Bước đầu nghiên cứu thực trạng nói tục chửi thề ở học sinh và ý tưởng về sản phẩm “TSCD - The Swearing Count Device Và App Plus +”
lượt xem 3
download
Bài viết "Bước đầu nghiên cứu thực trạng nói tục chửi thề ở học sinh và ý tưởng về sản phẩm “TSCD - The Swearing Count Device Và App Plus +”" khái quát về thực trạng nói tục chửi thề ở học sinh, chỉ ra những nguyên nhân cơ bản, từ đó lên ý tưởng, thiết kế sản phẩm “TSCD - The Swearing Count Device Và App Plus +”. Nghiên cứu nhằm đưa ra ý tưởng thiết kế sản phẩm tích hợp trong đồng hồ để đếm số lần nói tục của học sinh và bước đầu có thể hướng đến giảm thiểu thực trạng nói trên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bước đầu nghiên cứu thực trạng nói tục chửi thề ở học sinh và ý tưởng về sản phẩm “TSCD - The Swearing Count Device Và App Plus +”
- BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NÓI TỤC CHỬI THỀ Ở HỌC SINH VÀ Ý TƯỞNG VỀ SẢN PHẨM “TSCD - THE SWEARING COUNT DEVICE VÀ APP PLUS +” Phan Lâm Hải Quyên, Tiễn Yến San, Huỳnh Hoàng Trang Anh, Đặng Thị Mộng Lành* Khoa Khoa học Xã hội và Quan hệ Công chúng, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Vân TÓM TẮT Bài viết của nhóm tác giả khái quát về thực trạng nói tục chửi thề ở học sinh, chỉ ra những nguyên nhân cơ bản, từ đó lên ý tưởng, thiết kế sản phẩm “TSCD - THE SWEARING COUNT DEVICE VÀ APP PLUS +”. Nghiên cứu nhằm đưa ra ý tưởng thiết kế sản phẩm tích hợp trong đồng hồ để đếm số lần nói tục của học sinh và bước đầu có thể hướng đến giảm thiểu thực trạng nói trên. Ý tưởng thực hiện bắt nguồn từ mong muốn của nhóm tác giả góp phần vào việc phát hiện mức độ vấn đề để gia đình và các bên liên quan có những can thiệp sâu về sau. Từ khóa: App Plus+, chửi thề, đồng hồ, học sinh, nói tục. 1. TỔNG QUAN “Nói tục chửi thề” không phải là vấn đề xuất phát gần đây. Sự tồn tại của vấn đề đã rất lâu, rất nhiều tin tức cập nhật về vấn đề, có đưa ra những giải pháp nhưng hầu như chưa hiệu quả hoặc hiệu quả rất thấp. Với nền văn hóa mà các em đang sống, hành vi “nói tục chửi thề” là điều không được chấp nhận trong độ tuổi này. Tuy nhiên, tất cả những điều không chấp nhận đều được quy ra thành cách quy tắc, quy định và buộc các em phải làm theo, chứ chưa ai dám đứng ra giải thích cho con mình hay học trò mình là vì sao lại sai khi “nói tục chửi thề”, và khi phạm lỗi, người dạy đều nghĩ tới việc sử dụng cách giáo dục đòn roi. Từ kết quả khảo sát các bên liên quan trong giới hạn thời gian cho phép thực hiện dự án, chúng tôi nhận thấy mức độ ngày càng nghiêm trọng của vấn đề “nói tục chửi thề. Nói tục xuất hiện hầu hết trong các cuộc hội thoại, giao tiếp của nhóm đồng trang lứa, như một xu hướng và còn được diễn tả là” nói cho sướng miệng” khi được hỏi lý do. Nguyên nhân chủ yếu mà chúng tôi nhận thấy trong quá trình quan sát, nhìn nhận và đánh giá chính là nhu cầu thể hiện bản thân ở các bạn học sinh THCS. Không phải là vấn đề mới, “nói tục chửi thề” gần như là vấn đề muôn thuở, kéo dài suốt thập kỷ qua. Đi đôi với sự phát triển kinh tế theo hướng đi lên, vấn đề này có phải là sự đi xuống của văn hóa đạo đức, đặc biệt là đạo đức học đường hay không? Là câu hỏi được đặt ra với rất nhiều người ở nhiều khía cạnh khác nhau trong xã hội. Tình trạng “ngoan trước mặt, chửi sau lưng” ngày càng nhiều, và tinh vi đến mức bố mẹ hoàn toàn không biết ra đường con mình nói chuyện thế nào. Giúp phụ huynh sớm phát hiện tình trạng ấy và cùng đồng hành với con để giúp con hiểu là điều mà dự án đang hướng đến. 2. PHƯƠNG PHÁP Nhóm tác giả thực hiện ý tưởng qua các bước từ chọn đối tượng, địa bàn; quan sát thực trạng vấn đề và khai thác các nguồn tài liệu đi trước; xây dựng ý tưởng, điều tra nhu cầu các bên liên quan, tìm kiếm các giải pháp hiện có trên thực tế; xác định nguyên nhân, đánh giá và đề xuất lựa chọn giải pháp. Mục tiêu hướng đến: Tích hợp được bộ đếm vào các loại đồng hồ trên thị trường; Xây dựng app liên kết với đồng 1895
