Ở Việt Nam, cá rô phi được nhập từ Thái Lan vào năm 1953, đó là loài Oreochromis mossambicus thuộc giống Oreochromis (còn gọi là rô phi cỏ, rô phi mọi, rô phi đen hay rô phi sẻ).
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Các giống cá rô phi nuôi tại ĐBSCL
- Các giống cá rô phi nuôi tại ĐBSCL
Nguồn: vietlinh.com.vn
Ở Việt Nam, cá rô phi được nhập từ Thái Lan vào năm 1953, đó là loài
Oreochromis mossambicus thuộc giống Oreochromis (còn gọi là rô phi cỏ, rô phi
mọi, rô phi đen hay rô phi sẻ). Hiện nay có một số loài cá rô phi đang được nuôi
tại nước ta là:
1. Cá rô phi Đài Loan (Oreochromis niloticus): Vào năm 1974, một số loài
cá rô phi khác được nhập vào Việt Nam từ Đài Loan, đó là loài Oreochromis
niloticus thuộc giống Oreochromis, chúng còn được gọi là rô phi Đài Loan hay rô
phi vằn. Đặc điểm của loài này là vẩy ở phần lưng có màu sáng vàng nhạt hoặc
xám nhạt, phần bụng có màu sáng ngà hoặc vàng nhạt, thân có 9-12 sọc đen nằm
song song từ lưng xuống bụng, các sắc tố ở vây hay vây lưng, vây đuôi rất rõ ràng.
Đây là loài cá rô phi lớn nhanh, to con và đẻ ít nên được nhiều người ưa chuộng.
Từ năm 1994 đến nay các loài cá rô phi vằn thuần chủng liên tiếp được nhập vào
nước ta từ Đài Loan, Ai Cập, Thái Lan, Philippine.
2. Cá rô phi đen (Oreochromis mossambicus): Đặc điểm của loài cá rô phi
này là thân mỏng, có màu hơi đen ở lưng, bụng có màu sáng bạc. Trên thân có từ
6-8 vạch sắc tố màu xanh đen lẫn chấm sắc tố màu tím chạy từ lưng tới bụng. Tuy
nhiên, do công tác quản lý giống không tốt nên hiện nay không có cá rô phi đen
thuần chủng. Loài cá này đẻ sớm và nhiều.
3. Cá rô phi đỏ (còn gọi là cá điêu hồng) có tài liệu cho là cá rô phi lai giữa
nhiều loài cá rô phi, cũng có tài liệu cho là bắt nguồn từ sự đột biến của cá
O.niloticus. Loài cá này được nhập vào nước ta năm 1985 từ các nước: Đài Loan,
Thái Lan, Singapore, Israel... Đặc điểm của loài cá rô phi này là toàn thân có màu
đỏ nhạt hay màu hồng phấn, cũng có thể gặp những cá có thể màu hồng xen với
- đen nhạt. Nếu so sánh về mức tăng trưởng thì cá rô phi vằn (rô phi Đài Loan) và
cá rô phi đỏ lớn nhanh hơn và có kích thước lớn hơn các loài cá rô phi khác.
4. Cá rô phi dòng GIFT (Genetically improved farmed Tilapia): Năm 1992,
dự án cải thiện di truyền cá rô phi còn gọi là dự án GIFT, được triển khai tại
Philippine do tổ chức ICLARM tài trợ. Thành công của dự án GIFT là đã tạo ra
được cá rô phi dòng GIFT có tốc độ sinh trưởng nhanh, đầu nhỏ, thân lớn, đẻ thưa
và có kích cỡ thương phẩm so với các loài rô phi khác.
Trong các dòng cá rô phi trên có hai dòng đang được Bộ Thủy sản chọn
làm đối tượng nuôi trong chương trình nuôi cá rô phi xuất khẩu đó là cá rô phi đỏ
và cá rô phi dòng Gift.