõi - Đánh giá TDMNPB Trung du miền núi phía Bắc THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông THT Tổ hợp tác TN&MT Tài nguyên và Môi trường UBND Ủy ban nhân dân USD Đô la Mỹ VPĐP Văn phòng Điều phối VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm iii
- PHẦN 1. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1
- Chuyên đề 01: TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 I. LỊCH SỬ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở NƯỚC TA 1. Giai đoạn trước Đổi mới Tư tưởng về xây dựng NTM ở Việt Nam xuất hiện từ rất sớm. Năm 1947, trong tác phẩm “Đời sống mới”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Làm thế nào cho đời sống của dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn”; “Đời sống mới không phải là cái gì cao xa, khó khăn, mà chỉ là sửa lại những việc cần thiết trong đời sống hàng ngày đó là cách ăn, cách ở, cách mặc, cách đi lại, cách làm việc; đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ, cái gì cũng làm mới”1… Có thể nói, đây chính là tư tưởng đầu tiên về NTM, là cách nghĩ, cách làm mới để xây dựng đời sống mới sau khi đất nước giành được độc lập. Khái niệm “nông thôn mới” được đề cập đến lần đầu tiên trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960): “…biến nông dân cá thể thành nông dân tập thể, biến sản xuất cá thể thành sản xuất tập thể, phát triển sản xuất và xây dựng NTM”; “…cải thiện thêm một bước đời sống vật chất và vǎn hoá của nhân dân lao động, làm cho nhân dân ta được ǎn no, mặc ấm, tǎng thêm sức khoẻ, có thêm nhà ở và được học tập, mở mang sự nghiệp phúc lợi công cộng, xây dựng đời sống mới ở nông thôn và thành thị”; “…mở mang trường học, nhà vǎn hoá, phòng đọc sách báo, nâng cao chất lượng các trạm y tế, sửa sang đường sá, cầu cống… xây dựng dần dần NTM”. 2. Giai đoạn 15 năm sau Đổi mới (1986-2000) Ngay từ khi bắt đầu Đổi mới, yêu cầu khôi phục và phát triển toàn diện các vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường ở nông thôn đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nếu như “Khoán 10” (Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị về Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp) thường được nhắc đến với nội dung chủ đạo là trao quyền tự chủ cho kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp, thì một nội dung quan trọng khác trong nghị quyết này còn ít được nhắc tới, đó là xây dựng NTM xã hội chủ nghĩa. Xây dựng NTM đã được Đảng ta quán triệt ngay từ nghị quyết này với những trọng tâm sau: - Gắn việc giải quyết đúng đắn các vấn đề xã hội và xây dựng NTM xã hội chủ nghĩa với việc phát triển sản xuất, đổi mới quản lý nông nghiệp bằng những việc làm thiết thực: xây dựng quy hoạch tổng thể KTXH của từng huyện, từng xã, thể hiện cho được sự thống nhất hài hoà giữa quy hoạch phát triển sản xuất nông - công nghiệp, quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, khu dân cư, nhà ở, các cụm kinh tế - kỹ thuật, mạng lưới dịch vụ sản xuất và thương nghiệp, quy hoạch hệ thống các công trình văn hoá, xã hội và phúc lợi công cộng (như trường học, trạm xá, nhà mẫu giáo, nhà văn hoá, thông 1 Đời sống mới (Tân Sinh) - Nhà xuất bản Trẻ (2020) 2
- tin, công trình thể dục - thể thao…), quy hoạch xây dựng các cụm phòng thủ và địa bàn an toàn về an ninh, trật tự. Việc xây dựng quy hoạch phải trên cơ sở tính toán, dự đoán hướng phát triển kinh tế, xã hội trong một thời gian dài, đồng thời phải xác định rõ bước đi cụ thể và thích hợp với điều kiện từng nơi. - Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch xây dựng NTM xã hội chủ nghĩa, no ấm, đoàn kết, văn minh, tiến bộ: đi đôi với phát triển sản xuất và phân phối công bằng, hợp lý, cần tích cực thực hiện sinh đẻ có kế hoạch và bố trí dân cư hợp lý; phát triển hệ thống truyền thông đại chúng và hệ thống giáo dục phổ thông, hướng nghiệp cho thanh, thiếu niên nông thôn, chấm dứt tình trạng mù chữ và tái mù chữ, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động. Phát triển mạnh mẽ giao thông nông thôn vì lợi ích kinh tế, dân sinh và quốc phòng, an ninh. Xây dựng nếp sống văn hoá mới, con người mới xã hội chủ nghĩa, phát huy được truyền thống chiến đấu, lao động cần cù, dũng cảm và thương yêu đùm bọc lẫn nhau, một lòng tin yêu Đảng và đi theo Đảng lên chủ nghĩa xã hội, có cuộc sống lành mạnh, tiết kiệm, tiến bộ, loại trừ các hủ tục mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội ở nông thôn (như ma chay, cưới xin lãng phí, rượu chè, cờ bạc, v.v…). - Dân chủ hoá và công khai hoá công tác quản lý kinh tế, quản lý xã hội, làm cho Nhân dân lao động được thực sự làm chủ về kinh tế, chính trị và xã hội, bảo đảm quyền ứng cử, bầu cử của nhân dân. Mặt khác, đề cao kỷ luật và pháp luật, giáo dục, vận động nhân dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật của nhà nước. Phát huy quyền lực quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội của các cơ quan dân cử. Làm cho HĐND và UBND có nhiều hoạt động thiết thực và có hiệu quả trong việc tổ chức, động viên Nhân dân phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống mới theo quy hoạch, kế hoạch chung và chủ trương, chính sách của Đảng, trong kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc chấp hành pháp luật ở nông thôn, trong việc thường xuyên tiếp xúc với Nhân dân và giải quyết thoả đáng, kịp thời các yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Có thể thấy, ngay từ khi bắt đầu Đổi mới, hầu hết các vấn đề cần quan tâm trong phát triển nông thôn đều đã được đề cập tới một cách cụ thể, từ công tác quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn, cho đến xây dựng cuộc sống mới văn minh, phát huy quyền làm chủ của người dân. Những chủ trương, định hướng của Đảng về một mô hình NTM đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của Nhân dân cho đến nay vẫn hoàn toàn đúng đắn và phù hợp. Sau 10 năm Đổi mới, Ban Bí thư đã đánh giá những thành tựu và xác định những vấn đề cần giải quyết, những khuyết điểm cần khắc phục trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở đó, Ban Bí thư đã ra Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 10/11/1998 về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong đó đưa ra một số mục tiêu về phát triển nông thôn, như: giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn; xóa hộ đói, giảm tỷ lệ nghèo; phát triển cơ sở hạ tầng KTXH nông thôn, chú trọng phát triển hệ thống thuỷ lợi, bảo đảm đường giao thông thông suốt đến trung tâm xã, có đủ trường học, trạm y tế và nước sạch cho sinh hoạt; bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn chặn nạn phá rừng; thực hiện tốt quy chế dân chủ, bảo đảm ổn định chính trị xã hội và đoàn kết nông thôn. Đây là cơ sở ra đời một loạt chương trình, dự án trọng điểm trong giai đoạn này, như: Chương trình MTQG phát triển KTXH các xã đặc biệt khó khăn 3
- vùng dân tộc và miền núi (Chương trình 135), Chương trình MTQG về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình xóa đói, giảm nghèo và việc làm, dự án ngành cơ sở hạ tầng nông thôn, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661)… Để phát huy vai trò làm chủ của người dân, ngày 18/02/1998, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xác định mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân là mục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng, của công cuộc Đổi mới. Chỉ thị 30-CT/TW quy định rõ các quyền của người dân ở cơ sở được thông tin, được bàn bạc, được quyết định, được thực hiện, được giám sát đối với các hoạt động phát triển NTM. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, một trong những thành tựu kinh tế to lớn nhất trong 10 năm (1991-2000) là phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực. Sau nhiều năm kiên trì giải quyết vấn đề lương thực, đến năm 2000, an toàn lương thực đã được khẳng định. Sản lượng lương thực quy thóc năm 2000 đạt 35,6 triệu tấn, tăng 14,1 triệu tấn so với năm 1990, bình quân mỗi năm trong 10 năm (1991-2000) tăng trên 1,4 triệu tấn. Do sản lượng lương thực tăng nhanh, nên mặc dù trong giai đoạn này dân số nước ta đã tăng thêm gần 12,1 triệu người, nhưng lương thực quy thóc bình quân đầu người vẫn tăng từ 327,5 kg năm 1990 lên 458,2 kg năm 2000. Lương thực sản xuất được hàng năm không những đủ tiêu dùng trong nước, mà còn xuất khẩu mỗi năm 3-4 triệu tấn gạo, đưa nước ta vào danh sách những nước xuất khẩu gạo hàng đầu của thế giới. Cùng với những kết quả tích cực trong sản xuất nông nghiệp, tình hình phát triển nông thôn có nhiều khởi sắc: thu nhập bình quân đầu người một tháng khu vực nông thôn tăng từ 77,3 nghìn đồng năm 1992 lên 225 nghìn đồng năm 1999; số hộ nông dân được dùng điện tăng từ 53,2% năm 1994 lên 80% năm 1999; tỷ lệ hộ dùng nước sạch tăng từ 37,2% năm 1994 lên 39,4% năm 1998; tỷ lệ hộ có nhà đơn sơ giảm từ 42,5% năm 1994 xuống còn 25,9% năm 1998; tính đến cuối năm 1999, cơ sở hạ tầng của cấp xã ở khu vực nông thôn đạt được kết quả đáng kể: 85,82% số xã có điện; 92,9% số xã có đường ô tô đến UBND xã; 79,7% số xã có đường ô tô đến thôn, ấp, bản; 96,4% xã có trạm y tế; 98,7% xã có trường cấp I, trong đó 89,3% số xã có trường được xây gạch, ngói; 96,22% số xã đã phủ sóng tivi; 96,22% số xã có trên 20% số hộ có ra-đi-ô; 68,6% số xã có trên 50% dân số được sử dụng nước giếng; tỷ lệ hộ nghèo về lương thực, thực phẩm đã giảm từ 55,0% năm 1990 xuống còn 16,5% năm 1995 và 11,3% năm 2000. Do đời sống thực sự được cải thiện nên khi phỏng vấn 2,5 vạn hộ tự đánh giá về mức sống năm 1999 so với năm 1990, thì có 84,46% số hộ cho rằng đời sống khá lên; 11,11% cho rằng đời sống như cũ và chỉ có 4,43% cho rằng đời sống bị giảm sút. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, nhiều yếu kém và hạn chế còn tồn tại trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, như: cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ hạn chế; công nghiệp chế biến và ngành nghề kém phát triển; thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa gặp nhiều khó khăn, khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa yếu; lao động dư thừa; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống ở một số vùng còn rất thấp; quan hệ sản xuất ở nông thôn chậm đổi 4
- mới; tiềm năng to lớn về đất đai, rừng, biển và lao động ở một số vùng chưa được khai thác có hiệu quả; đời sống của một bộ phân nông dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn rất khó khăn… 3. Giai đoạn 10 năm thí điểm xây dựng nông thôn mới (2001-2011) Giai đoạn 10 năm thí điểm xây dựng NTM có thể được chia thành 03 giai đoạn tương ứng với 03 chương trình thí điểm: a) Chương trình xây dựng mô hình phát triển nông thôn cấp xã (2001-2005) Để tìm ra những giải pháp phù hợp cho phát triển nông thôn trong giai đoạn mới, thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về một số vấn đề nông nghiệp và nông thôn, ngày 07/5/2001, Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Đề cương số 185/KTTW-BNN về việc hướng dẫn các địa phương thực hiện Chương trình xây dựng mô hình phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa. Đây có thể được xem là chương trình thí điểm xây dựng NTM đầu tiên ở nước ta. Tuy vậy, trong giai đoạn này, thuật ngữ “nông thôn mới” chưa được sử dụng phổ biến. Bộ Nông nghiệp và PTNT và các địa phương thường gọi đây là chương trình phát triển nông thôn cấp xã. Chương trình phát triển nông thôn cấp xã được thực hiện nhằm mục tiêu xây dựng các mô hình điểm về phát triển nông thôn tại các khu vực KTXH khác nhau trên cả nước. Trên cơ sở đó, rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm xây dựng cơ chế, chính sách cho chương trình phát triển nông thôn trên toàn quốc. Chương trình triển khai trong giai đoạn 2001-2005 tại tất cả 61 tỉnh, thành trên cả nước. Căn cứ tiêu chí lựa chọn xã điểm được nêu trong Đề cương 185, tất cả 61 tỉnh, thành, mỗi địa phương chọn ra 03 xã điểm, tổng cộng có 183 xã điểm. Trong số đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT chọn ra 14 xã để xây dựng mô hình điểm của Trung ương (gồm 12 xã chọn từ năm 2001 và 02 xã bổ sung năm 2002). Năm 2004, Bộ Nông nghiệp và PTNT bổ sung thêm 04 xã điểm, nâng tổng số xã thí điểm trong chương trình thành 18 xã. Trong quá trình triển khai tại các xã điểm, chương trình đã tiến hành được một số hoạt động, như: đào tạo cho cán bộ các xã; triển khai quy hoạch; lồng ghép các chương trình, dự án về khuyến nông, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn,… Nhờ vậy, cơ sở hạ tầng và bộ mặt nông thôn của các xã điểm đã có sự thay đổi đáng kể, nhiều hệ thống nước sạch, xử lý nước thải đã hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả; sản xuất nông nghiệp và ngành nghề có hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, mô hình thí điểm phát triển nông thôn cấp xã đã bộc lộ một số tồn tại: - Kế hoạch xây dựng mô hình đòi hỏi nhu cầu vốn rất lớn, trong khi không có nguồn lực đảm bảo, nên hầu hết các mô hình cấp xã đều không có tính khả thi. Mặt khác, mô hình được xây dựng theo dạng dự án đầu tư phát triển, nên cán bộ và người dân ở xã điểm có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào nhà nước, chưa huy động được nguồn lực của người dân và cộng đồng, nên chưa mang tính xã hội sâu sắc, vì vậy thiếu tính bền vững. - Về tư tưởng chỉ đạo: Việc xây dựng dự án phát triển nông thôn là cơ sở để tổ chức thực hiện mô hình, trong đó bao gồm cả những nội dung cần đầu tư từ các nguồn 5
- vốn khác nhau. Mục tiêu chủ yếu là thí điểm các cơ chế, chính sách để phát triển nhanh hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Tuy vậy, một số xã đã quá chú trọng đến đầu tư xây dựng cơ bản và mong đợi sự trợ giúp từ bên ngoài là chưa đúng với chủ trương xây dựng mô hình. - Việc xây dựng các dự án: Các dự án phát triển sản xuất còn nặng về nông nghiệp mà chưa quan tâm thỏa đáng vào phát triển ngành nghề, công nghiệp nông thôn, dịch vụ và các vấn đề văn hóa, xã hội. Nội dung dân chủ hóa chưa được thể hiện rõ trong các dự án. Đa số các dự án còn dàn trải, chưa làm nổi bật các trọng tâm để tập trung triển khai. - Đội ngũ cán bộ xã tuy có được đào tạo, nhưng năng lực sau đào tạo còn hạn chế, tình trạng phổ biến là chưa nắm vững yêu cầu và phương pháp triển khai dự án. - Việc phối kết hợp giữa các cơ quan nhà nước: Bộ máy tổ chức chỉ đạo triển khai chương trình không được hình thành thống nhất, đồng bộ từ cấp Trung ương xuống các địa phương, không phân định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, các cấp chính quyền trong việc tổ chức chỉ đạo, triển khai, theo dõi và đánh giá chương trình. - Sự tham gia của đơn vị tư vấn: Phần lớn cán bộ địa phương và tổ tư vấn đã nắm được phương pháp và tiến trình lập dự án phát triển nông thôn. Tổ tư vấn và cán bộ địa phương đã được quán triệt tinh thần tạo điều kiện để cho địa phương làm là chính. Tuy nhiên, vẫn còn một số xã, cán bộ tư vấn làm thay địa phương, nên tính thuyết phục của các giải pháp đưa ra trong dự án bị hạn chế và làm giảm tính bền vững của dự án. b) Chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản (2006-2009) Sau khi chương trình thí điểm xây dựng mô hình phát triển nông thôn cấp xã kết thúc, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đánh giá các mô hình được xây dựng theo cách tiếp cận truyền thống là phát triển dựa vào nhu cầu, bù đắp sự thiếu hụt. Vì vậy, các mô hình điểm đã làm nảy sinh tâm lý cho cả cấp hỗ trợ, cấp thực hiện và người dân coi đây là các dự án đầu tư của nhà nước. Mặt khác, hầu hết các phương án quy hoạch các xã điểm đều do các đơn vị tư vấn xây dựng thay cho cấp xã và người dân. Do đó, đa phần các bản quy hoạch thiếu tính khả thi, không thực tế và chưa thu hút được sự tham gia tích cực của người dân vào các hoạt động của chương trình. Việc phối hợp tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương chưa tập trung, thiếu đồng bộ. Đội ngũ cán bộ địa phương đã được đi tham quan, học tập ở trong, ngoài nước và tăng cường năng lực, song nhận thức chưa đầy đủ, nên đứng ngoài cuộc, không sâu sát với nhu cầu của người dân. Nhìn chung, trong giai đoạn nửa đầu những năm 2000, bên cạnh những thành tựu nhất định đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn thì những vấn đề tồn tại, yếu kém trong phát triển nông thôn vẫn chưa được giải quyết. Bộ Nông nghiệp và PTNT nhấn mạnh nguyên nhân chính là những hạn chế trong phát huy vai trò của cộng đồng, vai trò của cấp thôn, bản trong phát triển nông thôn và vai trò của các cơ quan, ban, ngành các cấp trong việc triển khai, lồng ghép các hoạt động hỗ trợ, phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trước những vấn đề được đặt ra, ngày 08/9/2006, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 2614/QĐ/BNN-HTX về việc phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng mô hình NTM với mục tiêu thí điểm xây dựng mô hình NTM cấp thôn, bản 6
- theo phương pháp tiếp cận dựa vào nội lực cộng đồng để tổng kết, làm cơ sở cho việc xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ Chương trình xây dựng NTM. Cấp thôn, bản được lựa chọn để thí điểm xây dựng mô hình NTM do các chương trình, dự án đầu tư của trung ương mới chỉ vươn tới cấp xã, hầu như chưa có chương trình, dự án nào đến được cấp thôn và tác động trực tiếp đến đời sống của người dân và cộng đồng. Việc tiếp cận ở cấp thôn sẽ tập trung được các nguồn lực và cho kết quả thay đổi nhanh chóng; đồng thời, thôn có quy mô nhỏ, trong đó mọi hộ dân có quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân cùng tham gia bàn bạc, xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng và cùng nhau triển khai. Năm 2007, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã lựa chọn 10 thôn, bản để thí điểm mô hình. Năm 2008 bổ sung thêm 5 thôn, bản và năm 2009 bổ sung thêm 2 thôn. Tổng cộng, chương trình thử nghiệm tại 15 thôn thuộc 14 tỉnh, thành phố (Nghệ An có 2 thôn). Chương trình được thực hiện theo 04 hợp phần, gồm: (i) Đào tạo nâng cao năng lực phát triển cộng đồng; (ii) Nâng cấp điều kiện sống cho người dân nông thôn; (iii) Hỗ trợ người dân phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp, dịch vụ nông thôn để nâng cao thu nhập; (iv) Mỗi làng một nghề. Sau 04 năm triển khai (2006-2009), chương trình đã đạt được một số kết quả tích cực là: hình thành được 15 mô hình thực tiễn về xây dựng NTM theo phương pháp tiếp cận mới từ cộng đồng và do cộng đồng làm chủ; bước đầu thay đổi được nhận thức của cán bộ cơ sở và người dân trong việc xác định nội dung xây dựng NTM, các bước công việc phải làm và trình tự tiến hành, cách thức huy động nội lực tại chỗ cho xây dựng NTM; hình thành được tổ chức của người dân (Ban phát triển thôn bản), là đại diện của cộng đồng dân cư thôn, bản để tự chủ trong việc bàn bạc, lựa chọn, quyết định các nội dung xây dựng NTM và cuộc sống trên địa bàn của họ; khơi dậy ý thức tự chủ, sáng tạo của người dân trong phát huy nội lực xây dựng NTM, không ỷ lại vào trợ giúp bên ngoài; xác định rõ hơn nội dung, phương pháp, cách làm, mối quan hệ phối hợp giữa các cấp trong xây dựng mô hình NTM theo phương pháp tiếp cận từ cộng đồng thôn, bản; tuy mô hình chưa hoàn thiện, nhưng đã thu hút sự quan tâm của nhiều địa phương tổ chức xây dựng thêm mô hình NTM ở địa phương (ngoài 15 mô hình thí điểm của Bộ). Mặc dù vậy, trong phạm vi thí điểm còn hạn chế, chương trình còn chưa giải quyết được những vấn đề khó khăn, như: nhận thức của các ngành, các cấp ở một số địa phương về xây dựng NTM còn chưa đầy đủ, chưa đúng với chủ trương của đề án; do chưa có tiêu chí thôn, bản đạt chuẩn NTM, nên việc xác định mục tiêu nhằm xác định kế hoạch phát triển dài hạn, ngắn hạn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khái niệm, nội hàm NTM còn hiểu theo nhiều cách khác nhau, không chỉ với cán bộ các cấp và người dân ở các điểm, mà còn cả trong các đơn vị triển khai; thiếu lực lượng cán bộ xây dựng NTM theo phương pháp tiếp cận mới, nên khi thực hiện, hầu hết các cán bộ và người dân đều rất lúng túng, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng; do chưa có cơ chế đặc thù, nên việc triển khai xây dựng mô hình NTM gặp nhiều vướng mắc, nhất là cơ chế quản lý đầu tư, tài chính; các nội dung thí điểm tập trung nhiều đến xây dựng cơ sở hạ tầng, trong khi đó các nội dung về kinh tế, văn hoá, xã hội chưa được thử nghiệm nhiều trong thời gian thí điểm. Một số nội dung thiếu hợp lý do thiếu tính cân đối, hài hoà và chưa phù hợp với mục tiêu thí điểm mô hình. 7
- c) Chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (2009-2011) Ngày 05/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết đã tổng kết hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới với nhiều thành tựu và hạn chế đối với vấn đề “tam nông”. Nghị quyết Tam nông khẳng định “nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển KTXH bền vững”. Sự ra đời của Nghị quyết Tam nông là cột mốc có ý nghĩa rất lớn, lần đầu tiên chúng ta có đường lối phát triển toàn diện và rõ ràng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong chiến lược phát triển KTXH chung của cả nước. Để phát huy những thành quả đạt được và giải quyết những vấn đề yếu kém, Nghị quyết Tam nông đã đặt ra yêu cầu của xây dựng NTM trong bối cảnh mới: “Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng KTXH hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”. Các nội dung của xây dựng NTM tại Nghị quyết 26-NQ/TW cần được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu cụ thể. Trên cơ sở ý kiến tham mưu của các bộ, ngành và địa phương, năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM với 19 tiêu chí, 39 chỉ tiêu, chia thành 05 nhóm nội dung: (i) Quy hoạch; (ii) Hạ tầng KTXH; (iii) Kinh tế và tổ chức sản xuất; (iv) Văn hóa - xã hội - môi trường; (v) Hệ thống chính trị. Bộ tiêu chí NTM là căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình MTQG về xây dựng NTM và kiểm tra, đánh giá xã đạt chuẩn NTM. Để kiểm nghiệm tính phù hợp của các tiêu chí NTM cũng như tiếp tục rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn trong triển khai, Ban Bí thư đã chỉ đạo thực hiện chương trình “Thí điểm xây dựng NTM thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” tại 11 xã điểm trong giai đoạn 2009-2011. Chương trình nhằm mục tiêu xây dựng các mô hình thực tế về NTM thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thử nghiệm đổi mới một số cơ chế, chính sách mới, đặc thù cho xây dựng NTM; và tổng kết rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các cấp, các ngành của hệ thống chính trị… nhằm thúc đẩy nhanh, đảm bảo tính nhân rộng của mô hình khi thực hiện Chương trình MTQG trên phạm vi cả nước. Sau 3 năm triển khai chương trình thí điểm, với sự quyết tâm và nỗ lực cao của đảng bộ, chính quyền và nhân dân các xã điểm, ban chỉ đạo các cấp, các bộ, ngành liên quan, các nội dung trong Chương trình xây dựng thí điểm mô hình NTM đã được triển khai thực hiện toàn diện, tích cực và đạt được yêu cầu, mục tiêu đề ra về công tác quy hoạch NTM; xây dựng cơ sở hạ tầng; phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, hình thành các mô hình kinh tế tập thể; phát triển các hoạt động văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh… Chương trình có sự vào cuộc 8
- mạnh mẽ từ các cơ quan Trung ương cho đến địa phương, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và người dân nông thôn. Kết quả này cho thấy, các mục tiêu và nội dung xây dựng NTM có thể đạt được nếu có sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương và sự hưởng ứng của người dân, và quan trọng nhất là, đã hình thành mô hình NTM hiện thực với 19 tiêu chí NTM tại các mô hình thí điểm. Tuy nhiên, do là chương trình thí điểm, nên chính sách hỗ trợ nguồn lực đầu tư cho các xã điểm khá lớn (mặc dù vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu), vấn đề đặt ra là, khi triển khai Chương trình trên diện rộng, sẽ không đảm bảo đủ ngân sách để đầu tư. Bên cạnh đó, hạn chế cố hữu từ nhiều chương trình thí điểm trước đây vẫn còn tồn tại, đó là năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu, công việc mang tính kiêm nhiệm, nên chất lượng các chỉ tiêu đạt được chưa cao. Nhìn chung, với ba năm triển khai thí điểm (thực tế thực hiện chỉ trong 1,5-2 năm) một chương trình lớn, toàn diện, khó khăn, phức tạp, những kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, chưa vững chắc, cần phải tiếp tục củng cố và nâng cao năng lực quản lý của xã phù hợp với yêu cầu xây dựng NTM. Đồng thời, Chương trình thí điểm đã kiểm nghiệm thực tiễn đối với các tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, cho thấy một số tiêu chí cần nghiên cứu để có sự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tế của các vùng khác nhau; giúp Chính phủ, các bộ, ngành có cơ sở ban hành cơ chế, chính sách phù hợp, nhất là chính sách về động viên, tạo nguồn lực và rút ra những kinh nghiệm thực tiễn về phương pháp, cách làm chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên phạm vi cả nước. Năm 2010, tuy chương trình thí điểm do Ban Bí thư chỉ đạo đang tiếp tục triển khai, song các nội dung và vấn đề liên quan đến xây dựng NTM trên phạm vi toàn quốc đã được xác định rõ, tiến trình phát triển hội tụ điều kiện cần thiết để Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020. Như vậy, sau giai đoạn 10 năm thí điểm (2001-2010) tại các địa phương, vùng miền, quy mô khác nhau, giai đoạn 2010-2020 là 10 năm Chương trình xây dựng NTM được triển khai trên phạm vi cả nước. 4. Giai đoạn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (2010-2020) a) Tổng quan Chương trình Nghị quyết Tam nông đã đặt nền móng cho sự ra đời của Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020. Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về chủ trương xây dựng NTM, ngày 04/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020. Năm 2016, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm giai đoạn 2010-2015 và trước những yêu cầu mới, bối cảnh mới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020. 9
