Tham khảo tài liệu 'các bà mẹ không nên nhai cơm, mớm cho trẻ', y tế - sức khoẻ, sức khỏe trẻ em phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Các bà mẹ không nên nhai cơm, mớm cho trẻ
- Các bà mẹ không nên nhai cơm,
mớm cho trẻ
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai khuyến cáo, các bà mẹ không
nên nhai cơm mớm cho trẻ, bởi vì bé có thể lây hàng trăm bệnh khác nhau từ việc ăn cơm
mớm.
Cho con ăn cơm mớm bằng truyền bệnh cho con
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, trẻ nhỏ mới bước vào
giai đoạn tập ăn, chức năng nhai chưa hoàn thiện nên các bà mẹ thường nhai cơm cho nát rùi
mớm cho trẻ. Khi nhai cơm, một loại men có trong nước bọt của người lớn có tác dụng làm cho
cơm có vị ngọt, trẻ ăn cơm nhai chỉ việc nuốt nên có rất nhiều bé thích được ăn cơm nhai.
Tuy nhiên, PGS.TS Dũng khẳng định, các mẹ không nên nhai cơm mớm cho trẻ, bởi trẻ sẽ có
nguy cơ lây nhiễm hàng trăm bệnh khác nhau. Trong miệng của người lớn có hàng trăm, hàng
nghìn vi khuẩn, virus cộng sinh. Trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu nên khi có cơ hội xâm nhập, vi
khuẩn, vi rút sẽ lây lan và trẻ phát bệnh rất nhanh.
Bé có thể lây hàng trăm bệnh khác nhau từ việc ăn cơm mớm.
Theo bác sĩ không phải cứ người lớn nào có biểu hiện hoặc được chẩn đoán mắc bệnh có thể lây
qua đường hô hấp, tiêu hóa mới truyền bệnh cho trẻ. Trên thực tế, có rất nhiều người mang bệnh
mà không biết, được gọi là người mang trùng nghĩa là trong cơ thể họ đã có sẵn mầm bệnh.
Chính vì thế, khi nhai cơm mớm cho trẻ người lớn có thể vô tình truyền bệnh sang cho bé.
“Cho trẻ ăn cơm nhai có thể lây hàng trăm bệnh khác nhau. Có nhiều bệnh ở người lớn biểu hiện,
bệnh cảnh rất đơn giản nên người lớn dễ bỏ qua, không nghĩ rằng mình đang bị bệnh. Nhưng nếu
- lây sang trẻ nhỏ bệnh đó lại trở thành nguy hiểm. Tôi ví dụ như bệnh cảm ở người lớn, nhiều
người không cần uống thuốc có thể khỏi bệnh sau vài ngày. Nhưng bệnh cảm ở trẻ nhỏ, đặc biệt
là trẻ dưới 1 tuổi, tiến triển nhanh, gây biến chứng nặng nề như viêm phế quản, viêm phổi. Hay
như bệnh ho gà nhiều người lớn không nghĩ mình là nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh. Nước bọt
có người mắc bệnh ho gà vào miệng bé qua việc nhai cơm hay do tiếp xúc quá gần nước bọt bắn
vào miệng bé, bé sẽ dễ mắc bệnh. Ho gà ở trẻ em rất nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ nhỏ, bệnh gây
ho dữ dội, khó thở, thậm chí suy hô hấp”, PGS.TS Dũng nói.
Một nguy cơ nữa các mẹ có thể truyền bệnh cho con qua việc nhai cơm là các bệnh về răng
miệng. Thống kê của ngành y tế cho thấy có đến hơn 90% người Việt Nam mắc các bệnh về răng
miệng nên nguy cơ truyền bệnh cho trẻ là rất lớn. Ngoài ra, người bị các bệnh mạn tính như HIV,
viêm gan B,C cũng có thể truyền bệnh cho trẻ qua việc nhai cơm, dù trường hợp này hiếm khi
xảy ra.
Trẻ dễ bị biếng ăn, rối loạn tiêu hóa vì ăn cơm mớm
Ngoài nguy cơ truyền hàng trăm loại bệnh khác nhau cho trẻ, TS Hoàng Kim Thanh, Viện Dinh
dưỡng quốc gia cho rằng việc cho trẻ ăn cơm nhai còn có thể khiến bé rơi vào tình trạng biếng
ăn.
“Thức ăn sau khi được nhai nhuyễn thì hương vị và một phần hàm lượng dinh dưỡng đã bị mất
đi. Trẻ nuốt thức ăn được nhai nhuyễn không trộn qua tuyến nước bọt của mình nên không biết
mùi vị của thức ăn ra sao mà còn làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày và ruột khiến bé bị thiếu
dinh dưỡng và rối loạn chức năng tiêu hóa”, TS Thanh cảnh báo.
Chuyên gia dinh dưỡng này đánh giá động tác nhai có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ.
Giống như người lớn, thức ăn vào vòm miệng trẻ, trải qua cắt, nhai, nghiền… dưới sự nhào trộn
của lưỡi với nước bọt, thức ăn sẽ mềm, trẻ dễ nuốt. Men trong nước bột phân giải tinh bột trong
thức ăn thành đường, có lợi cho việc hấp thụ tiêu hóa ở bước tiếp theo.
Cử động nhai trong vòm miệng trẻ sẽ kích thích vị giác, khứu giác do thức ăn trong miệng dẫn
tới có thể tăng cường muốn ăn, thúc đẩy công năng tiêu hóa của dạ dày và kích thích tuyến nước
bọt, rèn luyện hàm răng, răng và cơ nhai là một loại hoạt động rất hữu ích. Nếu để trẻ tự nhai có
thể kích thích giúp răng phát triển, đồng thời có thể gây ra tiết dịch tiêu hóa của dạ dày và ruột
mang tính phản xạ, giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cảm giác muốn ăn. Nước dãi trong khoang miệng
được tiết ra nhiều hơn nhờ động tác nhai, làm mềm thức ăn tốt hơn và động tác nuốt được thực
hiện thuận lợi hơn.
Ngoài việc khuyến cáo các bà mẹ không nên nhai cơm mớm cho trẻ, TS Thanh cũng khuyên các
mẹ không nên bỏ tất cả các loại thức phẩm cho bé ăn vào xay nhuyễn thành một hỗn hợp mềm,
mịn. Việc lạm dụng máy xay sinh tố và cho trẻ ăn cơm nhai cũng là một trong những lý do khiến
trẻ chán ăn, hay ngậm, không có phản xạ nhai.