Tài liệu hướng dẫn các cách tự làm thuốc trừ sâu sinh học tại nhà với các loại nguyên liệu từ hỗn hợp ớt, chanh, cam quýt, dứa, chuối và men vi sinh và một số vấn đề cần lưu ý.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Các cách tự làm thuốc trừ sâu sinh học tại nhà
- CÁC CÁCH TỰ LÀM THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC TẠI NHÀ
1. Từ hỗn hợp tỏi, ớt, chanh, cam, quýt, dứa, chuối….. và men vi sinh
(do Dự án cấp phát)
- Cách làm: Đổ nước vào ½ (một nửa) thùng có nắp đậy (kích thước tùy
thuộc vào từng loại thùng), sau đó cho các loại củ quả như: Ớt, tỏi,
gừng, dứa, chanh, cam quýt, dưa hấu……( nói chung các loại hoa quả
hay ăn tại nhà) vào thùng. Đổ men vi sinh vào, trộn đều hỗn hợp này
lên và dùng nắp đậy kín không để không khí từ bên ngoài lọt vào (để
lên men yếm khí).
- Ủ trong thời gian 5 – 7 ngày đến khi kiểm tra hỗn hợp đã lên men thì có
thể vắt lấy nước để phun cho rau trong vườn. Lấy 50cc dung dịch pha
với 15 lít nước để phun cho rau.
- Tác dụng: Có công dụng diệt trừ sâu bệnh rất tốt, có thể bảo quản
được quanh năm, an toàn cho sức khỏe của gia đình.
2. Chế biến từ tỏi: Dùng 2 - 3 củ tỏi to bóc sạch vỏ, giã nghiền nát pha với 2
cốc nước, đem ngâm ủ 1 ngày, sau đó lấy ra lọc nước cốt, pha với 4 lít
nước, cho vào bình tưới đem phun lên cây bị bệnh. Phun khi trời mát và
đều các mặt lá cả trên, dưới, thân và gốc cây.
3. Chế biến từ ớt: Chọn khoảng 10 quả ớt chỉ thiên cay, nghiền nát bằng
máy hoặc giã nát bằng cối, ngâm ớt qua một đêm, sau đó lọc lấy nước
cốt, pha với 1 lít nước, cho vào bình tưới phun lên cây bị bệnh. Phun khi
trời mát và đều các mặt lá cả trên, dưới, thân và gốc cây.
4. Chế biến từ lá cà chua: Chọn ra khoảng vài chục lá cà chua, nghiền nát
rồi ngâm với khoảng 2 cốc nước qua đêm, gạn lấy nước trong pha thêm 2
cốc nước, sau đó cho vào bình tưới phun lên cây bị bệnh. Phun khi trời
mát và đều các mặt lá cả trên, dưới, thân và gốc cây.
5. Chế biến hỗn hợp gừng, tỏi, ớt, giềng: Chuẩn bị nguyên liệu vừa đủ,
rửa sạch, nghiền nát các loại củ, quả này sau đó đem ngâm rượu hoặc
cồn trong khoảng 15 ngày để các chất cay, nóng ngấm đều với nhau, gạn
lấy nước trong và chỉ cần pha loãng với nước lã là có thể phun lên cây
trồng.
6. Chế biến từ thuốc lào (nếu không có lá thuốc lào thì có thể sử dụng
thuốc lá): Dùng một gói thuốc lào hoặc một bao thuốc lá đem ngâm trong
nước ấm 1 đêm, lọc lấy nước và thêm vào một thìa cà phê nước rửa bát,
hoà dung dịch đó với 4 - 8 lít nước cho vào bình tưới phun lên cây bị
bệnh. Phun khi trời mát và đều các mặt lá cả trên, dưới, thân và gốc cây.
7. Từ vỏ trứng: Vỏ trứng có rất nhiều tác dụng, trong đó có cả tác dụng làm
phân bón và thuốc trừ sâu. Nghiền nát vỏ trứng thành từng miếng nhỏ và
rắc vào hố trước khi trồng cây. Sau đó, hai tuần một lần, bạn lại rắc thêm
- một ít vỏ trứng vụn xung quanh gốc cây. Những loại động vật phá hoại
thân mềm như sâu, ốc sên,... cực kì ghét bị bám dính vỏ trứng lên người.
8. Từ hành tăm: Pha chế 10-100g củ hành tăm giã nhỏ với 1 lít nước, để
trong thùng có nắp 4-7 ngày trước khi phun.
Lưu ý:
- Khi phun các loại thuốc trên, có thể cho thêm ít xà phòng, nước rửa
chén bát quấy đều để tăng độ bám thuốc cho rau.
- Sử dụng thuốc khi đến ngưỡng, không lạm dụng: Chỉ nên sử dụng
thuốc trừ sâu hữu cơ khi mức sâu ở mật độ làm sụt giảm năng suất
cây trồng chứ không phải cứ thấy sâu là phun thuốc hoặc sâu gây hại
xong mới phun.
- Nên phun thuốc khi sâu còn non vì lúc này khả năng kháng thuốc của
sâu rất kém.
- Không nên “cộng” thuốc sâu trừ sâu sinh học với các thành phần khác
để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc.
- Phun thuốc vào thời điểm trời tạnh ráo, râm mát
- Sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ như gang tay, khẩu trang, quần áo dài khi
phun thuốc
- Thời gian cách ly: trong thời gian từ 4-7 ngày sau khi phun có thể sử
dụng được rau vào bữa ăn tùy vào từng nồng độ, liều lượng pha.