- hồ thông minh; Cập nhật những khuyết điểm có thể khắc phục trong thời gian ngắn; Giới thiệu được sản phẩm đến tay phụ huynh nhưng không để lan truyền rộng rãi. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN - Nghiên cứu thực trạng Theo một nghiên cứu của Trung tâm Giáo dục Quốc gia Việt Nam, tỉ lệ học sinh nói tục trong các trường trung học cơ sở tăng đáng kể từ năm 2012 đến năm 2017. Trong đó, tỉ lệ học sinh từng nói tục tăng từ 63% năm 2012 lên đến 77% năm 2017. Một nghiên cứu khác của Đại học Huế cho thấy rằng hầu hết các học sinh tiểu học và trung học cơ sở đều có kinh nghiệm về chửi thề và xúc phạm trong lớp học. Các trang mạng xã hội cũng thường xuyên đăng tải những video, hình ảnh về học sinh "nói tục, chửi thề" trong lớp học, trường học hoặc khu vực xung quanh trường. Theo một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Giáo dục (ATEC) thuộc Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, công bố vào tháng 7 năm 2020, trong đó khảo sát trên một mẫu gồm 1.020 học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn TPHCM cho thấy 83,8% học sinh từng nghe hoặc sử dụng các từ tục tĩu, trong đó có 44,7% người thừa nhận từng sử dụng những từ này. Điều này cho thấy tình trạng sử dụng từ tục tĩu vẫn diễn ra phổ biến trong giới trẻ Việt Nam. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là rất nhiều, bao gồm như áp lực học tập, giảm thiểu giáo dục đạo đức, môi trường xã hội không tốt, xã stess thiên cực, tiếp xúc với nhiều nội dung tiêu cực trên mạng và truyền hình, bạo lực gia đình và vấn đề về giáo dục của cha mẹ, v.v. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự hợp tác của cả trường học, gia đình và xã hội, trong đó giáo dục đạo đức và rèn luyện kỷ luật là điều cần thiết. Nghiên cứu của tác giả Lê Duy Hùng (2013) về đạo đức của học sinh tại ba trường THPT tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ học sinh vi phạm các chuẩn mực đạo đức là không nhỏ. Hành vi vi phạm phổ biến nhất là: chửi thề, chửi bậy; gây gổ, đánh nhau. Tỉ lệ 50% học sinh được khảo sát cho biết thỉnh thoảng có chửi thề và 12% thường xuyên có những hành vi đó. Thực trạng nói tục chửi thề được theo dõi tại một số hàng quán gần trường trên địa bàn TPHCM: Giờ tan trường ngày 14.9, bên những xe nem rán, nước ngọt trên đường Ba Đình, P.8, Q.8, chúng tôi gặp từng tốp HS vào mua đồ ăn, trêu chọc nhau trước cổng trường. Tức thì một nữ sinh chạy theo một bạn nam, vừa nói: “Má mày”, “Mày đừng động vào tao nghe chưa, tao đập chết má mày bây giờ”… Tan học, trong một tiệm trà sữa, đồ ăn nhanh trước cổng ngôi trường THCS trên đường Phan Văn Trị, P.2, Q.5 vào mỗi buổi trưa, chúng tôi cũng gặp từng tốp HS (đa phần là các nữ sinh) THCS và THPT ngồi ăn uống rồi tám chuyện. Câu cửa miệng của học trò toàn là thô tục. Em L.B.H., học sinh lớp 10 một trường THPT ở H. Tân Phú cho biết, theo quan sát của em, có đến khoảng 60% học sinh trong trường thường xuyên nói tục, chửi thề; gần 40% thỉnh thoảng nói. Số học sinh hầu như không bao giờ nói tục, chửi thề là rất hiếm. - Tìm hiểu nguyên nhân 1896
- Biểu đồ 1: Nguyên nhân của tình trạng “Nói tục, chửi thề” Với những phân tích nêu trên, chúng tôi nhận thấy nhu cầu thể hiện bản thân ở các bạn học sinh THCS chiếm phần lớn các nguyên nhân còn lại. Cảm giác về sự trưởng thành và nhu cầu được người lớn thừa nhận nó là người lớn đã đưa đến vấn đề quyền hạn của người lớn và các em trong quan hệ với nhau. Các em mong muốn hạn chế quyền hạn của người lớn, mở rộng quyền hạn của mình. Các cần người lớn tôn trọng nhân cách, phẩm giá, tin tưởng và mở rộng tính độc lập của các em. Nguyện vọng muốn được tin tưởng và độc lập hơn, muốn được quyền bình đẳng nhất định với người lớn có thể thúc đẩy các em tích cực hoạt động, chấp nhận những yêu cầu đạo đức của người lớn và phương thức hành vi trong thế giới người lớn, khiến các em xứng đáng với vị trí xã hội tích cực. - Khảo sát nhu cầu các bên liên quan Theo khảo sát thực tế (khảo sát nhanh trực tuyến 30 khách thể bao gồm: học sinh trung học cơ sở, phụ huynh và giáo viên), trên biểu thị ở biểu đồ 2, chúng tôi thu được các kết quả như sau: ở đối tượng học sinh có 43,8% rất mong muốn được giải quyết vấn đề, có 25% mong muốn và có 12,5% không mong muốn giải quyết vấn đề, 6,3% ít mong muốn giải quyết vấn đề và chỉ có 12,5% cảm thấy bình thường. Nhưng tỉ lệ chiếm số lượng cao nhất vẫn là rất muốn giải quyết vấn đề với 43,8%. Biểu đồ 2: Kết quả khảo sát mô tả nhu cầu của học sinh trung học cơ sở về việc giải quyết vấn đề “Nói tục, chửi thề” Ở biểu đồ 3 dưới đây cũng cho thấy rất rõ mong muốn và nhu cầu muốn được giải quyết vấn đề của phụ huynh, giáo viên, cụ thể: rất mong muốn chiếm 71,4% và mong muốn chiếm 28,6%, ở các lựa chọn còn lại khống chiếm 1% nào kể cả mức độ bình thường. Chứng minh một điều, phụ huynh và giáo viên đã thực sự cảm thấy được sự cấp thiết của vấn đề và cần phải giải quyết vấn đề sớm nhất có thể. Từ 3 biểu đồ trên cũng cho chúng tôi thấy rõ sự cấp thiết và nhu cầu cần giải quyết vấn đề “Nói tục, chửi thề” ở đối 1897
- tượng và các bên liên quan là rất báo động, cần hành động ngay lập tức. Bởi các em chính là những mầm non tương lai của đất nước, những chồi non không ngừng phát triển theo từng năm tháng. Nếu chúng ta mãi thờ ơ, mãi để vấn đề ngủ yên thì những chồi non này sẽ đi và về đâu? Biểu đồ 3: Kết quả khảo sát mô tả nhu cầu của Phụ huynh và giáo viên về việc giải quyết vấn đề “Nói tục, chửi thề” - Sản phẩm của dự án: 1_Đồng hồ bao gồm các tính năng của một chiếc đồng hồ bình thường. Chúng tôi thêm vào khung đếm số lần kế bên khung hiển thị ngày tháng. Việc khung đếm số lần nhỏ để các em học sinh không quá chú ý và phát hiện ra. Khung đếm số lần hiển thị màu dựa trên 4 mức độ: trắng (0 lần), xanh lá (thấp: 1-5 lần), vàng (trung bình: 5-10 lần), đỏ (cao: >20 lần). Phần chip (màu tím) được đặt bên trong đồng hồ giúp ghi âm để đếm số lần nói tục => Sẽ cập nhật lại số lần nói tục về 0 lần sau 24 giờ. Đồng hồ thông minh: Có sự thay đổi khi áp dụng lên đồng hồ thông minh, chúng tôi tạo ra phần mềm có thể nghe và thu âm số lần nói tục của học sinh trên đồng hồ thông minh sau đó sẽ chuyển những dữ liệu này về điện thoại cho phụ huynh => Gửi dữ liệu về app trong điện thoại của phụ huynh và được lưu trữ. 2_Phần mềm dành cho điện thoại (App “Plus +”: chỉ sử dụng cho đồng hồ thông minh): Phần mềm được tạo ra để giám sát số lần nói tục của học sinh trong ngày, phần mềm tạo ra chỉ phổ biến riêng cho phụ huynh tại các hội thảo. Tên app là “Plus +” thể hiện cho việc “cộng” số lần nói tục được ngụy trang như một app y tế bình thường. Các lần nói tục được ghi âm vào đồng hồ và chuyển về điện thoại cho phụ huynh. Mội một lần nói tục sẽ chuyển về điện thoại phụ huynh dưới dạng thông báo phần mềm. Giao diện được thiết kế dễ sử dụng cho phụ huynh với các thanh tiện ích trên cùng lần lượt từ trái sang phải: thanh tiện ích, tháng hiện tại, lịch, ghi chú, thông báo. Ngày thực tế được hiển thị trên app là số ngày được khoanh tròn, số lần nói tục của các ngày khác trong tháng được lưu trữ và thể hiện bằng cách chấm màu trên ngày đó, dựa trên 4 mức độ: trắng (0 lần), xanh lá (thấp: 1-5 lần), vàng (trung bình: 5-10 lần), đỏ (cao: >20 lần). Chính giữa màn hình thể hiện số lần nói tục trong ngày, sẽ thay đổi màu khi số lần nói tục tăng lên (4 màu: trắng, xanh lá, vàng, đỏ). Cuối cùng là thanh thông báo số lần chửi tục và thời gian ngay khi chửi tục. 4. KẾT LUẬN Ngoài các phương pháp đã có như giảng dạy, tuyên truyền phòng chống, nhóm chúng tôi đã tìm hiểu, khảo sát ý kiến, thu thập các tài liệu sẵn có và đưa ra đề xuất ý tưởng các sản phẩm có thể giúp ích trong việc giáo dục các em học sinh. Sản phẩm mà chúng tôi đề ra có thể giúp các bậc phụ huynh, nhà trường theo dõi các em học sinh từ xa để khắc phục tình trạng “ngoan trước mặt, chửi sau lưng”, giúp báo cáo tần suất nói tục của các em học sinh có đang ở mức báo động hay không, từ đó có thể giúp đỡ trong việc đưa ra các hướng khắc phục. Trong thời gian tới, cần tiếp tục nghiên cứu và liên kết với nguồn lực chuyên gia về kỹ thuật, tâm lý, gíao dục để hiện thực hoá ý tưởng. 1898
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thúy Hằng, 2022. Học sinh nói tục, chửi thề kinh hoàng, https://thanhnien.vn/hoc-sinh-noi-tuc- chui-the-kinh-hoang-1851501543.htm, truy cập ngày 16/03/2023. 2. Lê Duy Hùng, 2013. Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, http://vci.vnu.edu.vn/upload/15022/pdf/576381c57f8b9a384b8b459f.pdf, truy cập ngày 16/03/2023. 3. Hải Yến, 2020. Học sinh nói tục, chửi thề - báo động văn hóa học đường, http://www.baodongnai.com.vn/tieu-diem/202012/hoc-sinh-noi-tuc-chui-the-bao-dong-van-hoa-hoc- duong-3037008/index.htm, truy cập ngày 16/03/2023. 1899
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bước đầu xác định năng lực dạy học – một thành phần trong phẩm chất nhân cách của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú
7 p | 129 | 15
-
Báo cáo tổng quan về tình hình di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài
101 p | 202 | 13
-
Một số vấn đề dạy phong cách học tiếng Việt trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay - Thực trạng và giải pháp
14 p | 102 | 10
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tự học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội
5 p | 155 | 8
-
Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển tốc độ di chuyển trong thi đấu cho đội tuyển cầu lông trường Đại học Tân Trào
6 p | 86 | 5
-
Cộng đồng Chăm Islam ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
19 p | 13 | 5
-
Hiện trạng học tập lý luận chính trị của sinh viên tại trường Đại học Tây Đô
15 p | 77 | 5
-
Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo tiếp cận năng lực: Nghiên cứu trường hợp một số trường trung học cơ sở thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
5 p | 52 | 4
-
Thực trạng nghề và làng nghề truyền thống ở Hội An, Quảng Nam
4 p | 40 | 3
-
Kết hợp dạy học và nghiên cứu khoa học cho học sinh lớp 12 thông qua môn Hóa học ở trung học phổ thông
9 p | 35 | 3
-
Quản lý tài chính ở Đại học Quốc gia TpHCM thực trạng và giải pháp
8 p | 11 | 3
-
Những suy nghĩ bước đầu qua việc khảo sát thực trạng cơ cấu xã hội một vùng nông thôn - Đặng Cảnh Khanh
10 p | 74 | 3
-
Các biện pháp nhằm khuyến khích các hoạt động trí tuệ cho học sinh lớp 11 trong dạy học môn toán ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và những kết quả bước đầu
12 p | 78 | 2
-
Thực trạng ý hướng học tập của giáo viên tiểu học huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
11 p | 20 | 2
-
Thực tiễn xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay
7 p | 43 | 2
-
Lết hợp dạy học và nghiên cứu khoa học cho học sinh lớp 12 thông qua môn Hóa học ở trung học phổ thông
9 p | 34 | 2
-
Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hiện nay
6 p | 49 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn