Các hình thức tài trợ trên chuỗi cung ứng và thực trạng tài trợ trên chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp Việt Nam
lượt xem 7
download
Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết này, tác giả nghiên cứu về các hình thức tài trợ trên chuỗi cung ứng, đặc biệt là hình thức tài trợ chuỗi cung ứng (SCF) và nêu thực trạng tài trợ trên chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các hình thức tài trợ trên chuỗi cung ứng và thực trạng tài trợ trên chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp Việt Nam
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CÁC HÌNH THỨC TÀI TRỢ TRÊN CHUỖI CUNG ỨNG VÀ THỰC TRẠNG TÀI TRỢ TRÊN CHUỖI CUNG ỨNG TẠI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VARIOUS SUPPLY CHAIN FINANCING MODES IN VIETNAM ThS. Nguyễn Thị Nhã Uyên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng nhauyen142@gmail.com TÓM TẮT Trước đ y, trong rất nhiều nghiên cứu đ bàn về dòng vật chất và dòng thông tin trong chuỗi cung ứng. Trong bài viết này, bàn về vấn đề tài chính trong chuỗi cung ứng – các hình thức tài trợ trên chuỗi cung ứng. Trong các hình thức tài trợ trên chuỗi cung ứng, tài trợ chuỗi cung ứng (SCF) là khái niệm khá mới mẻ đối với doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, SCF đang bắt đầu thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp bởi vì hoạt động này đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia, không chỉ giảm được vốn luân chuyển mà còn gia tăng sự hợp tác giữa các thành phần trong chuỗi. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của bài viết này, tác giả nghiên cứu về các hình thức tài trợ trên chuỗi cung ứng, đặc biệt là hình thức tài trợ chuỗi cung ứng (SCF) và nêu thực trạng tài trợ trên chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp Việt Nam. Từ khóa: Chuỗi cung ứng, các hình thức tài trợ trên chuỗi cung ứng, tài trợ chuỗi cung ứng (SCF) ABSTRACT In the past, academic papers regarding supply chain management mainly dealt with the the flows of goods and information. This paper finds greater attention on the financial flows between companies of the supply chain and mentions the different approaches of financing in the supply chain. Of all measures of financing, the concept of the supply chain finance (SCF) is relatively new for corporations in Viet Nam. However, corporations have taken more look in supply chain finance (SCF) so it creats a true win-win for all parties involved as the most atrractive tool to reduce the working capital and solid the relationships with their trade partners. Thus, this paper aims to research the various supply chain finance modes especially supply chain finance (SCF) and provides supply chain financing activities in Viet Nam. Key words: supply chain, supply chain finance, supply chain financing modes. 1. Đặt vấn đề Khái niệm về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng không còn là khái niệm mới đối với doanh nghiệp Việt Nam. Trong chuỗi cung ứng tồn tại 3 dòng: dòng vật chất, dòng thông tin và dòng tài chính (Lambert và Pohlen 2001). Theo Pfohl và Gomm, 2009 thì quản trị chuỗi cung ứng đƣợc ứng dụng trong hoạt động kinh doanh với mục tiêu tối đa hóa dòng vật chất, thông tin và dòng tài chính bên trong các tổ chức và giữa các tổ chức bằng cách kết hợp các bộ phận chức năng và các tổ chức khác nhau trong cùng một chuỗi. Trƣớc đây, những nghiên cứu về thiết kế và tối đa hóa dòng thông tin và dòng vật chất trong chuỗi cung ứng đã đƣợc đề cập đến rất nhiều trong những nghiên cứu về quản trị chuỗi cung ứng. Trong những năm gần đây, nghiên cứu về dòng tài chính trong chuỗi cung ứng đƣợc quan tâm hơn Theo thống kê của phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt nam – VCCI, 32,3% doanh nghiệp vay vốn để thực hiện phƣơng án kinh doanh mới, 11,9% doanh nghiệp vay để trả khoản nợ đến hạn và 30% doanh nghiệp vay vốn để trang rải chi phí lƣu động do khan hiếm tiền mặt (3). Điều này có nghĩa nhu cầu vay vốn lƣu động đáp ứng nhu cầu kinh doanh khá cao nhƣng để tiếp cận nguồn vốn vay gặp nhiều khó khăn mặc dù lãi suất vay đã bắt đầu giảm xuống. Trong điều kiện thiếu hụt về vốn, tài trợ chuỗi cung ứng (SCF) là giài pháp giải quyết để tăng vốn luân chuyển cho các doanh nghiệp 340
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) trong cùng chuỗi cung ứng. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, nghiên cứu về các hình thức tài trợ trên chuỗi cung ứng và những lợi ích mà hình thức tài trợ đem lại cho doanh nghiêp. Phần sau, nêu rõ thực trạng về tài trợ trên chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp Việt Nam và một số kiến nghị để thực hiện tài trợ chuỗi cung ứng (SCF). 2. Các hình thức tài trợ chuỗi cung ứng Trƣớc khi bàn đến các hình thức tài trợ chuỗi cung ứng, đề cập khái niệm cơ bản trong dòng tài chính của chuỗi cung ứng là chu kỳ chuyển hóa tiền mặt và nhu cầu vốn luân chuyển. Mục tiêu của các hình thức tài trợ chuỗi cung ứng là để giảm chu kỳ chuyển hóa tiền mặt của thành phần trong chuỗi và giảm nhu cầu vốn luân chuyển. Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt bằng tổng chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho (DIH) và chu kỳ chuyển hóa khoản phải thu (DSO) trừ cho chu kỳ chuyển hóa khoản phải trả (DPO). Nếu xét trên chuỗi thì chu kỳ chuyển hóa khoản phải thu của nhà cung cấp chính là chu kỳ chuyển hóa khoản phải trả của ngƣời mua. Nếu sử dụng SCF sẽ làm cho giảm chu kỳ chuyển hóa khoản phải thu của nhà cung cấp và tăng chu kỳ chuyển hóa khoản phải trả của ngƣời mua vì vậy, nhu cầu vốn luân chuyển của các thành phần trong chuỗi nhờ vậy mà đƣợc cải thiện hơn. Với việc giảm nhu cầu vốn luân chuyển sẽ làm giảm nhu cầu tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy giảm đƣợc áp lực thiếu hụt về vốn của các doanh nghiệp hiện nay. Có hai hình thức tài trợ trên chuỗi cung ứng: tài trợ chuỗi cung ứng từ thành phần bên trong chuỗi (mô hình tài trợ chuỗi cung ứng truyền thống) và tài trợ chuỗi cung ứng từ thành phần ở bên ngoài chuỗi (mô hình tài trợ chuỗi cung ứng hiện đại). Mô hình tài trợ chuỗi cung ứng truyền thống đƣợc sử dụng rộng rãi và là có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này tuy nhiên hiện nay trong thực tế mô hình tài trợ chuỗi cung ứng mới cũng đã sử dụng và thu hút rất nhiều sự quan tâm. 3. Mô hình tài trợ chuỗi cung ứng truyền thống Nhà sản xuất Ngân hàng của (ngƣời mua) ngƣời mua Nhà cung cấp Ngân hàng của (ngƣời bán) nhà cung cấp Hinh 1: Mô hình tài trợ chuỗi cung ứng truyền thống Trong chuỗi cung ứng, nhà cung cấp nguyên vật liệu cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho nhà sản xuất (ngƣời mua), nhà sản xuất sẽ tạo ra sản phẩm và cung cấp sản phẩm cho khách hàng thông qua nhà phân phối. Đối với mô hình tài trợ chuỗi cung ứng truyền thống, nhà cung cấp chính là ngƣời tài trợ chính cho vốn luân chuyển của ngƣời mua. Và trong điều kiện cả nhà cung cấp và ngƣời mua đều thiếu vốn luân chuyển, họ sẽ tìm đến nguồn vốn từ các ngân hàng. Nhà sản xuất sẽ gia tăng thời hạn trả tiền từ nhà cung cấp làm tăng kỳ thanh toán bình quân. Đồng thời, nhà sản xuất sẽ tìm cách thu đƣợc khoản tín dụng từ nhà phân phối của mình để tăng chu kỳ chuyển hóa khoản phải thu. Với cách làm nhƣ vậy, nhà sản xuất sẽ làm tăng đƣợc chu kỳ chuyển hóa tiền mặt. Cùng lúc đó, nhà sản xuất có thể thu đƣợc tiền nhanh hơn từ nhà phân phối và chi trả 341
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG chậm cho nhà cung cấp của mình, vì vậy làm tăng vốn luân chuyển và tăng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trong cùng một chuỗi thì chu kỳ chuyển hóa khoản phải thu của ngƣời mua chính là chu kỳ thanh toán của ngƣời bán. Vì vậy, trong khi nhà sản xuất tìm cách trì hoãn thanh toán khoản phải trả của mình để làm cho chu kỳ chuyển hóa khoản phải trả tăng lên thì nhà cung cấp có mục tiêu là thu đƣợc khoản tín dụng từ ngƣời mua sớm nhất có thể và để kiểm soát đƣợc khoản phải thu của mình. Rõ ràng trong mô hình tài trợ chuỗi cung ứng truyền thống, vốn luân chuyển của ngƣời mua đƣợc tài trợ bởi chính nhà cung cấp và khách hàng của nó bằng cách rút ngắn thời gian thu tiền của khách hàng và kéo dài thời hạn khoản phải trả cho nhà cung cấp. Vì vậy, mô hình tài trợ trong chuỗi cung ứng truyền thống là mô hình tài trợ có tổng lợi ích bằng không. Việc tăng nguồn vốn tài trợ từ nhà cung cấp sẽ đem lại lợi ích cho ngƣời mua nhƣng đồng thời nó lại gây thiệt hại cho nguồn vốn hoạt động của chính nhà cung cấp. Nhƣ vậy xét một cách khách quan, chuỗi cung ứng sẽ hoạt động không dựa trên cơ sở đem lại lợi ích cho tất cả thành phần khác trong chuỗi. . Nhƣ Dyckmann (2009) cho rằng ―bởi vì lợi ích của ngƣời mua và ngƣời bán mâu thuẫn với nhau – ngƣời mua mong muốn gia tăng thời hạn trả tiền trong khi ngƣời bán lại mong muốn thu tiền sớm hơn – lợi ích cho tất cả các bên tham gia dƣờng nhƣ khó xác định.‖ Điều này có nghĩa để duy trì dòng tài trợ trong chuỗi cung ứng đòi hỏi công ty phải quy mô đủ lớn, có đủ tiềm lực tài chính để có thể cho gia hạn khoản phải thu cho khách hàng và đồng thời trả tiền sớm cho nhà cung cấp. Nhƣ vậy, mô hình tài trợ chuỗi cung ứng truyền thống tồn tại 2 vấn đề, (1) công ty trong chuỗi phải đủ khả năng tài chỉnh và quy mô đủ lớn để tài trợ cho hoạt động trong chuỗi và (2) liệu các thành phần trong chuỗi đều hƣởng lợi nhƣ nhau. Thêm vào đó, sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu đòi hỏi mức độ hợp tác giữa các thành phần càng nhiều và sâu hơn. Nếu nhƣ trƣớc đây, rủi ro của ngƣời mua có thể đƣợc xem là rủi ro chuyển hóa từ nguyên vật liệu đến sản phẩm cuối cùng cung cấp cho khách hàng thì hiện nay rủi ro khó xác định hơn, các thành phần trong chuỗi hợp tác, tƣơng tác với nhau trong phạm vi toàn cầu, với những tác động khác nhau và mức độ rủi ro khác nhau. Với những lý do tồn tại bên trong và bên ngoài của mô hình tài trợ chuỗi cung ứng truyền thống, mô hình tài trợ này khó có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu thay đổi hiện tại. Vì vậy, xuất hiện mô hình tài trợ chuỗi cung ứng từ thành phần bên ngoài (mô hình tài trợ chuỗi cung ứng hiện đại ). Tài trợ chuỗi cung ứng truyền thống Đặc điểm Nhà cung cấp tài trợ vốn luân chuyển cho ngƣời mua Đem lại lợi ích cho ngƣời mua hoặc ngƣời bán: giảm chu kỳ chuyển hóa tiền mặt và vốn luân chuyển cho Ƣu điểm các đối tác trên chuỗi Tổng lợi ích bằng không. Lợi ích của thành phần này Hạn chế sẽ có thể gây thiệt hạn cho thành phần khác trong chuỗi Hình 2: Nh ng lợi ích và hạn chế của hình thức tài trợ chuỗi cung ứng truyền thống 342
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) 4. Mô hình tài trợ chuỗi cung ứng hiện đại Với hạn chế mô hình tài trợ chuỗi cung ứng truyền thống, mô hình tài trợ mới có sự tham gia của thành phần bên ngoài, đó là trung tâm tài chính. Trung tâm tài chính ở đây có thể hiểu là hệ thống ngân hàng hoặc tổ chức tài chính. Hiện nay, ngân hàng tham gia vào chuỗi là chủ yếu. Trung tâm tài chính tham gia trong chuỗi với vai trò ngƣời cung cấp vốn cho hoạt động kinh doanh của các đối tác trong chuỗi. Tùy theo mức độ liên kết giữa ngƣời mua – trung tâm tài chính - nhà cung cấp mà có hai hình thức tài trợ chủ yếu: bao thanh toán và tài trợ chuỗi cung ứng (gọi là SCF). 4.1. Bao thanh toán Bao thanh toán là quá trình tài trợ trong đó một tổ chức - ngƣời bao thanh toán – mua khoản phải thu của một công ty khác (Soufani 2002). Ngƣời bao thanh toán sẽ trả khoản tiền hay ―ứng trƣớc‖ khoản tiền cho ngƣời bán khoản phải thu. Khoản tiền phải trả tƣơng ứng với giá trị của khoản phải thu trừ phần lãi suất trả cho ngƣời bao thanh toán và khoản chi phí khác. Bao thanh toán khác với hình thức vay vốn từ ngân hàng bởi vì ngƣời bao thanh toán quyết định thực hiện bao thanh toán không chỉ dựa trên cơ sở đánh giá mức độ tín nhiệm của ngƣời bán khoản phải thu mà còn dựa trên giá trị và rủi ro của khoản phải thu Nhà sản xuất 4 (ngƣời mua) Trung tâm 1 2 tài chính Nhà cung cấp (ngƣời bán) 3 Hình 3: Bao thanh toán Bao thanh toán đƣợc thực hiện theo quy trình nhƣ sau: (1): nhà cung cấp cung cấp hàng cho ngƣời mua (2): ngƣời mua xác nhận đơn hàng và xác nhận thanh toán (3): nhà cung cấp hình thành khoản phải thu và bán khoản phải thu cho ngân hàng. Ngân hàng thực hiện bao thanh toán và ứng trƣớc khoản tiền cho nhà cung cấp (4): Đến ngày thanh toán, ngƣời mua thanh toán tiền cho ngân hàng Với hình thức tài trợ chuỗi cung ứng truyền thống thì nhà cung cấp sẽ là ngƣời tài trợ cho hoạt động nhà sản xuất. Với hình thức bao thanh toán, các ngân hàng đóng vai trò là ngƣời tài trợ cho nguồn vốn luân chuyển của nhà sản xuất. Nhà cung cấp trong chuỗi sẽ liên kết với các ngân hàng (đối tƣợng từ bên ngoài chuỗi) và bán các khoản phải thu của mình. Nhà sản xuất sẽ thanh toán cho ngân hàng khi đến hạn trả khoản tín dụng từ nhà cung cấp. Với sự tham gia của tổ chức tài chính dƣới hình thức bao thanh toán, nhà cung cấp sẽ thu tiền nhanh hơn làm tăng chu kỳ chuyển hóa khoản phải thu vì vậy giảm chu kỳ chuyển hóa tiền mặt và nhu cầu vốn luân chuyển. Trong khi đó, ngƣời bán vẫn có thể kéo dài thời hạn thanh toán của mình mà không làm tăng gánh nặng tài chính cho nhà cung cấp. Rõ ràng, trong trƣờng hợp thực hiện bao thanh toán, nhà cung cấp giảm áp lực về vốn luân chuyển và giảm rủi ro không thanh toán khoản phải thu từ 343
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ngƣời mua nhƣng thay vào đó nhà cung cấp chấp nhận giảm lợi nhuận do chấp nhận mức phí từ ngƣời bao thanh toán. Và thƣờng mức phí này khá cao, bởi vì mức phí này dựa trên mức độ rủi ro của nhà cung cấp - tức ngƣời bán chứ không phải là mức độ rủi ro của ngƣời mua. Nhà cung cấp và ngân hàng liên kết với nhau để thực hiện việc bán các khoản phải thu và ngân hàng tham gia thực hiện nhiệm vụ thu các khoản phải thu của nhà cung cấp. Nhƣng phần lớn, khi tham gia ngân hàng khó có thể đánh giá đƣợc mức độ rủi ro của các khoản phải thu vì vậy họ sẽ tính mức phí dựa trên mức độ rủi ro của nhà cung cấp. Vì vậy, có thể nói hình thức bao thanh toán là hình thức có thể đem lại lợi ích cho nhà cung cấp trong chuỗi nhƣng ứng với lợi ích tăng thêm của nhà cung cấp là giảm dòng tiền thu đƣợc từ việc bán hàng do phải chi trả chi phí cho ngƣời bao thanh toán (thƣờng mức phí này khá cao). Nếu xét trên toàn bộ chuỗi, thì hình thức này vẫn chƣa đem lại lợi ích cho tất cả các thành phần tham gia vào chuỗi đặc biệt đối với nhà cung cấp. 4.2. Tài trợ chuỗi cung ứng (SCF). Để khắc phục những hạn chế của các mô hình tài trợ ở trên, mô hình tài trợ chuỗi cung ứng (SCF) có sự tham gia và mức độ liên kết cao của nhà cung cấp - ngƣời bán và tổ chức tài chính. Theo Pfohl và Gomm, 2009, tài trợ chuỗi cung ứng (SCF) là tối đa hóa nguồn tài trợ giữa các thành phần trong chuỗi và quá trình tích hợp tài trợ giữa ngƣời mua, nhà cung cấp và tổ chức tài chính để tăng giá trị cho tất cả cá thành phần tham gia trong chuỗi. Nhƣ Kitt Carswell (2006) định nghĩa tài trợ chuỗi cung ứng là ―một sự kết nối giữa hoạt động tài trợ thƣơng mại của hệ thống tài chính … và hệ thống thông tin kết nối ngƣời mua-ngƣời bán và hệ thống tài chính‖. Có thể nói, tài trợ chuỗi cung ứng kết nối tất cả ngƣời mua, ngƣời bán và tổ chức tài chính dựa trên nền tảng công nghệ và tích hợp thông tin để có thể giảm đƣợc chi phí vốn, tăng mức độ liên kết, tăng lƣợng tiền mặt và giảm nhu cầu vốn luân chuyển cho các thành phần trong chuỗi. Khác với hình thức tài trợ bao thanh toán, vai trò của tổ chức tài chính trong mô hình tài trợ chuỗi cung ứng không đơn thuần chỉ là nguồn cung cấp vốn cho khoản phải thu của nhà cung cấp mà tổ chức tài chính đóng vai trò nhƣ là một mắc xích liên kết giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp. Với mô hình tài trợ này thì ba đối tƣợng, nhà cung cấp - ngƣời mua - tổ chức tài chính trở thành đối tác chiến lƣợc và cùng nhau chia sẻ thông tin và ứng dụng công nghệ để có thể đƣa ra quyết định hoạt động và tài trợ. Nhà sản xuất (ngƣời mua) Hệ thống Trung tâm thông tin tài chính Nhà cung cấp (ngƣời bán) Hình 4: Tài trợ chuỗi cung ứng (SCF) Để thực hiện tài trợ chuỗi cung ứng (SCF), trƣớc hêt nhà sản xuất và ngân hàng sẽ thiết lập mối quan hệ hợp tác chiến lƣợc. Tổ chức tài chính và nhà sản xuất sẽ cùng thảo luận và lựa chọn các nhà cung cấp - đối tác chiến lƣợc trên chuỗi và cùng nhau xác định chi phí vốn cho các đối tác này. Tuy nhiên, mức chi phí vốn này đƣợc dựa trên cơ sở mức chi phí vốn của ngƣời mua bởi vì lúc này ngƣời 344
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) mua và ngân hàng đã có sự liên kết và mức độ rủi ro sẽ giảm xuống vì vậy mức chi phí vốn dành cho nhà cung cấp cũng giảm xuống. Nếu sử dụng hình thức tài trợ bao thanh toán, thì mức phí nhà cung cấp phải chịu là mức phí tổn dựa trên ngƣời bán, thì nay mức phí tổn mà nhà cung cấp chịu đó là mức phí tổn của ngƣời mua. Rõ ràng, mức phí tổn của ngƣời mua sẽ nhỏ hơn mức phí tổn của nhà cung cấp bởi vì nhà cung cấp gặp phải rủi ro khi ngƣời mua không thanh toán. Vì vậy, mức lãi suất đƣợc sử dụng cho toàn bộ chuỗi sẽ giảm xuống. Ngân hàng sẽ thực hiện bao thanh toán cho các khoản phải thu của nhà cung cấp nhƣng với mức phí thấp hơn. Vì vậy nhà cung cấp có thể nhận đƣợc tiền ngay từ khoản phải thu, tăng vốn luân chuyển ròng và đồng thời giảm đƣợc chi phí từ hoạt động bao thanh toán, điều này làm cho lợi nhuận và dòng ngân quỹ của nhà cung cấp tăng lên. Đối với ngƣời mua, ngƣời mua sẽ thanh toán khoản phải trả cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán mà không làm tăng áp lực vốn luân chuyên cho nhà cung cấp. Ngƣời mua có thể trì hoãn thanh toán để giảm chu kỳ chuyển hóa tiền mặt và giảm nhu cầu vốn luân chuyển của mình. Đối với tổ chức tài chính, tài trợ chuỗi cung ứng tạo ra một cơ hội cho các trung tâm tài chính không chỉ đơn thuần là tổ chức cung cấp vốn đáp ứng phần nào đó nhu cầu kinh doanh của ngƣời mua mà trung tâm tài chính trở thành một ngƣời tham gia thực sự - đối tác của ngƣời mua – trong toàn bộ chuỗi cung ứng của nó. Trung tâm tài chính nhƣ một mắt xích quan trọng kết nối giữa ngƣời mua và nhà cung cấp để đảm bảo cả hai bên đều đƣợc hƣởng lợi từ việc tham gia của trung tâm tài chính này. Vì vậy, lợi ích đối với tổ chức tài chính không đơn giản là khoản phí thu đƣợc từ việc cung cấp dịch vụ cho nhà cung cấp mà đó còn là cách thức để xây dựng mối quan hệ bền vững và hợp tác với khách hàng bằng cách gia tăng hệ thống hỗ trợ khách hàng trong hệ thống chuỗi cung ứng . Đồng thời, thiết lập hệ thống hồ sơ lƣu trữ thông tin của các tổ chức kinh doanh hình thành hệ thống dữ liệu cho các tổ chức tài chính thƣơng mại này Bao thanh toán Tài trợ chuỗi cung ứng (SCF) - Ngân hàng mua khoản phải thu của nhà -Ngân hàng tài trợ cho nhà cung cấp và cung cấp và nhà cung cấp trả mức phí bao ngƣời mua nhƣng với mức phí thấp hơn Đặc điểm thanh toán cho ngân hàng so với hình thức bao thanh toán - Ngân hàng chính là nguồn tài trợ cho vốn luân chuyển của ngƣời mua và nhà cung cấp -Đem lại lợi cho tất cả các bên tham gia do Đem lại lợi ích cho ngƣời mua, ngân hàng: mức phí trên toàn bộ chuỗi giảm. Vì vậy - Ngƣời mua trì hoãn thanh toán giảm chu kỳ chuyển hóa tiền mặt và vốn Ƣu điểm - Ngân hàng tham gia cung cấp dịch vụ tài luân chuyển trong toàn bộ chuỗi -Tăng mối liên kết và hợp tác giữa các chính mới thành phần tham gia chuỗi cung ứng. -Mặc dù các nhà cung cấp giảm áp lực về -Cần nhiều thời gian và nguồn lực để thực tài trợ vốn luân chuyển cho ngƣời mua hiện Hạn chế nhƣng do mức phí bao thanh toán cao nên làm tăng chi phí cho nhà cung cấp Hình 5: So sánh giữa bao thanh toán và SCF Vì vậy, tài trợ chuỗi cung ứng đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia vào chuỗi và tài trợ chuỗi cung ứng làm tối đa hóa giá trị cho tất cả các thành phần tham gia vào chuỗi. Tài trợ chuỗi cung ứng (SCF) là giải pháp tài trợ hiệu quả cho hoạt động của các thành phần trong chuỗi cung ứng. 345
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 5. Thực trạng tài trợ trên chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Các mô hình tài trợ chuỗi cung ứng truyền thống và mô hình tài trợ chuỗi cung ứng hiện đại đều đƣợc sử dụng tại Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay sử dụng mô hình tài trợ chuỗi cung ứng truyền thống là chủ yếu. Theo thống kê thì gần nhƣ 80,5% các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay sử dụng tín dụng thƣơng mại, tức là sử dụng nguồn vốn từ nhà cung cấp của nó. Đặc biệt nguồn tín dụng thƣơng mai này đƣợc sử dụng rộng rãi hơn trong điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt là trong điều kiện các doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng. Mặc dù lãi suất vay và huy động giảm mạnh trong năm 2013 tuy nhiên doanh nghiệp lại khó tiếp cận với nguồn vốn vay. Nguyên nhân chính do mặc dù lãi suất vay đã hạ nhƣng tiêu chuẩn cho vay của ngân hàng là rào cản làm cho doanh nghiệp không thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay. Vì vậy, tăng trƣởng tín dụng trong 10 tháng đầu năm 2013 là 6,8% - bằng nửa chỉ tiêu đặt ra cho cả năm (3). Nhƣ đã nhận định ở trên, nếu doanh nghiệp sử dụng tín dụng thƣơng mại từ nhà cung cấp của mình, sẽ tạo nên những hạn chế nhất định khi các đối tác – nhà cung cấp của doanh nghiệp này rơi vào tình trạng thiếu hụt tiền mặt cho nhu cầu vốn luân chuyển. Điều này tạo nên những thiệt hại cho cả nhà cung cấp và cả doanh nghiệp khi ―chiếm dụng vốn‖ của các đối tác của mình. Và đây là rào cản làm cho việc xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho các đối tác trong cùng một chuỗi. Một trong hình thức tài trợ trên chuỗi cung ứng cũng đang đƣợc áp dụng tại Việt Nam đó là hình thức bao thanh toán. Ngày 06/09/2004 ngân hàng nhà nƣớc kí quyết định ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng . Đến năm 2005, hoạt động bao thanh toán bắt đầu triển khai. Đến nay có nhiều ngân hàng thƣơng mại trong và ngoài nƣớc cung cấp dịch vụ bao thanh toán chẳng hạn nhƣ ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam (Vietcombank), ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), ngân hàng Á Châu (ACB), ngân hàng quốc tế (VIB), ngân hàng HSBC Việt Nam… Theo đánh giá của hiệp hội bao thanh toán quốc tế (FCI), Bao thanh toán trên thế giới trung bình hằng năm tăng 10%-15%, và phần lớn ngân hàng thƣơng mại đều cho rằng bao thanh toán là một lĩnh vực đầy tiềm năng để thu hút khách hàng (8). Theo ông Nguyễn Văn Thắng - tổng giám đốc VietinBank cho rằng dịch vụ bao thanh toán là dịch vụ đem lại những bƣớc đột phá cho VietinBank trong việc tăng thị phần dịch vụ tài trợ thƣơng mai cho ngân hàng (8). Theo thống kê của hiệp hội bao thanh toán quốc tế (FCI),tổng giá trị bao thanh toán tại Việt Nam và các nƣớc 2010 đến năm 2012 đƣợc thể hiện nhƣ sau: Tổng giá trị bao thanh toán (đvt: triệu EURO) 2010 2011 2012 Việt Nam 65 67 61 Trung Quốc 154,550 273,690 343,759 Ấn Độ 2,750 2,800 3,650 Nhật Bản 98,500 111,245 97,210 Mã Lai 1058 1050 1782 Singapore 5800 6670 8670 Thái Lan 2095 3080 4339 Hình 6: Tổng giá trị bao thanh toán từ năm 2006 đến năm 2012 (Nguồn: Factor chains international annual review 2013) Mặc dù, qua các năm tổng giá trị bao thanh toán tăng lên nhƣng so với các nƣớc Châu Á khác thì con số này còn rất nhỏ. Nếu so sánh tổng giá trị bao thanh toán với tổng mức tín dụng trong cùng một năm thì tổng giá trị bao thanh toán này chiếm tỉ trọng rất nhỏ. 346
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Hình 7: Tổng huy động và tín dụng của ngành ngân hàng ( Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam tháng 1/2014) Có thể thấy rằng dịch vụ bao thanh toán hiện nay vẫn chƣa phổ biến đối với doanh nghiệp. Nguyên nhân chính là đó là khi tham gia vào hoạt động này, ngân hàng không thể thẩm định hết đƣợc mức độ rủi ro của khoản phải thu của khách hàng của họ. Ngân hàng thƣờng yêu cầu mức phí cao cho hình thức bao thanh toán vì mức độ rủi ro cao. Với mức phí cao này, khiến cho khách hàng ngần ngại lựa chọn dịch vụ bao thanh toán. Thêm vào đó, với mức rủi ro cao mà ngân hàng gặp phải nên bản thân ngân hàng vẫn chƣa thực sự tập trung vào dịch vụ này và quảng báo cho khách hàng. Thực trạng tài trợ chuỗi cung ứng (SCF) tại Việt Nam Hình thức tài trợ chuỗi cung ứng (SCF) là một trong những hình thức tài trợ mới đối với doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, một số ngân hàng thƣơng mại lớn ở Việt Nam đã cung cấp dịch vụ tài trợ chuỗi cung ứng này chẳng hạn nhƣ ngân hàng đầu tƣ và phát triển BIDV, ngân hàng VietinBank, ngân hàng Techcombank, ngân hàng ACB, HSBC Việt Nam… Vào năm 2011, ngân hàng BIDV đã bắt đầu cung cấp dịch vụ ― tài trợ doanh nghiệp vệ tinh‖.Theo đại diện ngân hàng BIDV, tài trợ doanh nghiệp vệ tinh nhằm hỗ trợ nhóm khác hàng thống qua chuỗi liên kết giữa ba nhà: ngân hàng – doanh nghiệp trung tâm – doanh nghiệp vệ tinh (4). Trong năm 2014, ngân hàng Á Châu (ADB) ký kết với ngân hàng Standard Charterd về việc phối hợp thực hiện chƣơng trình tài trợ chuỗi cung ứng đặc biệt là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (8). Theo ngân hàng Phƣơng Đông (OCB), OCB và công ty cổ phần ICD Tân Cảng – Long Bình (thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn) ký kết thảo thuận hợp tác triển khai gói giải pháp tài chính và Logistics. Ngân hàng Phƣơng Đông sẽ thực hiện cung cấp dịch vụ tài trợ thƣơng mại cũng nhƣ tài trợ cho nhà cung cấp của công ty. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng dịch vụ tài trợ chuỗi cung ứng đã bắt đầu đƣợc triển khai tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tài trợ chuỗi cung ứng vẫn còn sử dụng rất hạn chế. Phần lớn doanh nghiệp tham gia vào hình thức tài trợ chuỗi cung ứng thƣờng là doanh nghiệp lớn và uy tín. Theo BIDV, điều kiện để doanh nghiệp có thể tham gia chƣơng trình tài trợ chuỗi cung ứng thì đòi hỏi doanh nghiệp trung tâm cần phải có sản phẩm cạnh tranh cao, thƣơng hiệu nổi tiếng, thị trƣờng tiêu thu rộng. Và nhà cung cấp của doanh nghiệp tối thiểu 2 năm giao dịch với doanh nghiệp trung tâm và đƣợc đánh giá là doanh nghiệp đầu vào chính và có uy tín (4). Với những tiêu chí lựa chọn đối tƣợng doanh nghiệp trung tâm và doanh nghiệp vệ tinh của các ngân hàng, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng yêu cầu. Điều này càng khó hơn đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khi việc quản trị chuỗi cung ứng hay thiết lập hệ thống chuỗi liên kết của mình gặp rất nhiều khó khăn. Theo tạp chí phong 347
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG cách doanh nhân tháng 11/2011 cho rằng trên thế giới, các công ty đa quốc gia ứng dụng các hoạt động về chuỗi cung ứng từ 10-12 năm trƣớc, trong khi các công ty lớn ở Việt Nam thì chƣa đầy 2-5 năm trở lại đây. Các công ty có liên quan đến mua bán thì cũng mới 2-3 năm nay. Đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) thì vấn đề thiết lập chuỗi cung ứng và thực hiện tài trợ chuỗi cung ứng (SCF) gặp rất nhiều trở ngại. Để thiết lập tài trợ chuỗi cung ứng đòi hỏi doanh nghiệp tốn rất nhiều chi phí và thời gian để thực hiện. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể chấp nhận khoản chi phí này. Thêm vào đó, để thực hiện tài trợ chuỗi cung ứng đòi hỏi sự tham gia của các bộ phận khác nhau trong tổ chức, bao gồm nhà quản trị tài chính, kế toán, nhân viên tín dụng, nhân viên kỹ thuật….Các bộ phận này cần phải hợp tác với nhau để đảm bảo tất cả hệ thống đều có thể vận hành. Tuy nhiên, không phải lúc nào các doanh nghiệp cũng có đủ nguồn lực và khả năng để xây dựng đƣợc hệ thống tài trợ chuỗi cung ứng. Theo tạp chí thƣơng mại toàn cầu (GTR) cho rằng doanh nghiệp nhỏ khi tham gia chƣơng trình tài trợ chuỗi cung ứng sẽ chấp nhận mức chi phí cao, nhƣng điều đó không có nghĩa là từ bỏ hình thức tài trợ này bởi vì doanh nghiệp cần phải căn nhắc giữa chi phí và lợi ích mà hình thức tài trợ chuỗi cung ứng này mang lại. 6. Một số giải pháp cơ bản để thực hiện tài trợ chuỗi cung ứng (SCF). Mặc dù, hình thức tài trợ chuỗi cung ứng vẫn chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi trong doanh nghiệp hiện nay tuy nhiên nếu doanh nghiệp tham gia hình thức tài trợ này sẽ đem lại những lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp mình mà lợi ích cho tất cả thành phần tham gia trong chuỗi, làm tăng giá trị cho toàn bộ chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp. Vì vậy đối với doanh nghiệp để thực hiện hình thức tài trợ chuỗi cung ứng (SCF) thì các doanh nghiệp cần phải (1) thiết lập chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp, (2) xây dựng hệ thống thông tin và (3) lựa chọn ngân hàng đối tác. Việc quản trị chuỗi cung ứng không đơn thuần là lựa chọn đối tác – nhà cung cấp hay nhà phân phối mà phải đảm bảo các bên tham gia trong chuỗi cần phải có sự cam kết hợp tác và chia sẻ thông tin với nhau để cùng đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc của các bên tham gia. Ngoài ra, để thực hiện tài trợ chuỗi cung ứng cần phải nêu rõ các điều khoản và thỏa thuận với các bên tham gia để đảm bảo lợi ích cho các bên và tránh những tranh chấp sau này. Một trong những vấn đề mà doanh nghiệp hiện nay đang gặp phải là đó là việc thiết lập hệ thống thông tin trong chuỗi cung ứng. Điều này đòi hỏi các mắt xích trong chuỗi ứng dụng phần mềm công nghệ và kĩ thuật quản trị hiện đại để các thành phần trong chuỗi có thể hợp tác với nhau. Theo Orbian một công ty hàng đầu thế giới về thiết lập hệ thống tài trợ chuỗi cung ứng cho rằng hệ thống thông tin giữa các đối tƣợng trong chuỗi phải có đặc điểm nổi trội là dễ dàng tích hợp để giảm mức chi phí; hệ thống rõ ràng đảm bảo sự thống nhất và không có sự thay đổi nào trong quá trình thực hiện hóa đơn, chấp nhận hóa đơn và thanh toán giữa ngƣời mua và ngƣời bán và là cơ sở đáng tín cậy để giải quyết xung đột trong quá trình trao đổi. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất của việc xây dựng hệ thống thông tin mà nằm ở việc sẵn sàng chia sẻ, trao đổi và hợp tác giữa các thành phần tham gia vào chuỗi. Cuối cùng, tài trợ chuỗi cung ứng đòi hỏi doanh nghiệp lựa chọn ngân hàng đối tác. Lựa chọn đối tác là ngân hàng dựa trên cơ sở quan trọng đó là tính sẵn sàng của hệ thống ngân hàng khi tham gia tài trợ chuỗi cung ứng. Tính sẵn sàng của ngân hàng thể hiện ngân hàng có thực sự muốn tham gia vào chuỗi nhƣ một đối tác chiến lƣợc và bản thân ngân hàng có thể giải quyết vấn đề nội tại bên trong hệ thống của nó. Để tham gia vào chuỗi đòi hỏi các bộ phận khác nhau của ngân hàng phải kết hợp với nhau. Trên thực tế, Nicholas Blake, tổng giám đốc quản lý hoạt động đầu tƣ cho công ty Châu Âu tại 348
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi của JP Morgan đã nói hoạt động đầu tƣ của JPMorgan đã khiến cho quản lý tiền mặt, thƣơng mại, thẻ tín dụng và nợ tích hợp với nhau. Vì vậy, để tham gia tài trợ chuỗi cung ứng đòi hỏi ngân hàng phải tái cấu trúc để có thể cung cấp dịch vụ mới. Đồng thời, lựa chọn ngân hàng dựa trên cơ sở hiểu biết của ngân hàng đó về ngành nghề và lĩnh vực mà công ty đang hoạt động. Có thể hiểu rõ công ty, tính mùa vụ và sự tăng trƣởng của công ty, thì ngân hàng mới có thể cung cấp nguồn vốn cần thiết đồng thời cùng với doanh nghiệp lựa chọn ra các nhà cung cấp chiến lƣợc và tài trợ cho nhà cung cấp đó trong cùng một chuỗi. 7. Kết luận Để giảm áp lực vốn luân chuyển của doanh nghiệp, xuất hiện nhiều hình thức tài trợ khác nhau trên chuỗi cung ứng, tuy nhiên tài trợ chuỗi cung ứng (SCF) là hình thức tài trợ có thể đem lợi ích cho cả ngƣời mua – ngƣời bán trong chuỗi và mang đến cơ hội mới cho trung tâm tài chính có thể tham gia hoạt động tài trợ với vai trò mới. Có thể nói, mô hình tài trợ chuỗi cung ứng mới đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Tuy nhiên, để thực hiện tài trợ chuỗi cung ứng (SCF) thành công đòi hỏi nổ lực của các doanh nghiệp trong việc kết nối và xây dựng các đối tác trong chuỗi – nhà cung cấp, nhà phân phối và cả đối tác bên ngoài chuỗi – hệ thống ngân hàng. Măc dù điều này không đơn giản tuy nhiên, để gia tăng lợi ích và tính cạnh tranh cho công ty thì mô hình tài trợ chuỗi cung ứng (SCF) là một giải pháp hiệu quả và đáng tin cậy cho các doanh nghiệp thực hiện để mang lợi hiệu quả lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bob Dyckman (2009) Integrating supply chain finance into the payables process. [2] Chuỗi cung ứng tại Việt Nam. (2011, November 20). Theo tạp chí phong cách doanh nhân tháng 11/2011. Đăng nhập ngày 9/8/2014 [3] Doanh nghiệp Việt Nam: những cơ hội và thách thức. (30/12/2013). Tạp chí Cộng Sản. Đăng nhập ngày 9/8/2014 [4] Doanh nghiệp và ngân hàng dung hòa lợi ích thời khủng hoảng (30/12/2011, December 30) tại vietnam.net. Đăng nhập ngày 9/8/2014 [5] Kitt Carswell (2006) SUPPLY CHAIN FINANCE : A new way for trade banks to strengthen customer relationships [6] Lambert & Pohlen, (2001) "Supply Chain Metrics", The International Journal of Logistics Management, Vol. 12 Iss: 1, pp.1 – 19. [7] Pfohl, H., & Gomm, M. (2009, November 19). Supply chain finance: optimizing financial flows in supply chains. [8] Phạm Thị Thanh Nga, Hội nghị tập huấn nghiệp vụ bao thanh toán, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (18/3/ 2013) . Đăng nhập ngày 9/8/2014 [9] Reverse factoring 'won't benefit SMEs'." Global Trade Review (GTR) (12/4/2013). Đăng nhập ngày 9/8/2014 [10] Soufani, K. (2002) On the determinants of factoring as a financing choice: evidence from the UK. Journal of Economics and Business Vol. 54, pp. 239–252. [11] Thúy Hà (26/1/2014), ADB và Standard Chartered phối hợp tài trợ chuỗi cung ứng 349
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương I vai trò của tiền lương, tiền thưởng và sự cần thiết phải hoàn thiện các hình thức trả lương
28 p | 1509 | 387
-
Cẩm nang khởi sự kinh doanh - Phần 7: Quản lý tài chính và thuế
8 p | 268 | 121
-
Các hình thức quảng cáo trên website
3 p | 491 | 110
-
Thương mại điện tử (E-Commerce) part 3
19 p | 147 | 33
-
Phương pháp Marketing trực tuyến (kỳ 1)
13 p | 158 | 26
-
Chuyên đề: Một số vấn đề kinh doanh trên thị trường quốc tế - TS. Ngô Việt Nga
76 p | 109 | 22
-
Quy trình và bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa
59 p | 119 | 15
-
Dịch vụ truyền thông / quảng bá qua tin nhắn SMS
15 p | 111 | 15
-
Xu hướng mới: Tạo thách thức cho khách hàng
3 p | 78 | 15
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên ngành Quản trị kinh doanh trên địa bàn Hà Nội
9 p | 286 | 14
-
Viral marketing: "Rỉ tai.net"
5 p | 58 | 13
-
quảng cáo tài trợ trên fac là gì?
5 p | 428 | 10
-
Khi nào doanh nghiệp cần đến quảng cáo Google Adwords
2 p | 60 | 8
-
Phát triển văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
4 p | 88 | 7
-
Mối quan hệ giữa tính khả dụng của trang web với thái độ và ý định mua của người tiêu dùng: Vai trò trung gian của sự hài lòng
10 p | 22 | 6
-
Nhân tố ảnh hưởng đến bổn phận dựa trên vai trò của người lao động đối với tổ chức
16 p | 49 | 4
-
Hệ thống hỗ trợ đánh giá và khuyến nghị dịch vụ du lịch dựa trên khai thác ý kiến khách hàng trực tuyến
15 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn