JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0082<br />
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6A, pp. 113-122<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THEO HÌNH THỨC E-LEARNING Ở VIỆT NAM<br />
<br />
Nguyễn Văn Hiền<br />
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
<br />
Tóm tắt. Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, nhu cầu<br />
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên (GV) để đáp ứng yêu cầu mới là hết sức lớn. Triển khai bồi<br />
dưỡng GV theo hình thức e-learning sẽ có lợi thế về khả năng nhân rộng, tiết kiệm chi phí<br />
mà vẫn đảm bảo chất lượng. Bằng phương pháp nghiên cứu lí thuyết, thực nghiệm và khảo<br />
sát, nghiên cứu của tác giả tập trung trả lời 3 câu hỏi sau: Bồi dưỡng GV theo hình thức<br />
e-learning ở Việt Nam có khả thi? Việc tổ chức bồi dưỡng theo hình thức này nên được tiến<br />
hành như thế nào? Phản ứng của GV với hình thức học tập này ra sao? Qua thực tế triển<br />
khai với kết quả khảo sát 439 học viên - GV tham gia học 4 khóa e-learning cho thấy: Bồi<br />
dưỡng GV theo hình thức e-learning ở Việt Nam là hoàn toàn khả thi; các GV đã có thái<br />
độ hết sức tích cực đối với hình thức bồi dưỡng này. Trong đó, hình thức tổ chức học tập<br />
kết hợp có hiệu quả cao hơn hình thức học e-learning thuần túy.<br />
Từ khóa: CNTT trong giáo dục và đào tạo; e-learning; bồi dưỡng giáo viên.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Người giáo viên (GV), với đặc thù nghề nghiệp của mình, việc tự bồi dưỡng và được bồi<br />
dưỡng chuyên môn là hết sức quan trọng. Do đó, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, công tác bồi<br />
dưỡng, phát triển thường xuyên chuyên môn của GV luôn được quan tâm và triển khai đa dạng.<br />
Ở Việt Nam hiện nay, trong bối cảnh triển khai Nghị quyết 29 – NQ/TW về đổi mới căn<br />
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, việc bồi dưỡng, đào tạo lại một số lượng lớn giáo viên các cấp<br />
học là một nhu cầu tất yếu. Bởi trước những yêu cầu mới, người GV cũng phải có những phẩm<br />
chất và năng lực mới.<br />
Trong mọi tình huống, công tác đào tạo và bồi dưỡng được tiến hành trực tiếp là hình thức<br />
tốt nhất. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng GV cần được đặt trong hệ quy chiếu với nhiều yếu tố cần cân<br />
nhắc. GV là học viên người lớn, là người có kinh nghiệm nhưng việc học tập thường bị chi phối<br />
bởi nhiều hoạt động khác [1]. Trong khi đó, công tác bồi dưỡng, đào tạo phải có tác động đủ liều<br />
mới đưa đến sự thay đổi ở người GV (Gulamhussein [5]. Bên cạnh đó, kinh phí để triển khai bồi<br />
dưỡng trên một diện rộng lại tốn kém. . . Trước thực tế trên, việc ứng dụng và tối ưu hóa ưu điểm<br />
của công nghệ thông tin trong công tác tập huấn, bồi dưỡng GV theo hình thức e-learning hứa hẹn<br />
nhiều thuận lợi và hiệu quả mới.<br />
E-learning là thuật ngữ được xuất hiện đầu tiên vào những năm cuối thập niên 90 của thế<br />
kỉ XX [2]. Một cách chung nhất, nó được hiểu là hoạt động học tập với máy vi tính được kết nối<br />
Ngày nhận bài: 10/1/2015. Ngày nhận đăng: 10/4/2015.<br />
Liên hệ: Nguyễn Văn Hiền, e-mail: hiennv@hnue.edu.vn.<br />
<br />
<br />
<br />
113<br />
Nguyễn Văn Hiền<br />
<br />
<br />
mạng, cho phép người học có thể tự học mọi lúc, mọi nơi [3]. E-learning là hình thức học tập đã<br />
được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và ưu điểm của nó cũng đã được khẳng định.<br />
Nghiên cứu của Looms [7] cho thấy, e-learning đáp ứng được các phong cách học tập khác nhau.<br />
Đây là nền tảng học tập luôn sẵn sàng 24/7 nên nó mang lại cơ hội học tập cho một lượng lớn học<br />
viên. E-learning cũng tạo điều kiện cho người học tự học theo trình độ, tốc độ của mình; cung cấp<br />
thêm nhiều lựa chọn ứng với sở trường, nhu cầu và kĩ năng của mỗi người [10]. Một hiệu ứng đặc<br />
biệt nữa của e-learning đó là nó mang lại cho người học cảm giác học tập “an toàn, thoải mái” khi<br />
được học tại nhà [9]. Theo đó, e-learning cũng đã mở ra cơ hội và hình thức bồi dưỡng chuyên<br />
môn mới cho GV, khác với mô hình bồi dưỡng trực tiếp mặt đối mặt. Nghiên cứu của McNamara<br />
và cộng sự [8] cũng đã chỉ ra hiệu quả của hình thức bồi dưỡng này đối với việc phát triển chuyên<br />
môn của GV. Trong đó, GV đánh giá cao về đặc điểm thuận lợi, tự chủ và phân hóa của e-learning.<br />
Nó còn có đặc tính nổi trội đó là kích thích những suy ngẫm sâu của GV, đặc biệt khi họ được chia<br />
sẻ với cộng đồng chuyên môn ở trên mạng. Trong luận án tiến sĩ của mình, Duaglas (2008) [4] đã<br />
nghiên cứu về hiệu quả của e-learning với hoạt động bồi dưỡng GV dựa trên 6 lĩnh vực của chuẩn<br />
đảm bảo chất lượng đào tạo tại New York. Kết quả cho thấy, e-learning đáp ứng được về phong<br />
cách học, về mức độ hiểu biết và thực hiện; và về nghiên cứu, khai thác dữ liệu. Riêng chuẩn về<br />
tương tác, cộng tác và kiểm tra, đánh giá chưa được GV ghi nhận cao. Trong đó, theo các GV đã<br />
dự học e-learning, lĩnh vực cần cải thiện nhiều trong quá trình học đó là cần hỗ trợ sự tương tác và<br />
cộng tác của họ hơn nữa.<br />
Ở Việt Nam, e-learning cũng đã được triển khai thực tế trong những năm gần đây. Trong<br />
đó, có thể kể đến tổ hợp giáo dục Topica (https://topica.edu.vn). Đây hiện là một trong những đơn<br />
vị triển khai các chương trình đào tạo cấp bằng cử nhân trực tuyến tại Việt Nam và một số nước ở<br />
khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên có thể thấy, việc bồi dưỡng GV theo hình thức e-learning ở Việt<br />
Nam hầu như chưa được triển khai.<br />
Vậy liệu việc bồi dưỡng GV theo hình thức e-learning ở Việt Nam có khả thi hay không?<br />
Việc tổ chức bồi dưỡng theo hình thức này nên được tiến hành như thế nào? Phản ứng của GV với<br />
hình thức học tập này ra sao? Bài báo này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi trên dựa trên kết quả<br />
nghiên cứu và thực tế triển khai công tác bồi dưỡng GV theo hình thức e-learning tại Việt Nam<br />
thời gian qua.<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Phương pháp nghiên cứu<br />
Chúng tôi (Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất Học liệu, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)<br />
đã phối hợp với Vụ Giáo dục Trung học, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục tổ chức<br />
thí điểm 4 khóa bồi dưỡng GV các cấp trên phạm vi cả nước theo hình thức E – learning. Trước<br />
khi kết thúc mỗi khóa bồi dưỡng, chúng tôi gửi tới các học viên phiếu khảo sát trực tuyến để thu<br />
nhận phản hồi của người học đối với khóa học. Phiếu gồm 4 câu hỏi ở dạng thang likert và 2 câu<br />
hỏi mở. Hình ảnh phiếu khảo sát trực tuyến được trình bày trong Hình 1.<br />
Các dữ liệu khảo sát được lưu trữ và xử lí tự động qua công cụ Google Form. Thông tin về<br />
khóa bồi dưỡng này được trình bày trong Bảng 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
114<br />
Bồi dưỡng giáo viên theo hình thức E-learning ở Việt Nam<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Hình ảnh phiếu khảo sát trực tuyến<br />
<br />
Bảng 1. Bốn khóa bồi dưỡng GV theo hình thức e-learning<br />
Biện pháp<br />
Khóa Nội dung Thời gian Đối tượng Địa bàn<br />
tổ chức học<br />
Hải Dương,<br />
Bồi dưỡng GV về<br />
14/8 đến Hòa Bình, Thái<br />
1. "Phương pháp Bàn tay 150 GV THCS Học kết hợp<br />
24/8/2013 Nguyên, Yên<br />
nặn bột"<br />
Bái<br />
Bồi dưỡng GV về<br />
15/10 đến<br />
2. "Phương pháp Bàn tay 100 GV THCS Vĩnh Phúc Học kết hợp<br />
25/10/2013<br />
nặn bột"<br />
Bồi dưỡng các Hiệu Hải Dương,<br />
120 Hiệu<br />
trưởng về: "Quản lí giáo 10/10 đến Hòa Bình, Thái<br />
3. trưởng các Học kết hợp<br />
dục giá trị sống và kĩ 19/10/2013 Nguyên, Yên<br />
trường Tiểu học<br />
năng sống" Bái<br />
100 GV các<br />
Bồi dưỡng GV về: "Ứng<br />
23/10 đến trường trung E-learning<br />
4. dụng CNTT trong dạy Toàn quốc<br />
08/11/2014 cấp chuyên thuần túy<br />
học"<br />
nghiệp<br />
<br />
<br />
<br />
115<br />
Nguyễn Văn Hiền<br />
<br />
<br />
Trong đó, biện pháp tổ chức học kết hợp là tổ chức cho học viên những giai đoạn tự học<br />
hoàn toàn trên mạng đan xen với những giai đoạn được trao đổi trực tiếp với GV hướng dẫn qua<br />
hệ thống cầu truyền hình hoặc qua công cụ Diễn đàn, Thông báo trực tuyến hoặc điện thoại đường<br />
dây nóng. Còn biện pháp tổ chức học e-learning thuần túy thì phần lớn thời gian người học tự học<br />
một mình với các bài học được đóng gói sẵn, hầu như không có giai đoạn trao đổi trực tiếp với<br />
người hướng dẫn [6].<br />
Quy trình triển khai các khóa bồi dưỡng GV với biện pháp tổ chức học kết hợp về cơ bản<br />
gồm các bước được trình bày trong Bảng 2.<br />
<br />
Bảng 2. Tóm tắt các bước tổ chức một khóa bồi dưỡng GV<br />
theo hình thức e-learning với biện pháp học tập kết hợp<br />
TT Giai đoạn Hoạt động chủ yếu Kỹ thuật tổ chức<br />
- Định hướng người học về khóa<br />
- Sử dụng công nghệ Hội nghị<br />
học;<br />
truyền hình (đã làm với khóa 1, 3);<br />
- Cấp phát tài khoản, hướng dẫn làm<br />
1. Khai giảng - Hoặc cử GV hướng dẫn, thành<br />
quen không gian lớp học;<br />
viên ban tổ chức gặp gỡ, trao đổi<br />
- Giải đáp thắc mắc ban đầu (nếu<br />
trực tiếp (đã làm với khóa 2).<br />
có).<br />
- Sử dụng Diễn đàn trực tuyến;<br />
- Học viên tự học, làm bài tập theo<br />
- Sử dụng điện thoại đường dây<br />
Tổ chức tiến độ của cá nhân;<br />
2. nóng;<br />
học - Học viên trao đổi, chia sẻ với nhau<br />
- Sử dụng tính năng Thông báo của<br />
và với GV hướng dẫn, ban tổ chức.<br />
lớp học.<br />
- Học viên có thể làm bài tập cuối<br />
khóa;<br />
- Sở GD&ĐT tổ chức và giám sát<br />
- Học viên phản hồi về khóa bồi<br />
bài làm cuối khóa;<br />
dưỡng qua phiếu khảo sát trực<br />
- Sử dụng công nghệ Hội nghị<br />
Tổng kết, tuyến;<br />
3. truyền hình (đã làm với khóa 1, 3);<br />
bế giảng - Học viên báo cáo một số kết quả<br />
- Hoặc cử GV hướng dẫn, thành<br />
điển hình;<br />
viên ban tổ chức gặp gỡ, trao đổi<br />
- Học viên và giáo viên, BTC trao<br />
trực tiếp (đã làm với khóa 2).<br />
đổi, giải đáp thắc mắc, đề xuất<br />
những vấn đề mới.<br />
<br />
Minh họa về không gian lớp học và các khu vực chức năng của lớp học e-learning được<br />
trình bày trong Hình 2.<br />
(Trong đó: 1 – là khu vực quản lí lớp học, với các thanh điều hướng giúp người học di chuyển giữa<br />
các phần chức năng khác nhau của lớp học; 2 – là khu vực học viên có thể tải về các tài liệu đọc<br />
thêm; 3 – là khu vực hiển thị nội dung bài học, thường được thiết kế theo dạng chương trình hóa)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
116<br />
Bồi dưỡng giáo viên theo hình thức E-learning ở Việt Nam<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Hình minh họa không gian lớp học e–learning<br />
<br />
<br />
2.2. Kết quả nghiên cứu và bình luận<br />
Số lượng và tỉ lệ học viên đã trả lời khảo sát ở từng khóa học được trình bày trong Bảng 3.<br />
<br />
Bảng 3. Tỉ lệ trả lời khảo sát trực tuyến ở 4 khóa học<br />
Số lượng Khóa 1 Khóa 2 Khóa 3 Khóa 4<br />
Học viên trả lời 143 98 113 85<br />
Học viên dự học 150 100 120 100<br />
Tỉ lệ trả lời 95,3% 98% 94,2% 85%<br />
<br />
<br />
Bảng 4. Kết quả phản hồi của người học về mức độ hài lòng đối với<br />
hình thức bồi dưỡng theo e-learning (Số lượng (%))<br />
Mức độ đồng ý Khóa 1 Khóa 2 Khóa 3 Khóa 4<br />
Rất không đồng ý 1 (0,7) 1 (1,0) 1 (0,9) 1 (1,2)<br />
Không đồng ý 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 3 (3,5)<br />
Bình thường 6 (4,2) 7 (7,1) 3 (2,7) 6 (7,1)<br />
Đồng ý 80 (55,9) 52 (53,1) 56 (49,6) 45 (52,9)<br />
Rất đồng ý 56 (39,2) 38 (38,8) 53 (46,9) 30 (35,3)<br />
<br />
<br />
<br />
117<br />
Nguyễn Văn Hiền<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 1. Mức độ hài lòng của học viên về hình thức khóa bồi dưỡng<br />
<br />
<br />
Với nhận xét: Tôi muốn tham gia ở các khóa học theo hình thức e-learning tiếp theo, kết<br />
quả phản hồi được trình bày trong Bảng 5 và Biểu đồ 2.<br />
<br />
Bảng 5. Kết quả phản hồi của người học về mức độ sẵn sàng tham gia<br />
các khóa học trong tương lai theo hình thức e-learning (Số lượng (%))<br />
Mức độ đồng ý Khóa 1 Khóa 2 Khóa 3 Khóa 4<br />
Rất không đồng ý 0 (0,0) 0 (0,0) 1 (0,9) 1 (1,2)<br />
Không đồng ý 1 (0,7) 2 (2,0) 1 (0,9) 2 (2,4)<br />
Bình thường 7 (4,9) 10 (10,2) 3 (2,7) 6 (7,1)<br />
Đồng ý 93 (65,0) 48 (49,0) 68 (60,2) 35 (41,2)<br />
Rất đồng ý 42 (29,4) 38 (38,8) 40 (35,4) 41 (48,2)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 2. Mức độ của học viên sẵn sàng tham gia các khóa bồi dưỡng<br />
tiếp theo trong tương lai theo hình thức e-learning<br />
<br />
<br />
118<br />
Bồi dưỡng giáo viên theo hình thức E-learning ở Việt Nam<br />
<br />
<br />
Như vậy, có thể thấy phần lớn GV tham gia các khóa bồi dưỡng đều có mức độ hài lòng<br />
cao với khóa học (thấp nhất là 88% và cao nhất là 97% ở mức đồng ý và rất đồng ý). Đa số học<br />
viên cũng bày tỏ mức độ sẵn sàng cao để tham các khóa bồi dưỡng tiếp theo theo hình thức này<br />
(từ 88% đến 95% ở mức đồng ý và rất đồng ý). Dữ liệu khảo sát cũng cho thấy khoảng 10% học<br />
viên ở khóa 4 cảm thấy bình thường hoặc chưa hài lòng, chưa sẵn sàng học tiếp các khóa tương tự.<br />
Phản hồi này cho thấy, khóa bồi dưỡng được tổ chức theo biện pháp e-learning thuần túy (mức độ<br />
tương tác giữa người học với người dạy không cao) sẽ làm học viên cảm thấy khó khăn hơn trong<br />
quá trình tự học. Khó khăn này cũng phản ánh phần nào ở tỉ lệ người trả lời khảo sát ở khóa 4 là<br />
thấp nhất, đạt 85% (Bảng 3).<br />
Kết quả ở hai câu khảo sát này cũng phù hợp với những phản hồi của người học trong suốt<br />
thời gian diễn ra các khóa bồi dưỡng cũng như khi trả lời các câu hỏi mở trong phiếu khảo sát.<br />
Theo đó, các học viên đều rất ủng hộ, hứng khởi với hình thức bồi dưỡng này. Họ bình luận, ghi<br />
nhận về việc họ đã được tích cực hóa ở mức cao nhất, tự chủ ở mức cao nhất: tự học, tự sắp xếp<br />
thời gian học, tự học đi học lại nhiều lần và được trao đổi cũng như nhận phản hồi một cách thường<br />
xuyên, tích cực.<br />
Về nhận xét: Nội dung của khóa bồi dưỡng dễ hiểu, kết quả khảo sát được trình bày trong<br />
Bảng 6 và Biểu đồ 3.<br />
<br />
Bảng 6. Kết quả phản hồi của người học về mức độ dễ hiểu<br />
của nội dung các khóa bồi dưỡng (Số lượng (%))<br />
Mức độ đồng ý Khóa 1 Khóa 2 Khóa 3 Khóa 4<br />
Rất không đồng ý 1 (0,7) 1 (1,0) 2 (1,8) 1 (1,2)<br />
Không đồng ý 0 (0,0) 1 (1,0) 0 (0,0) 0 (0,0)<br />
Bình thường 13 (9,1) 24 (24,5) 12 (10,6) 15 (17,6)<br />
Đồng ý 92 (64,3) 49 (50,0) 62 (54,9) 51 (60,0)<br />
Rất đồng ý 37 (25,9) 23 (23,5) 37 (32,7) 18 (21,2)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 3. Phản hồi về mức độ dễ hiểu của Nội dung khóa bồi dưỡng<br />
<br />
<br />
119<br />
Nguyễn Văn Hiền<br />
<br />
<br />
Với nhận xét: Tôi có cơ hội được tiếp cận với thông tin tôi cần một cách nhanh chóng và đầy<br />
đủ, kết quả phản hồi được trình bày trong Bảng 7 và Biểu đồ 4.<br />
<br />
Bảng 7. Kết quả phản hồi của người học về mức độ<br />
dễ tiếp cận thông tin (Số lượng (%))<br />
Mức độ hài lòng Khóa 1 Khóa 2 Khóa 3 Khóa 4<br />
Rất không hài lòng 0 (0,0) 0 (0,0) 2 (1,8) 1 (1,2)<br />
Không hài lòng 0 (0,0) 0 (0,0) 1 (0,9) 1 (1,2)<br />
Bình thường 7 (4,9) 5 (5,1) 7 (6,2) 15 (17,6)<br />
Hài lòng 91 (63,6) 61 (62,2) 69 (61,1) 49 (57,6)<br />
Rất hài lòng 45 (31,5) 32 (32,7) 34 (30,1) 19 (22,4)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 4. Phản hồi về cơ hội của học viên trong việc<br />
tiếp cận thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và đầy đủ<br />
<br />
Như vậy, phần lớn học viên đồng ý rằng nội dung của các khóa bồi dưỡng là dễ hiểu (trên<br />
80%). Điều đó cho thấy, học tập theo hình thức e-learning đã giúp GV chiếm lĩnh được kiến thức<br />
một cách thuận lợi. Tuy nhiên, về cơ hội học viên được tiếp cận thông tin họ cần (hay chính là khả<br />
năng tương tác trực tiếp) có mức độ hài lòng chưa cao. Đặc biệt, với khóa 4 (khóa học tổ chức<br />
theo biện pháp e-learning thuần túy) có đến 20% người học cảm thấy chưa có nhiều cơ hội tiếp<br />
cận thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và đầy đủ. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên<br />
cứu của Douglas [4].<br />
Ghi nhận ở các câu hỏi mở cũng cho thấy, các GV đều khẳng định lợi ích rõ ràng của hình<br />
thức bồi dưỡng này đó là sự linh hoạt, họ có thể học bất cứ lúc nào phù hợp với điều kiện của mình.<br />
Bên cạnh đó, phần lớn GV mong muốn được tiếp tục hỗ trợ trong quá trình vận dụng vào thực tiễn<br />
giảng dạy. Và mong muốn này hoàn toàn có thể thực hiện được khi trong không gian lớp học đã<br />
tích hợp Diễn đàn trực tuyến.<br />
<br />
<br />
120<br />
Bồi dưỡng giáo viên theo hình thức E-learning ở Việt Nam<br />
<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Qua thời gian hơn hai năm triển khai bồi dưỡng GV theo hình thức e-learning trên cơ sở sự<br />
vận dụng các nền tảng lí luận phù hợp, chúng tôi bước đầu rút ra một số kết luận sau:<br />
- Bồi dưỡng GV theo hình thức e-learning ở Việt Nam là hoàn toàn khả thi. GV đã tham gia<br />
học đều có thái độ tích cực đối với hình thức bồi dưỡng này và có mong muốn tiếp tục được bồi<br />
dưỡng theo cùng phương thức trong tương lai.<br />
- Biện pháp tổ chức học kết hợp đã mang lại hiệu quả cao hơn biện pháp học e-learning<br />
thuần túy. Nền tảng công nghệ là quan trọng nhưng quy trình tổ chức, quản lí một khóa bồi dưỡng<br />
còn quan trọng hơn. Người học trong quá trình học luôn cần được quản lí, đánh giá thường xuyên;<br />
sự trao đổi thông tin thường xuyên, liên tục giữa các thành phần tham gia và tổ chức khóa bồi<br />
dưỡng là hết sức cần thiết.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Chelry J. Polson, 1993. Teaching Adult Students. Idea Paper, No.29, Center for Faculty<br />
Evaluation and Development (Hoa Kỳ).<br />
[2] Cross, J., 2004. An informal history of eLearning. On the Horizon, Volume 12, Number 3,<br />
pp. 103-110.<br />
[3] Dewhurst, D., Macleaod, H. and Norris, T., 2000. Independent student learning aided<br />
by computers: an acceptable alternative to lectures. Computers and Education, 35,<br />
pp. 223 - 241.<br />
[4] Douglas Faraci, Denise, 2008. A correlation study of six professional development domains<br />
in e-learning teacher professional development. University of Pheonix, UMI Dissertation<br />
Publishing.<br />
[5] Gulamhussein, A, 2013. Teaching the Teachers: Effective Professional Development in an<br />
Era of High Stakes Accountability. Center for Public Education (Hoa Kỳ).<br />
[6] Henrich, A., Sieber, S., 2009. Blended learning and pure e-learning concepts for information<br />
retrieval: experiences and future directions. Inf Retrieval, Springer Science+Business Media.<br />
[7] Looms, P.O., 2002. Sailing into uncharted waters – the impact of new media use on<br />
education, in A. Williamson, C. Gunn, A. Young and T. Clear, ed.: Winds of change in a<br />
sea of learning. Proceedings from the 19th annual conference of the Australasian Society for<br />
Computers in Learning in Tertiary Education. Ascilite Publication, pp. 5 – 16.<br />
[8] McNamara, C.L., 2010. K-12 Teacher Participation in Online Professional Development.<br />
University of California, UMI Dissertation Publishing.<br />
[9] Sanders, D.W. and Morrison-Shetlar, A.I., 2001. Student attitudes towards web-enhanced<br />
instruction in an introductory biology course. Journal of Computing in Education, 33,<br />
pp. 251–262.<br />
[10] Stanton, N.A., Porter, L.J. and Stroud, R., 2001. Bored with Point and Click? Theoretical<br />
perspectives on designing learning environments. Innovations in Education and Teaching<br />
International, 38, pp. 175 – 182.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
121<br />
Nguyễn Văn Hiền<br />
<br />
<br />
ABSTRACT<br />
<br />
Teacher professional development using e-learning in Vietnam<br />
<br />
In the context of educational innovation in Vietnam today, there is a great need for<br />
professional development of in-service teachers. The use of e-learning platforms to train in-service<br />
teachers is a smart choice because it is inexpensive and it can be provided to a large number of<br />
teachers at the same time. Implementing both quantitative and qualitative research methods (in<br />
our pilot survey), our research was carried out in order to answer three following questions: Is<br />
the use of e-learning to improve teaching ability of in-service teachers effective in Vietnam? How<br />
should this kind of e-learning be provided? How do Vietnamese teachers respond to e-learning?<br />
Based on the 439 responses of those whose took part in four e-learning courses, we concluded that<br />
Vietnamese teachers can benefit by using e-learning. Most teachers willingly took part in these<br />
e-learning courses and showed their satisfied with this way of learning. We found that blended<br />
learning is more effective than pure e-learning.<br />
Keywords: ICT in education; e-learning; professional development of teachers.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
122<br />