Các đá granit liên quan với khoáng sản wolfram trong cấu trúc Lô Gâm MBVN: Minh chứng từ thạch học, địa hóa và tuổi đồng vị
lượt xem 2
download
Trong bài viết "Các đá granit liên quan với khoáng sản wolfram trong cấu trúc Lô Gâm MBVN: Minh chứng từ thạch học, địa hóa và tuổi đồng vị", tập thể tác giả thể hiện các kết quả nghiên cứu về thạch học, địa hóa nguyên tố chính và hiếm vết cũng như tuổi đồng vị của các thành tạo granit Núi Pháo, Đá Liền thu thập trong khu vực mỏ Núi Pháo (tỉnh Thái Nguyên) và granit Thiện Kế thu thập trong khu vực mỏ wolfram Thiện Kế (tỉnh Tuyên Quang) nhằm làm sáng tỏ tuổi thành tạo của đá cũng như luận giải về nguồn gốc thành tạo granit và mối liên quan của chúng với quặng hóa wolfram-thiếc trong khu vực. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các đá granit liên quan với khoáng sản wolfram trong cấu trúc Lô Gâm MBVN: Minh chứng từ thạch học, địa hóa và tuổi đồng vị
- HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (ERSD 2022) Các đá granit liên quan với khoáng sản wolfram trong cấu trúc Lô Gâm MBVN: Minh chứng từ thạch học, địa hóa và tuổi đồng vị Phạm Thị Dung1*, Nevolko P.A2, Svetlistkaia T.V2, Nguyễn Thế Hậu1, Trần Trọng Hòa1 1 Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Viện Địa chất – Khoáng vật học Novosibirks TÓM TẮT Cấu trúc Lô Gâm ở miền bắc Việt Nam phổ biến rất nhiều loại hình khoáng sản khác nhau như Pb-Zn đa kim, Sb-(Au), W,… trong đó có mỏ W-Bi-Cu-F-(Au) Núi Pháo là mỏ lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Nguồn gốc của các loại hình khoáng sản này thường được cho là liên quan với các đá xâm nhập granit trong khu vực. Tuy nhiên, quặng W liên quan nguồn gốc với xâm nhập granit Trias hay granit Kreta vẫn là những vấn đề còn tranh luận. Trong bài này, các tác giả công bố các kết quả nghiên cứu về các đặc trưng thạch học, địa hóa nguyên tố chính, hiếm - vết và tuổi đồng vị của các thành tạo granit Núi Pháo, granit Đá Liền được cho liên quan với mỏ W Núi Pháo (tỉnh Thái Nguyên) và granit Thiện Kế - liên quan với mỏ W Thiện Kế (tỉnh Tuyên Quang). Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy các đá granit Núi Pháo có thành phần khoáng vật chính là thạch anh, feldspat kali, plagiocla, biotit, tourmalin, các khoáng vật phụ: zircon, monazit và ilmenite; chúng thuộc loại bão hòa nhôm, hay thuộc kiểu S granit, Fe2O3/FeO ~ 0,3, ∑REE =181 - 239 ppm, (La/Yb)N - 8,3–27,5, có dị thường âm Eu và cao HREE (Gd/Yb)N = 1,07–5,19). Tuổi đồng vị U-Pb zircon (LA-ICP-MS) của granit Núi Pháo dao động từ 243,34± 0,9 đến 245,73± 1,02 tr.n. Chúng có các đặc trưng về thành phần và tuổi thành tạo tương tự với granit Phia Bioc phổ biến ở Đông Bắc Việt Nam. Ngược lại granit Đá Liền và Thiện Kế khá tương đồng nhau về thành phần khoáng vật, địa hóa nguyên tố chính, hiếm vết và tuổi đồng vị, cụ thể: Thành phần khoáng vật chính là plagiocla, felspat kali, thạch anh, biotit và muscovite, khoáng vật phụ bao gồm granat, zircon, apatit, tourmalin, fluorit, cassiterit và ilmenit. Granit Đá Liền và Thiện Kế đặc trưng cao Kali (K2O/Na2O>1,4), nhôm (ASI >1), Fe2O3/FeO < 1, chúng thuộc kiểu S granit, ∑REE = 29 - 80 ppm, (La/Yb)N - 0,85–6,89, thể hiện rõ dị thường âm Eu. Tuổi đồng vị của granit Đá Liền được xác định trước 85 tr.n (kết quả phân tích Ar-Ar từ biotit) và granit Thiện Kế là trước 87,76 ± 0,64 tr.n (kết quả phân tích U-Pb zircon LA-ICP-MS). Granit Đá Liền và Thiện Kế khá tương đồng nhau về thành phần khoáng vật, địa hóa nguyên tố chính, hiếm vết và tuổi đồng vị với granit hai mica Pia Oăc ở Đông Bắc Việt Nam và granit hai mica Dulong ở tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, điều này chứng tỏ mối liên quan nguồn gốc giữa quặng hóa W với các hoạt động magma xâm nhập granit Kreta trong khu vực. Từ khóa: granit, wolfram - thiếc, Kreta, Trias, cấu trúc Lô Gâm, MBVN. 1. Đặt vấn đề Khối Nam Trung Hoa là vùng lãnh thổ tập trung các tụ khoáng có trữ lượng wolfram (W) và thiếc (Sn) lớn của thế giới. Đa số các mỏ thuộc khu vực này nằm trên lãnh thổ Trung Quốc, trên lãnh thổ miền bắc Việt Nam (MBVN) cũng đã biết một số mỏ lớn. Minh chứng cho tiềm năng lớn về phát hiện các mỏ thiếc – wolfram (Sn-W) công nghiệp là mỏ Núi Pháo - một trong những mỏ lớn nhất ở Đông Nam Á (ĐNA). Mỏ này chứa 87,9 Mt WO3 với hàm lượng trung bình trong quặng 0,19%. Ngoài ra, quặng mỏ Núi Pháo còn chứa khoảng 7,95% CaF2, 0,18% Cu, 0,19 g/t Au và 0,09% Bi. Theo các tài liệu hiện có, trên lãnh thổ MBVN cũng phân bố một số vùng quặng có quặng hóa Sn-W công nghiệp, đó là Pia Oắc, Núi Pháo, Tam Đảo và Sông Chảy. Vùng có mức độ nghiên cứu tốt hơn cả là khu vực granit tuổi Kreta Pia Oắc ở trong cấu trúc Sông Hiến. Quặng hóa biểu hiện dọc theo cánh tây và đông của khối Pia Oắc, nơi đã biết một loạt điểm quặng và mỏ Sn-W kiểu greisen. Theo tài liệu của Vladimirov và nnk, (2012) và Phan Luu Anh et al., (2010), tuổi thành tạo granit hai mica mà các tụ khoáng greisen liên quan với chúng là 89,7±1,8 tr.n. Xuất phát từ tuổi Kreta giả định đối với khoáng hóa thiếc khu vực Pia Oắc, hầu như tất cả các mỏ và điểm quặng Sn-W trên lãnh thổ MBVN đều được cho là Kreta một cách “truyền thống”, mặc dù vẫn còn thiếu các tài liệu phân tích tuổi thành tạo khoáng hóa. * Tác giả liên hệ Email: ptdung@igsvn.vast.vn 7
- Đặc điểm sinh khoáng phức tạp nhất là đối với cấu trúc Lô Gâm, được cho là đai uốn nếp bao quanh khối Nam Trung Hoa. Trong khu vực này, cùng với các tụ khoáng đa kim (Pb-Zn) trong đá carbonat là nút quặng Làng Vài mà tập thể tác giả xếp vào hệ quặng vàng liên quan với các xâm nhập khử (Nevolko et al., 2017). Quặng hóa Sn và W trong phạm vi đới cấu trúc này còn ít được nghiên cứu chi tiết, ví dụ đối với hai vùng quặng lớn là Núi Pháo và Tam Đảo. Mỏ Núi Pháo, được thăm dò những năm gần đây, là một trong những tụ khoáng W lớn của khu vực ĐNA. Cùng với W, trong quặng ở đây còn chứa Bi, Cu, F, Au có giá trị công nghiệp. Các thân quặng ở mỏ này phân bố trong “nêm” giữa hai thể xâm nhập, một trong số đó là granit biotit Núi Pháo tuổi Permi – Trias, còn khối kia – granit hai mica Đá Liền tuổi Kreta. Vậy thành tạo granit nào liên quan với sự hình thành của quặng hóa vẫn đang là dấu hỏi. Ngoài ra, khu vực mỏ wolfram Thiện Kế (tỉnh Tuyên Quang) cũng rất phổ biến các thành tạo granit 2 mica Thiện Kế, các thành tạo này cũng chưa được xác định tuổi thành tạo cũng như nguồn gốc hình thành và mối liên quan với quặng hóa wolfram-thiếc trong khu vực. Như vậy, các vấn đề liên quan đến đặc điểm của granitoid mà quặng hóa liên quan cũng còn rất rời rạc, ngoại trừ khối xâm nhập granitoid Pia Oắc chứa quặng Sn-W trong cấu trúc Sông Hiến. Mô hình tổng thể thành tạo quặng Sn-W cũng như mối liên quan của các mỏ khác nhau với các kiểu khối xâm nhập nhất định cũng chưa được làm sáng tỏ. Trong bài này, tập thể tác giả thể hiện các kết quả nghiên cứu về thạch học, địa hóa nguyên tố chính và hiếm vết cũng như tuổi đồng vị của các thành tạo granit Núi Pháo, Đá Liền thu thập trong khu vực mỏ Núi Pháo (tỉnh Thái Nguyên) và granit Thiện Kế thu thập trong khu vực mỏ wolfram Thiện Kế (tỉnh Tuyên Quang) nhằm làm sáng tỏ tuổi thành tạo của đá cũng như luận giải về nguồn gốc thành tạo granit và mối liên quan của chúng với quặng hóa wolfram-thiếc trong khu vực. 2. Địa chất khu vực, vị trí lấy mẫu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứu và vị trí thu thập mẫu Khu vực nghiên cứu nằm ở phía Nam cấu trúc Lô Gâm (Hình 1). Cấu trúc Lô Gâm phổ biến các thành tạo xâm nhập từ mafic-siêu mafic đến axit, trong đó phải kể loạt magma tương phản mafic-axit là phức hệ Núi Chúa - Phia Bioc được xác định tuổi Trias muộn, các xâm nhập axit kiềm (syenit, nephelin) Palezoi sớm thuộc phức hệ Phia Ma hay phức hệ Chợ Đồn tuổi Paleogen (Dovjikov et al, 1965; Tri and Khuc, 2011; Tran et al, 2016). Các nghiên cứu gần đây về khoáng vật, địa hóa, đặc điểm đồng vị và tuổi đồng vị cho rằng magma xâm nhập trên là sản phẩm của hoạt động magma Permi-Trias (Trần Trọng Hòa, 2007; Tran et al., 2008). Trong khu vực nghiên cứu tại mỏ Núi Pháo phổ biến 2 loại đá magma là granit Trias giữa Núi Pháo và granit Kreta muộn Đá Liền (Hình 1). Tại khu vực mỏ wolfram Thiện Kế phổ biến chủ yếu là granit Thiện Kế và đá phun trào ryolit tuổi Trias giữa (Hình 1). Các biến loại đá này đã được thu thập cho phân tích các mẫu thạch học, địa hóa và tuổi đồng vị (Hình 1). Khối granit Núi Pháo nằm về phía đông bắc thị trấn Đại Từ. Chúng có diện lộ 24km về phía TB-ĐN và 5km về phía ĐB-T và bị các đá conglomerat của hệ tầng Hà Cối có tuổi Jura phủ, bị granit Đá Liền xâm nhập vào (Hình 1). Khu vực mỏ Núi Pháo phổ biến các thành tạo trầm tích Ordovic – Silur thuộc hệ tầng Phú Ngữ như đá phiến sét xen lẫn cát kết, phiến silic, đá vôi. Granit Trias Núi Pháo và granit Kreta Đá Liền xâm nhập vào các đá trầm tích này (Richards et al., 2003). Khối granit Đá Liền nằm về phía bắc của khối Núi Pháo và xâm nhập vào các đá hệ tầng Phú Ngữ có tuổi Ordovic-Silur và các đá granit Núi Pháo. Chúng có diện lộ (diện lộ 3x7km) nhỏ hơn granit Núi Pháo, có dạng kéo dài về phía Đông mỏ Núi Pháo. Mỏ W-F-Cu-Au-Bi Núi Pháo có cả 2 kiểu là skarn và greisen. Chúng được hình thành gần tiếp xúc giữa granit 2 mica Đá Liền và trầm tích Ordovic-Silur hệ tầng Phú Ngữ. Khối granit Thiện Kế nằm về phía tây nam mỏ Núi Pháo, cùng với khối Đá Liền ở Thái Nguyên, khối Pia Oắc ở Cao Bằng được Dovjikov và nnk (1965) xếp vào phức hệ Pia Oắc. Khối granit Thiện Kế có dạng một nửa hình tròn, lõm vào chút ít ở phần phía Bắc, phân bố kéo dài đến gần 3,5km từ bản Đồng Lư đến bản Hội Kế, song song với hệ thống đứt gãy sông Phó Đáy phát triển theo phương Tây Bắc - Đông Nam (Hình 1). Chúng chiếm diện tích chủ yếu ở xã Thiện Kế và một phần diện tích xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, cách thị trấn Sơn Dương – Tuyên Quang khoảng 23km về phía Đông Nam. 2.2. Các phương pháp phân tích 2.2.1. Kính hiển vi phân cực soi lát mỏng thạch học 2.2.2. Huỳnh quang tia X (XRF) Phân tích thành phần nguyên tố chính, các mẫu được phân tích ở Viện Địa chất-KVH Novosibirks. 2.2.3. ICP-MS (hệ thống phân tích khối phổ plasma - Inductively couple plasma mass spectrometry) 8
- Phân tích các nguyên tố hiếm vết, các mẫu được phân tích ở Viện Địa chất-KVH Novosibirks. 2.2.4. Phân tích tuổi đồng vị U-Pb zircon bằng phương pháp LA-ICP-MS Phân tích tuổi đồng vị U-Pb zircon bằng phương pháp LA-ICP-MS với granit Núi Pháo, granit Thiện Kế 2.2.5. Phân tích tuổi đồng vị Ar-Ar với khoáng vật biotit từ granit Đá Liền Sử dụng kỹ thuật nung nóng theo bậc và đo bằng khối phổ Micromass noble gas 5400. Các phân tích này được phân tích ở trung tâm phân tích đồng vị ở Viện ĐC-KVH Novosibirsk. Hình 1. Sơ đồ địa chất khu vực nghiên cứu (theo Hau et al, 2022). a) Vị trí kiến tạo phần Tây Nam của khối Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa. B) Sơ đồ địa chất giản lược phần Tây Nam của khối Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa. C) Bản đồ địa chất – khoáng sản khu vực nghiên cứu (theo Kiem và Luyen, 1991; Sanematsu và Ishihara, 2011). 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Kết quả 3.1.1. Thạch học của các đá granit Các đá khối Núi Pháo có màu xám đến xám sáng, hạt nhỏ, trung đến thô và đặc trưng là kiến trúc porphyr với các ban tinh là Felspat kali, thạch anh, plagioclas, biotit. Nền là các hạt nhỏ với vi kiến trúc granophyr. Thành phần khoáng vật bao gồm: Thạch anh (30–40%), feldspar kali (30–45%), plagioclas (5–7%), biotit (7–10%), tourmalin (3–5%), các khoáng vật phụ là zircon, monazit và ilmenit. Các đá granit Đá Liền thường sáng màu, bị greisen mạnh, có hạt trung đến thô, kiến trúc porphyr với ban tinh là felspat kali, plagioclas và thạch anh. Thành phần khoáng vật của đá bao gồm: plagiocla (17– 30%), felspat kali (27–35%), thạch anh (30–40%), biotit (0–3%) và muscovit (7–14%). Khoáng vật phụ bao gồm granat, zircon, apatit, tourmalin, fluorit, cassiterit và ilmenit. Đá granit Thiện Kế thuộc loại sáng màu, chủ yếu là các đá granit hai mica hạt nhỏ đến thô, ít hơn là granit muscovit cấu tạo khối, kiến trúc hạt trung đến hạt thô, hạt nửa tự hình và kiến trúc dạng porphyr. Thành phần khoáng vật của đá bao gồm: thạch anh (30-35%), felspat kali (27-30%, plagiocla (25-27%), biotit (1-2%) và muscovite (7-9%). Khoáng vật phụ bao gồm: zircon, apatit, tourmaline, fluorit, cassiterite và ilmenite. 3.1.2. Đặc điểm địa hóa nguyên tố chính và hiếm vết của các đá granit 9
- Hàm lượng SiO2 dao động từ 64,55% đến 69,01%. Tổng kiềm dao động từ 5,23 đến 7,10%, tỷ lệ K2O/Na2O từ 1,07 đến 3,26, Al2O3 dao động trong khoảng 13,05 đến14,45%. Granit Núi Pháo thuộc loại bão hòa nhôm hay thuộc kiểu S granit (Hình 2). Tỷ lệ Fe2O3/FeO khoảng 0,3, do đó granit Núi Pháo thuộc loạt granit ilmenit. Granit Núi Pháo có hàm lượng tổng REE dao động từ 181 đến 239 ppm. Tỷ lệ (La/Yb)N = 8,3–27,5, dị thường âm Eu (Eu/Eu* = 0,41–0,65) và cao HREE thể hiện qua tỷ lệ (Gd/Yb)N = 1,07–5,19. Hàm lượng SiO2 trong granit dao động từ 73,11 đến 73,94%, trung bình là 73,53%. Tổng kiềm từ 7,78 đến 8,61%, thậm chí là 9,53% đối với các mẫu greisen yếu. Granit Đá Liền đặc trưng cao Kali (tỷ lệ K2O/Na2O > 1,4). Đặc trưng cao Al, với ASI >1 thuộc kiểu S granit (Hình 2). Tỷ lệ Fe2O3/FeO < 1. Granit Đá Liền có tổng REE dao động trong khoảng từ 29 đến 80 ppm, tỷ lệ (La/Yb)N = 0,85–6,89 và có dị thường âm Eu (Eu/Eu* = 0,25–0,56). Hàm lượng SiO2 trong granit Thiện Kế dao động từ 71,04 đến 73,42%, trung bình là 72,17%. Tổng kiềm từ 7,55 đến 8,59%, đặc trưng cao Kali (tỷ lệ K2O/Na2O trung bình là 1,68). Đặc trưng cao Al, với ASI trung bình 1,24 thuộc kiểu S granit (Hình 2). Tỷ lệ Fe2O3/FeO < 1, khá cao tỷ lệ FeO/MgO (6,8 – 9,8, trung bình 8). Granit Thiện Kế có tổng REE dao động trong khoảng từ 84 đến 290 ppm), thể hiện rõ dị thường âm Eu (Hình 2). Hình 2. Biểu đồ thạch địa hóa của các đá granit khu vực nghiên cứu. a) Biểu đồ tương quan SiO2 – (K2O + Na2O). b) Biểu đồ tương quan ACNK – ANK. c) Biểu đồ các nguyên tố REE chuẩn hóa theo Chondrit (Theo Sun & McDounough, 1989). 3.1.3.Tuổi đồng vị của các đá granit Các phân tích tuổi đồng vị U-Pb zircon trong granit Núi Pháo cho khoảng tuổi từ 243,34± 0,9 đến 245,73± 1,02 tr.n. Tuổi đồng vị của granit Đá Liền được xác định trước 85 tr.n dựa vào kết quả phân tích Ar-Ar từ biotit. Tuổi đồng vị của granit Thiện Kế được xác định trong khoảng 86,95 ± 0,72 đến 87,76 ± 0,64 tr.n dựa vào kết quả phân tích U-Pb zircon từ các đá này. 3.2. Thảo luận 3.2.1.Tuổi kết tinh của các đá granit nghiên cứu Kết quả định tuổi đồng vị U-Pb zircon cho 3 mẫu granit Núi Pháo cho thấy các thành tạo này có tuổi khoảng 244 tr.n. Tuổi này tương đồng với các số liệu công bố từ một số tác giả nghiên cứu trước như; Ishihara và Orihashi, 2014. Kết quả định tuổi đồng vị Ar-Ar từ biotit của 01 mẫu granit hai mica Đá Liền cho thấy chúng thành tạo vào khoảng 84 tr.n tương ứng với tuổi Kreta. Tuổi này khá tương đồng với các số liệu công bố từ nhóm tác giả Sanematsu và Ishihara, 2011.Kết quả định tuổi đồng vịU-Pb zircon của 2 mẫu granit Thiện Kế cho tuổi 86,95 ± 0,72 đến 87,76 ± 0,64 tr.n. Như vậy, từ các số liệu phân tích về tuổi đồng vị cho thấy, khu vực có 2 giai đoạn rõ rệt là: 1) Giai đoạn Trias giữa – muộn (khoảng 245-210 tr.n) với các thành tạo granit như Núi Pháo (thành tạo này tương đồng với granit Phia Bioc phân bố rộng rãi ở ĐBVN); 2) Giai đoạn Kreta (134-80 tr.n) với các thành tạo granit Đá Liền và Thiện Kế. Các giá trị tuổi thành tạo của granit Đá Liền ở mỏ Núi Pháo và Thiện Kế ở mỏ wolfram Thiện Kế tương ứng với giá trị tuổi Ar-Ar của Biotit từ quặng sulfur của mỏ wolfram Núi Pháo (khoảng 85 tr.n) (theo tài liệu nghiên cứu của các tác giả trong công trình này). 3.2.2.Thạch luận nguồn gốc các đá granit khu vực nghiên cứu Tài liệu về thạch học, khoáng vật và địa hóa cho thấy: Các đá granit này đều thuộc kiểu S granit, hay granit ilmenit do có các đặc trưng sau: 1) về khoáng vật: biotit trong đá granit Núi Pháo dưới 2 nicon có màu nâu đỏ thể hiện loại biotit trong đá giàu nhôm. Trong đá granit Đá Liền và Thiện Kế luôn có mặt khoáng vật giàu nhôm là muscovit với hàm lượng 7-10%; 2) về địa hóa, các đá granit đều có độ nhôm cao 10
- (ASI>1,1), tỷ số Fe2O3/FeO1), giá trị P2O5 có xu hướng tỷ lệ thuận với SiO2; luôn thể hiện xu hướng LREE cao hơn HREE, và đều có dị thường âm Eu. Tuy nhiên, granit Núi Pháo khác với granit Đá Liền và Thiện Kế ở các điểm sau: i) về tuổi thành tạo: granit Núi Pháo có tuổi đồng vị là 240 tr.n tương ứng với tuổi Trias, trong khi granit Đá Liền và Thiện Kế có tuổi đồng vị là 85 tr.n tương ứng với tuổi Kreta; ii) Về thành phần khoáng vật: granit Đá Liền và Thiện Kế luôn có sự hiện diện của khoáng vật muscovit, ngược lại, granit Núi Pháo chưa quan sát thấy khoáng vật này, mà chủ yếu phổ biến khoáng vật biotit; iii) Về đặc điểm địa hóa: Hàm lượng Fe2O3T, MgO, TiO2, CaO, tổng REE của granit Núi Pháo cao hơn hàm lượng các oxyt này trong granit Đá Liền và Thiện Kế, ngược lại hàm lượng các oxyt Al2O3, Na2O trong granit Núi Pháo thấp hơn trong granit Đá Liền và Thiện Kế. Với giá trị Fe2O3/FeO0,3 chỉ thị cho quá trình nóng chảy từng phần các nguồn từ đá magma hoặc cát kết bị biến chất, với tỷ lệ 0,3 chỉ thị cho dung thể granit bắt nguồn từ các đá magma hoặc cát kết bị biến chất. Ngược lại, các đá granit Thiện Kế và Đá Liền có tỷ lệ CaO/Na2O
- 4. Kết luận Tuổi đồng vị của granit Núi Pháo là 243,34± 0,9 đến 245,73± 1,02 tr.n ứng với Trias muộn, granit Đá Liền là 84,1 ± 0,7 tr.n, Thiện Kế có tuổi 87,76 ± 0,64 tr.n tương ứng với Kreta. Đặc trưng địa hóa và khoáng vật chứng tỏ các granit này đều thuộc kiểu S granit, có Fe2O3/FeO
- as polymetallic-Pb-Zn, Sb-(Au), W, etc.. In which, the Nui Phao mine is the largest mine in Southeast Asia. The origin of these minerals is generally thought to be associated with granite intrusives in the area. However, the origin of W-ore related to the intrusion of Triassic granite or Cretaceous granite in the area is still a matter of debate. In this article, the authors present the research results on the petrographic, geochemical characteristics of the major, trace elements and U-Pb ages of the Nui Phao and Da Lien granites that was associated with W-minerals in Nui Phao mine (Thai Nguyen province) and Thien Ke granite, which was related to W-minerals in Thien Ke mine (Tuyen Quang province). The research results show that the Nui Phao granite composes of quartz, K-feldspar, plagioclase, biotite, tourmaline, opq minerals: zircon, monazite and ilmenite; they are aluminum saturated, or S granite, Fe 2O3/FeO ~ 0.3, ∑REE =181 - 239 ppm, (La/Yb)N = 8.3–27.5, with negative anomaly Eu and high HREE (Gd/Yb)N = 1.07–5.19). The U-Pb age of zircon (by LA-ICP-MS) of Nui Phao granite ranges from 243.34± 0.9 to 245.73± 1.02 Ma. In contrast, the Da Lien and Thien Ke granites are quite similar in mineral composition, major and trace elements, U-Pb age. They are composed of plagioclase, K-feldspar, quartz, biotite and muscovite, minor minerals including garnet, zircon, apatite, tourmalin, fluorite, cassiterite and ilmenite. The Da Lien and Thien Ke granites are characterized by high Potassium (K 2O/Na2O>1.4), aluminum (ASI >1), Fe2O3/FeO < 1, they are S type granite, ∑REE = 29 - 80 ppm, (La/ Yb)N - 0.85–6.89, clearly showing the negative Eu anomaly. 39Ar-40Ar isotopic age of zircon in the Da Lien granite was determined to be prior to 85 Ma and U-Pb isotopic age of zircon in the Thien Ke granite was earlier than 87.76 ± 0.64 Ma. Compositions of both the Da Lien and Thien Ke granites are relatively similar to that of the Pia Oac two- mica granite in Northeast Vietnam as well as the Dulong two-mica granite in Yunnan province of China This, which are proved the origin relationship between W-ore and Cretaceous granites in the area. Keywords: Lo Gam structure; Granite, Kreta; MBVN; Trias Wolfram – tin. 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn