CÁC BẢN IN TRANH MINH HỌA THỜI NHÀ MINH
lượt xem 7
download
Nhắc đến các tranh minh họa trong sách của Trung Hoa, người ta thường liên tưởng ngay đến những bộ truyện tranh liên hoàn, các độc giả Việt Nam trong thế kỷ hai mươi hẳn không ít người mang trong tâm trí những ấn tượng đậm nét về những bản chuyển thể truyện tranh liên hoàn của các tác phẩm văn học kinh điển Trung Hoa như “Tam quốc diễn nghĩa”, “Thủy Hử”, ... Truyện tranh liên hoàn là một loại hình nghệ thuật mới xuất hiện đầu thế kỷ hai mươi ở Trung Quốc, được thừa hưởng tinh hoa...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÁC BẢN IN TRANH MINH HỌA THỜI NHÀ MINH
- CÁC BẢN IN TRANH MINH HỌA THỜI NHÀ MINH Nhìn trộm - tranh minh họa của Trần Hồng (thời Minh)
- Nhắc đến các tranh minh họa trong sách của Trung Hoa, người ta thường liên tưởng ngay đến những bộ truyện tranh liên hoàn, các độc giả Việt Nam trong thế kỷ hai mươi hẳn không ít người mang trong tâm trí những ấn tượng đậm nét về những bản chuyển thể truyện tranh liên hoàn của các tác phẩm văn học kinh điển Trung Hoa như “Tam quốc diễn nghĩa”, “Thủy Hử”, ... Truyện tranh liên hoàn là một loại hình nghệ thuật mới xuất hiện đầu thế kỷ hai mươi ở Trung Quốc, được thừa hưởng tinh hoa từ hội họa truyền thống Trung Hoa và truyện tranh phương Tây, ngoài ra còn có một yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công trên khắp thế giới của truyện tranh liên hoàn Trung Quốc, đó là nghệ thuật khắc bản in tranh đã được hình thành và phát triển ở Trung Quốc từ hàng nghìn năm nay. Có nhiều giả định về thời gian ra đời của nghệ thuật khắc bản in Trung Hoa, có cách nói là thời Hán, có thuyết nói thời Đông Phổ hay Tùy Đường. Hiện nay tác phẩm in bản khắc cổ nhất được tìm thấy ở Trung Quốc là bức vẽ ở đầu cuốn Mật kinh kim cương Ban Nhược Ba La (gọi tắt là kinh Kim Cương), theo thời gian ghi trên cuốn kinh này thì tác phẩm có niên đại là năm 868 sau công nguyên. Hiện nay đã phát hiện được nhiều tác phẩm in khắc thời Đường với đề tài chính là tôn giáo. Nghệ thuật khắc bản in được phát triển ở Trung Quốc qua các thời đại và đến hai triều đại sau cùng là nhà Minh thì đạt đến đỉnh cao. Đặc biệt phát triển là những bức minh họa in trong các tập kịch và tiểu thuyết.
- Tranh minh họa là một công cụ phổ cập tuyệt vời, tiểu thuyết, kịch, sách tôn giáo, Nho học, nữ công, … đều được in với các tranh minh họa. Những bức tranh minh họa này được in bằng những bản khắc gỗ được khắc tỉ mỉ công phu, có nhiều hình ảnh đến từ cuộc sống thật. Những bức minh họa còn được dùng để biến những tri thức khoa học kỹ thuật thành các hình ảnh để giới thiệu cho người xem, trở thành một loại sơ đồ có tác dụng thuyết minh lớn. Từ đời Tống trở lại nghệ thuật khắc bản in được liên kết với thương nhân buôn bán sách để đặt ra một tiêu chuẩn cho phù hợp với nhu cầu phát triển của thị trường: các sách Yếu thuật tề dân (thủ công nghiệp), Nông chính toàn thư (nông nghiệp), Quân khí đồ thuyết (quân sự), Viêm kinh, Thảo bản (y dược), và một số tài liệu địa phương đều dùng tranh minh họa. Các tác phẩm văn học đóng góp nhiều nhất trong việc phát triển nghệ thuật in khắc, đặc biệt là văn học thị dân thể hiện cuộc sống phong phú đa dạng, chỉ rõ các mâu thuẫn xã hội, phân chia thiện ác với một số hiện tượng xã hội, đi sâu vào khắc họa tư tưởng tình cảm và nguyện vọng của nhân dân. Mặc dù trong các tác phẩm văn học đó vẫn có những rào cản có tính phong kiến, thời Minh giới sĩ phu vẫn muốn đưa tư tưởng của bản thân vào đó nhưng kịch và tiểu thuyết của thị dân luôn giàu tính quần chúng nhất, thị hiếu của nhân dân và các phán xét đạo đức quyết định tính nghệ thuật của nền văn học này. Nội dung về cuộc sống mà kịch và tiểu thuyết cung cấp chính là nguồn sống của nghệ thuật tranh in khắc.
- Hàng Châu và Kiến An là những khu vực tiên phong của nghệ thuật in khắc trong thời Tống và thời Nguyên. Đến thế kỷ 14, Nam Kinh sau khi trở thành thủ đô của Chu Nguyên Chương thì công nghiệp in ấn Nam Kinh cũng từ đó mà phát triển lên, đến thế kỷ 16 thì Nam Kinh trở thành trung tâm của nghệ thuật in bản khắc. Thời Nguyên họ Vu ở Kiến An có những tác phẩm in tiêu biểu là bộ Toàn tướng tam quốc chí bình thoại, Toàn tướng kế tiền Hán thư bình thoại, ... Bố cục đều là tranh trên chữ dưới, tuy phần chữ là chính nhưng các bức tranh đã có tính chất của tranh liên hoàn. Cảnh vật trong tranh đơn giản, không chú trọng thể hiện chiều sâu không gian, hình nhân vật được vẽ rất sinh động chân thực, thậm chí đi âu vào chi tiết, có thể thấy mục đích chủ yếu là khắc họa nhân vật. Phong cách tranh minh họa của Kiến An trực tiếp ảnh hưởng đến Nam Kinh. Những bộ tranh minh họa sách truyền kỳ mà Phúc Xuân đường và Thế Đức đường ở Nam Kinh có thể lấy làm tiêu biểu minh chứng cho sự ảnh hưởng của phong cách Kiến An đến nghệ thuật tranh in khắc Nam Kinh. Các bộ truyền kỳ Phúc Xuân đường khắc đều là tác phẩm của các tác giả vô danh, mười loại truyền kỳ một bộ, có mười bộ, tổng cộng có một trăm loại truyện truyền kỳ. Nội dung đa dạng, có chuyện lịch sử, anh hùng và truyền thuyết, các truyền thuyết và những chuyện tình yêu lưu truyền trong dân gian. Truyền kỳ là một loại hình kịch nở rộ ở Giang Nam thời Minh, sách truyền kỳ của Phúc Xuân đường và Thế Đức đường có hình thức tương đồng, mỗi cuốn đều có mười mấy bức
- tranh minh họa rộng kín trang giấy, bản in có nét khắc mạnh, cứng và sử dụng những nét đen thô, hình ảnh nhờ thế mà nổi bật lên, bối cảnh đơn giản nhưng được bố cục dựa theo cảnh sân khấu, người đang đi trên đường và người đang ngồi đợi ở nhà có thể cùng lúc xuất hiện trong một khuôn hình, đó là bởi vì: cảnh trong và ngoài nhà không bị chia ra; cự ly giữa các nhân vật ngắn; những thứ này đều cho thấy dấu tích của bài trí sân khấu. Hình nhân vật rất sinh động, được vẽ ra các loại hình nhân vật theo kịch bản, động tác và biểu cảm đều rất rõ ràng mạnh mẽ. ở thời Minh, huyện An Huy (thời cổ gọi là Huy Châu hoặc Tân An) đã sinh ra rất nhiều thợ khắc bản in danh tiếng, trong đó danh tiếng nhất là hai nhà họ Hoàng và họ Uông. Quy mô sản xuất của họ bao trùm trong và ngoài huyện An Huy, các tác phẩm tiêu biểu có bộ Liệt nữ truyền, Lý Trác Ngũ bình Ngọc hòa ký, Tỳ bà ký. Các tác phẩm của họ tuy không giống nhau hoàn toàn, nhưng về cơ bản có thể chia làm hai dạng, một dạng gọi là Tân An Hoàng thị hay còn gọi là Huy phái, một dạng là tổng hợp của những loại được hình thành cuối thời Minh ở các nơi Nam Kinh, Tô Châu, Hàng Châu. Tiêu chuẩn tranh in khắc của Tân An Hoàng thị là đường nét hoa văn mảnh như tóc, uốn lượn mềm mại, hình nhân vật cao, hình các nam nữ thanh niên có mặt tròn và nụ cười như không cười là vẻ đẹp lý tưởng của thời đại đó. Khắc cảnh trong nhà bắt buộc phải đưa thêm cả cảnh bên ngoài, các cảnh vật đều được khắc rất tỉ mỉ, cửa, nền nhà, hoa văn
- trên chiếu, v.v... đều được khắc rất kỹ lưỡng gọn gàng. Kỹ thuật điêu khắc tinh tế hơn Phúc Xuân đường, nhưng hình nhân vật chưa thể hiện được tiến bộ. Tác phẩm Thanh lâu vận ngữ của Hoàng Nhất Linh là tiêu biểu cho phong cách cuối thời Minh, cũng là phong cách có độ chín nhất của nghệ thuật tranh in khắc thời Minh. Biểu cảm và quan hệ của các nhân vật đều tự nhiên chân thực hơn trước, các vật làm bối cảnh cũng được khắc rất tỉ mỉ phong phú. Các tác phẩm khác cùng thời gian theo phong cách này đều tăng mật độ tranh minh họa trong các cuốn sách, quan hệ và hoạt động của nhân vật cùng bối cảnh đều được tổ chức lại, thể hiện chủ đề một cách thống nhất, thoát ra khỏi ảnh hưởng của phong cách Phúc Xuân đường và Tân An Hoàng thị. Tô Châu, Hàng Châu cuối đời Minh cũng có vài cao thủ khắc bản in, như Hạng Nam Châu ở Hàng Châu, ông khắc bản in minh họa Tây sương ký, sinh động mà tinh tế, thể hiện những biến hóa rất phức tạp của tình cảm. Ông cũng khắc nhiều tranh minh họa kịch, những tranh này có thể được khắc dựa theo một số bản thảo. Cuối thời Minh, họa sĩ bình dân và thợ khắc bản in thường hợp tác với nhau, ví dụ như họa sĩ Tô Châu Vương Văn Huy vẽ tranh và thợ khắc Lưu Cảo Khanh khắc bản in tạo ra các tác phẩm Mẫu Đơn đình, Hồng lê ký. Những bức tranh minh họa cuối thời Minh thường theo xu hướng nét mảnh nhỏ, nhân vật nhỏ, chú trọng bối cảnh, đặc biệt theo đuổi việc thể hiện tình cảm tinh tế, cách thể hiện giàu ý thơ dần thay thế phong cách
- giàu hành động của sân khấu kịch. Ngoài ra cũng có thêm thành phần không lành mạnh, các tình cảm bệnh hoạn, những hình ảnh sắc dục cũng xuất hiện trong tranh in khắc cuối thời Minh. Cũng có một số tranh trở nên tầm thường, thiếu khả năng thể hiện. Nhưng xét trên toàn bộ tranh minh họa cuối thời Minh thì bất kể về nội dung hay biểu hiện đều rất phong phú, chất lượng rất cao. Trong những nhà làm tranh minh họa cuối thời Minh không thể không nhắc đến Trần Hồng Thụ (1598-1652). Trần Hồng Thụ là họa sĩ người Triết Giang, tổ tiên là quan lại, đến đời cha thì gia cảnh tàn tạ, ông từ nhỏ đã học rộng hiểu nhiều, thơ văn thư pháp đều giỏi, từng theo học danh họa Lam Anh (1585-1664). Năm Sùng Trinh thứ mười hai, Trần Hồng Thụ đến Bắc Kinh trở thành họa sĩ hoàng gia, phụng mệnh vẽ chân dung các vị vua, nhờ vậy có dịp xem các tranh quý lưu trữ trong phủ nội vụ, trình độ nhờ vậy mà nâng cao, sau nổi danh, tên ông được gộp với tên danh họa Thôi Tử Trung (?-1644) mà gọi là “nam Trần bắc Thôi”, sau khi triều Minh diệt vong, triều Thanh lên thay, Trần Hồng Thụ cạo tóc đi tu, về sau lại hoàn tục, cuối đời theo học Phật và thiền. Năm hai mươi tám tuổi, Trần Hồng Thụ vẽ liền bốn tháng, hoàn thành bộ bản thảo tranh minh họa cho Thủy Hử diệp tử, bộ Thủy Hử diệp tử này của Trần Hồng Thụ đã thể hiện bốn mươi vị anh hùng Lương Sơn Bạc sống động như thật, ông dùng nhiều nét bút sắc, đường nét biến hóa mạnh mẽ, các nếp quần áo của nhân vật rất hợp lý cho thấy từng chuyển động, đường nét nhịp nhàng, đặt bút có lực, nhấc bút nhẹ, trong nét nhẹ lại có lực. Bộ tranh minh họa này vừa xuất ra thì không chỉ dân
- chúng chen nhau đi mua mà còn được các văn nhân hết lời ca ngợi. Thủy Hử diệp tử của Trần Hồng Thụ cuối thời Minh đã khiến cho người đời sau rất khó thoát khỏi tầm ảnh hưởng của ông khi muốn vẽ chân dung các anh hùng Lương Sơn Bạc. Ngoài ra Trần Hồng Thụ còn có không ít những tác phẩm tranh minh họa tiêu biểu khác như những bộ tranh của các cuốn Tây sương ký, Cửu ca đồ, Khuất Tử hành ngâm đồ, ... Kỹ thuật in ấn thời Minh có thành tựu lớn nhất là đã phát minh ra cách in màu theo bộ. Mỗi màu dùng một bản in, in làm nhiều lần để có được nhiều màu sắc, kỹ thuật này gọi là “đậu phạn” (lấy từ tên một loại bánh nhỏ có năm màu). Còn tận dụng các bản in nổi để ấn ra những hoa văn giập nổi trên mặt giấy, kỹ thuật này gọi là “củng hoa” (nghĩa là hoa nhú lên). Hồ Chính Ngôn người An Huy đã vận dụng những kỹ thuật này để in các bức tranh minh họa rất đẹp và tinh tế, bộ màu dùng để in vẫn là những màu phổ biến của tranh tết, điển hình có tác phẩm Thập trúc trai chi phổ (in năm 1627). Trong những tác phẩm tranh minh họa in bằng bản khắc trong giai đoạn đầu thời Thanh còn lưu được đến giờ, có tác phẩm của cao thủ thời Khang Hy là Bào Thừa Huân là kế thừa truyền thống. Bộ minh họa Thái bình sơn thủy do danh họa Tiêu Chỉ Mộc vẽ bản thảo làm đặc biệt nổi bật sức biến hóa khéo léo của nghệ thuật in khắc. Nghệ thuật tranh in khắc đầu thời Thanh đã có đầy đủ điều kiện phát triển nhờ những thành tựu từ thời nhà Minh của ngành in ấn này, để đến thời dân quốc
- có thể cho ra đời những bộ truyện tranh liên hoàn đặc sắc giàu nghệ thuật Trung Hoa. Vũ Phương Nghi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vài nét về nghệ thuật đồ họa trong giai đoạn hiện nay
6 p | 537 | 133
-
The human Figure in motion - Phần 1
52 p | 123 | 35
-
The human Figure in motion - Phần 2
44 p | 114 | 31
-
The human Figure in motion - Phần 3
51 p | 122 | 28
-
VÀI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT ĐỒ HỌA TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP HIỆN NAY
8 p | 130 | 16
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn