intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các bước chụp một tấm hình

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

92
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có thể nói ISO, tốc độ chụp và độ mở ống kính là ba cây chìa khóa vàng mở ra cánh cửa đến với nhiếp ảnh thực thụ, và chỉ cần nắm được thật rõ bản chất, cách tương tác qua lại của mỗi yếu tố đó cũng như thực hành thuần thục cách kiểm soát chúng là bạn đọc đã có thể chụp được những tấm hình như mong đợi rồi. Bắt đầu từ bài viết này, GenK sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng chiếc máy ảnh một cách chi tiết, từ tư thế cầm máy, cách...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các bước chụp một tấm hình

  1. Các bước chụp một tấm hình Có thể nói ISO, tốc độ chụp và độ mở ống kính là ba cây chìa khóa vàng mở ra cánh cửa đến với nhiếp ảnh thực thụ, và chỉ cần nắm được thật rõ bản chất, cách tương tác qua lại của mỗi yếu tố đó cũng như thực hành thuần thục cách kiểm soát chúng là bạn đọc đã có thể chụp được những tấm hình như mong đợi rồi. Bắt đầu từ bài viết này, GenK sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng chiếc máy ảnh một cách chi tiết, từ tư thế cầm máy, cách thiết lập máy trước khi chụp cho tới bố cục hình ảnh, sử dụng các thiết bị bổ trợ, v..v.. Đặc biệt chúng tôi sẽ cố gắng làm sao để không chỉ những bạn có điều kiện sở hữu một chiếc máy ảnh ống kính rời đắt tiền mà ngay cả người sử dụng máy ảnh du lịch cũng có thể áp dụng chúng vào thực tế để nâng cao hiệu quả sử dụng. Hy vọng bạn đọc sẽ tiếp tục ủng hộ chuyên mục Nhiếp ảnh kỹ thuật số của GenK. 1. Tư thế cầm máy ảnh Dù là máy ảnh ống kính rời hay du lịch, điều quan trọng nhất khi cầm máy là phải đảm bảo máy không bị rung trong suốt quá trình chụp. Hãy sử dụng cả hai tay, và tìm kiếm các điểm tựa bổ sung (dựa người vào tường, chống tay lên đùi,…) để đảm bảo cầm máy thật chắc! Tư thế cầm máy ảnh ống kính rời Ở máy ảnh ống kính rời, tư thế cầm máy chắc chắn là khi bạn sử dụng tay trái làm “bệ đỡ” bên dưới ống kính (hoặc phần đuôi ống kính và phần đáy
  2. thân máy nếu tay bạn đủ lớn), tay phải bám dọc theo phần gờ ra của thân máy với ngón cái đặt ở phía sau, vừa làm nhiệm vụ giữ chắc, vừa điều chỉnh – thiết lập các thông số thông qua hệ thống phím bấm. Ngón trỏ tay phải đặt hờ trên phím chụp, thực hiện thao tác lấy nét, xoay vòng chỉnh khẩu độ / tốc độ và bấm chụp. Hai khuỷu tay ép sát để tựa vào hai bên hông. Phần kính ngắm (viewfinder) phía trên đỉnh máy tì vào trán, tạo thành ba điểm tựa vững chắc. Khi xoay máy theo chiều dọc, lúc này ta đã mất đi một điểm tựa là phần hông bên phải, nên tay trái phải đảm bảo tạo thành bệ đỡ thật chắc chắn, tránh cầm máy kiểu “làm dáng”, tránh nói cười trong quá trình chụp. Tư thế cầm máy ảnh du lịch Với máy ảnh du lịch, luôn nhớ lồng dây đeo máy vào cổ tay, tránh làm rơi máy hoặc bị cướp giật. Tay trái tạo thành bệ đỡ phía đáy, với ngón cái bám dọc theo cạnh bên trái để giữ máy chắc chắn. Tay phải cầm giống máy ảnh ống kính rời. 2. Các bước chụp một tấm ảnh Bước 1: bật máy. - Đa số các máy ảnh có nút Bật/Tắt (On/Off) riêng biệt. Tuy nhiên một số máy khác lại thiết kế nút Bật/Tắt dưới dạng cổ áo, là một công tắc gạt nằm bao quanh chính phím bấm chụp. Với máy ảnh du lịch, khi bật máy cần lưu ý tránh đặt tay lên ống kính, bởi khi khởi động máy sẽ tự động đẩy ống kính ra, bàn tay đặt trước ống kính vô tình trở thành vật cản trở, có thể làm hỏng motor bên trong ống kính.
  3. Nút bật tắt máy (On/Off). Bước 2: chọn chế độ chụp phù hợp. - Tùy theo mục đích và điều kiện thực tế mà chọn một trong các chế độ chụp trên máy. Các chế độ chụp này sẽ được GenK giới thiệu một cách cụ thể trong bài viết tuần sau. Các chế độ chụp trên máy thường được bố trí trên một vòng tròn xoay. Bước 3: lấy nét, bố cục hình và chụp. - Các máy ảnh ống kính rời và một số máy ảnh du lịch cao cấp có 3 chế độ lấy nét: lấy nét tự động một lần (single autofocus), lấy nét tự động liên tục (continuous autofocus) và chế độ lấy nét bằng tay / thủ công (manual focus). Trong khi máy ảnh du lịch giá rẻ thường chỉ có 1 chế độ lấy nét duy nhất là single autofocus. Vùng lấy nét cũng có thể tùy chọn theo ý muốn. Có thể để máy tự chọn vùng lấy nét, hoặc lấy nét theo điểm định sẵn. Nhưng để đạt hiệu quả cao nhất và nhanh nhất, hãy chọn lấy nét tại điểm cố định ở trung tâm kính ngắm (màn hình ngắm chụp). Ở bước này, bạn đọc tinh ý sẽ thấy thứ tự thao tác không phải là “bố cục, lấy nét, chụp hình” như cách chúng ta thường làm, mà ngược lại – phải là “lấy nét, bố cục, chụp hình”. Sở dĩ làm như vậy là bởi vì: Khi bấm phím chụp xuống một nửa là ta đã thực hiện thao tác lấy nét, nếu tiếp tục giữ phím bấm chụp ở một nửa lún xuống này thì máy sẽ chuyển sang chế độ “khóa nét” vào đối tượng mà ta vừa lấy nét. Lúc này, vẫn giữ nửa phím chụp, ta bố
  4. cục lại khung hình theo ý muốn thì chủ thể được lấy nét vẫn sẽ rõ nét. Trong khi đó, nếu bố cục khung hình trước rồi mới lấy nét, thì rất có thể máy sẽ tự động chọn một chủ thể khác để lấy nét, kết quả là hình chụp ra cái cần thì mờ mờ ảo ảo, cái không cần thì lại nét căng!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1