intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết cho thấy bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục phải hướng tới mục tiêu cung ứng nguồn nhân lực chủ yếu cho sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC Số 04(16)/2017 BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỔNG THỂ LÊ BÁ LỘC TRẦN TRỌNG THÁI TÓM TẮT: Trong bối cảnh đất nước có nhiều đổi mới, việc bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là vô cùng cần thiết. Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục phải hướng tới mục tiêu cung ứng nguồn nhân lực chủ yếu cho sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Từ khóa: quản lý giáo dục; cán bộ quản lý giáo dục; bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. ABSTRACT: In the context of the country's many innovations, the training and development of the contingent of qualified human resources officers has been standardized, ensuring sufficient quantity, synchronous structure and quality improvement. politics, ethics, lifestyle, professional conscience and professional qualifications of teachers, meet the increasing demands of the cause of education in the industrialization and modernization The country is extremely necessary. Fostering of human resource managers should aim at providing the core human resources for the cause of fundamental renewal, comprehensive education and training, meeting the requirements of industrialization and modernization in the context of the market economy. socialist orientation school and international integration. Key words: educational management; education managers; fostering educational administrators. 1. MỞ ĐẦU nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp của Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục phục vụ đổi cán bộ quản lý giáo dục có ý nghĩa quyết định mới căn bản, toàn diện giáo dục. Đổi mới đối với sự thành công của công cuộc đổi mới phương thức bồi dưỡng theo hướng xây dựng giáo dục và đào tạo hiện nay. Đội ngũ cán bộ môi trường học tập cho mọi cán bộ quản lý quản lý giáo dục, nhất là các hiệu trưởng giáo dục, đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời; trường phổ thông trong cả nước càng nhận thức hiện đại hóa cơ sở vật chất theo hướng ứng rõ hơn quan điểm đổi mới là cần thiết, bắt buộc dụng công nghệ thông tin rộng khắp trong bồi để phát triển nhà trường. Tiếp tục đổi mới dưỡng theo phương thức mới và hỗ trợ các địa mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp bồi phương trong phát triển năng lực đội ngũ cán dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, bộ quản lý giáo dục. đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, trách Thạc sĩ. Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. Thạc sĩ. Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. 63
  2. LÊ BÁ LỘC – TRẦN TRỌNG THÁI 2. NỘI DUNG chủ động, sáng tạo. Nhiều địa phương có cách 2.1. Vai trò của hiệu trưởng trong bối cảnh làm hiệu quả trong nâng cao chất lượng cán bộ đổi mới giáo dục quản lý. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới, ội ngũ hiệu trưởng có vai tr quan trọng trình độ và năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ trong đổi mới giáo dục phổ thông; là một trong quản lý giáo dục vẫn c n bộc lộ những hạn chế những lực lượng trực tiếp góp phần hoạch định nhất định. chủ trương, chính sách, đề án, chiến lược và Tính chuyên nghiệp của cán bộ quản lý các nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông; là giáo dục trong việc thực thi công vụ, khả năng một nhân tố quan trọng quyết định sự thành tham mưu, xây dựng chính sách và đặc biệt