- Chương trình MTQG xây dựng NTM được triển khai tại khu vực nông thôn trên phạm vi cả nước. Xã là cấp quản lý được chọn làm đơn vị cơ sở để xây dựng NTM theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM; cấp huyện, cấp tỉnh có vai trò chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ, kết nối để tập trung cho những hoạt động xây dựng NTM trên địa bàn các xã; các cộng đồng thôn, bản, ấp là chủ thể và là đối tượng thụ hưởng của Chương trình. Mục tiêu tổng thể của Chương trình MTQG xây dựng NTM đến năm 2020 là: “Xây dựng NTM để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng KTXH phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp; gắn PTNT với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững”. Các mục tiêu cụ thể đến năm 2020 gồm: Cả nước có 50% số xã đạt chuẩn NTM; số tiêu chí đạt chuẩn bình quân/xã (trong tổng số 19 tiêu chí xã NTM) đạt 15 tiêu chí/xã; không còn xã dưới 5 tiêu chí; khuyến khích mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phấn đấu có ít nhất 01 huyện đạt chuẩn NTM; cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn. Điểm nhấn quan trọng và nổi bật của Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 là Bộ tiêu chí quốc gia về NTM - một công cụ quan trọng để cụ thể hóa các yêu cầu đặt ra trong mục tiêu tổng thể và để xây dựng nội dung của Chương trình MTQG xây dựng NTM. Bộ tiêu chí là công cụ để định hướng cho các địa phương thực hiện bằng các chỉ tiêu có thể đo đếm và tạo sự quan tâm hài hòa trên các lĩnh vực, đồng thời là căn cứ để theo dõi, kiểm tra, đánh giá, công nhận địa phương đạt chuẩn NTM. Với việc lựa chọn cấp xã làm đơn vị cơ sở để xây dựng NTM, Bộ tiêu chí đầu tiên về NTM đã được xây dựng và áp dụng ở cấp xã theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Các tiêu chí có định mức đạt chuẩn khác nhau theo 07 vùng sinh thái để phù hợp với khả năng thực hiện của các vùng, miền, tạo động lực phấn đấu khả thi cho cả vùng khó khăn, đúng ý nghĩa của xây dựng NTM là thực hiện ở tất cả các địa phương trên cả nước. Năm 2016, để triển khai các nội dung của Chương trình trong giai đoạn mới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016-2020. Bộ tiêu chí mới cơ bản giữ nguyên kết cấu so với giai đoạn trước (gồm 19 tiêu chí, 05 nhóm nội dung, chia theo 07 vùng). Số chỉ tiêu cụ thể tăng từ 39 lên 49 chỉ tiêu, trong đó có 13 chỉ tiêu thuộc 06 tiêu chí được phân cấp cho UBND cấp tỉnh quy định để phù hợp với điều kiện đặc thù và nhu cầu phát triển KTXH của địa phương. Bên cạnh Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, để thúc đẩy các xã sau khi đạt chuẩn tiếp tục duy trì, nâng chất những kết quả đạt được, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản hướng dẫn các địa phương xây dựng xã NTM nâng cao2, Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2018-20203. Ngoài ra, để phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp huyện trong xây dựng NTM, hình thành các vùng sản xuất tập trung, 2 Công văn số 1345/BNN-VPĐP ngày 08/02/2018 của Bộ NN&PTNT 3 Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ 10
- tạo sự kết nối liên xã, liên vùng trong phát triển KTXH nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành tiêu chí huyện NTM và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (bao gồm 09 tiêu chí áp dụng trên phạm vi huyện)4. Nội dung thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM được xây dựng gắn liền với Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, được chia thành 11 nội dung thành phần, trong đó 10 nội dung đầu tiên tương ứng với 19 tiêu chí xã NTM và nội dung thứ 11 về công tác nâng cao năng lực, giám sát, đánh giá, truyền thông. 11 nội dung thành phần được chia thành 43 nội dung cụ thể và phân công chủ trì cho 18 bộ, ngành Trung ương. Để chỉ đạo, triển khai chương trình, BCĐ Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 được thành lập theo Quyết định số 1013/QĐ-TTg ngày 01/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Đến giai đoạn 2016-2020, khi số lượng các Chương trình MTQG giảm còn 02 chương trình (Chương trình MTQG xây dựng NTM và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1584/QĐ-TTg ngày 10/8/2016 thành lập BCĐ Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020 (gộp chung một BCĐ cho hai chương trình MTQG). Năm 2020, sau khi Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-20305 và thông qua đề xuất của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, để phù hợp với yêu cầu mới, BCĐ các Chương trình MTQG lại được tách riêng theo từng chương trình6 (lưu ý: khi chính thức bước sang giai đoạn 2021-2025, BCĐ lại được gộp chung cho 03 chương trình MTQG). Đối với Chương trình MTQG xây dựng NTM, tuy có một số điều chỉnh qua các giai đoạn, nhưng về cơ bản, hệ thống BCĐ các cấp bao gồm: Ở Trung ương có 01 Phó Thủ tướng Chính phủ là Trưởng BCĐ; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT là Phó Trưởng BCĐ; các thành viên là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan và tổ chức chính trị - xã hội liên quan; ở các cấp tỉnh, huyện, xã đều thành lập BCĐ, do Bí thư cấp ủy hoặc Chủ tịch UBND làm Trưởng ban; ở các thôn, bản, ấp thành lập Ban phát triển do Bí thư chi bộ hoặc Trưởng thôn làm Trưởng ban. Đối với hệ thống VPĐP NTM các cấp: Ở cấp Trung ương có VPĐP NTM Trung ương đặt tại Bộ Nông nghiệp và PTNT; ở cấp tỉnh có VPĐP NTM tỉnh do Giám đốc/Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm Chánh Văn phòng; ở cấp huyện có VPĐP NTM huyện do 01 Phó Chủ tịch UBND huyện làm Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc Phòng Kinh tế) làm Phó Chánh Văn phòng; ở cấp xã bố trí 01 công chức xã chuyên trách về NTM7. Nguồn vốn để xây dựng NTM gồm 04 nguồn chính: (1) Vốn ngân sách nhà nước 4 Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ 5 Nghị quyết số 120/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội 6 Quyết định số 955/QĐ-TTg ngày 06/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn BCĐ Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 700/QĐ-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn BCĐ Trung ương Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 7 Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ 11
- (gồm vốn trực tiếp8 và vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác); (2) Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại); (3) Vốn từ các doanh nghiệp, HTX và các loại hình kinh tế khác; (4) Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư. Đối với nguồn vốn trực tiếp để thực hiện Chương trình, cơ chế phân bổ vốn là Trung ương hỗ trợ cho các địa phương tổng mức vốn và giao Chủ tịch UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định phân bổ để làm căn cứ chỉ đạo, điều hành cụ thể. Để xây dựng NTM trở thành một phong trào thi đua sâu rộng trên cả nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”, thực hiện trong giai đoạn 2011-2015 và 2016-20209. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành và chỉ đạo thực hiện một số chương trình, đề án đặc thù phục vụ xây dựng NTM trong giai đoạn 2016-2020: Đề án hỗ trợ các thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng NTM gắn với giảm nghèo bền vững10; Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP)11; Đề án hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng NTM ở các xã khó khăn, biên giới, hải đảo theo hướng xã hội hóa12; Chương trình KHCN phục vụ xây dựng NTM13; Đề án xây dựng NTM trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện14; 04 Đề án xây dựng huyện NTM kiểu mẫu tại 04 huyện: huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định, huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An, huyện Đơn Dương - tỉnh Lâm Đồng và huyện Xuân Lộc - tỉnh Đồng Nai15. Trong giai đoạn 2011-2015, Chương trình MTQG xây dựng NTM bắt đầu được triển khai và đã trở thành một phong trào sôi nổi, rộng khắp trên cả nước. Song hành với xây dựng NTM, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và PTBV, trong đó nêu rõ quan điểm: “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển KTXH của cả nước; gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường để bảo đảm PTBV; PTBV vừa là một quá trình, vừa là mục tiêu của ngành”. Trong giai đoạn 2016-2020, Chương trình MTQG xây dựng NTM tiếp tục bước vào giai đoạn II với nhiều thành tựu có tính đột phá, từ những kết quả nổi bật trong thay đổi diện mạo, chất lượng đời sống nông thôn, cho đến sự hoàn thiện về thể chế, chính sách, nâng cao năng lực thực hiện, huy động sự tham gia của toàn xã hội và hợp tác quốc tế. Đến cuối giai đoạn, Ban Chỉ đạo Trung ương đã tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Những kết quả tích cực của 10 năm xây 8 Giai đoạn 2016-2020: ngân sách Trung ương: 63.155,6 tỷ đồng; ngân sách địa phương: 130.000 tỷ đồng 9 Quyết định số 1620/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 và Quyết định số 1730/QĐ-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ 10 Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ 11 Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ 12 Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 26/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ 13 Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 12/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ 14 Quyết định số 676/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ 15 Thông báo số 521/VPCP-NN ngày 15/01/2018 của Văn phòng Chính phủ 12
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn