intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỮA ĐẠI TIỆC MỸ THUẬT NỮ QUYỀN

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

76
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một hôm, nhà hảo tâm Elizabeth Sackler bước vào phòng làm việc của Arnold Lehman, Giám đốc Viện Bảo tàng Brooklyn, New York, và đặt phịch trên bàn của ông một cuốn sách về tác phẩm điêu khắc đồ sộ JUDY CHICAGO-bữa tiệc tối-sắp đặt (megasculpture) Bữa Tiệc Tối (The Dinner Party) của Judy Chicago. - “Ông có thích không?” – Bà hỏi ông giám đốc. - “ồ, cảm ơn”, ông đáp. “Tôi không có cái đó.” - “Không phải là cuốn vựng tập” Sackler nói. “Tôi muốn nói là chính tác phẩm Bữa tiệc tối cơ”....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỮA ĐẠI TIỆC MỸ THUẬT NỮ QUYỀN

  1. BỮA ĐẠI TIỆC MỸ THUẬT NỮ QUYỀN Một hôm, nhà hảo tâm Elizabeth Sackler bước vào phòng làm việc của Arnold Lehman, Giám đốc Viện Bảo tàng Brooklyn, New York, và đặt phịch trên bàn của ông một cuốn sách về tác phẩm điêu khắc đồ sộ (megasculpture) Bữa Tiệc Tối JUDY CHICAGO-bữa tiệc tối-sắp đặt (The Dinner Party) của Judy Chicago. - “Ông có thích không?” – Bà hỏi ông giám đốc. - “ồ, cảm ơn”, ông đáp. “Tôi không có cái đó.” - “Không phải là cuốn vựng tập” Sackler nói. “Tôi muốn nói là chính tác phẩm Bữa tiệc tối cơ”. Lehman sững sờ phải mất một hồi lâu mới trấn tĩnh lại được. Bữa Tiệc Tối là một tuyệt tác mỹ thuật điêu khắc môi trường. ở giữa là một chiếc
  2. bàn hình tam giác dài 16m có bày các đĩa thức ăn của các thực khách gồm 39 người phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử hoặc trong huyền thoại. Không những khổng lồ về kích cỡ, tuyệt tác này còn gây nên cuộc tranh cãi suốt từ khi nó ra mắt công chúng lần đầu tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật Hiện đại San Francisco, Bang Califorrnia, năm 1979 đến tận hôm nay ... Những gì đặc biệt khiến các nhà phê bình bị kích động nhất đó chính là những chiếc đĩa 3 cạnh hình “yoni” của phụ nữ. Tuy nhiên, Bữa Tiệc Tối được nhiều người ngưỡng mộ, cả già lẫn trẻ, và nổi tiếng trong đợt triển lãm năm 1980 tại Viện Bảo tàng Brooklyn tới mức người ta phải gia hạn trưng bày nhiều lần. Và có lẽ đó cũng là một trong những lý do tại sao Lehman nói “Có”. Ngoài ra, Sackler không chỉ hiến tặng Bữa Tiệc Tối cho Viện Bảo tàng – bà còn tài trợ cho việc kiến thiết cả một khu mới của viện bảo tàng khai trương năm 2006 đặt tên là Trung tâm Mỹ thuật Nữ quyền Elizabeth A. Sackler. Trung tâm được thiết kế bởi Susan T. Rodriguez thuộc Liên đoàn Kiến trúc sư Hợp tác Polshek. Khu mới này trải rộng trên một diện tích 8.300 feet vuông, trên tầng 4 của tòa nhà nổi tiếng này, bao gồm một giảng đường nhỏ, một không gian trưng bày triển lãm, khu lưu trữ, một cơ sở dữ liệu về lịch sử phong trào phụ nữ và, hy vọng có cả một bộ sưu tầm thường trực về mỹ thuật nữ quyền. Vì hơn 30 năm qua, mỹ thuật nữ quyền vẫn ít có cơ hội được triển lãm, cho nên Trung tâm
  3. Sackler xuất hiện như là một thí điểm cấp tiến trong khoa bảo tàng học. Holland Cotter, nhà phê bình mỹ thuật của tờ Thời báo New York, đã ghi nhận: “Trong số các phong trào giải phóng cuối thế kỷ 20 mà người ta sẽ ghi nhớ mãi mãi, ít có phong trào nào lại có tính chất tệ hại (disparaged) như phong trào nữ quyền.” Ông nói thêm rằng nhiều người trong giới mỹ thuật “hình như không thể nói đến (mỹ thuật nữ quyền) nếu không hạ thấp mình, như thể nó là một câu chuyện hớ hênh của người lớn, tốt hơn hết là nên quên nó đi.” Bản thân tác phẩm Bữa Tiệc Tối cũng phải âm thầm nằm chết dí trong kho ở bang New Mexico trong gần hai thập kỷ. Bà Sackler, một tiến sĩ về lịch sử công cộng, người vẫn họat động tích cực trong việc hồi hương những hiện vật thuộc nghi thức hành lễ của Thổ dân châu Mỹ, đã làm bạn với Judy Chicago năm 1988, và sau đó trở thành một trong những người chủ trương tìm kiếm một mái nhà cố định cho tác phẩm mà nhiều người coi là tuyệt tác có tính chất hình tượng nhất của phong trào mỹ thuật nữ quyền. Người ta hy vọng rằng với tuyệt tác Bữa Tiệc Tối là “con ace chủ bài”, Trung tâm Sackler gây sự chú ý được chờ đợi từ lâu tới những năm 1970, một kỷ nguyên trong đó hàng chục phụ nữ khác cũng sáng tác những tác phẩm nữ quyền quan trọng không kém. “Phòng tiểu sử”, nằm ngay gần kề phòng trưng bày tuyệt tác này, nêu bật vấn đề hơi xa với mỹ thuật một chút, thuộc lĩnh vực rộng lớn hơn
  4. về lịch sử phong trào phụ nữ, với những cuộc trưng bày hàng năm các tác phẩm được phân chia thành nhóm, về 1.038 nhân vật cả huyền thoại lẫn những người nổi tiếng được ghi danh trong Bữa Tiệc Tối. “Nữ Hoàng, Nữ Chúa và Nữ Thần”, cuộc trưng bày đầu tiên thuộc loại này, đi sâu tìm hiểu những đóng góp văn hóa của các nhân vật nữ thời xa xưa đã mượn được 25 tác phẩm từ bộ sưu tầm phong phú về cổ vật của Viện Bảo tàng Brooklyn. Các thiết bị đầu cuối của hệ thống máy tính tại chỗ tạo điều kiện cho khách thăm quan bảo tàng có thể truy cập các trang sinh động do bộ xử lý dữ liệu trung tâm cung cấp về các nhân vật phụ nữ trong Bữa Tiệc Tối và phong trào nữ quyền nói chung. Trung tâm Sackler quyết tâm đưa mỹ thuật nữ quyền vào vị thế chủ đạo, và người tài trợ cho nó nhanh nhảu nói thêm “Tôi không muốn Trung tâm để mất tinh thần dám nghĩ, dám làm của nó”. Cuộc triển lãm khai trương nêu bật những tác phẩm của xu hướng Tân nữ quyền (neo-feminism). Được tổ chức bởi Maura Reilly, giám tuyển mỹ thuật do Trung tâm Sackler thuê, và Linda Nochlin, nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật, đợt đánh giá quan trọng đầu tiên này về tinh hình bùng nổ toàn cầu sau năm 1990 của mỹ thuật phụ nữ giác ngộ về giới sẽ tập trung chú ý vào các tác phẩm có tính chất “xuyên quốc gia” (transnational) và có lẽ cả “xuyên giới” (transgender) nữa. Phong trào nữ quyền đang lật sang “một chương mới đầy hào hứng”, theo ý kiến của Nochlin, người có bản luận văn nổi tiếng thế giới năm 1971 nhan đề “Tại sao từ trước tới nay lại không có những nghệ sĩ nữ
  5. quyền lớn ?” đặt thành vấn đề tình trạng lu mờ của phụ nữ trong lịch sử mỹ thuật. Reilly đang cứu xét trưng bày tác phẩm của các nghệ sĩ như Reem Al Firm, một phụ nữ người Arập Saudi, đối với chị chỉ sáng tác mỹ thuật thôi đã là tranh đấu cho nữ quyền rồi, bởi vì chị phải sáng tác trong bí mật, và nữ nghệ sĩ Nam Mỹ Doris Salcedo, “người sáng tác về các vấn đề xung quanh việc buôn bán ma túy ở Colombia. Chúng ta cần khắc phục định kiến Bắc Mỹ về phong trào nữ quyền”, theo ý kiến của Reilly.Cornelia Butler cũng đồng tình như vậy. Vào khoảng thời gian cuộc triển lãm Brooklyn, một cuộc khảo sát được chờ đợi từ lâu về mỹ thuật từ những năm 1970 có liên hệ tới phong trào phụ nữ, do Butler giám tuyển, mở cửa tại Trung tâm Geffen rộng mênh mông của Viện Bảo tàng Mỹ thuật Đương đại Los Angeles (MOCA). Los Angeles và New York – nơi diễn ra những cuộc biểu tình tuần hành, những cuộc biểu tình đứng (picketing) trước các viện bảo tàng và các tác phẩm chủ chốt được sáng tác - vẫn được xem như là hai cái nôi xuất xứ của mỹ thuật phong trào phụ nữ. Tuy vậy, trong đợt triển lãm tới đây, nhan đề “WACK! Mỹ thuật với cuộc Cách mạng Nữ quyền”, khoảng một nửa trong số 100 nghệ sĩ tham gia là từ bên ngoài nước Mỹ. Qua công trình nghiên cứu của bà, thời kỳ chủ yếu bao quát các tác phẩm trưng bày trong triển lãm, từ 1965 đến 1980, Butler khám phá ra rằng phong trào nữ quyền đã mang tính chất toàn cầu sâu rộng hơn bà
  6. vẫn tưởng. Bà dự định trưng bày tác phẩm của các nữ nghệ sĩ Anh, đó là Sally Potter, Rose English, Cosey Fanni Tutti và Margaret Harrison, cùng các nữ nghệ sĩ Ba Lan, Italia, Chile, Brazil, Canada, ấn Độ, Algeria, Đức và các nước trên bán đảo Scandinavia. Nhưng than ôi, kết quả có thể khiến hàng chục các nữ nghệ sĩ tài hoa của nước Mỹ xuất hiện trong những năm 1970 phải thất vọng . Butler thở dài tâm sự: “Đây không phải là cuộc triển lãm chỉ riêng phong trào nữ quyền ở nước Mỹ mà mọi người mong muốn.” Ngay cả trong lúc định nghĩa về mỹ thuật nữ quyền đang thay đổi, và cả những hiểu biết của chúng ta về những người sáng tác mỹ thuật nữ quyền là những ai cũng đang thay đổi, thông điệp chính trị của phong trào này về tăng cường quyền lực và bình đẳng cho phụ nữ vẫn không hề thay đổi chút nào. Thoạt đầu Sackler không hề muốn Trung tâm được đặt theo tên mình, nhưng chính Judy Chicago đã thuyết phục Sackler đi đến đồng ý, bởi vì “Phụ nữ cần vững tin vào những gì mình làm” Giờ đây thế giới quan của Sackler đã vượt ra ngoài biên giới của mỹ thuật. Bà trầm ngâm phát biểu: “Giờ đây tôi đã có cái nhìn của một thiếu nữ đi trong hành lang và thấy một “Trung tâm Elizabeth (Sackler) về Mỹ thuật Nữ quyền” với một tuyệt tác của Judy ... đó là tất cả những gì về phụ nữ.”
  7. Điền Thanh (Sưu tầm và giới thiệu theo bài A Feast of Fe minist Art trên MS Magazine - 2010)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2