là công của đổi mới giáo dục phổ thông. trong việc ứng dụng triển khai các phương Hiệu trưởng không chỉ là một nhà quản lý pháp quản lý giáo dục theo xu thế phát triển giáo dục mà c n là một nhà lãnh đạo có tầm của thời đại c n bất cập, chưa thường xuyên nhìn và tư duy đổi mới. Năng lực của người cập nhật, bổ sung kiến thức mới về khoa học hiệu trưởng thể hiện trong việc chỉ ra những quản lý giáo dục để vận dụng trong công tác điểm trọng tâm cần làm, kiên định với các quản lý trường phổ thông. quyết sách tạo sự khác biệt, bền bỉ xây dựng Cán bộ quản lý giáo dục ở các địa phương các giá trị văn hóa cốt lõi và thực tâm ghi nhận thiếu chủ động, c n khó khăn trong việc phát từng thành công, khích lệ những nỗ lực dù nhỏ hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra từ nhất của giáo viên, học sinh trong nhà trường. cơ sở do kiến thức và kỹ năng quản lý giáo dục Hiệu trưởng phải nhận diện cho được những c n hạn chế. Trình độ và năng lực điều hành giáo viên sáng tạo, phát triển bồi dưỡng họ trong quản lý dựa vào kinh nghiệm cá nhân, ít thành nhân tố chủ chốt, trao quyền và cơ hội để vận dụng khoa học quản lý, dự báo, xây dựng họ có thể phát huy năng lực cá nhân. chiến lược, kế hoạch vào thực tiễn. Trong bất kỳ nền giáo dục nào con người Cán bộ quản lý giáo dục c n thiếu những phải được xem là một cá thể có những đặc kiến thức, kỹ năng cần thiết khi quản lý nhà trưng riêng về năng lực, sở trường, thói trường theo chương trình giáo dục phổ thông quen… không giống bất kỳ người nào khác. tổng thể: Kiến thức về pháp luật, kỹ năng tổ Sứ mạng cao cả của giáo dục là giúp mỗi học chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp sinh bộc lộ hết những tiềm năng vốn có để luật, kỹ năng tổ chức bộ máy, kỹ năng quản lý học sinh đó có thể sống có ích cho bản thân, nhân sự và tài chính của đội ngũ cán bộ quản lý cho gia đình và xã hội. Do vậy, trong công các cơ sở giáo dục c n hạn chế, đôi khi c n cuộc cách mạng này, vai tr của hiệu trưởng lúng túng trong thực thi trách nhiệm và thẩm với tư cách là chỉ huy trưởng của một đơn vị quyền. Trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tin học giáo dục, quyết định thành bại trên mặt trận chưa đáp ứng được yêu cầu mới trong việc thu quản lý giáo dục của mình. thập và xử lý thông tin trong và ngoài nước về 2.2. Những rào cản đối với hiệu trưởng trong giáo dục và những yếu tố tác động khác. công tác quản lý giáo dục khi thực hiện Công tác quản lý ở các nhà trường phổ chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thông vẫn lấy trọng tâm là quản lý việc dạy của Trong thời gian qua, các địa phương đã thầy và việc học của tr là chính. Vì vậy, để tăng cường bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản đáp ứng mục tiêu giáo dục là chuyển từ truyền lý giáo dục về đổi mới phương pháp dạy học, thụ kiến thức một chiều sang chú trọng hình đổi mới kiểm tra đánh giá và các hoạt động thành, phát triển toàn diện năng lực và phẩm giáo dục theo hướng phát huy năng lực, tính chất người học, nội dung của từng khâu trong 64
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC Số 04(16)/2017 công tác quản lý của các nhà trường cần thiết chính sách), thiếu thốn (các nguồn lực), hạn phải được thay đổi một cách căn bản để đáp chế (năng lực, trình độ ngoại ngữ, tin học) nên ứng công tác quản lý giáo dục theo chương ít có cơ hội giao lưu, học tập trao đổi kinh trình mới. Đó là trách nhiệm của các trường đại nghiệm quản lý giáo dục với các đơn vị khác ở học, học viện, trường bồi dưỡng cán bộ quản lý trong và ngoài nước. giáo dục, trường cao đẳng trong việc bồi dưỡng Học tập theo hình thức E-learning cũng cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các c n hạn chế đối với một số hiệu trưởng ở các trường phổ thông. địa phương khác nhau. Đó là do thiếu về cơ sở Bản thân chương trình giáo dục phổ thông vật chất, phương tiện, trang thiết bị, tài liệu học tổng thể vẫn c n nhiều luồng ý kiến khác nhau tập nghiên cứu. Năng lực, trình độ hiệu trưởng từ xã hội. Do vậy cán bộ quản lý giáo dục các chưa theo kịp với hình thức học tập mới E- trường vẫn c n có những băn khoăn nhất định learning. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về quản cho lộ trình thực hiện chương trình trong thời lý giáo dục cho đội ngũ hiệu trưởng vẫn c n gian tới. Bên cạnh đó, những kỹ năng gì cần hạn chế trong việc tổ chức học tập, nghiên cứu, bồi dưỡng, năng lực gì cần được nâng cao để bồi dưỡng qua hình thức học tập E-learning cho thực hiện công tác quản lý giáo dục ở nhà học viên (có triển khai ở một số đơn vị nhưng trường theo chương trình giáo dục phổ thông chưa đại trà, chỉ thực hiện ở một số ít môn học, tổng thể mới cũng là những câu hỏi đặt ra đối chuyên đề, ở một số ít lớp học). Do vậy, đội với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các trường ngũ hiệu trưởng chưa cập nhật kịp thời những phổ thông để quản lý cho phù hợp và có hiệu kiến thức mới, những kỹ năng cần thiết, những quả cao. thông tin bổ ích cho công tác quản lý giáo dục Cán bộ quản lý giáo dục chưa nắm rõ cách ở các nhà trường phổ thông trong bối cảnh đổi phân cấp, phân quyền trong nhà trường để mỗi mới giáo dục. tổ chức trong nhà trường như tổ chuyên môn Cán bộ quản lý giáo dục chưa được bồi hoặc cá nhân mỗi giáo viên được tự chủ, linh dưỡng về quản lý giáo dục phổ thông hiện nay hoạt và sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ theo theo vị trí việc làm và chức danh quản lý (đối chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới. tượng được bồi dưỡng đang là hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng vẫn c n lúng túng không biết phân hiệu trưởng trường phổ thông, đối tượng là cấp, phân quyền sao cho hợp lý, hợp tình để nguồn chuẩn bị bổ nhiệm, tổ trưởng bộ môn và phát huy năng lực các đơn vị, các cá nhân trong giáo viên cốt cán của trường phổ thông). Các nhà trường. Họ chỉ chú trọng quản lý giám sát lớp bồi dưỡng về quản lý giáo dục (Ban hành chặt chẽ quá trình thực hiện các nhiệm vụ, các kèm theo Quyết định số 382/QĐ-BGDĐT ngày nội dung, các hoạt động, c n bất cập trong quản 20/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào lý kết quả nên chưa nâng cao tính chủ động cho tạo) được tổ chức giảng dạy và học tập trong đội ngũ. thời gian qua và hiện nay của các cơ sở giáo Cán bộ quản lý giáo dục ít có điều kiện dục (các trường đại học sư phạm, các trường giao lưu, học tập kinh nghiệm với các đồng cao đẳng sư phạm, Học viện Quản lý Giáo dục, nghiệp ở các cơ sở giáo dục khác nhau trong và Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ ngoài nước. Việc này chỉ thuận lợi đối với hiệu Chí Minh,…) gồm những học viên thuộc nhiều trưởng các trường ở những vùng có điều kiện đối tượng khác nhau trong cùng một lớp học. kinh tế - xã hội phát triển, được sự quan tâm Ví dụ như hiệu trưởng học chung với phó hiệu của các lực lượng xã hội. Đa phần hiệu trưởng trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên quy các trường c n có những khó khăn (cơ chế, hoạch nguồn; hoặc là hiệu trưởng, phó hiệu 65
  4. LÊ BÁ LỘC – TRẦN TRỌNG THÁI trưởng các bậc học khác nhau (mầm non, tiểu ứng yêu cầu của chương trình mới cần thực học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, hiện như sau: trung tâm giáo dục thường xuyên, trường phổ Thiết kế lại chương trình bồi dưỡng cán bộ thông dân tộc nội trú,…) học chung một lớp quản lý trường phổ thông theo hướng tiếp cận quản lý giáo dục. Điều đó thực sự là một bất mới của Chương trình phổ thông tổng thể. Bám cập cần khắc phục để học viên các lớp học về sát chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, quản lý giáo dục có hiệu quả hơn. chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông để có nội Cán bộ quản lý giáo dục chưa được bồi dung phù hợp giúp cán bộ quản lý có kiến thức, dưỡng năng lực quản lý phát triển chương kỹ năng cần thiết khi quản lý nhà trường. trình giáo dục, chương trình môn học theo Bồi dưỡng cho học viên là cán bộ quản lý chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. giáo dục có được tính chuyên nghiệp trong việc Chưa được bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thực thi công vụ, có khả năng tham mưu, xây thức, kinh nghiệm để tham gia thiết kế, xây dựng chính sách, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các dựng, thực thi và đánh giá chương trình giáo văn bản quy phạm pháp luật và đặc biệt là khả dục. Nếu được bồi dưỡng năng lực quản lý năng thực hiện được việc ứng dụng, triển khai phát triển chương trình giáo dục sẽ giúp hiệu các phương pháp quản lý giáo dục theo xu thế trưởng trường phổ thông quán triệt chủ phát triển của thời đại. Trang bị kiến thức và kỹ trương, định hướng phát triển chương trình năng quản lý giáo dục để họ chủ động trong giáo dục, chương trình môn học, hoạt động việc phát hiện và giải quyết các vấn đề thực giáo dục; hiểu thống nhất các khái niệm về tiễn đặt ra từ cơ sở. Biết vận dụng khoa học chương trình giáo dục, kiến thức cốt lõi về quản lý, dự báo, xây dựng chiến lược, kế hoạch khoa học phát triển chương trình giáo dục; vào thực tiễn. giúp họ bổ sung năng lực vận dụng kiến thức, Bồi dưỡng cho học viên kiến thức về pháp kinh nghiệm để tham gia thiết kế, xây dựng, luật, tổ chức bộ máy, quản lý nhân sự và tài thực thi và đánh giá chương trình giáo dục. chính của đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở giáo 2.4. Một số đề xuất bồi dưỡng cán bộ quản lý dục trong thực thi trách nhiệm và thẩm quyền. trường phổ thông đáp ứng yêu cầu chương Trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tin học cũng cần trình giáo dục phổ thông tổng thể được bồi dưỡng nâng cao để thu thập và xử lý Yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo thông tin trong và ngoài nước về giáo dục và dục và đào tạo đ i hỏi có đội ngũ cán bộ quản những yếu tố tác động khác. lý giáo dục các cấp đủ năng lực đáp ứng nhiệm Bồi dưỡng cho học viên những nội dung vụ trong bối cảnh mới. Vì vậy, việc đổi mới hướng dẫn cách phân cấp, phân quyền trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhà trường để mỗi tổ chức trong nhà trường quản lý giáo dục cần thực hiện một cách có hệ như tổ chuyên môn hoặc cá nhân mỗi giáo viên thống, từ mục tiêu, nội dung, chương trình đến được tự chủ, linh hoạt và sáng tạo trong thực phương thức đào tạo, bồi dưỡng theo hướng hiện nhiệm vụ. Bồi dưỡng cho họ về phương phát triển năng lực thực hiện nhiệm vụ. thức quản lý chuyển từ việc quản lý giám sát Trên cơ sở xem xét về chương trình giáo chặt chẽ quá trình thực hiện sang quản lý kết dục phổ thông tổng thể, xác định những vấn đề quả để nâng cao tính chủ động cho đội ngũ đặt ra cho người hiệu trưởng khi quản lý hoạt trong nhà trường. động giáo dục theo chương trình mới, việc bồi Thiết kế các Nghiên cứu điển hình (Case dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông đáp study) theo các nội dung chương trình bồi dưỡng và sử dụng phối hợp hiệu quả với các 66
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC Số 04(16)/2017 phương pháp dạy học tích cực khác trong quá thông quán triệt chủ trương, định hướng phát trình hướng dẫn các cán bộ quản lý học tập. triển chương trình giáo dục, chương trình môn Đồng thời, tăng cường thời lượng của chương học, hoạt động giáo dục; đồng thời, hiểu thống trình bồi dưỡng cho hoạt động tham quan, học nhất các khái niệm về chương trình giáo dục, tập các cơ sở giáo dục tiên tiến, điển hình để cung cấp kiến thức cốt lõi về khoa học phát học viên có thêm cơ hội, điều kiện giao lưu, triển chương trình giáo dục: cơ sở khoa học học tập, trao đổi kinh nghiệm quản lý giáo dục xây dựng chương trình; mô hình xây dựng, ở trong và ngoài nước. quan điểm tiếp cận trong xây dựng chương Chương trình bồi dưỡng có thể thực hiện trình; quy trình phát triển chương trình giáo theo hình thức E-learning để giảm thiểu thời dục; mặt khác, giúp họ bổ sung năng lực vận gian và chi phí, đồng thời tăng tính tích cực của dụng kiến thức, kinh nghiệm để tham gia thiết người học. Các cơ sở bồi dưỡng cán bộ quản lý kế, xây dựng, thực thi và đánh giá chương giáo dục có thể sử dụng Website của trường để trình giáo dục. Để đạt được mục tiêu bồi tạo diễn đàn cho học viên chia sẻ những kinh dưỡng năng lực quản lý phát triển chương nghiệm hay trong quản lý giáo dục hoặc tải các trình giáo dục, cần tổ chức biên soạn chương bài viết theo chuyên đề của các tác giả có uy trình, tài liệu bồi dưỡng phát triển chương tín, các nhà nghiên cứu về giáo dục; hoặc xây trình giáo dục phù hợp với định hướng đổi dựng chung một hộp thư điện tử cho các học mới chương trình giáo dục phổ thông. viên trong lớp hoặc theo tổ nhóm, hoặc riêng Lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng phù hợp cho học viên với giáo viên nhằm khuyến khích, với điều kiện của cán bộ quản lý các trường tạo điều kiện để họ trao đổi, chia sẻ trực tiếp phổ thông. Bảo đảm thực hiện tốt quy trình đào những vấn đề mà họ đang gặp khó khăn, những tạo, bồi dưỡng gồm bốn bước cơ bản là: Xác sáng kiến hay, những ý tưởng mới, những sưu định nhu cầu; lập kế hoạch; thực hiện kế hoạch tầm họ thu thập được bằng hình ảnh hoặc và đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán những bài viết. Bên cạnh đó, các cơ sở bồi bộ quản lý giáo dục và các yếu tố liên quan, dưỡng cán bộ quản lý giáo dục cũng cần xây ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình này như thể dựng những nhóm giáo viên có kinh nghiệm chế, ngân sách đào tạo, bồi dưỡng, chương (giáo viên cốt cán) ở từng lĩnh vực khác nhau, trình tài liệu, giáo viên và năng lực tổ chức đào chuyên đề khác nhau để hỗ trợ học viên thông tạo, bồi dưỡng, cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ qua mạng thông tin trực tuyến. trợ giảng dạy của cơ sở đào tạo cũng như năng Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói lực và động lực học tập của học viên. chung, đổi mới chương trình giáo dục phổ Xác định nhu cầu bồi dưỡng là bước cơ thông tổng thể nói riêng, việc đổi mới bồi bản, quan trọng để xác định xem bồi dưỡng cái dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên gì, loại năng lực nào cần và loại nào không cần các trường là nhiệm vụ cấp bách. Ngoài việc bồi dưỡng. Cách thức đánh giá nhu cầu bồi bồi dưỡng năng lực quản lý các hoạt động của dưỡng là dựa trên sự so sánh giữa mức độ nhà trường, việc bồi dưỡng năng lực quản lý thành thạo công việc của cán bộ quản lý giáo phát triển chương trình giáo dục, chương trình dục phổ thông với yêu cầu của công việc mà họ môn học cần được ưu tiên, trước hết cần được đảm nhận. Chương trình bồi dưỡng cần phải sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp quản dựa trên thực tế công việc của cán bộ quản lý lý. Việc tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý giáo dục trường phổ thông và quy trình bồi phát triển chương trình giáo dục nhằm mục dưỡng phải bắt đầu từ các bản mô tả công việc đích giúp đội ngũ hiệu trưởng trường phổ của cán bộ quản lý giáo dục phổ thông. Phân 67
  6. LÊ BÁ LỘC – TRẦN TRỌNG THÁI hóa đối tượng bồi dưỡng, từ đó xác định nội nguồn học liệu phù hợp với chương trình giáo dung bồi dưỡng cho phù hợp, chuyên sâu đối dục tổng thể, chương trình môn học và hoạt với từng đối tượng. Cụ thể, đối tượng được bồi động giáo dục của nhà trường. dưỡng đang là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng 3. KẾT LUẬN trường phổ thông, đối tượng là nguồn chuẩn bị Sự thành công của công cuộc đổi mới cho bổ nhiệm, tổ trưởng chuyên môn và giáo giáo dục và đào tạo hiện nay quyết định ở viên cốt cán của trường phổ thông. Đội ngũ cán việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản bộ quản lý giáo dục trường phổ thông trước hết lý giáo dục. Đội ngũ này cần được bồi dưỡng cần được học tập lý luận nội dung đổi mới quản thường xuyên theo chuẩn nghề nghiệp và lý giáo dục phổ thông để đổi mới, sáng tạo theo bối cảnh mới của ngành, của đất nước và trong tư duy nhằm xác định rõ nội dung đổi quốc tế. Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương mới quản lý giáo dục phổ thông, nhất là việc pháp bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, xây dựng và thực thi chương trình giáo dục phổ rèn luyện của đội ngũ cán bộ quản lý giáo thông tổng thể gắn với vị trí việc làm, chức dục; đổi mới phương thức bồi dưỡng theo trách, nhiệm vụ, trách nhiệm của mình.Việc mở hướng xây dựng môi trường học tập thuận lợi các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và phù hợp cho cán bộ quản lý giáo dục, đáp trường phổ thông hiện nay cần tổ chức lớp theo ứng nhu cầu học tập suốt đời; hiện đại hóa cơ vị trí việc làm và chức danh quản lý. sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học Sau khi được bồi dưỡng, cán bộ quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà trường triển khai tập huấn cho cán bộ quản giáo dục; ứng dụng cao nhất những tiện ích lý tổ bộ môn, giáo viên trong nhà trường về của công nghệ thông tin trong bồi dưỡng cán phát triển chương trình giáo dục, chương trình bộ quản lý giáo dục; hỗ trợ tốt nhất trong khả môn học, hoạt động giáo dục. Tổ chức tập huấn năng của các cơ sở bồi dưỡng cán bộ quản lý về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá cho giáo dục cho các địa phương trong phát triển đội ngũ giáo viên nhà trường. Cùng với đó là tổ năng lực đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ chức các hoạt động xã hội hóa giáo dục, huy thông đáp ứng chương trình giáo dục phổ động các lực lượng xã hội tham gia phát triển thông tổng thể trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Ngọc Giao (2013), Quản lý trường phổ thông, Nxb. Giáo dục Việt Nam. 2. Phan Văn Kha (chủ biên), Đổi mới quản lý giáo dục Việt Nam - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội. 3. Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 27/11/2013 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo. 4. Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. 5. Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. 6. Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 . Ngày nhận bài: 10/12/2017. Ngày biên tập xong: 20/12/2017. Duyệt đăng: 02/01/2018 68
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0