YOMEDIA
ADSENSE
Bồi dưỡng tư duy phê phán cho học sinh thông qua hoạt động giải bài tập thí nghiệm trong dạy học vật lí ở trường phổ thông
64
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết quan tâm đến việc phát triển tư duy phê phán của học sinh thông qua hoạt động giải các bài tập thí nghiệm trong dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bồi dưỡng tư duy phê phán cho học sinh thông qua hoạt động giải bài tập thí nghiệm trong dạy học vật lí ở trường phổ thông
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 3, pp. 81-92<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0030<br />
<br />
BỒI DƯỠNG TƯ DUY PHÊ PHÁN CHO HỌC SINH<br />
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIẢI BÀI TẬP THÍ NGHIỆM<br />
TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG<br />
Nguyễn Quang Linh1, Đỗ Hương Trà2<br />
1 Trường<br />
2 Khoa<br />
<br />
Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên<br />
Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
<br />
Tóm tắt. Một trong những mục tiêu dạy học của nhiều quốc gia trên thế giới là dạy HS tư<br />
duy, trong đó có tư duy phê phán. Có nhiều cách để bồi dưỡng và phát triển tư duy phê phán<br />
của học sinh. Bài viết quan tâm đến việc phát triển tư duy phê phán của học sinh thông qua<br />
hoạt động giải các bài tập thí nghiệm trong dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông.<br />
Từ khóa: Tư duy phê phán, bài tập thí nghiệm, dạy học Vật lí.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Tư duy phê phán là một kĩ năng trong đó người học suy nghĩ chủ động hướng tới những vấn<br />
đề và tình huống phức tạp dựa trên những suy nghĩ, quan điểm và niềm tin của mình. Người học<br />
có thể kiểm định những suy nghĩ, quan điểm và niềm tin của mình bằng cách tự khám phá, tự đặt<br />
ra các câu hỏi và tự đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó.<br />
Tư duy phê phán đòi hỏi cả kĩ năng lập luận lẫn kĩ năng giải quyết vấn đề. Trên thực tế hai<br />
kĩ năng này bổ sung và cũng có thể thay thế cho nhau. Vì vậy, đưa người học vào hoạt động giải<br />
quyết vấn đề là cơ hội tốt nhất để rèn tư duy phê phán.<br />
Trong dạy học vật lí, BTTN vật lí (sau đây gọi tắt là BTTN) là bài tập sử dụng thí nghiệm<br />
để quan sát hay thu thập số liệu nhằm giải thích một hiện tượng vật lí, tìm ra hay xác nhận mối<br />
quan hệ giữa các đại lượng vật lí nhất định. Do vậy, hoạt động giải BTTN thực chất là quá trình tư<br />
duy biện chứng bao gồm đề xuất giải pháp, thu thập thông tin, phân tích và đánh giá các thong tin<br />
thu thập được nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính đúng đắn của giải pháp nghiên cứu. Vấn đề<br />
bài báo chúng tôi quan tâm là Làm thế nào đưa người học vào hoạt động giải quyết vấn đề trong<br />
các BTTN nhằm rèn tư duy phê phán cho học sinh?<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Tư duy phê phán và phát triển tư duy phê phán<br />
<br />
Tư duy phê phán bao giờ cũng đi kèm với tư duy sáng tạo, đó là một cặp phạm trù không thể<br />
tách rời. Vì vậy, để phát triển TDPP giáo viên cần có chủ ý xây dựng được các bài tập thí nghiệm<br />
Ngày nhận bài: 15/12/2015. Ngày nhận đăng: 20/1/2016.<br />
Liên hệ: Nguyễn Quang Linh, e-mail: nguyenquanglinhsptn@gmail.com<br />
<br />
81<br />
<br />
Nguyễn Quang Linh, Đỗ Hương Trà<br />
<br />
có tính sáng tạo. Một bài tập tạo nhiều cơ hội cho HS phát triển tư duy sáng tạo thì cũng có nhiều<br />
cơ hội giúp họ phát triển TDPP. Giáo viên có thể tuân theo các bước xây dựng BTTN như sau:<br />
- Lựa chọn một hoặc một số bài tập xuất phát (BTXP)<br />
- Giải các bài tập xuất phát<br />
- Phân tích hiện tượng vật lí, giả thiết, lời giải, kết quả của BTXP<br />
- Vận dụng các nguyên tắc của phương pháp luận sáng tạo để xây dựng các bài tập mới bằng<br />
cách trả lời các câu hỏi sau:<br />
Có thể diễn đạt bài tập theo cách khác không? Có thể lược bỏ hoặc thay đổi dữ kiện của bài<br />
tập thành bài tập mới được không? (Nguyên tắc linh động)<br />
Có thể thay đổi một số dữ kiện để hiện tượng trong bài mâu thuẫn với định luật vật lí, thay<br />
đổi giả thiết thành kết luận và ngược lại để tạo thành bài tập mới được không? (Nguyên tắc đảo<br />
ngược)<br />
Có thể thay đổi một số thông số của bài tập để thành bài tập mới? (Nguyên tắc thay đổi<br />
thông số hóa-lí)<br />
Có thể tăng mức độ phân nhỏ của BTXP? (Nguyên tắc phân nhỏ)<br />
Có thể chuyển bài tập thành bài tập tổng quát hơn? Có thể sử dụng thêm bài tập có liên quan<br />
để xây dựng bài tập mới không? (Nguyên tắc kết hợp)<br />
Có thể thay đổi hình dạng của đối tượng? (Sử dụng trong thiết kế, chế tạo mô hình – Nguyên<br />
tắc linh động)<br />
Yêu cầu phát triển TDPP phụ thuộc vào mức độ tham gia vào hoạt động giải quyết vấn đề<br />
trong BTTN của học sinh. Vì vậy, để thuận tiện cho việc xây dựng các BTTN nhằm phát triển<br />
TDPP của HS, chúng tôi phân loại BTTN căn cứ theo mức độ hoạt động trong tiến trình giải quyết<br />
vấn đề, theo đó có thể chia bài tập thí nghiệm thành 3 dạng sau:<br />
Dạng 1: Bài tập nghiệm lại hệ quả của một thuyết, một định luật vật lí<br />
Đây là dạng bài tập mà người nghiên cứu đã biết trước kết luận đúng của bài tập, tuy nhiên<br />
cần tiến hành các thí nghiệm đó một lần nữa, trong điều kiện hiện có để củng cố thêm tính đúng<br />
đắn của thuyết, định lí vật lí hoặc củng cố niềm tin vào khoa học của người nghiên cứu. Loại bài<br />
tập này thường được sử dụng nhằm mục đích kiểm tra tính đúng đắn của những kết quả vừa đưa ra<br />
từ con đường suy luận lí thuyết.<br />
Dạng 2: Bài tập kiểm tra giả thuyết<br />
Đây là dạng bài tập thường được đưa ra sau khi HS nghiên cứu một hiện tượng, một đại<br />
lượng vật lí nhưng chỉ có thể suy luận, phỏng đoán về hiện tượng, mối quan hệ giữa các đại lượng<br />
vật lí mà chưa thể khẳng định được tính đúng đắn của giả thuyết. Khi đó cần phải thực hiện một<br />
thí nghiệm nhằm kiểm tra tính đúng đắn của các giả thuyết được đưa ra. Loại bài tập này được sử<br />
dụng khá nhiều trong quá trình dạy học, nó giúp quá trình dạy học bớt khô cứng hơn, HS có niềm<br />
tin hơn trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức.<br />
Dạng 3: Từ quy luật đã biết xác định một đại lượng vật lí<br />
Đây là loại bài tập khá phổ biến nhưng nó chỉ được dùng chủ yếu ở các hoạt động ngoài giờ<br />
học nhằm kích thích tư duy, phát triển kĩ năng, tính sáng tạo, tự lực của HS.<br />
Việc phân chia các dạng BTTN như trên giúp GV thuận lợi hơn trong quá trình xây dựng<br />
và sử dụng chúng trong quá trình dạy học. Với dạng 1 và dạng 3 thì thường được sử dụng trong các<br />
giờ thực hành, trong các giờ hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo hay giao cho<br />
HS làm tại nhà, còn dạng 2 thì thường được sử dụng ngay trên lớp, trong quá trình HS tìm hiểu các<br />
kiến thức mới.<br />
82<br />
<br />
Bồi dưỡng tư duy phê phán cho học sinh thông qua hoạt động giải bài tập thí nghiệm...<br />
<br />
Như vậy, xây dựng BTTN cần căn cứ vào các BTXP và các dạng của BTTN.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Phát triển tư duy phê phán qua hoạt động giải BTTN<br />
<br />
2.2.1. Xây dựng nội dung BTTN đáp ứng yêu cầu phát triển TDPP<br />
Căn cứ vào các dạng của BTTN, vào các yêu cầu về mức độ phát triển tư duy phê phán của<br />
BTTN, chúng tôi đề xuất qui trình xây dựng BTTN vật lí như sơ đồ hình 1:<br />
<br />
Hình 1: Sơ đồ các bước xây dựng một BTTN<br />
Bước 1: Lựa chọn bài tập xuất phát<br />
Nghiên cứu mục tiêu dạy học cần đạt và hệ thống bài tập trong tài liệu giáo khoa, sách bài<br />
tập, các loại sách tham khảo khác như các đề thi, các bài tập trên Internet, hay các bài tập trong<br />
các công trình khoa học đã được công bố, thậm trí là những kiến thức mà GV có được từ thực tiễn,<br />
trên cơ sở đó, GV lựa chọn BTXP.<br />
Bước 2: Xác định mục tiêu của mỗi BTTN<br />
Nghiên cứu chương trình và nội dung lí thuyết để xác định mục tiêu về kiến thức và kĩ năng<br />
cơ bản mà HS cần nắm vững trong và sau khi tìm hiểu một nội dung kiến thức cụ thể. Trong đó,<br />
đặc biệt chú ý tới mục tiêu phát triển TDPP cho HS.<br />
Bước 3: Xác định loại BTTN và mức độ của mỗi BTTN<br />
Trên cơ sở xác định mục tiêu về kiến thức và kĩ năng của từng bài học ở bước 1, chúng tôi<br />
đi xác định các loại BTTN sẽ sử dụng cho từng bài học hay từng nội dung học cụ thể. Cần xây<br />
dựng bài tập định tính hay định lượng, đơn giản hay phức tạp. Mỗi loại cần bao nhiêu bài là phù<br />
hợp. Sau khi xác định được loại BTTN, chúng ta đi xét nội dung chi tiết của từng loại BTTN cụ<br />
thể. Trên cơ sở đó xác định cấu trúc của hệ thống BTTN cho từng bài, từng phần hay từng chương.<br />
Nếu xây dựng hệ thống BTTN thì cần xây dựng ma trận hệ thống để gắn trọng số (tương tự như<br />
khi GV ra đề kiểm tra hay ra đề thi) để đảm bảo được mục tiêu đề ra.<br />
Bước 4: Thu thập tư liệu, dữ liệu để biên soạn<br />
Từ BTXP, giáo viên sử dụng các nguyên tắc sáng tạo để chuyển BTXP thành các BTTN. Tư<br />
liệu, dữ liệu thu thập về các BTXP được càng nhiều, càng đa dạng thì việc biên soạn BTTN càng<br />
83<br />
<br />
Nguyễn Quang Linh, Đỗ Hương Trà<br />
<br />
nhanh, càng có chất lượng và hiệu quả. Vì vậy, cần phải dành một thời gian thích đáng cho việc<br />
sưu tầm các tư liệu, dữ liệu này một cách hợp lí. Các tư liệu này dễ tìm nhất là các bài tập đã có<br />
sẵn, những bài tập ấy ban đầu có thể đơn thuần chỉ là những bài tập tính toán hay giải thích hiện<br />
tượng. Căn cứ vào mục tiêu cần đạt (ở đây là phát triển TDPP của HS) GV sẽ chuyển những bài<br />
tập ấy về dạng BTTN thỏa mãn các nguyên tắc xây dựng một BTTN và mục tiêu cần đạt được khi<br />
HS giải bài tập này.<br />
Sau khi đã thu thập được nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Quá trình biên soạn sẽ<br />
được tiến hành, quá trình này có thể gồm nhiều bước nhỏ như: Lựa chọn bài tập, cải tiến bài tập<br />
đó cho phù hợp (nếu cần); xây dựng lời giải; sắp xếp các bài tập này thành nhóm từ dễ đến khó, từ<br />
đơn giản đến phức tạp.<br />
Bước 5: Tiến hành thí nghiệm<br />
Đây là bước mà GV làm chứ không phải của HS, GV có thể tiến hành các thí nghiệm này<br />
ở nhà, ở trường hay ở phòng thí nghiệm. Từ đó ta đánh giá được tính khả thi của BTTN mà mình<br />
đã đưa ra, chỉ những bài tập nào có tính khả thi mới đưa vào hệ thống để sử dụng. Bước này nhằm<br />
loại bỏ những BTTN không thể thực hiện được, những bài tập có độ sai số quá lớn và điều chỉnh<br />
những bài khác sao cho phù hợp nhất. Ngoài ra khi tiến hành thí nghiệm GV mới lường hết được<br />
các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả của bài tập mà mình đưa ra, ngoài ra nó cũng là một cơ hội để<br />
GV tìm thêm các lời giải cho bài tập của mình.<br />
Bước 6: Hoàn thiện BTTN<br />
Sau khi đã chọn lựa được những bài tập phù hợp, GV cần có những điều chỉnh hợp lí và sắp<br />
xếp lại các bài tập này thành các nhóm, có thể xắp sếp theo mức độ từ dễ đến khó hay theo đơn vị<br />
kiến thức. Rà soát lại hệ thống các BTTN để đảm bảo sự cân đối giữa các loại bài tập, sự phù hợp<br />
với trình độ, năng lực và điều kiện hiện có của HS. Trong giai đoạn này GV có thể sử dụng ma<br />
trận đề để tiện trong quá trình sắp xếp hệ thống bài tập.<br />
<br />
2.2.2. Các mức độ yêu cầu của bài tập thí nghiệm với việc phát triển TDPP<br />
Tùy thuộc vào mức độ yêu cầu về phương án thí nghiệm, về tiến trình làm thí nghiệm mà<br />
các yêu cầu về phát triển tư duy phê phán ở người học trong các BTTN có khác nhau. Nhằm giúp<br />
GV dễ dàng hơn trong quá trình xây dựng, lựa chọn BTTN và tiến hướng dẫn HS giải BTTN sao<br />
cho phù hợp với năng lực HS, năng lực GV, điều kiện cơ sở vật chất nhà trường, . . . Dựa vào mức<br />
độ của hoạt động giải quyết vấn đề, chúng tôi chia BTTN thành ba mức độ yêu cầu tương ứng với<br />
yêu cầu phát triển TDPP từ thấp đến cao:<br />
<br />
Mức độ<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
Bảng 1. Bảng so sánh các mức độ yêu cầu của BTTN<br />
Yêu cầu<br />
Phương án<br />
Dụng cụ<br />
Tiến hành<br />
Phân tích kết quả<br />
Có<br />
Có<br />
Có<br />
Có<br />
Không có<br />
Có<br />
Có<br />
Có<br />
Không có<br />
Không có<br />
Có<br />
Có<br />
<br />
- Mức độ 1: Cho thiết bị, cho phương án thiết kế thí nghiệm, HS tiến hành thí nghiệm, thu<br />
thập và xử lí kết quả. (HS đặt các câu hỏi khác như về cách thức tiến hành TN, các kết quả thu<br />
được và phản hồi các kết quả các bạn/nhóm khác).<br />
- Mức độ 2: Cho thiết bị thí nghiệm, yêu cầu thiết kế phương án thí nghiệm, tiến hành thí<br />
nghiệm, thu thập và xử lí kết quả (Đưa ra các phương án khác nhau, hướng đến cái mới, HS phải<br />
xem xét kĩ mọi vấn đề, mọi thông tin lien quan, kiểm tra các giả định trước khi tiến hành TN).<br />
84<br />
<br />
Bồi dưỡng tư duy phê phán cho học sinh thông qua hoạt động giải bài tập thí nghiệm...<br />
<br />
- Mức độ 3: Đưa ra tình huống, không cho thiết bị, không cho phương án thiết kế, yêu cầu<br />
lựa chọn thiết bị, thiết kế phương án thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, thu thập và xử lí kết quả<br />
(HS phải suy luận, nhận xét, đánh giá để đưa được vấn đề cần giải quyết, đưa ra được các phương<br />
án thí nghiệm. HS phải truyền đạt được ý tưởng, các quan điểm, các giải pháp cho người khác một<br />
cách rõ ràng, có lôgic).<br />
Mức độ 1 là mức độ thấp nhất về cơ hội phát triển TDPP của HS, thiết bị thí nghiệm đã<br />
được cho sẵn gần như thành các bộ thí nghiệm hoàn chỉnh (ví dụ như những bộ thí nghiệm trong<br />
phòng thí nghiệm ở các trường phổ thông Việt Nam hiện tại), các phương án thí nghiệm cũng được<br />
trình bày cụ thể như một hướng dẫn Angorit, vì vậy với mức độ này các HS mới bắt đầu làm quen<br />
với BTTN hoặc các HS yếu đều có thể làm được.<br />
Mức độ 2 là mức độ cao hơn, dù được cung cấp thiết bị thí nghiệm nhưng HS phải tự thiết<br />
kế phương án sau đó tiến hành thí nghiệm, thu thập và xử lí kết quả. Ở mức độ này, tính “mở” của<br />
bài toán đã được đẩy lên cao hơn, đặc biệt GV có thể đưa ra thiết bị nhiều hơn các thiết bị cần thiết<br />
để HS có thể đưa ra được nhiều phương án hơn và cũng làm HS bị “nhiễu” trong quá trình xây<br />
dựng phương án thí nghiệm. Ngay cả khi đã có phương án rồi HS vẫn phải đặt câu hỏi: Dụng cụ<br />
bài tập đưa ra để làm gì? Sao không cần dùng đến nó? Trong các phương án trên, phương án nào<br />
tối ưu nhất? ... Điều này giúp TDPP và TDST của HS có cơ hội phát triển rất mạnh mẽ.<br />
Mức độ 3 là mức độ cao nhất về yêu cầu phát triển TDPP, HS được đưa vào các tình huống<br />
và với một yêu cầu cụ thể nhưng không được cung cấp một thiết bị thí nghiệm, một phương án thí<br />
nghiệm nào, hay đến ngay cả việc giới hạn kiến thức cũng không. Điều này làm tính “mở” của bài<br />
toán được đưa lên mức cao nhất, và cũng làm cho tư duy của HS được đẩy lên với nhiều thắc mắc<br />
ở mức cao độ. Do đó HS dễ rơi vào một “trường hỗn loạn” với các câu hỏi như: dùng thiết bị nào?<br />
dùng như thế nào? có những cách nào?... để giải quyết được bài toán.<br />
Như vậy, ở mức độ bài tập càng cao thì cơ hội phát triển tư duy cho HS càng nhiều nhưng<br />
nó cũng đồng nghĩa với sự đòi hỏi về năng lực của HS, năng lực của GV hay điều kiện cơ sở vật<br />
chất của nhà trường càng cao.<br />
<br />
2.2.3. Dạy học BTTN vật lí nhằm phát triển TDPP và TDST<br />
Tiến trình dạy học BTTN<br />
BTTN không chỉ dừng lại trong phạm vi vận dụng những kiến thức đã học mà còn giúp bồi<br />
dưỡng cho HS TDPP, rèn luyện kĩ năng thực nghiệm, gắn kiến thức lí thuyết với thực tiễn.<br />
Không thể rèn luyện TDPP cho HS một cách đơn lẻ mà phải đưa HS vào các hoạt động<br />
nghiên cứu, gắn quá trình phát triển TDPP với hoạt động nghiên cứu, giải quyết vấn đề. Thực chất<br />
của hoạt động giải một BTTN vật lí cũng tương tự như quá trình giải các bài tập thông thường<br />
khác, nó bao gồm nhiều các hoạt động thành tố, mà ở đó HS phải đồng thời vận dụng nhiều loại<br />
tư duy trong đó có TDPP.<br />
Tuy nhiên, BTTN vật lí là một dạng bài tập có nhiều cơ hội hơn để rèn luyện và phát triển<br />
TDPP ở HS.<br />
Biểu hiện của tư duy phê phán qua hoạt động giải bài tập thí nghiệm<br />
Theo Robert Ennis: TDPP là sự suy nghĩ sâu sắc, nhạy cảm, thực tế và hữu ích để quyết<br />
định niềm tin hay hành động [8].<br />
Đề cập tới các biểu hiện của TDPP trong dạy học vật lí, cho tới nay chưa có công trình<br />
nghiên cứu nào nhưng các biểu hiện TDPP trong các chuyên ngành khác hoặc các biểu hiện TDPP<br />
chung cho các ngành thì đã có một số tác giả nghiên cứu. Cụ thể như: Năm 1995 K. B. Beyer nêu<br />
lên 6 đặc điểm thiết yếu của người có TDPP [1]. Sau đó, năm 2003 M. Lipman đưa ra 3 biểu hiện<br />
của người có TDPP (sơ đồ 2) [2].<br />
85<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn