intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các biện pháp để trẻ có giấc ngủ ngon

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

140
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nên bế vào nôi khi có những dấu hiệu buồn ngủ đầu tiên. Cứ để giấc ngủ tự đến, đừng bế trẻ trên tay hoặc đưa nôi và ru cho đến khi ngủ hẳn. Điều này sẽ tạo thành thói quen xấu ở trẻ: chỉ có thể ngủ khi được bế và ru, nhất là những lúc tỉnh giấc giữa đêm khuya. Trẻ dưới 6 tháng tuổi hay có chu kỳ giấc ngủ bất thường; thỉnh thoảng thức giấc trong đêm rồi nhanh chóng tự mình ngủ lại. Tổng thời gian ngủ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các biện pháp để trẻ có giấc ngủ ngon

  1. Các biện pháp để trẻ có giấc ngủ ngon
  2. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nên bế vào nôi khi có những dấu hiệu buồn ngủ đầu tiên. Cứ để giấc ngủ tự đến, đừng bế trẻ trên tay hoặc đưa nôi và ru cho đến khi ngủ hẳn. Điều này sẽ tạo thành thói quen xấu ở trẻ: chỉ có thể ngủ khi được bế và ru, nhất là những lúc tỉnh giấc giữa đêm khuya. Trẻ dưới 6 tháng tuổi hay có chu kỳ giấc ngủ bất thường; thỉnh thoảng thức giấc trong đêm rồi nhanh chóng tự mình ngủ lại. Tổng thời gian ngủ mỗi ngày là 16-17 giờ một ngày, mỗi giấc ngủ chỉ khoảng 1-2 giờ. Dưới đây là một số lời khuyên khác để giúp trẻ lứa tuổi này có giấc ngủ ngon:  Cố gắng để trẻ thật sự yên tĩnh: Khi cho trẻ bú hay sửa tư thế trẻ trong đêm, nên tránh gây kích động để trẻ có thể tự ngủ lại một cách nhanh chóng.  Tránh cho trẻ ngủ nhiều giờ ban ngày vì điều này dẫn đến nguy cơ chúng sẽ thức suốt đêm.  Không đưa trẻ vào nôi với núm vú giả trên miệng vì con bạn có thể quen với việc ngậm núm vú giả và sẽ rất khó ngủ nếu không có nó. Thật ra, núm vú giả
  3. chỉ thỏa mãn nhu cầu bú, mút của trẻ chứ không giúp trẻ ngủ. Vì vậy, nếu con bạn ngủ với núm vú giả, nên nhẹ nhàng lấy nó đi trước khi đưa trẻ vào nôi.  Bắt đầu làm chậm sự can thiệp của bạn đối với trẻ 4-6 tháng tuổi: Khi trẻ thức và khóc, nên đợi 1-2 phút vì nhiều khả năng trẻ sẽ tự ngủ lại. Nếu trẻ tiếp tục khóc, hãy kiểm tra (nhưng tránh bật đèn, ẵm trẻ dậy hay đưa, ru). Nếu trẻ khóc lớn hơn, nên kiểm tra lại xem điều gì quấy rầy trẻ, chẳng hạn như tã ướt, đói bụng, khát nước, hơi sốt... Khi đã chập chững biết đi, trẻ thường không chịu đi ngủ ngay, nhất là nếu anh, chị của nó còn thức. Tuy nhiên, cần đảm cho trẻ ngủ đủ 10-12 giờ mỗi đêm. Nếu con bạn không ngủ đủ số giờ như vậy, nên tham khảo ý kiến bác sĩ khoa nhi. Để tránh hiện tượng này, cha mẹ nên thực hiện các biện pháp sau:  Nên xây dựng một thói quen dễ chịu như đọc truyện, kể chuyện... vào buổi tối, giúp trẻ hiểu rằng khi những hoạt động này kết thúc là đã đến lúc phải đi ngủ. Nếu cha mẹ làm việc muộn thì vẫn nên đùa
  4. với con một chút, nhưng tránh gây kích động hay đùa giỡn quá nhiều làm chúng khó ngủ. Tuyệt đối không cho trẻ xem tivi hay chơi game trong khoảng thời gian này.  Cố gắng giúp trẻ có lịch ngủ đúng giờ mỗi đêm.  Cho phép trẻ đem những đồ chơi mà chúng yêu thích vào giường ngủ. Những thứ này có thể giúp trẻ dễ ngủ, nhưng phải đảm bảo rằng chúng thật sự an toàn cho trẻ.  Phải biết chắc rằng con bạn cảm thấy thật sự thoải mái trong phòng ngủ: Kiểm tra nhiệt độ trong phòng, cho mặc quần áo không chật quá hay rộng quá. Nếu con bạn thích uống một ít nước trước khi đi ngủ, để đèn ngủ hoặc để cửa phòng hơi hé mở, nên đáp ứng những nhu cầu này nhằm tránh việc trẻ dựa vào các lý do đó để không chịu ngủ.  Hạn chế để trẻ ngủ với cha mẹ.  Cố không quay lại phòng trẻ ngay khi chúng phàn nàn hoặc gọi bạn vì những chuyện không đâu: Nên chờ vài giây trước khi trả lời. Việc im lặng lâu
  5. giúp trẻ hiểu đây đã là thời gian ngủ và cũng khiến chúng dễ dàng tự ngủ lại. Nếu cần vào phòng trẻ, không nên kích động chúng hay ở lại lâu. Ngoài ra, nên di chuyển dần ra xa phòng trẻ sau mỗi lần lên tiếng trấn an, cho đến khi bạn chỉ lên tiếng từ phòng mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2