Ngô Xuân Hải và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
62(13): 30 - 34<br />
<br />
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT KHU BẢO TỒN<br />
THIÊN NHIÊN THẦN SA - PHƯỢNG HOÀNG, TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Ngô Xuân Hải1*, Đặng Kim Vui2<br />
1<br />
<br />
Chi cục kiểm lâm Thái Nguyên, 2Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bƣớc đầu nghiên cứu đa dạng thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phƣợng Hoàng, chúng<br />
tôi thu đƣợc kết quả nhƣ: Có 5 kiểu thảm thực vật rừng theo nhƣ phân loại thảm thực vật Việt Nam<br />
của Thái Văn Trừng. Thành phần thực vật lên tới 1.096 loài, 645 chi và 160 họ ở 5 ngành thực vật<br />
khác nhau. Các loài cây điển hình trong khu vực là: Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Trai lý<br />
(Garcinia fagraeoides), Trai đại bao (Garcinia bracteata), Đẻn (Vitex trifolia), Thị đá (Diospyras)...<br />
Có 44 loài có tên trong sách đỏ Việt nam và có 22 loài có tên trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP.<br />
Tính đa dạng về công dụng của thực vật là giá trị to lớn của nguồn tài nguyên thực vật rừng ở đây,<br />
đặc biệt số loài cây làm thuốc là 574 loài, chiếm 52,8%; số loài cây cho gỗ là 319 loài, chiếm<br />
29,3% tổng số các loài khu bảo tồn, còn lại có công dụng nhƣ: ăn đƣợc, làm cảnh. Số loài thực vật<br />
rừng trong khu hệ thực vật diễn biến theo chiều hƣớng giảm về số lƣợng và chất lƣợng, đặc biệt<br />
một số cá thể quy hiếm đang đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng nhƣ: Nghiến, Song mật, Táu...Nhƣ<br />
vậy, khu bảo tồn có tính đa dạng thực vật cao, phong phú cần đƣợc quản lý và bảo tồn.<br />
Từ khóa: Bảo tồn thiên nhiên; Đa dạng thực vật; Tuyệt chủng; Sách đỏ.<br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Thần Sa Phƣợng Hoàng nằm trên địa bàn các xã Thần<br />
Sa, Phú Thƣợng và thị trấn Đình Cả thuộc<br />
huyện võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đƣợc thành<br />
lập ngày 01 tháng 12 năm 1999 với diện tích<br />
là 11.280 ha theo Quyết định số 3841/QĐ-UB<br />
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.<br />
Khu vực này có hệ sinh thái rừng núi đá độc<br />
đáo, có tính đa dạng sinh học phong phú với<br />
nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm và<br />
nhiều hệ sinh thái chuẩn của vùng núi đá. Nơi<br />
đây còn lƣu giữ các di chỉ khảo cổ học cũng<br />
nhƣ các di tích lịch sử, danh lam có giá trị.<br />
Với tính đa dạng sinh học cao có thể khẳng<br />
định đây là một mẫu rừng đặc trƣng cho hệ<br />
sinh thái rừng trên núi đá vôi tỉnh Thái<br />
Nguyên.<br />
Hiện tại, những tác động tiêu cực của một số<br />
ngƣời dân địa phƣơng và các vùng lân cận đã<br />
và đang tàn phá khu rừng, những mối đe dọa<br />
không ngừng gia tăng làm cho nguy cơ mất đi<br />
một trong những hệ sinh thái rừng đặc thù.<br />
Trong khi đó, khả năng phục hồi rừng trên núi<br />
đá là rất khó khăn, nếu để mất rừng núi đá sẽ<br />
<br />
<br />
làm mất đi nguồn tài nguyên khó khôi phục<br />
và sẽ gây nên những hậu quả khó lƣờng.<br />
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn<br />
đề tài: “Bƣớc đầu nghiên cứu đa dạng thực<br />
vật khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phƣơng<br />
Hoàng, tỉnh Thái Nguyên” làm cơ sở đề xuất<br />
những biện pháp bảo tồn tính đa dạng thực<br />
vật, giá trị nguồn gen của khu rừng, giá trị<br />
phòng hộ môi trƣờng, an ninh quốc phòng và<br />
các giá trị về kinh tế du lịch của khu bảo tồn<br />
Thần Sa - Phƣợng Hoàng là hết sức cần thiết.<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Đánh giá đƣợc hiện trạng đa dạng thực vật,<br />
những thông tin về sự đa dạng loài, mức độ<br />
đồng đều, mức độ phong phú của thực vật<br />
rừng, làm cơ sở cho việc theo dõi bảo tồn đa<br />
dạng sinh học theo không gian và thời gian,<br />
từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng thực<br />
vật của khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phƣợng Hoàng.<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
- Đánh giá về đa dạng hệ thực vật trong khu<br />
bảo tồn thiên nhiên<br />
<br />
Tel: 0982256604, Email: Ngohaikl@yahoo.com.vn<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
30<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Ngô Xuân Hải và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu bảo tồn đa<br />
dạng thực vật của khu bảo tồn thiên nhiên<br />
Thần Sa - Phƣợng Hoàng.<br />
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu tiến hành điều tra thực địa theo<br />
tuyến kết hợp với lập ô đo đếm điển hình;<br />
dùng các chỉ số đa dạng sinh học (chỉ số<br />
phong phú Margalef - d; chỉ số đồng đều<br />
Piejoue- J’; chỉ số ƣu thế Simpson - D; chỉ số<br />
đa dạng Shannon - H’) và chỉ số Caswell (V)<br />
làm các chỉ tiêu đo đếm cho từng tiểu khu<br />
nghiên cứu; dùng máy định vị toàn cầu (GPS)<br />
để xác định vị trí các ô điều tra, các quần xã<br />
đặc biệt có chỉ số đa dạng sinh học cao… Sử<br />
dụng phƣơng pháp chuyên gia kết hợp phỏng<br />
vấn ngƣời dân địa phƣơng để điều tra diễn<br />
biến khu hệ thực vật.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Đa dạng thảm thực vật<br />
Theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể<br />
và hệ thống phân loại thảm thực vật Việt Nam<br />
của Tiến sỹ Thái Văn Trừng (1999), thảm<br />
thực vật trong khu bảo tồn thiên nhiên Thần<br />
Sa - Phƣơng Hoàng đƣợc thống kê nhƣ sau:<br />
- Kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt<br />
đới sống ở vùng núi thấp (độ cao dƣới 700m<br />
so với mặt biển). Kiểu rừng này phân bố rộng<br />
khắp và chiếm phần lớn diện tích của khu bảo<br />
tồn (88,9%), gồm có các kiểu phụ sau:<br />
+ Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới<br />
trên đất xƣơng xẩu núi đá vôi: Đây chính là<br />
kiểu rừng đặc trƣng và điển hình của khu vực<br />
nghiên cứu. Diện tích 15.530,5 ha; chiếm<br />
82,3% tổng diện tích khu bảo tồn. Thành phần<br />
chính ở tầng cây gỗ là: Nghiến gân ba<br />
(Excentrodendron tonkinense), Trai lý<br />
(Garcinia fagraeoides), Trai đại bao (Garcinia<br />
bracteata), Đẻn (Vitex trifolia), Thị đá<br />
(Diospyras),...Các loài cây bụi có: Ngọc anh<br />
phổ thông (Tabernaemontana bovina), Quỳnh<br />
lãm (Gonocaryum labbianum)... Các loài cây<br />
chính ở tầng thảm tƣơi là: Quyết thực vật<br />
(Fern), Gai bắc bộ (Boehmeria tonkinensis<br />
gagnep.), Lãnh thuỷ hoa chúc (Pilea<br />
hookeriana wedd.), Han voi (Dendrocnide<br />
urentissima), Han kích thích (Dendrocnide<br />
stimulans)...<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
62(13): 30 - 34<br />
<br />
+ Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới<br />
trên núi đất: Kiểu phụ này chiếm diện tích là<br />
1.041,3 ha chiếm 5,5% diện tích khu bảo tồn.<br />
Các trạng thái rừng chủ yếu là rừng thứ sinh<br />
phục hồi sau nƣơng rẫy (IIA) và sau khai thác<br />
(IIB). Rừng nghèo (IIIA1) chiếm tỷ lệ nhỏ,<br />
rừng có cấu trúc một tầng cây gỗ, đó là tầng<br />
tán chính, mật độ cây 750 - 1200 cây/Ha.<br />
Thành phần thực vật chính là: Bồ đề (Styrax<br />
tonkinensis), Ba bét (Mallotus paniculatus),<br />
Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), Xoan nhừ<br />
(Chocrospondias axillaris), Ràng ràng mít<br />
(Ormosia balansae)...<br />
+ Kiểu phụ rừng nhân tác: Đây là diện tích<br />
rừng trồng, chiếm 1% diện tích khu bảo tồn.<br />
Do đƣợc gây trồng nên thành phần thực vật<br />
đơn giản, chỉ có một số loài nhƣ: Bạch đàn,<br />
Keo lá tràm, Keo lai...Cần tách ra để quy<br />
hoạch rừng sản xuất.<br />
- Kiểu rừng thƣa cây lá rộng nhiệt đới có kiểu<br />
phụ là rừng thƣa cây lá rộng nhiệt đới trên đất<br />
xƣơng xẩu núi đá vôi. Kiểu rừng này chiếm tỷ<br />
lệ nhỏ: 1,6% diện tích khu bảo tồn, phân bố<br />
chủ yếu ở sƣờn hoặc đỉnh núi đá có độ dốc<br />
lớn, độ cao dƣới 700m, nền địa chất gần nhƣ<br />
toàn bộ là đá. Thành phần thực vật tƣơng tự<br />
nhƣ ở kiểu phụ rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm<br />
nhiệt đới trên đất xƣơng xẩu núi đá vôi, với<br />
các loài cây chính là Nghiến gân ba<br />
(Excentrodendron tonkinense), Trai lý<br />
(Garcinia fagraeoides), Trai đại bao (Garcinia<br />
bracteata)...<br />
- Kiểu trảng cỏ cây bụi nhiệt đới có diện tích<br />
là 1.025,3 ha chiếm 5,4% diện tích khu bảo<br />
tồn, bao gồm hai kiểu phụ là: trảng cây bụi<br />
nhiệt đới trên đất xƣơng xẩu núi đá vôi và<br />
trảng cỏ cây bụi nhiệt đới trên núi đất.<br />
+ Kiểu phụ trảng cỏ cây bụi nhiệt đới trên núi<br />
đất: Kiểu phụ này phân bố chủ yếu ở các<br />
thung lũng giữa các dãy núi đá nối tiếp nhau.<br />
Có một số ít hình thành sau nƣơng rẫy từ<br />
ngang sƣờn lên đỉnh dông, phân bố thành<br />
từng đám hoặc dải hẹp. Thực vật là các loài<br />
cây bụi sống hỗn giao với cỏ cao. Cây bụi<br />
chính có: Bớp bớp (Eupatorium odoratum),<br />
Thẩu tấu phổ thông (Aporosa dioica), Ngân<br />
điệp khai liệt (Mussaenda dehiscens), Vông<br />
vang (Abelmoschus moschatus)... Các loài cỏ<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
31<br />
<br />
Ngô Xuân Hải và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
cao có Đót (Thysanolaena maxima), Lau<br />
(Saccharum arundinaceum)...<br />
+ Kiểu phụ trảng cây bụi nhiệt đới trên đất<br />
xƣơng xẩu núi đá vôi: Kiểu phụ này tồn tại rải<br />
rác trên các dãy núi đá trong khu vực và<br />
chiếm diện tích nhỏ. Do sống trên đất xƣơng<br />
xẩu núi đá vôi nên khả năng cây gỗ tái sinh và<br />
phát triển thành rừng ở những diện tích này là<br />
rất thấp. Một số loài chính nhƣ: Trác trác ngũ<br />
giác (Ardisia quinguegona), Quỳnh lãm<br />
(Gonocaryum labbianum)...<br />
- Kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt<br />
đới núi thấp: Kiểu rừng này có kiểu phụ là<br />
rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới trên<br />
đất xƣơng xẩu núi đá vôi, diện tích có 595,4<br />
ha chiếm 3,4% diện tích khu bảo tồn. Nhiều<br />
loài có mặt ở đai rừng nhiệt đới (độ cao dƣới<br />
700m) đã không còn xuất hiện, thay vào đó là<br />
sự gia tăng của các loài thực vật á nhiệt đới<br />
nhƣ Re (Cinnamomum albiflorum), Dẻ<br />
(Fagaceae), Chè (Camellia sinensis (L)<br />
O.Ktze)....<br />
Đa dạng loài thực vật<br />
Sơ bộ điều tra trên tuyến điển hình đã phát<br />
hiện, giám định và phân loại theo hệ thống<br />
phân loại của Mabberley (1997) đã lập đƣợc<br />
danh lục cho các ngành thực vật nhƣ sau:<br />
Bảng 1. Thành phần thực vật trong KBTTN Thần<br />
Sa - Phƣợng Hoàng<br />
Số<br />
họ<br />
<br />
Số<br />
chi<br />
<br />
Số<br />
loài<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
160<br />
<br />
645<br />
<br />
1.096<br />
<br />
Ngành Thạch Tùng<br />
<br />
2<br />
<br />
4<br />
<br />
9<br />
<br />
Ngành Mộc Tặc<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
Ngành Thuỷ Long Cốt<br />
<br />
15<br />
<br />
31<br />
<br />
65<br />
<br />
Ngành Hạt trần<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
Ngành Hạt kín<br />
<br />
140<br />
<br />
607<br />
<br />
1.008<br />
<br />
Lớp hai lá mầm<br />
<br />
121<br />
<br />
511<br />
<br />
854<br />
<br />
Lớp một lá mầm<br />
<br />
19<br />
<br />
96<br />
<br />
164<br />
<br />
Ngành<br />
<br />
Theo số liệu thống kê chƣa đầy đủ đƣợc tổng<br />
hợp ở Bảng 01, thành phần thực vật ở khu bảo<br />
tồn lên tới 1.096 loài, 645 chi, 160 họ ở 5<br />
ngành thực vật khác nhau. Các loài cây điển<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
32<br />
<br />
62(13): 30 - 34<br />
<br />
hình trong khu vực là: Nghiến gân ba, Trai lý,<br />
Trai đại bao,...<br />
Trong tổng số 160 họ thực vật thống kê đƣợc<br />
có các đặc điểm chính sau:<br />
- Ngành có 1 họ: ngành Mộc tặc; Ngành có 2<br />
họ: Ngành Thạch tùng và ngành Hạt trần.<br />
- Ngành có nhiều họ nhất: 140 họ, đó là<br />
ngành Hạt kín; Trung bình mỗi họ có 7 loài.<br />
Đặc biệt, số họ có 1 loài lên tới 33 họ.<br />
Khu hệ thực vật có 10 họ có số loài nhiều<br />
nhất chiếm tỷ lệ < 50% tổng số loài đƣợc<br />
đánh giá là đa dạng về họ, còn trên 50% là<br />
không đa dạng về họ. Sử dụng cách đánh giá<br />
này, ta chọn ra 10 họ thực vật có số loài lớn<br />
nhất ở khu bảo tồn, kết quả tính đƣợc nhƣ ở<br />
Bảng 2.<br />
Bảng 2. Mƣời họ thực vật có số loài lớn nhất ở<br />
KBTTN Thần Sa - Phƣợng Hoàng<br />
TT<br />
<br />
Họ thực vật<br />
<br />
Loài<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
10<br />
<br />
390<br />
<br />
1<br />
<br />
Họ Nhũ Kích (Euphorbiaceae)<br />
<br />
63<br />
<br />
2<br />
<br />
Họ Cúc (Compositae)<br />
<br />
61<br />
<br />
3<br />
<br />
Họ Đậu (Fabaceae)*<br />
<br />
54<br />
<br />
4<br />
<br />
Họ Cỏ (Graminceae)<br />
<br />
43<br />
<br />
5<br />
<br />
Họ Sa thảo (Cyperaceae)<br />
<br />
42<br />
<br />
6<br />
<br />
Họ xuyến thảo (Rubiaceae)<br />
<br />
40<br />
<br />
7<br />
<br />
Họ Lan (Orchidaceae)<br />
<br />
25<br />
<br />
8<br />
<br />
Họ Na (Annonaceae)<br />
<br />
23<br />
<br />
9<br />
<br />
Họ Trúc đào (Apocynaceae)<br />
<br />
20<br />
<br />
10<br />
<br />
Họ Dâu (Moraceae)<br />
<br />
19<br />
<br />
Qua Bảng 02 cho thấy: Tổng số loài của 10<br />
họ thực vật lớn nhất trong khu bảo tồn có 390<br />
loài, chiếm tỷ lệ 35,8% tổng số loài của khu<br />
bảo tồn (thấp hơn 50%). Nhƣ vậy, 10 họ này<br />
chƣa phải là đại diện cho các họ trong khu bảo<br />
tồn, điều đó khẳng định tính đa dạng về họ<br />
thực vật của hệ sinh thái rừng ở khu bảo tồn.<br />
Các loài thực vật quí hiếm<br />
Qua điều tra đƣợc ở KBTTN Thần Sa Phƣợng Hoàng, kết quả là:<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Ngô Xuân Hải và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Số loài có tên trong sách đỏ Việt nam (2007)<br />
là 44 loài. Trong đó, mức độ nguy hại đe dọa<br />
sự diệt vong của các loài thực vật ở các cấp<br />
bậc nhƣ sau:<br />
+ Cấp EW (Extinct in the wild) - Tuyệt chủng<br />
ngoài thiên nhiên: 1 loài là loài Lan hài Việt<br />
Nam (Paphiopedilum Vietnamense Gruss et<br />
Perner).<br />
+ Cấp CR (Critically Endangered) - Đang trong<br />
tình trạng rất nguy cấp: 1 loài là loài Re hƣơng<br />
(Cinamomum parthenoxiflon (Jack) Meisn).<br />
+ Cấp EN (Dangered) - Đang trong tình trạng<br />
nguy cấp: 11 loài gồm: Ngũ gia, Xích dƣơng<br />
diệp ô-béc-bác, Khoả dƣơng hoa thƣa, Thự dự<br />
xoa nhuỵ, Nghiến gân ba, Sến mật (Madhuca<br />
pasquieri), Thanh thiên quỳ (Nervilia<br />
aragoana Gaudich), Lan hài Trần Ngô Liên<br />
(Paphiopedilum tran ngo lien), Táu nƣớc.<br />
+ Cấp VU (Vulnerable) - Cấp sẽ nguy cấp: 31<br />
loài gồm: Dƣơng đồng đại diệp, Gội nếp<br />
(Aglaia gigantea), Khôi (Ardisia silvestris<br />
Pit), Song mật, Trám đen (Cinarium<br />
tramdenum), Lát hoa (Chukrasia tabularis),<br />
Vù hƣơng (Cinnamomum balansae), Đảng<br />
sâm (Codonopsis javanica), Chò nâu<br />
(Dipterocarpus retusus)...<br />
- Số loài có tên trong Nghị định số<br />
32/2006/NĐ - CP là 22 loài. Trong đó:<br />
+ Có 4 loài thuộc nhóm IA (nhóm các loài<br />
thực vật nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì<br />
mục đích thƣơng mại) bao gồm: Lan khai<br />
thần phi châm hình, Lan hài héc-man, Lan hài<br />
trần ngô liên, Lan hài Việt Nam.<br />
+ Có 18 loài thuộc nhóm IIA (nhóm các loài<br />
thực vật hạn chế khai thác, sử dụng vì mục<br />
đích thƣơng mại) bao gồm: Tế tân nhẵn, Tế<br />
tân pê-tơ-lô, Vù hƣơng, Re hƣơng, Đảng sâm,<br />
Tuế gai ít, Lim (Erythrophleum fordii),<br />
Nghiến gân ba, Hoàng đằng (Fibraurea<br />
recisa), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Đinh<br />
mật (Spathodeopsis collignonii), Thanh thiên<br />
quỳ, Thiên kim đằng, Bình vôi (Stephania<br />
rotunda).<br />
Đa dạng về công dụng<br />
Kết quả điều tra cho thấy, thực vật trong khu<br />
bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phƣợng Hoàng<br />
có rất nhiều công dụng đối với đời sống của<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
62(13): 30 - 34<br />
<br />
con ngƣời. Tổng hợp theo 4 công dụng chính<br />
cho các loài ở các ngành đƣợc thể hiện ở<br />
Bảng 03 nhƣ sau.<br />
Bảng 3. Công dụng của thực vật ở KBTTN Thần<br />
Sa - Phƣợng Hoàng<br />
Số loài phân theo công dụng chính<br />
Ngành<br />
<br />
Lấy<br />
gỗ<br />
(Loài)<br />
<br />
Làm<br />
thuốc<br />
(Loài)<br />
<br />
Ăn<br />
được<br />
(Loài)<br />
<br />
Làm<br />
cảnh<br />
(Loài)<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
319<br />
<br />
574<br />
<br />
162<br />
<br />
84<br />
<br />
1.Ngành<br />
Thạch Tùng<br />
<br />
1<br />
<br />
2.<br />
Thuỷ<br />
Cốt<br />
<br />
8<br />
<br />
Ngành<br />
Long<br />
<br />
3. Ngành hạt<br />
trần<br />
<br />
2<br />
4<br />
<br />
6<br />
<br />
2<br />
<br />
4. Ngành hạt<br />
kín<br />
<br />
319<br />
<br />
565<br />
<br />
156<br />
<br />
76<br />
<br />
- Lớp hai lá<br />
mầm<br />
<br />
311<br />
<br />
510<br />
<br />
144<br />
<br />
55<br />
<br />
- Lớp một lá<br />
mầm<br />
<br />
8<br />
<br />
55<br />
<br />
12<br />
<br />
21<br />
<br />
Kết quả tổng hợp trên đây đã khẳng định tính<br />
đa dạng về công dụng của thực vật trong khu<br />
bảo tồn, là giá trị to lớn của nguồn tài nguyên<br />
thực vật rừng ở đây.<br />
Diễn biến khu hệ thực vật rừng<br />
Theo kết quả điều tra của các chuyên gia thực<br />
vật rừng ở các thời điểm khác nhau, kết hợp<br />
phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng, một số loài<br />
thực vật rừng quý hiếm trong khu vực đang bị<br />
suy giảm về số lƣợng cá thể nghiêm trọng và<br />
đang đứng trƣớc nguy cơ bị tiêu diệt. Đó là<br />
các loài Nghiến gân ba, Song mật, Táu mật...<br />
Đặc biệt loài Lan hài Việt Nam coi nhƣ đã bị<br />
tuyệt chủng ngoài thiên nhiên. Qua đó thấy<br />
rằng, do có giá trị sử dụng cao nên rất nhiều<br />
loài thực vật trong khu bảo tồn đã bị khai thác<br />
mạnh dẫn đến nguy cơ bị tuyệt chủng. Tài<br />
nguyên thực vật rừng trong khu bảo tồn vì thế<br />
ngày càng nghèo cả về số lƣợng và chất<br />
lƣợng.<br />
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
Kết luận<br />
Sau một thời gian nghiên cứu, đề tài hoàn<br />
thành chúng tôi rút ra một số kết luận sau:<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
33<br />
<br />
Ngô Xuân Hải và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Khu BTTN thần Sa - Phƣợng Hoàng có 5<br />
kiểu thàm thực vật rừng và các kiểu phụ bổ<br />
sung làm rõ hơn kiểu rừng.<br />
- Thành phần thực vật lên tới 1.096 loài, 645<br />
chi và 160 họ ở 5 ngành thực vật khác nhau.<br />
- Có 44 loài có tên trong sách đỏ Việt nam, có<br />
22 loài có tên trong Nghị định số<br />
32/2006/NĐ-CP.<br />
- Tính đa dạng về công dụng của thực vật là<br />
giá trị to lớn của nguồn tài nguyên thực vật<br />
rừng ở đây, đặc biệt số loài cây làm thuốc là<br />
574 loài, chiếm 52,8%; số loài cây cho gỗ là<br />
319 loài, chiếm 29,3% tổng số các loài khu<br />
bảo tồn, còn lại có công dụng nhƣ: ăn đƣợc,<br />
làm cảnh.<br />
- Số loài thực vật rừng trong khu hệ thực vật<br />
diễn biến theo chiều hƣớng giảm về số lƣợng<br />
và chất lƣợng, đặc biệt một số cá thể quy<br />
hiếm đang đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng<br />
nhƣ: Nghiến, song mật, táu...<br />
Kiến nghị một số giải pháp<br />
- Xây dựng các ô định vị để theo dõi đa<br />
dạng thực vật theo không gian và định kỳ từ<br />
3-5 năm.<br />
<br />
62(13): 30 - 34<br />
<br />
- Kiểm tra đa dạng thực vật thông qua các chỉ<br />
số đa dạng; nghiên cứu và nhân giống các loài<br />
cây có trong danh sách đỏ của Việt Nam nhƣ<br />
Re hƣơng, Nghiến gân ba, Sến mật...và chú ý<br />
phát triển những tiểu khu đã có loài này.<br />
- Ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phƣợng<br />
Hoàng cần tập trung biện pháp bảo tồn nội vi,<br />
cạnh đó cần xây dựng Vƣờn sƣu tập thực vật<br />
rừng núi đá vôi có tầm cỡ để tuyên truyền,<br />
giáo dục về bảo tồn…<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên (2008), Báo<br />
cáo Dự án xác lập KBTTN Thần Sa - Phƣợng<br />
Hoàng.<br />
[2]. Phan Kế Lộc (1998), Tính đa dạng của hệ thực<br />
vật Việt Nam, kết quả kiểm kê thành phần loài, Tạp<br />
chí Di truyền học và ứng dụng, (2), tr 10 -15.<br />
[3]. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên<br />
cứu đã dạng sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội<br />
[4]. Thái Văn Trừng (1999), Các hệ sinh thái rừng<br />
nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà<br />
Nội.<br />
[5]. Sách đỏ Việt Nam (2007), Phần 2 - Thực vật,<br />
Nxb Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
INITIAL RESEARCH ON BIO-DIVERSITY IN NATURAL CONSERVATION<br />
ZONE- THAN SA, PHUONG HOANG, THAI NGUYEN.<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Ngo Xuan Hai1 , Dang Kim Vui2<br />
Department of Forest Protection Thai Nguyen,<br />
<br />
College of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University<br />
<br />
Initially, studies of plant diversity of Than Sa - Phuong Hoang natural protected areas. There are<br />
five types of forest vegetation as vegetation classification Vietnam's Thai Van Trung. Component<br />
plants up to 1096 species, 645 genera, 160 plant them in 5 different sectors. Plants typical of the<br />
region are: Nghien (Excentrodendron tonkinense), Trai ly (Garcinia fagraeoides), Trai đai bao<br />
(Garcinia bracteata)... There are 44 species named in the Vietnam RedBook (2007) and with 22<br />
species named in the Decree No. 32/2006/ND-CP. Diversity of uses of plants is the huge resources<br />
of forest plants here, especially medicinal plant species are 574 species, accounting for 52.8%;<br />
number of timber species to 319 species, up 29.3% total number of species protected areas,<br />
remaining uses such as edible, as scenes. Number of plants in the forest flora evolutions with trend<br />
reduction in quantity and quality, especially some individual provisions are rare on the risk of<br />
extinction, such as: Nghien (Excentrodendron tonkinense), Song mat (Calamus<br />
platyacauthus),...Therefore, the natural protected area has high plant diversity, abundance and<br />
management needs to be preserved.<br />
Keywords: Natural conservation, biodiversity, extinction, red book.<br />
<br />
<br />
<br />
Tel: 0982256604, Email: Ngohaikl@yahoo.com.vn<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
34<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />