YOMEDIA
Cá trắm cỏ (Tên khoa học: Ctepharyngodon idellus; tiếng Anh: Grass carp)
Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh
| Ngày:
| Loại File: PDF
| Số trang:5
244
lượt xem
15
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Đặc điểm hình thái và phân bố Cá trắm cỏ có đầu tương đối bằng, miệng rộng, hàm dưới ngắn, mắt nhỏ, vảy khá lớn. Số vảy đường bên từ 39 - 45. Cơ thể hơi tròn, lưng màu nâu xám, bụng màu trắng.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Cá trắm cỏ (Tên khoa học: Ctepharyngodon idellus; tiếng Anh: Grass carp)
- Cá trắm cỏ (Tên khoa học: Ctepharyngodon
idellus; tiếng Anh: Grass carp)
3.1- Đặc điểm hình thái và phân bố
Cá trắm cỏ có đầu tương đối bằng, miệng rộng,
hàm dưới ngắn, mắt nhỏ, vảy khá lớn. Số vảy đường
bên từ 39 - 45. Cơ thể hơi tròn, lưng màu nâu xám,
bụng màu trắng.
Cá trắm cỏ sống ở các sông của Trung Quốc và
nhập vào Việt nam từ những năm 60 của thế kỷ XX.
3.2- Đặc điểm sinh học
* Tập tính bắt mồi
Cá bột sau 3 ngày nở có chiều dài thân khoảng
7mm, ở giai đoạn này thức ăn của chúng cũng giống
như cá mè trắng. Khi cá đạt kích thước từ 10 - 11mm
thì chiều dài của ruột vào khoảng 70 - 80% chiều dài
cơ thể, thức ăn ở giai đoạn này chủ yếu là bọ nước,
và luân trùng. Cá dài 18 - 24mm chiều dài ruột bằng
- 90 - 120% chiều dài cơ thể, lúc này thức ăn của cá
chủ yếu là những loài bọ nước lớn, copepoda, động
vật đáy như ấu trùng muỗi và các mảnh vật chất hữu
cơ. Khi đạt cỡ 30 -100mm chiều dài ruột bằng 180 -
200% chiều dài cơ thể, răng phát triển để có thể ăn
rong cỏ thủy sinh. Đến thời điểm này thói quen bắt
mồi của đã thay đổi và nó bắt đầu ăn thực vật thủy
sinh và các loại lá cây khác.
Khi đạt cỡ lớn hơn 100mm chiều dài của ruột cá
bằng 230 - 260% chiều dài cơ thể, thức ăn chủ yếu là
thực vật thủy sinh và thực vật trên cạn.
Dưới điều kiện nuôi nhân tạo cá có kích thước
lớn hơn 150mm có thể cho ăn bằng các loại thức ăn
do con người cung cấp (cám gạo, bột đậu, bột ngũ
cốc,...) ngay cả xác chết động vật như nhộng tằm,
giun đất cũng là loại thức ăn thích hợp của cá.
* Tăng trưởng
- Cá trắm cỏ tăng trưởng nhanh vào giai đoạn
trước khi thành thục, nhưng sau đó thì chậm dần. Sự
tăng trưởng của cá có liên quan chặt chẽ với điều
kiện môi trường nước, nhiệt độ, điều kiện dinh
dưỡng, mật độ thả giống.
Sự phát triển về chiều dài nhanh nhất từ năm thứ
nhất đến năm thứ hai. Trọng lượng thí tăng nhanh
vào năm thứ 2 đến năm thứ 3, sau đó cá chậm lớn
dần vào năm thứ năm.
* Tập tính sống
Cá trắm cỏ sống ở tầng nước giữa và dưới của
ao. Nó không chỉ ăn thực vật thủy sinh ven bờ mà
cònăn cả những loại cỏ ở trên bờ ao (gần sát với mặt
nước) và lớp cỏ nổi trên ao. Cá trắm cỏ bơi nhanh và
hoạt động mạnh hơn cá trắm đen. Trong thủy vực tự
nhiên, tương tự như cá mè trắng và ca mè hoa, cá có
tập tính di cư sinh sản và thay đổi điều kiện sống tùy
thuộc vào giai đoạn phát triển của cá thể.
- Do cá ăn thực vật thủy sinh nên chúng thường
thích sống ở những ao nước sạch có hàm lượng vật
chất hữu cơ hòa tan thấp. ở những ao giàu vật chất
hữu cơ cá thường hay bị bệnh.
* Đặc điểm sinh sản
Giai đoạn thành thục và chín muồi sinh dục của
cá trắm cỏ khác nhau tùy thuộc vào vĩ độ của vùng
nước. Đối với cá trắm cỏ sống ở Trung Quốc thì phải
đạt 5-6 tuổi mới tham gia sinh sản lần đầu. Cá trắm
cỏ ở Việt nam chín muồi và thành thục ở tuổi 3-4+
tuổi. Cá đực thành thục sớm hơn cá cái 1 năm. Tuổi
thành thục sinh dục của cá cũng còn phụ thuộc vào
chế độ dinh dưỡng.
Cá trắm cỏ không tự đẻ trong ao mà phải sử
dụng thuốc kích dục tố.
3.3- Những ưu và nhược điểm của cá trắm cỏ
* Ưu điểm
- Sử dụng loại thức ăn rẻ tiền dễ kiếm (lá sắn, cỏ, lá
bắp, chuối,...)
Có thể dùng trong nhiều hình thức nuôi khác nhau
(trong ao, trong lồng,...)
Ăn rất mạnh và có khả năng lớn nhanh (nếu cho ăn
đầy đủ có thể đạt 2-3 kg/con sau 1 năm nuôi).
Thịt cá thơm ngon và được mọi người ưa chuộng
Phân cá trắm cỏ là nguồn cung cấp thức ăn cho một
số loài cá khác (mè, rô phi, trôi).
* Nhược điểm
Cá trắm cỏ thường hay bị bệnh gây chết nhiều.
Đòi hỏi nước trong sạch, thông thoáng.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
Đang xử lý...