intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cá còm - Clown knifefish

Chia sẻ: Mai Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

71
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thân dài, dẹp bên, lưng gù. Độ cong của lưng tăng dần theo kích thước của cá. Lườn bụng bén có hai hàng gai chạy dọc theo lườn bụng. Vảy nhỏ phủ khắp thân và đầu, vảy dính rất chắc, khó rụng, vảy ở đầu có cùng kích thước với vảy ở thân. Đường bên bắt đầu từ mép trên của lỗ mang và chấm dứt ở điểm giữa gốc vây đuôi. Vây lưng nhỏ, nằm lệch về phía sau của thân, gần điểm giữa gốc vây đuôi hơn gần chót mõm. Gốc vây hậu môn rất dài và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cá còm - Clown knifefish

  1. Cá còm - Clown knifefish Tên Tiếng Anh:Clown knifefish Tên Tiếng Việt:Cá còm Tên khác:Clown featherback, cá nàng hai, cá thát lát còm Phân loại Ngành: Chordata Lớp: Actinopterygii Bộ: Osteoglossiformes Họ: Notopteridae Giống: Notopterus Loài:Notopterus chitala Hamilton - Buchanan, 1822
  2. Đặc điểm Thân dài, dẹp bên, lưng gù. Độ cong của lưng tăng dần theo kích thước của cá. Lườn bụng bén có hai hàng gai chạy dọc theo lườn bụng. Vảy nhỏ phủ khắp thân và đầu, vảy dính rất chắc, khó rụng, vảy ở đầu có cùng kích thước với vảy ở thân. Đường bên bắt đầu từ mép trên của lỗ mang và chấm dứt ở điểm giữa gốc vây đuôi. Vây lưng nhỏ, nằm lệch về phía sau của thân, gần điểm giữa gốc vây đuôi hơn gần chót mõm. Gốc vây hậu môn rất dài và tương đương 0,7 dài thân, vây hậu môn nối liền với vây đuôi. Vây bụng rất nhỏ. Vây đuôi
  3. tròn không chẻ hai. Lưng của thân và đầu màu xanh rêu, hai bên hông và bụng màu trắng. Kích thước lớn nhất dài 100cm. Phân bố - Trong tự nhiên cá sống ở tầng giữa và tầng đáy, thích ở những nơi nhiều cây cỏ, ban ngày thường ẩn mình trong các đám thực vật thủy sinh, ban đêm hoạt động nhiều hơn. Nhiệt độ thích hợp cho cá từ 26-28oC, nhiệt độ giới hạn của cá Còm là 14oC (thấp nhất) và 36oC (cao nhất). Một số thực nghiệm trên cá Còm cho thấy cá có mức tiêu hao ôxy trung bình thấp so với nhiều loài cá khác : tiêu hao ôxy trung bình của cá là 0,59mg ôxy/gam/giờ ở nhiệt độ 28-29oC. - Tìm thấy cá còm ở các nước như: Borneo, Lào, Malaixia, Thái Lan, Mianma, Campuchia. Tập tính
  4. - Là loài cá ăn động vật, thích bắt mồi sống di động như cá con, tép, côn trùng,các loài cá có kích thước nhỏ sống ở tầng mặt. Thức ăn viên nên dùng dạng chìm. - Hệ tiêu hoá có dạ dày khá lớn, hình cong có vách hơi dày, thực quản ngắn, rộng, ruột ngắn, chiều dài ruột bằng 25-30% chiều dài thân, răng hàm dưới phát triển và sắc nhọn. Một số tài liệu nước ngoài nghiên cứu về thức ăn của cá Còm cho thấy cá bắt ăn nhiều loài động vật trong nước (giáp xác, cá, côn trùng). Theo tài liệu của Uỷ hội sông Mê công (MRC), cỡ cá lớn xấp xỉ 100 cm là một địch hại cho cá. - Cá sống ở các sông, cũng có thể vào các ruộng trũng trong mùa ngập. Cá hoạt động tích cực vào hoàng hôn và về đêm. - Cá có tốc độ lớn khá nhanh, hơn nhiều lần so với tăng trưởng của cá Thát lát. Cá bột ương lên cá giống sau 30 ngày có thể đạt chiều dài 7-8 cm (Lê Quang Nha, 2000). Cá một năm tuổi có trọng lượng khoảng 400-800 g. Cá nuôi 6-8 tháng là có thể đạt kích cỡ thương phẩm và đã có hiệu quả
  5. kinh tế. Cá có kích thước khá lớn, có thể đạt tới chiều dài 80-100cm (trong khi cá Thát lát chỉ đạt tới 40cm). Sinh sản Có thể phân biệt được cá đực và cá cái theo hình dạng ngoài: Cá đực có vây bụng kéo dài quá gốc vây hậu môn; còn cá cái thì vây bụng chỉ kéo dài gần tới gốc vây hậu môn. Tuyến sinh dục của cá đực gồm hai thùy, trong đó có một thùy bị thoái hoá. Tuyến sinh dục của cá cái chỉ là một thùy lớn, giống như một cái túi. Kích cỡ trứng cá khi thành thục và sinh sản có kích thước khá lớn, tương tự kích cỡ trứng của cá Thát lát (2- 2,2 mm), trứng cũng có dạng hình tròn, màu vàng, có tính dính. Cá Còm cũng có tập tính làm tổ trước khi sinh sản và đẻ trứng dính vào tổ hoặc giá thể như các bộng cây, khúc gỗ, đoạn cây tre… Sức sinh sản của cá tương đối thấp, đạt khoảng trên dưới 1.000 trứng cho một kg cá cái. Sau khi đẻ
  6. trứng, chỉ có cá đực canh giữ tổ, đảo nước để cung cấp ôxy cho phôi phát triển, cá cái không tham gia vào việc này. Đẻ trứng bám trên các gốc cây hoặc vật cứng trong nước. Sau khi đẻ trứng con đực ở gần canh giữ trứng (Smith, 1945). Mùa sinh sản của cá từ tháng 6 đến tháng 9. - Mỗi lần đẻ khoảng 120 trứng. - Trứng nở sau 5-7 ngày. - Cá con ăn ấu trùng artemia sau 2-3 ngày. Hiện trạng Nuôi thịt, nuôi làm cảnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2