intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan quy ước kết hợp với tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

94
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong dạy học lịch sử ở Trường phổ thông, do đặc trưng môn học, tài liệu nói chung và đồ dùng trực quan quy ước1 cùng với tài liệu thành văn2 nói riêng đóng vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ phục vụ cho việc hình thành tri thức, mà còn góp phần giáo dục và rèn luyện kỹ năng học tập bộ môn. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ trình bày vắn tắt một số biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan quy ước kết hợp với tài liệu thành văn và lấy ví dụ qua dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến 1986.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan quy ước kết hợp với tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông

TẠP CHÍ KHOA HỌC, ðại học Huế, Số 66, 2011<br /> CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ðỒ DÙNG TRỰC QUAN QUY ƯỚC<br /> KẾT HỢP VỚI TÀI LIỆU THÀNH VĂN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ<br /> Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br /> Nguyễn Tuấn Anh<br /> Trường ðại học Sư phạm, ðại học Huế<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Trong dạy học lịch sử ở Trường phổ thông, do ñặc trưng môn học, tài liệu nói chung và<br /> 1<br /> 2<br /> ñồ dùng trực quan quy ước cùng với tài liệu thành văn nói riêng ñóng vai trò rất quan trọng.<br /> Nó không chỉ phục vụ cho việc hình thành tri thức, mà còn góp phần giáo dục và rèn luyện kỹ<br /> năng học tập bộ môn. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ trình bày vắn tắt một số biện pháp<br /> sử dụng ñồ dùng trực quan quy ước kết hợp với tài liệu thành văn và lấy ví dụ qua dạy học lịch<br /> sử Việt Nam từ năm 1975 ñến 1986 (chương trình nâng cao).<br /> <br /> 1. ðặt vấn ñề<br /> Hiện nay, trong công cuộc ñổi mới ñất nước, khi mà “ñầu tư cho giáo dục là<br /> ñầu tư phát triển” và “giáo dục là quốc sách hàng ñầu” [1, trang 151], ðảng và Nhà<br /> nước ta ñã rất quan tâm ñến giáo dục. Tuy nhiên, trong thực tiễn chất lượng dạy và học<br /> lịch sử ở trường phổ thông chưa ñáp ứng ñược yêu cầu ñặt ra. Một trong những nguyên<br /> nhân dẫn ñến tình trạng này là do phương pháp dạy của giáo viên còn nặng về nhồi nhét<br /> kiến thức, chưa phát huy ñược tính tích cực, chủ ñộng, sáng tạo của học sinh. Vấn ñề ñặt<br /> ra là phải tìm ra phương pháp dạy học thích hợp hơn, tạo ñược say mê, hứng thú cho<br /> người học.<br /> Do ñặc ñiểm nhận thức của môn lịch sử là học sinh không thể trực tiếp quan sát<br /> ñối tượng vì tất cả ñã lùi về quá khứ. Việc học tập lịch sử cũng phải tuân thủ các nguyên<br /> tắc của con ñường biện chứng của việc nhận thức mà V.I. Lênin ñã nêu “từ trực quan<br /> sinh ñộng ñến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng ñến thực tiễn” [4, trang 270].<br /> Vì vậy việc tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, nêu quy luật và rút ra bài học lịch sử<br /> là yêu cầu cần thiết ñối với việc dạy học lịch sử. Và một biện pháp quan trọng ñể tạo<br /> biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh là sử dụng ñồ dùng trực quan quy<br /> ước kết hợp với tài liệu thành văn. Qua ñó giúp học sinh rút ra ñược quy luật và bài học<br /> <br /> 1<br /> <br /> ðồ dùng trực quan quy ước gồm các loại bản ñồ lịch sử, ñồ thị, sơ ñồ, niên biểu…<br /> Tài liệu thành văn ñược hiểu là những sử liệu cho ta những thông tin về các sự kiện ñã xảy ra ñược ghi<br /> lại bằng chữ viết qua các kênh thông tin khác nhau.<br /> <br /> 2<br /> <br /> 19<br /> <br /> lịch sử; nhận thức về lịch sử một cách sinh ñộng, sâu sắc; nhớ lâu nhớ kĩ các sự kiện,<br /> hiện tượng lịch sử và khắc phục tình trạng “hiện ñại hóa” lịch sử của học sinh.<br /> ðể góp phần vào việc ñổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở Trường trung học<br /> phổ thông hiện nay, theo chúng tôi, giáo viên phải xem việc sử dụng ñồ dùng trực quan<br /> quy ước kết hợp với tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử là cần thiết. Bài viết này sẽ<br /> ñề cập ñến biện pháp của việc sử dụng ñồ dùng trực quan quy ước kết hợp với tài liệu<br /> thành văn.<br /> 2. Các trường hợp và biện pháp sử dụng ñồ dùng trực quan quy ước kết hợp với<br /> tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông<br /> 2.1. Sử dụng ñồ dùng trực quan quy ước kết hợp với tài liệu thành văn ñể cụ<br /> thể hóa các sự kiện, hiện tượng lịch sử<br /> Việc sử dụng ñồ dùng trực quan quy ước kết hợp với tài liệu thành văn hướng ñến<br /> cụ thể hóa về không gian, thời gian, ñặc ñiểm và bản chất… của sự kiện lịch sử sẽ góp<br /> phần kích thích hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh nhớ và khắc sâu, có ấn<br /> tượng mạnh về sự kiện và do ñó khó phai mờ những kiến thức lịch sử ñã ñược tiếp nhận.<br /> Ví dụ khi giảng bài 29: Việt Nam trong năm ñầu sau ñại thắng mùa xuân 1975,<br /> Mục I. Tình hình hai miền Bắc – Nam sau ñại thắng mùa xuân 1975. Giáo viên nên cho<br /> học sinh ñọc trước nội dung mục này và nêu câu hỏi: Phân tích những thuận lợi và khó<br /> khăn của hai miền sau 1975?. Sau khi học sinh suy nghĩ và trả lời, giáo viên chốt lại<br /> bằng cách ñưa: “Sơ ñồ những thuận lợi và khó khăn của hai miền sau năm 1975”.<br /> <br /> Thuận lợi<br /> <br /> Khó khăn<br /> <br /> Miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước bước vào kỉ<br /> nguyên ñộc lập, thống nhất tiến lên chủ nghĩa xã hội.<br /> - Miền Bắc: Bị tàn phá nặng nề<br /> - Miền Nam: + Chính trị: Chính quyền Sài Gòn ở ñịa<br /> phương vẫn còn tồn tại<br /> + Cơ sở xã hội bị tàn phá nặng nề<br /> + Cơ sở kinh tế: Nhỏ bé, phân tán, lệ thuộc<br /> <br /> Kết hợp cung cấp cho các em một ñoạn tài liệu thành văn: “Chủ nghĩa thực dân<br /> mới của ñế quốc Mĩ tăng cường thống trị và sự lũng ñoạn của tư sản nước ngoài ñã tạo<br /> ra tầng lớp tư sản mại bản ở miền Nam nước ta… Ngày nay chúng là bọn ñầu sỏ ñầu cơ<br /> tích trữ phá rối thị trường, gây tác hại ñến ñời sống nhân dân… Tình hình chính trị xã<br /> hội ở miền Nam hiện nay còn phức tạp; bọn phản ñộng chưa bị quét sạch, vẫn tiếp tục<br /> hoạt ñộng phá hoại. Các tệ nạn xã hội do chế ñộ cũ ñể lại rất nặng nề” [2, trang 406407] ñể giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách nhanh chóng và sâu sắc dung lượng<br /> kiến thức như ñã nêu ở sơ ñồ trên.<br /> 20<br /> <br /> Tiếp theo, giáo viên nêu thêm một câu hỏi: Từ những thuận lợi và khó khăn ñó,<br /> ñặt ra yêu cầu gì cho ðảng và nhân dân ta? Sau khi quan sát sơ ñồ kết hợp với nghe<br /> ñoạn tài liệu thành văn như ñã nêu ở trên cộng với tư duy của mình, học sinh sẽ trả lời<br /> ñược: Từ tình hình ñó, ñặt ra yêu cầu phải giải quyết những khó khăn ñể ñưa ñất nước<br /> tiến lên theo con ñường xã hội chủ nghĩa.<br /> Mặt khác, sách giáo khoa thường trình bày các sự kiện lịch sử rất cô ñọng, súc<br /> tích nên cần phải bổ sung tài liệu ñể giúp các em có cơ sở ñể nắm rõ hơn bài học. ðồng<br /> thời các sự kiện lịch sử khi ñược cụ thể hóa qua các sơ ñồ, niên biểu, lược ñồ… thì sẽ dễ<br /> dàng khắc sâu vào trí nhớ học sinh. Chính vì vậy mà việc sử dụng ñồ dùng trực quan<br /> quy ước kết hợp với tài liệu thành văn ñể cụ thể hóa các sự kiện, hiện tượng lịch sử sẽ<br /> góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.<br /> 2.2. Sử dụng ñồ dùng trực quan quy ước kết hợp với tài liệu thành văn ñể tạo<br /> biểu tượng, hình thành khái niệm<br /> Biểu tượng lịch sử là hình ảnh về sự kiện, nhân vật lịch sử… ñược tạo nên trong<br /> ñầu học sinh. ðể có ñược biểu tượng, khái niệm chính xác, phong phú cần phải có tài<br /> liệu. Bởi vì, có những sự kiện, chỉ dựa vào tài liệu trong sách giáo khoa sẽ không ñủ ñể<br /> giúp học sinh hình dung lại, cho nên ñồ dùng trực quan quy ước, tài liệu thành văn là<br /> chỗ dựa ñể hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, ñồng thời là phương tiện rất có<br /> hiệu lực ñể tạo biểu tượng, hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng và giúp cho học<br /> sinh nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội.<br /> Ví dụ khi dạy bài 30: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và ñấu tranh bảo vệ<br /> tổ quốc (1976-1986), mục I.1. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai ñoạn mới, khi vào<br /> tiết dạy, giáo viên cho học sinh ñọc trước mục ñó, sau ñó giáo viên sẽ ñặt câu hỏi:<br /> Nhiệm vụ cách mạng giai ñoạn mới của cách mạng Việt Nam sau khi kết thúc thắng lợi<br /> cuộc kháng chiến chống Mĩ là gì?. Sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên sẽ vẽ nhanh lên<br /> bảng “Sơ ñồ mối quan hệ giữa ñộc lập, thống nhất với chủ nghĩa xã hội”.<br /> Là ñiều kiện tiên quyết<br /> ðộc lập thống nhất<br /> <br /> Chủ nghĩa<br /> xã hội<br /> ðảm bảo thêm bền vững<br /> <br /> Là con ñường phát triển hợp quy luật<br /> của cách mạng nước ta<br /> Và kết hợp với việc sử dụng ñoạn tài liệu thành văn: “Ngày nay, nước nhà ñã<br /> hoàn toàn ñộc lập thì Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là một. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới<br /> làm cho nhân dân ta vĩnh viễn thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, có cuộc sống văn minh,<br /> hạnh phúc. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới ñem lại cho nhân dân ta quyền làm chủ ñầy ñủ,<br /> 21<br /> <br /> mới làm cho Tổ quốc ta ñộc lập, tự do vững chắc và ngày càng giàu mạnh. Nước Cộng<br /> hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thành quả vĩ ñại của cuộc ñấu tranh lâu dài, gian khổ của<br /> nhân dân ta, có lịch sử hết sức vẻ vang, có tiềm lực dồi dào, có tiền ñồ xán lạn, là một<br /> tiền ñồ bất khả xâm phạm của hệ thống xã hội chủ nghĩa, là nhân tố quan trọng của hòa<br /> bình, ñộc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội ở ðông Nam châu Á và trên thế giới” [3,<br /> trang 917].<br /> Khi quan sát sơ ñồ kết hợp với ñoạn tài liệu thành văn như ñã nêu ở trên, giáo viên<br /> giúp học sinh hiểu ñược biểu tượng “Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai ñoạn mới”.<br /> Trên cơ sở ñó sẽ hình thành các khái niệm “ðộc lập - thống nhất” và “Chủ nghĩa xã hội”.<br /> Như vậy, việc tạo biểu tạo biểu tượng, hình thành khái niệm trong dạy học lịch<br /> sử là vô cùng quan trọng, cần thiết. ðể tạo biểu tượng, hình thành khái niệm cho học<br /> sinh, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, trong ñó sử dụng<br /> ñồ dùng trực quan quy ước kết hợp với tài liệu thành văn là một phương pháp khá hiệu<br /> quả cần ñược triệt ñể khai thác.<br /> 2.3. Sử dụng ñồ dùng trực quan quy ước kết hợp với tài liệu thành văn ñể tổ<br /> chức cho học sinh thảo luận nhóm<br /> Phương pháp dạy học theo hướng thầy ñọc trò chép thực sự ñã lạc hậu ñối với sự<br /> phát triển của xã hội ngày nay. ðể phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch<br /> sử thì có nhiều phương pháp, trong ñó phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp quan<br /> trọng. Bởi, phương pháp này nhằm giúp học sinh bày tỏ ý kiến của mình ñể củng cố kiến<br /> thức khoa học, lòng tin về một vấn ñề lịch sử.<br /> Có nhiều cách ñể thảo luận nhóm và ñiều quan trọng là giáo viên phải ñưa ra<br /> vấn ñề thảo luận thích hợp, tức là vấn ñề ñó phải có tình huống, cần tới sự chia sẻ và<br /> hợp tác ñể giải quyết. ðối với học sinh, những giờ thảo luận nhóm không chỉ ñể ghi nhớ<br /> kiến thức, khơi dậy suy nghĩ ñộc lập của các em mà còn rèn luyện cách diễn ñạt trước<br /> ñám ñông, giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp. Phương pháp này tiến hành bằng cách<br /> giáo viên ñưa ra câu hỏi và tổ chức các em trao ñổi, thảo luận. Các câu hỏi ñưa ra không<br /> quá khó cũng không nên quá dễ, cần ñưa ra các câu hỏi mang tính chất nhận thức. Việc<br /> trao ñổi, thảo luận có thể tiến hành trong phạm vi tiết học. Nó có thể tiến hành ngay ñầu<br /> giờ hoặc trong quá trình giảng dạy hay khi kết thúc bài học, chương hay khóa trình…<br /> Việc sử dụng ñồ dùng trực quan quy ước kết hợp với tài liệu thành văn ñể tổ<br /> chức cho học sinh thảo luận nhóm là một phương pháp hay nhằm phát huy tính tính tích<br /> cực của học sinh, ñem lại hiệu quả cao trong dạy học lịch sử.<br /> Ví dụ khi dạy bài 30: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và ñấu tranh bảo vệ<br /> tổ quốc (1976-1986), mục I – Việt Nam bước ñầu ñi lên CNXH (1976 – 1986). Khi vào<br /> tiết dạy, giáo viên có thể gộp mục I.2 và mục I.3 lại rồi cho học sinh tìm hiểu bằng cách<br /> ghi các tiêu mục và hướng dẫn cho học sinh thảo luận nhóm theo các nội dung sau:<br /> 22<br /> <br /> - Nhóm 1: Phân tích thành tựu của kế hoạch nhà nước 5 năm 1976 – 1980.<br /> - Nhóm 2: Phân tích những khó khăn và hạn chế của kế hoạch nhà nước 5 năm 1976 –<br /> 1980.<br /> - Nhóm 3: Phân tích thành tựu của kế hoạch nhà nước 5 năm 1981 – 1985.<br /> - Nhóm 4: Phân tích những khó khăn và hạn chế của kế hoạch nhà nước 5 năm 1981 –<br /> 1985.<br /> ðặc biệt trong quá trình thảo luận giáo viên ñưa ra các ñoạn tài liệu thành văn ñể<br /> chỉ những thành tựu cũng như hạn chế trong hai kế hoạch 5 năm, cụ thể như sau:<br /> <br /> ∗ Tài liệu thành văn ñể chỉ những thành tựu:<br /> Thời kì 1976-1980: “Công cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở<br /> miền Nam tiến hành một cách mạnh mẽ. Các xí nghiệp của tư sản mại bản và tư sản bỏ<br /> ra nước ngoài ñều bị quốc hữu hóa và chuyển thành quốc doanh. Nhà nước nhanh<br /> chóng quốc hữu hóa vận tải ñường sắt, ñường biển, ñường hàng không, các ngân hàng<br /> tư nhân, ñộc quyền phát hành tiền tệ… Ngay từ năm 1976, tư sản mại bản và tư sản lớn<br /> ñã bị loại bỏ” [9, trang 50]. ðặc biệt “công nghiệp ñịa phương, nhất là tiểu thủ công<br /> nghiệp vẫn vươn lên ñược, hằng năm tăng 6,7%, nhờ có tiềm năng và khai thác ñược<br /> các thế mạnh trong nhân dân” [9, trang 84].<br /> Và “Thời kì 1981 – 1985, nhờ có Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6<br /> (khóa IV) năm 1979 với tinh thần ñể cho sản xuất “bung ra” nên không những ñã chặn<br /> ñược ñà giảm sút mà còn làm cho sản xuất tăng một cách ñều ñặn, năm sau cao hơn<br /> năm trước. ðến năm 1983, giá trị sản phẩm công nghiệp ñã vượt năm 1978, năm cao<br /> nhất của thời kì 1976 – 1985 và ñến năm 1984 ñã tăng hơn năm 1978 là 20%. ðến năm<br /> 1985 toàn bộ ngành công nghiệp ñã sản xuất ñược trên 105 tỉ ñồng giá trị sản lượng,<br /> tăng 61,3% so với năm 1976 và năm 57,4% so với năm 1980. Từ năm 1981 – 1985, tốc<br /> ñộ tăng trưởng hằng năm là 9,5%, trong ñó nhóm A tăng 6,4%, nhóm B tăng 11,2%,<br /> công nghiệp trung ương tăng 7,8%, công nghiệp ñịa phương tăng 10,4%” [7, trang 174]<br /> <br /> ∗ Tài liệu thành văn ñể chỉ những hạn chế:<br /> Thời kì 1976-1980: “Thời kì 1976 – 1980, sản xuất công nghiệp hóa phát triển<br /> ñều ñặn trong 3 năm ñầu, ñến năm 1978, phát triển cao nhất là 118,2% so với năm<br /> 1976. Sau ñó tụt xuống, năm 1980 chỉ bằng 102,5% năm 1976 và cả tính cả thời kì<br /> 1976 – 1980, tốc ñộ tăng thấp, bình quân hàng năm chỉ có 0,6%. Do vậy tất cả các mục<br /> tiêu do ðại hội IV ñề ra không ñạt. Cụ thể là cơ khí ñạt 80%, ñiện 70%, than 52%, gỗ<br /> tròn 45%, cá biển 40%, vải lụa 39%, giấy 37%, xi măng 32%, phân hóa học 28%”.<br /> Trong thời kì này, ñáng chú ý là nghành công nghiệp trung ương giảm sút nhiều, hằng<br /> năm giảm 4% do thiếu nguyên liệu [9, trang 84].<br /> Và thời kì 1981-1985: “Việc phân phối hàng thời ñó rất tùy tiện, tiếng là hàng<br /> 23<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2