intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

c tính và phương pháp ghép cây nhãn xuồng cơm vàng

Chia sẻ: Tran Anh Phuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

171
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trước đây, ở Nam Bộ nhãn là cây trồng đem lại nguồn lợi nhuận khá cao cho bà con nông dân nhưng do bà con trồng quá ồ ạt, diện tích trồng nhãn tăng rất nhanh nhưng phần lớn chỉ trồng những loại nhãn thường như nhãn long, nhãn da bò, … ít được người tiêu dùng ưa chuộng, bên cạnh đó cung vượt quá cầu dẫn đến tình trạng có lúc giá nhãn mua tại vườn chỉ có mấy trăm đồng/kg.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: c tính và phương pháp ghép cây nhãn xuồng cơm vàng

  1. Đặc tính và phương pháp ghép cây nhãn xuồng cơm vàng Trước đây, ở Nam Bộ nhãn là cây trồng đem lại nguồn lợi nhuận khá cao cho bà con nông dân nhưng do bà con trồng quá ồ ạt, diện tích trồng nhãn tăng rất nhanh nhưng phần lớn chỉ trồng những loại nhãn thường như nhãn long, nhãn da bò, … ít được người tiêu dùng ưa chuộng, bên cạnh đó cung vượt quá cầu dẫn đến tình trạng có lúc giá nhãn mua tại vườn chỉ có mấy trăm đồng/kg. Việc này đã làm cho diện tích cây nhãn suy giảm trầm trọng, hầu hết bà con đốn cây nhãn để trồng loại cây khác tuy nhiên một số bà con đã thực hiện ghép cây nhãn vốn có với cây nhãn xuồng cơm vàng (một giống nhãn quí rất được người tiêu dùng ưa chuộn). Nhưng do thiếu thông tin về đặc tính và kỹ thuật nên bà con vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Để giúp bà con thành công trong việc trồng và ghép nhãn thường với cây nhãn xuồng cơm vàng chúng tôi xin giới thiệu một số đặc tính và kỹ thuật ghép cơ bản: Đất : cây nhãn xuồng thích hợp với những vùng đất pha cát, đất thịt, sét nhẹ. Ở những vùng đất này cây phát triển rất tốt, ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp cây nhãn xuồng cơm vàng cho năng suất và chất lượng trái rất cao. Thời gian thu hoạch: nhãn xuồng có thể thu hoạch rải rác trong năm nhưng thời gian thu hoạch tập trung từ tháng 6 đến tháng 8. Nhãn xuồng có thể áp dụng nhiều phương pháp để cho trái nghịch vụ nếu đảm bảo áp dụng chế độ bón phân định kỳ, nước tưới thì nhãn có thể cho trái vào thàng 2 đến tháng 5 hoặc từ tháng 11 đến tháng 12.
  2. Trồng nhãn với phương pháp chiết cành: phương pháp này hiện là một phương pháp không hiệu quả vì khác với các giống nhãn khác nhánh nhãn xuồng cơm vàng được chiết rất khó ra rễ, nếu dùng cành chiết để trồng thì bộ rễ rất yếu, cây có thể lớn nhưng cho năng suất thấp và dễ bị gãy, đổ do gió. Phương pháp ghép cành: đây là phương pháp được đánh giá là có hiệu quả và cho năng suất cao hơn. Dùng phương pháp ghép mắc (ghép bo) : - Cách 1: khi gốc nhãn còn nhỏ tiến hành ghép trực tiếp "mắt" giống lên gốc ghép. Chừa lại những cành cấp 1 để làm cành thở, số còn lại tiến hành ghép "bo" giống nhãn xuồng cơm vàng vào. Tại vị trí phía trên chỗ phân cành 20 – 30 cm, chọn nơi có vỏ nhẵn nhụi để mở miệng ghép bằng cách dùng dao mỏng, sắc có mũi nhọn rạch 2 đường song song với thân của cành, mỗi đường dài 3 cm và cách nhau 1,5 cm, phía dưới 2 đường song song cắt một đường nằm ngang nối liền hai đường này lại với nhau tạo thành hình chữ U (phần này gọi là "cửa sổ"). Trên cây nhãn Xuồng cơm vàng chọn những cành có độ lớn cỡ ngón chân cái, chọn những mắc mầm còn tốt, rồi dùng mũi dao nhọn rạch bốn đường xung quanh tạo thành một hình chữ nhật có chiều dài nhỏ hơn 3 cm và chiều rộng nhỏ hơn 1,5 cm, sao cho khi lắp vừa khít với "cửa sổ" đã mở trên gốc nhãn long (phần này gọi là "bo"), dùng mũi dao bóc lớp vỏ trên "cửa sổ" sau đó bóc tách lấy "bo" trên cành giống. Đặt "bo" giống sao cho vừa khít với "cửa sổ", rồi dùng dây nilon quấn chặt chỗ vừa ghép. Mỗi gốc nhãn long ghép 3 - 4 "bo" sau này sẽ có 3 - 4 cành nhãn Xuồng cơm vàng. - Cách 2: áp dụng cho gốc nhãn long đã lớn, mỗi cây để lại một cành thở, số còn lại cưa bỏ (cưa cách phía trên chỗ phân cành 20 – 30 cm), bón thêm phân, tưới nước giữ ẩm thường xuyên để chỗ cưa ra tược mới, chờ cho tược có độ lớn cỡ ngón tay là có thể ghép được. Về cách ghép cũng tiến hành tương tự như trên nhưng "cửa sổ" và "bo" giống chỉ dài 2 cm và rộng 1 cm. Mỗi gốc nhãn long ghép 3 - 4 "bo" giống nhãn Xuồng cơm vàng là vừa.
  3. Sau ghép 2 - 3 tuần mở dây nilon kiểm tra nếu thấy "bo" giống còn sống thì cắt bỏ đoạn trên của chỗ ghép (cắt cách chỗ ghép 10 cm nếu áp dụng cách 1, hoặc 20 – 30 cm nếu áp dụng cách 2). Sau khi cắt một thời gian thì mắt mầm trên "bo" giống sẽ nẩy tược tạo thành cành nhãn Xuồng cơm vàng. Khi tược ra lá non cần chú ý phòng trị sâu đục gân lá, bọ cánh cứng ăn lá... Khi cành nhãn Xuồng cơm vàng đã ra được nhiều lá thì cắt bỏ cành thở. Chú ý: trước khi ghép khoảng một tháng nên bón thêm phân đạm cho cây nhãn long và cả cây nhãn xuồng cơm vàng để cây sinh trưởng tốt, có nhiều nhựa khi ghép dễ thành công.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2