Các đời quan trấn thủ ở Khánh Hoà xưa
lượt xem 5
download
Ngay sau khi “tiếp quản” vùng đất mới từ mũi Đá Bia đến phía đông sông Phan Rang vào năm 1653, chúa Nguyễn đã thiết lập bộ máy hành chính gồm 2 phủ Thái Khang và Diên Ninh, đặt dưới sự thống lãnh của dinh trấn thủ Thái Khang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các đời quan trấn thủ ở Khánh Hoà xưa
- Các đời quan trấn thủ ở Khánh Hoà xưa Written by lichsuvn.info Sunday, 16 March 2008 Tác giả: Nguyễn Man Nhiên Nguồn: vannghesongcuulong.org Ngay sau khi “tiếp quản” vùng đất mới từ mũi Đá Bia đến phía đông sông Phan Rang vào năm 1653, chúa Nguyễn đã thiết lập bộ máy hành chính gồm 2 phủ Thái Khang và Diên Ninh, đặt dưới sự thống lãnh của dinh trấn thủ Thái Khang. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của vùng đất này với nhiều biến đổi trên bản đồ hành chính (từ dinh Thái Khang đến
- dinh Bình Khang, dinh Bình Hòa, trấn Bình Hòa, rồi tỉnh Khánh Hòa) chắc chắn có phần nào sự đóng góp của những người đứng đầu địa phương, tức là các quan trấn thủ ở Khánh Hòa xưa. Trong điều kiện thiếu thốn về sử liệu, chúng tôi chỉ xin dựng lại dưới đây vài nét phác thảo chân dung của một số khuôn mặt ấy. - 1653 : Hùng LỘc Ông là quan trấn thủ đầu tiên của dinh Thái Khang. Theo Đại Nam thực lục tiền biên (ĐNTLTB) và Đại Nam liệt truyện tiền biên (ĐNLTTB), Hùng Lộc làm quan đến chức Cai cơ, được phong tước Hầu (Hùng Lộc Hầu). Bên cạnh việc ghi nhận công trạng của Hùng Lộc trong việc mở mang bờ cõi phía Nam, Sử
- quán triều Nguyễn cũng cho rằng điều đáng tiếc là không rõ biết họ, quê quán, tuổi thọ của ông. Sách ĐNTLTB chép:“Quý T ỵ, năm thứ 5 (1653)… Bắt đầu đặt dinh Thái Khang. Bấy giờ có vua nước Chiêm Thành là Bà Tấm xâm lấn Phú Yên, sai cai cơ Hùng Lộc (không rõ họ) làm thống binh, xá xai Minh Võ (không rõ họ) làm tham mưu, lãnh 3000 quân đi đánh. Quân đến Phú Yên, các tướng đều muốn dừng lại để dụ địch. Hùng Lộc nói: “Ra quân lúc không ngờ, đánh giặc lúc không phòng bị, là mưu hay của nhà binh. Nay quân ta từ xa đến, lợi ở sự đánh chóng, cần gì phải dụ?”. Bèn tiến quân vượt đèo Hổ Dương núi Thạch Bi, đánh thẳng vào thành, nhân đêm phóng lửa đánh gấp, cả phá được. Bà Tấm trốn chạy. Lấy được đất đến sông Phan Rang. Bà Tấm sai con là Xác Bà Ân mang thư xin hàng. Hùng Lộc đem việc báo lên. Chúa y cho, khiến lấy sông Phan Rang làm giới hạn, từ phía đông sang đến Phú Yên chia làm 2 phủ
- là Thái Khang và Diên Ninh. Phủ Thái Khang có 2 huyện: Quảng Phúc và Tân An; phủ Diên Ninh có 3 huyện: Phúc Điền, Vĩnh Xương và Hoa Châu. Đặt dinh Thái Khang cho Hùng Lộc trấn giữ. Phía tây sông Phan Rang vẫn về Chiêm Thành, bắt giữ lệ chức cống”(1). Còn trong ĐNLTTB, truyện về Hùng Lộc ghi như sau: “Hùng Lộc (không nhớ họ). Không biết là người ở đâu. Hùng Lộc làm quan đến Cai cơ… Quốc triều lúc mới khai thác, Hùng Lộc cũng có công đấy. Chỉ tiếc không biết rõ họ, quê quán và tuổi thọ của Hùng Lộc”(2). Tuy chính sử không ghi chép gì thêm về hành trạng của Hùng Lộc sau sự kiện 1653 nhưng có bằng chứng cho thấy thời gian ông trấn nhậm tại dinh Thái Khang là rất ngắn, chỉ trong khoảng 7 - 8 tháng. Theo sách
- Phủ biên tạp lục (PBTL) của Lê Quý Đôn thì Hùng Lộc có mặt tại Thái Khang vào tháng 4 (âm lịch) năm 1653: “Thần Tông, năm Thịnh Đức thứ 1, Quý Tỵ (1653)… Vua nước Chiêm Thành là Bà Tấm quấy rối đất Phú Yên. Sai cai cơ Hùng Lộc hầu làm tổng binh và xá xai Minh Võ làm tham mưu đem 3000 quân đi đánh. Đến phủ Phú Yên, ngày 3 tháng 4, nhân đêm qua đèo Hổ Dương núi Thạch Bi, ruổi thẳng đến trại của Bà Tấm, phóng lửa đánh gấp, phá tan, đuổi dài đến sông Phan Lang. Bà Tấm sai con là Xác Bà Ân nộp lễ xin hàng. Phúc Tần cho, bắt chia địa giới, lấy đất từ phía đông sông ấy đến Phú Yên đặt làm hai phủ Thái Khang và Diên Ninh, đăt dinh trấn thủ Thái Khang, phía tây sông vẫn là nước Chiêm Thành, khiến giữ bờ cõi mà nộp cống”(3). Nhưng chỉ đến tháng Giêng năm sau (1654), theo ĐNTLTB, chúa Nguyễn đã điều một vị quan khác là Xuân Sơn vào thay ông làm trấn thủ Thái Khang. Vậy còn số phận
- Hùng Lộc? Phải chăng ông được điều động làm một công việc khác, ở một lỵ sở khác? Hay ông mất đột ngột vì bệnh tật, hoặc vì tuổi già sức yếu? Và nếu ông mất thì mộ ông táng ở đâu? Tiếc thay đây vẫn là những câu hỏi chưa có lời đáp! - 1654 : Xuân Sơn Người kế nhiệm Hùng Lộc. Ông này nguyên là trấn thủ dinh Bố Chính, làm quan đến chức Chưởng cơ. Sách ĐNTLTB chép: “Giáp Ngọ, năm thứ 6 [1654], mùa xuân, tháng giêng, triệu trấn thủ dinh Bố Chính là Xuân Sơn (không rõ họ) cho sang trấn giữ Thái Khang…”(4).
- - 1674 : NguyỄn Dương Lâm Theo ĐNTLTB, tổ tiên ông là người huyện Tống Sơn, Hà Trung tỉnh Thanh Hóa, sau theo Chúa Nguyễn vào Nam, nhập tịch ở phủ Thừa Thiên. Ông làm quan đến chức Cai cơ, được phong tước Hầu (Dương Lâm hầu). Sách ĐNTLTB chép việc ông được thăng làm trấn thủ dinh Thái Khang như sau: “Giáp Dần, năm thứ 26 (1674), mùa xuân, tháng 2… Sai cai cơ đạo Nha Trang dinh Thái Khang là Nguyễn Dương Lâm (con Quận công Nguyễn Văn Nghĩa là thống suất dinh Quảng Bình) đem quân cứu nước Chân Lạp… Tháng 6, thống binh Nguyễn Dương Lâm thắng trận khải hoàn, thăng làm Trấn thủ dinh Thái Khang, kinh lý việc biên phòng”(5).
- - 1692: NGUYỄN HỮU OAI Theo ĐNTLTB: “Nhâm Thân, năm thứ 1 (1692), lấy Chưởng cơ Nguyễn Hữu Oai làm Trấn thủ dinh Bình Khang”(6). - 1694: NGUYỄN HỮU KÍNH Nguyễn Hữu Kính là con Chiêu Quận công Nguyễn Hữu Dật - Chưởng dinh tiết chế đạo Lưu Đồn (Quảng Bình). Ông làm quan đến chức Chưởng cơ, được phong tước hầu (Lễ Tài hầu). Theo ĐNTLTB, năm 1694 “Hữu Oai bị bệnh chết. Thăng Nguyễn Hữu
- Kính làm Chưởng cơ, lãnh trấn thủ dinh Bình Khang”(7). - 1713: DIÊN PHÁI Năm 1674 ông này từng làm tham mưu cho tướng dinh Nha Trang là Nguyễn Dương Lâm đi đánh Chân Lạp. Không rõ ông làm Trấn thủ dinh Bình Khang từ lúc nào, chỉ biết rằng năm 1713 là năm ông mất khi đang giữ chức này. Về việc này, sách ĐNTLTB chép: “Quý Tỵ năm thứ 22 (1713)…Tháng 8, trấn thủ dinh Bình Khang là Diên Phái (không rõ họ) chết, tặng Chưởng dinh, thụy là Thuần Chất”(8).
- - 1775: NGUYỄN KẾ Không rõ ông này làm Trấn thủ dinh Bình Khang từ lúc nào, chỉ biết năm 1775 ông mất khi đang giữ chức này. Sách ĐNTLTB chép về việc này như sau: “Quý Sửu (1793), tháng 10, truy lấy 3 người mộ phu cho Trấn thủ Bình Khang là Nguyễn Kế (Năm Ất Mùi (1775), Kế trấn giữ Bình Khang, đánh giặc chết trận, tặng Chưởng dinh)”(9) - 1793: NGUYỄN THOAN (có sách phiên là NGUYỄN SUYỀN) Theo Đại Nam nhất thống chí, ông người huyện Phước Điền, phủ Diên Khánh, có công theo Chúa Nguyễn đi Xiêm, làm quan đến tổng binh cai cơ,
- quản dinh Hậu thủy, năm 1793 thăng chức Lưu thủ dinh Bình Khang. Năm Kỷ Mùi (1799) chết bệnh, tặng Chưởng cơ, được thờ ở miếu Hiển Trung và miếu Trung hưng công thần. Theo ĐNTLTB, năm Quý Sửu (1793) sau khi giành được quyền kiểm soát 2 phủ Diên Khánh, Bình Khang từ tay nhà Tây Sơn, chúa Nguyễn lập lại dinh Bình Khang, “đặt quan công đường dinh Bình Khang, lấy quản Hậu thủy dinh là Nguyễn Thoan làm Lưu thủ, Hình bộ tham tri Lê Đăng Khoa làm Cai bạ, Hàn lâm viện Đặng Hữu Đào làm ký lục” (10). Cũng năm này, sau khi xây dựng xong căn cứ quân sự Thành Diên Khánh, chúa Nguyễn “triệu Nguyễn Văn Thành về giữ Diên Khánh, Nguyễn Hoàng Đức về thống giữ Bình Khang”(11).
- - 1799 : NGUYỄN VĂN TÁNH Tên thật là Võ Tánh, do có công nên được cải theo họ Chúa Nguyễn. Theo ĐNTLTB, năm Kỷ Mùi (1799), Lưu thủ Bình Khang là Nguyễn Thoan mất, sai Lưu Tiến Hòa thay, giao Nguyễn Văn Tánh làm lưu thủ Diên Khánh, Đặng Trần Thường làm hiệp trấn. Sau thăng Nguyễn Văn Tánh làm Chưởng dinh, làm án trấn Diên Khánh, kiêm quản Bình Khang, Bình Thuận. Ông này mất năm 1801 trong lúc cố thủ ở Thành Bình Định. CHÚ THÍCH: (1) Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục,
- Tập 1, NXB Giáo Dục 2002, tr. 62 (2) Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam liệt truyện, Tập 1, NXB Thuận Hóa 1993, tr. 130 (3) Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, NXB Khoa Học Xã Hội, 1977, tr. 56 (4) Sách đã dẫn ở mục (1), tr. 63 (5) Sách đã dẫn ở mục (1), tr. 89 (6) Sách đã dẫn ở mục (1), tr. 108 (7) Sách đã dẫn ở mục (1), tr. 108 (8) Sách đã dẫn ở mục (1), tr. 108
- (9) Sách đã dẫn ở mục (1), tr. 293 (10) Sách đã dẫn ở mục (1), tr. 293 (11) Sách đã dẫn ở mục (1), tr. 293
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay
7 p | 229 | 39
-
Chính sách triều Nguyễn - 2
9 p | 143 | 23
-
Trận Bôrôđinô
24 p | 122 | 20
-
VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG HÒA BÌNH THỜI HẬU CHIẾN - 1
7 p | 125 | 19
-
xứ Đàng trong năm 1621
55 p | 126 | 17
-
Bộ máy hành chính Hoá Châu thời Lê sơ (1428 - 1527) - 1
6 p | 145 | 16
-
Trận Ulm
4 p | 96 | 11
-
Những trận đánh đi vào lịch sử Điện Biên Phủ: Phần 1
87 p | 93 | 10
-
Vòng Cung Lửa ( Nicolai Axanop) - 6
26 p | 73 | 8
-
Các quan Thứ-Sử, Thái-Thú – Phần 2
13 p | 60 | 5
-
Các quan Đô Đốc, Đô-Hộ, Kinh-Lược-Sứ An-nam, Các quan Thứ- Sử ba quận Giao, Ái, Hoan đời nhà Đường – Phần 2
12 p | 73 | 5
-
Kinh nghiệm đưa đối thoại văn hoá vào hoạt động ngoại giao của ông cha ta trong lịch sử
16 p | 39 | 5
-
Hoạt động yêu nước của giáo viên và học sinh Thủ Dầu Một - Bình Dương trong vùng địch tạm chiếm (1945-1975)
6 p | 53 | 4
-
Phát triển năng lực phản biện xã hội trên không gian mạng cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội
3 p | 12 | 4
-
Xây dựng hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
13 p | 11 | 3
-
Sự thay đổi các chức quan từ triều Lý đến triều Trần
8 p | 45 | 2
-
Bách Việt tiên hiền chí: Phần 2
189 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn