intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các buồng tim

Chia sẻ: Nguyen Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

79
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các buồng tim tạo ra một đường dẫn máu phức tạp gồm nhiều chặng đi khắp cơ thể, ban đầu máu sẽ được đưa đến phối để hô hấp rồi sau đó phân phát đến các tế bào của cơ thể để duy trì sự sống. Nguyên tắc của đường dẫn này được giải thích bằng các quy luật sau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các buồng tim

  1. Các buồng tim Các buồng tim tạo ra một đường dẫn máu phức tạp gồm nhiều chặng đi khắp cơ thể, ban đầu máu sẽ được đưa đến phối để hô hấp rồi sau đó phân phát đến các tế bào của cơ thể để duy trì sự sống. Nguyên tắc của đường dẫn này được giải thích bằng các quy luật sau: 1) sự khác nhau về thể tích của các buồng tim; và 2) sự khác nhau về độ chênh áp đạt được khi các buồng tim co lại và dãn ra. Tim bao gồm 4 buồng: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Tâm nhĩ nhỏ nhất bằng khoảng 1/3 kích thước và thể tích của tâm thất. Tâm thất trái là buồng tim lớn nhất, có khối lượng cơ nhiều gấp 3 lần so với thất phải - cả 2 tâm thất đều có dung tích chứa bằng nhau. Do kích thước vượt trội của thất trái nên không có gì ngạc nhiên khi biết được rằng khoảng 70% trường hợp nhồi máu cơ tim là ở thất trái.
  2. Mục tiêu chính của các buồng tim là hoàn thành vai trò chức năng cơ học của một cái bơm máu, ngoài ra nó còn có những chức năng khác, trong đó bao gồm chức năng tác động lên nhịp tim và một số vai trò nội tiết. Tâm nhĩ phải Nhĩ phải nhận máu ít oxy từ tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới. Nhĩ phải còn nhận máu từ các xoang vành, là đường ra tĩnh mạch của hệ tuần hoàn vành (van một chiều bao phủ xoang vành được gọi là van Thebesian). Tĩnh mạch chủ trên không có van còn tĩnh mạch chủ dưới có một van không hoàn chỉnh là van eustachian. Lưu ý rằng tĩnh mạch chủ dưới sẽ nhận dòng máu phụt ngược (cũng như dòng phụt đến tĩnh mạch cảnh - được gọi là sóng "a") khi tâm nhĩ phải bóp kháng cự lại với van ba lá lúc lá van này đã đóng lại . Hiện tượng này sẽ xảy ra với những loại nhịp tim như nhịp bộ nối, nhịp nhanh thất và block nhĩ-thất độ III. Tâm nhĩ phải cũng gây ảnh hưởng lên nhịp tim nhờ các thụ thể áp lực (barroreceptor) nằm ở mặt trong của nó. Các thụ thể áp lực đáp ứng với tình trạng giảm lượng máu đến nhĩ phải (tiền tải) bằng cách làm tăng nhịp tim (nói theo một cách khác, bằng cách không kích thích dây thần kinh phế vị, cho phép hệ thần kinh giao cảm nắm quyền điều khiển). Gia tăng lượng máu đến làm kích thích dây thần kinh phế vị làm chậm nhịp tim. Tác dụng này có thể được nhìn thấy ở các trường hợp loạn nhịp xoang, thấy trong các trường hợp nhịp tim xuất phát từ nút xoang nhưng hơi không đều, tăng lên khi hít vào (tăng thể tích lồng ngực và giảm lượng máu tĩnh mạch đổ về) và giảm xuống khi thở ra (giảm thể tích lồng ngực và tăng lượng máu tĩnh mạch đổ về). Tâm nhĩ phải và trái còn đóng vai trò nội tiết bằng cách tiết ra ANP (atrial natriuretic peptide), làm giảm các tác dụng của epinephrine, endothelin, và
  3. hệ renin-angiotension-aldosterone. ANP được phóng thích ra khi tâm nhĩ bị căng, có nghĩa là gia tăng tiền tải của tim. Các tác động của ANP bao gồm: Làm giảm nhịp tim  Làm giảm tiền tải bằng cách dãn mạch, tăng bài xuất nước tiểu  Kích thích dây thần kinh phế vị; và  Ức chế phì đại thất  Thành tâm nhỉ chỉ dày khoảng 2mm là kết quả của tình trạng áp lực thấp ở buồng tim này và của sự dễ dàng bơm máu đến vùng có áp lực thấp (thất phải). Tâm thất phải Tâm thất phải được ngăn cách bởi thất trái bởi một vách ngăn. Thất phải tống máu qua van động mạch phổi để đến các động mạch phổi. Khi áp lực máu ở động mạch chủ vào khoảng 120/80 thì áp lực ở động mạch phổi vào khoảng 26/10. Nói một cách khác, trong khi thất trái phải bơm máu chống lại một áp lực tâm trương (áp lực trước khi co bóp) là "80" thì tâm thất phải chỉ phải chống lại một áp lực bằng khoảng 1/8 so với bên trái, vào khoảng 10mmHg. Ở người lớn, thành tâm thất phải dày khoảng 4-5mm. Nguồn cung cấp máu cho cơ tim ở tâm thất phải chủ yếu đến từ động mạch vành phải. Nhồi máu cơ tim mặt dưới thường là ở thất phải Tâm nhĩ trái Tương tự như nhĩ phải, tâm nhĩ trái có các chức năng sau: Bơm máu cho tim trái  Tác động đến nhịp tim 
  4. Có tính chất nội tiết.  Thành nhĩ trái hơi lớn hơn nhĩ phải, khoảng 3mm. Tâm thất trái Tâm thất trái là buồng tim lớn nhất, chiếm phần lớn mặt trước và mặt bên trái của tim. Thất trái cũng chiếm phần lớn mỏm tim. Thành của tâm thất trái dày khoảng 8-15mm, còn độ dày ở mỏm tim khoảng 2mm. Máu được tống ra khỏi thất trái (cũng như thất phải) tùy thuộc vào một số yếu tố sau: Định luật Starling: càng có nhiều cơ ở thành co thì lực bóp càng  mạnh. Do đó có nhiều máu được tống ra ngoài hơn. Nhịp tim: lượng máu được tống ra khỏi thất trái tăng lên theo nhịp  tim đến một giới hạn nhất định. Lưu ý rằng khi nhịp tim đạt đến khoảng trên 150 lần/phút, thời gian để tim được đổ đầy máu ở mỗi nhịp đập sẽ giới hạn lại, dẫn đến dung tích ở nhĩ trái giảm, giảm sức căng, giảm lực bóp, và cuối cùng là giảm lượng máu được tống ra. Tiền tải: nguồn máu đổ vào tim ảnh hưởng đến lượng máu đi vào  thất. Nguồn máu này được gọi là tiền tải (về mặt kỹ thuật mà nói thì tiền tải được định nghĩa là áp lực vào cuối thì tâm trương của thất trái). Khi tiền tải hoặc lượng máu đổ vào tim gia tăng, lượng máu được tim tống ra ngoài (thể tích nhát bóp) cũng gia tăng và ngược lại. Hậu tải: là áp lực bên trong động mạch chủ trước khi tâm thất bóp và  sức đề kháng của mạch máu hệ thống. Hậu tải là áp lực mà tâm thất trái phải chiến thắng để bơm máu vào động mạch chủ. Hậu tải càng cao thì tâm thất trái càng khó bơm máu đi khắp cơ thể và do đó lượng máu được tống ra khỏi
  5. tim (thể tích nhát bóp) sẽ giảm xuống. Khi hậu tải giảm, thể tích nhát bóp cũng giảm. Nhĩ bóp: Sự co lại của nhĩ trước khi tâm thất co làm cho nhiều máu  hơn (khoảng 1/3 lượng máu) đi vào tâm thất và cơ sẽ căng nhiều hơn. Theo luật Starling, lượng máu do nhĩ bóp chiếm khoảng 15-30% lượng máu mà tim tống ra ngoài. Khi già đi, thì tỷ lệ phần trăm này sẽ tăng lên. Chẳng hạn như ở những người già bị rung nhĩ, chúng bị ảnh hưởng nhiều hơn do 1/3 lượng máu cung cấp cho các tế bào bị giới hạn lại. Sự phối hợp của tim: Sự co bóp của tim đi theo một con đường được  chuyên biệt hóa để tối ưu hóa lượng máu được bơm. Khi đường dẫn truyền điện của tim trở nên bất thường, hiệu quả co bóp của tim sẽ bị cản trở dẫn đến giảm thể tích nhát bóp. Chẳng hạn như những xung bắt nguồn từ tâm thất thường tạo ra những đợt bơm máu kém hiệu quả hơn của tâm thất so với những xung đi theo con đường tối ưu bắt nguồn từ các xung ở trên thất. Khi khám cho một bệnh nhân tim mạch, bác sĩ cần phải phối hợp tất cả các yếu tố này lại với nhau. ECG, bệnh sử, và các dấu hiệu sinh tồn có thể hướng bạn đi theo một hướng đúng trong việc đánh giá hiệu quả bơm máu của thất trái. Vách tim Tim thường được mô tả như thể là có 2 quả tim: tim phải và tim trái. Điều này là do có một lớp mô liên kết dày được gọi là vách tim ngăn tim ra thành 2 nửa: phải và trái. Ở phía đầu (các tâm nhĩ) cũng được ngăn ra bởi lớp mô liên kết bắt nguồn từ đáy tim. Các lớp mô liên kết này tạo ra cấu trúc của tim. Mô liên kết không dẫn truyền hoạt động điện và đóng vai trò như một
  6. hàng rào cách điện. Đây là một yếu tố quan trọng để có thể hiểu được hệ thống điện của tim. Vách tim cũng góp phần trong hoạt động co bóp của tâm thất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2