Thông tin sách<br />
<br />
Tên sách: BỐN THỎA ƯỚC<br />
Nguyên tác: The Four Agreements<br />
Tác giả: Don Miguel Ruiz<br />
Người dịch: Nguyễn Trung Kỳ<br />
Nhà phát hành: Nhã Nam<br />
Nhà xuất bản: NXB Tri Thức<br />
Khối lượng: 150g<br />
Kích thước: 13x18 cm<br />
Ngày phát hành: 15/09/2015<br />
Số trang: 180<br />
Giá bìa: 40.000đ<br />
Thể loại: Self Help<br />
<br />
Thông tin ebook<br />
<br />
Nguồn: tve-4u.org<br />
Thực hiện ebook: thanhbt<br />
Ngày hoàn thành: 20/09/2017<br />
Dự án ebook #310 thuộc Tủ sách BOOKBT<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
<br />
Giới thiệu<br />
Nhà văn Mexico Don Miguel Ruiz, người đứng giữa những vẻ đẹp của nhiều<br />
nền văn minh tinh thần khác nhau, hậu duệ của Toltec nổi danh, đã cô đọng<br />
nhiều chứng nghiệm của ông về tồn tại và hạnh phúc của con người trong<br />
cuốn sách Bốn thoả ước - những dẫn giải và thực hành cơ bản nhất để đạt tới<br />
tự do tinh thần cũng như sự khai phóng cá nhân.<br />
Cuốn sách đã 6 năm liền đứng trong Top best - seller của tạp chí văn hoá The<br />
New York Times, bán được hơn bốn triệu bản và được giới thiệu trên show<br />
truyền hình đắt giá Oprah. Xuất phát từ triết lý tinh hoa về vũ trụ và con<br />
người của nền văn minh Toltec cổ xưa, xuất hiện tại vùng Trung Mỹ cách<br />
đây hàng nghìn năm, Don Miguel đưa ra một quan niệm về “cái tôi, như bạn<br />
vốn là”, rất gần gũi với triết lý con người của phương Đông, “bản lai diện<br />
mục”, cái tôi ấy là tâm điểm để khám phá thế giới và là điểm đến của hạnh<br />
phúc. Bốn thỏa ước được tóm tắt ngắn gọn như sau:<br />
“Không phạm tội với lời nói của bạn”. Được hiểu là không dễ dãi, máy móc lặp<br />
lại những quan niệm và thành kiến của mọi người xung quanh khi nhìn<br />
nhận một vấn đề hay con người nào đó, hoặc khi đánh giá chính mình. Hãy<br />
nhìn sự vật theo cảm nhận của bản thân, đừng để vị quan toà vô hình với<br />
những thành kiến về “đúng - sai”, “ thưởng - phạt” mà thực chất là những<br />
quan niệm “truyền đời” của xã hội duy ý chí, dẫn dắt và làm khổ bạn. Đừng<br />
dùng lời nói của mình làm lan truyền những thiên kiến đó ra mọi người<br />
chung quanh.<br />
“Không vơ mọi chuyện vào mình”, nói khác đi là không ngộ nhận. Những<br />
người bên ngoài bạn chỉ có khả năng tư duy, khát vọng, quan tâm và thực<br />
hiện những điều thuộc về họ và chỉ thoả mãn tư duy, khát vọng, quan tâm,<br />
<br />
hành động của bản thân họ mà thôi. Không có sự đánh giá nào từ bên ngoài<br />
lại thực sự phù hợp với bạn và có thể tác động lên chính cuộc sống của bạn.<br />
“Không giả định, phỏng đoán”, vì giả định phỏng đoán thực chất cũng chỉ là<br />
lặp lại những thiên kiến, thành kiến sẵn có về sự vật, không gì khác, nó<br />
không thể cho bạn biết ý nghĩa đích thực của điều đang diễn ra. Hãy can đảm<br />
đặt câu hỏi về những gì chưa được biết rõ và hãy bày tỏ điều bạn muốn. Cần<br />
thông tin cho người khác minh bạch, rõ ràng để loại bỏ những cơ hội bị hiểu<br />
lầm, cường điệu.<br />
“Hãy làm hết khả năng của mình” là thoả ước thứ tư, nó chính là nguyên lý<br />
thực hành căn bản để khai phóng “cái tôi” mà bạn vừa giác ngộ sau ba thoả<br />
ước khởi đầu, một cách mạnh mẽ nhất. Làm hết khả năng đồng nghĩa với<br />
làm mọi việc trong phạm vi cuộc sống của bạn bằng tình yêu chứ không phải<br />
bị bắt buộc hay để đối phó, hoặc dùng để trao đổi. Tình yêu là nguồn động<br />
lực mạnh mẽ duy nhất giúp bạn tiếp cận và thực hành triệt để một công việc.<br />
Chỉ tình yêu mới giúp bạn nhìn ra và thực hiện được hết mọi - khả - năng của<br />
một vấn đề. Tình yêu mở ra nguồn năng lượng vô hạn của con người và vũ<br />
trụ, vì nó chính là bản chất của mọi tồn tại trên thế giới này, cũng giống như<br />
quan niệm vô ngã, vị tha, từ bi hỉ xả của đạo Phật.<br />
Thiên về chỉ dẫn thực hành, nhưng Bốn thỏa ước của Don Miguel vẫn bao<br />
hàm một hệ thống triết lý về vũ trụ và nhân sinh minh bạch, giản dị, trong<br />
đó con người là một phần của tự nhiên, hài hoà, sòng phẳng và không giới<br />
hạn. Bốn thoả ước có phần nào rất gần gũi với “Tứ diệu đế”- Khổ, Tập, Diệt,<br />
Đạo, bốn chân lý kỳ diệu của triết học phương Đông, chỉ dẫn con đường sống<br />
đầy đủ, hạnh phúc và tự do trong khả năng thiên phú của mỗi cá nhân,<br />
tránh khỏi ngộ nhận, ham muốn quá đà mà bỏ lơi chân tính.<br />
<br />