Các kiểu bẫy dầu khí
lượt xem 193
download
Dầu khí – hay còn gọi là vàng đen – hiện được xem là nguồn năng lượng cơ bản nhất của loài người , và đã được biết đến từ rất lâu . Dầu khí ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người . Mặc dù còn rất nhiều những vấn đề chưa rõ ràng và còn đang được tranh luận , nhưng vấn đề nguồn gốc hữu cơ của đa số các tích tụ dầu - khí là điều không còn nghi ngờ . Dầu khí được thành tạo bởi sự chôn vùi vật liệu hữu cơ ở nhiệt...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các kiểu bẫy dầu khí
- Báo cáo Dầu Khí GVHD :ThS Nguyễn Ngọc Thủy LỜI NÓI ĐẦU Dầu khí – hay còn gọi là vàng đen – hiện được xem là nguồn năng lượng cơ bản nhất của loài người , và đã được biết đến từ rất lâu . Dầu khí ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người . Mặc dù còn rất nhiều những vấn đề chưa rõ ràng và còn đang được tranh luận , nhưng vấn đề nguồn gốc hữu cơ của đa số các tích tụ dầu - khí là điều không còn nghi ngờ . Dầu khí được thành tạo bởi sự chôn vùi vật liệu hữu cơ ở nhiệt độ và áp suất cao ; vì thế nó có thể tồn tại ở trạng thái lỏng khí và di chuyển trong đá ; khi gặp điều kiện thuận lợi thì tích tụ ở các bẫy dầu , thành những vỉa dầu , nếu những vỉa dầu khí này có giá trị công nghiệp thì chúng trở thành các mỏ dầu khí . Một trong những điều kiện bắt buộc để hình thành các tích tụ dầu khí là sự có mặt của các bẫy , ở các bẫy này nhờ không có sự chuyển động của chất lỏng mà các chất lỏng phân bố lại theo tỷ trọng phù hợp với định luật trọng trường . Bẫy là cấu trúc cần thiết nhất định của địa chất tạo điều kiện để dầu khí tích tụ . Dựa vào những thông tin , những tài liệu hiểu biết từ sách vở và sự truyền đạt kiến thức của giáo viên giảng dạy , nhóm chúng em đã thực hiện bài Báo cáo Dầu Khí với đề tài : “ Các dạng Bẫy Dầu “ Bài báo cáo này vừa để giúp chúng em trình bày lại những vấn đề đã được học , hiểu rõ hơn về cơ chế thành tạo cũng như thấy được các loại bẫy dầu phổ biến đã và đang được phát hiện trên thế giới . Do những hiểu biết còn hạn chế cũng như chưa thể nắm bắt được hết cái “tinh” từ tài liệu tham khảo nên bài báo cáo của chúng em còn nhiều thiếu sót về nội dung và các mặt khác . Rất biết ơn sự nhận xét và đóng góp của giáo viên giảng dạy về những thiếu sót trong bài báo cáo của chúng em ! TP.HCM , tháng 4 năm 2007 Nhóm : BÙI DUY CHINH Trang 1
- Báo cáo Dầu Khí GVHD :ThS Nguyễn Ngọc Thủy MỤC LỤC PHẦN MỘT SƠ LƯỢC VỀ BẪY DẦU KHÍ A . VÀI NÉT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN DẦU KHÍ 4 B . ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐỂ HÌNH THÀNH DẦU KHÍ 4 C . MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN BẪY DẦU 4 D . BẪY DẦU 6 PHẦN HAI PHÂN LOẠI BẪY DẦU KHÍ A . BẪY KIẾN TRÚC 8 I. BẪY KIẾN TRÚC NẾP LỒI 8 II. BẪY KIẾN TRÚC PHAY PHÁ 9 III. BẪY KIẾN TRÚC XÂM NHẬP 10 B . BẪY ĐỊA TẦNG 11 I. BẪY DẠNG NÊM 11 II. BẪY BẤT CHỈNH HỢP 13 III. BẪY ÁM TIÊU 13 C. BẪY MÀN CHẮN THỦY LỰC 14 D . BẪY HỖN HỢP 15 PHẦN KẾT LUẬN 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 Trang 2
- Báo cáo Dầu Khí GVHD :ThS Nguyễn Ngọc Thủy PHẦN MỘT SƠ LƯỢC VỀ BẪY DẦU KHÍ Trang 3
- Báo cáo Dầu Khí GVHD :ThS Nguyễn Ngọc Thủy A . VÀI NÉT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN Từ thời thượng loài người đã phát hiện dầu là loại vật liệu rất hữu ích phục vụ dân sinh và chiến tranh giữa các bộ lạc. lúc này , dầu chỉ xuất hiện ở các ao hồ ,hố trũng hay vài điểm lộ trên mặt đất , sau công nguyên , loài người biết dào giếng hoặc đào một số hố, hào múc dầu lên để làm vật liệu xây dựng và thắp sáng . đến thế kỷ thứ 18 loài người phải khoan sâu vài trăm mét mới lấy được dầu.thế kỷ thứ 19, 20 nền công nghiệp luyện thép phát triển cho phép loài người khoan sâu hơn , từ vai trăm mét đến vài ngàn mét, mới lấy được dầu.ngày nay dầu rất cần cho tất cả chúng ta, và là nền tảng phát triển cho mỗi quốc gia. Dầu mỏ và khí đốt về cơ bản là các thành tạo tự nhiên của hydrocacbon . Thành phần nguyên tố cơ bản của chúng là cacbon (C) và hydro (H) . Ngoài ra còn có một số nguyên tố như oxy (O) , lưu huỳnh (S) , nitơ (N) , photpho (P) và một số nguyên tố khác . B. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐỂ HÌNH THÀNH DẦU KHÍ _ Khi kết thúc quá trình di cư thứ sinh là quá trình tăng cường hàm lương dầu ở nơi cao nhất của bẫy, có nghĩa là dầu khi gặp màng chắn hay vật cản và được tích lũy dần dần ở trong bẫy.để có tích lũy dầu khí lớn hay nhỏ tùy thuộc vào các yếu tố như: kích thước bẫy _độ rỗng, độ thấm ,thành phần vật chất trong bẫy(kích thước lỗ hổng , khe nứt, hang hốc..),độ nghiêng của mặt lớp,chế độ thủy lực dòng nước,đặc tính lớp chắn,lượng và tính chất lí hóa dầu mang đến,nhiệt độ,áp suất môi trường vây quanh,hàm lượng hữu cơ mang đến,các hoạt động kiến tạo khu vực cũng như địa phương. C. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN BẪY DẦU Sự thành tạo dầu khí diễn ra ở sâu trong lòng đất , dưới điều kiện nhiệt độ và áp suất cao . Nhưng dầu khí thành tạo không chỉ đơn giản như thế , nhiệt độ và áp suất chỉ là điều kiện cần có , cùng với bốn điều kiện đủ cũng như yêu cầu để có được những tích tụ dầu khí lớn , đó là : đá nguồn hay đá mẹ sinh dầu , đá chứa dầu , đá chắn dầu và bẫy dầu . 1 . Đá mẹ sinh dầu : Là loại có thành phần hạt mịn chứa phong phú vật liệu hữu cơ(VLHC)và được chôn vùi ở điều kiện thuận lợi(nhiệt độ và áp suất cao).có ba loại đá mẹ tiêu biểu cho thành phần thạch học: _đá mẹ sét : là loại phổ biến được lắng đọng trong các môi trường khác nhau _đá mẹ silic: là loại do sự lắng đọng của sét silic ở nơi phát triển diatomei và radiolari. _đá mẹ là vôi: lien quan tới bùn vôi, sau khi giả phóng nước tạo thành sét vôi và các ám tiêu san hô chứa nhiều vật liệu hữu cơ. Tầng đá mẹ phong phú VLHC lá tầng hạt min , dầy , lằm ở vùng lún chìm lien tục, trong điều kiện hiếm khí(vắng oxy) đồng thời trong giai đoạn lắng nén VLHC chịu sự tác động và phân hủy của vi khuẩn… Trang 4
- Báo cáo Dầu Khí GVHD :ThS Nguyễn Ngọc Thủy 2 .Đá chứa dầu _ Đá chứa dầu : Đá chứa dầu có thể nói là nơi để dầu di chuyển và được giữ lại ở dưới mặt đất . Tất cả các đá có độ lỗ hổng thông với nhau đều có thể trở thành đá chứa dầu . Như cát kết , loại đá này bình thường có độ lỗ hổng cao để dầu và khí có thể được bẫy lại trong đó ; và vì thế đá cát kết chính là một trong những đá chứa dầu phổ biến . Tuy nhiên trên 50% trữ lượng của các tích tụ hydrocacbon lớn trên thế giới được tìm thấy trong đá cacbonat như đá vôi và đá dolomit , trong các khối ám tiêu san hô cổ . 3 . Đá chắn dầu : Sự có mặt của đá chứa dầu chưa đủ để có tích tụ dầu khí vì giữa các lớp đá chứa dầu nếu không có lớp đá không thấm thì dầu khí sẽ tiếp tục di chuyển mãi và không thể tích tụ được . Tầng chắn – những đất đá không thấm , không giống như đá chứa dầu , nó giữ vai trò như một màn chắn , một mái phủ không cho chất lỏng đi xuyên qua được . Loại đá chắn phổ biến nhất là đá phiến bột sét , khi nó kết hợp với tầng đá chứa như cát kết sẽ tạo nên một độ thấm thấp nhất . Ngoài ra muối dạng lấm cũng là một loại đá chắn tốt , đá vôi bị silic hóa nén chặt … D. BẪY DẦU Bẫy : là cấu trúc cần thiết nhất định của địa chất tạo điều kiện đẻ dầu khí tích tụ. Trang 5
- Báo cáo Dầu Khí GVHD :ThS Nguyễn Ngọc Thủy Trong tự nhiên , các đá chứa dầu nằm giữa các đá có độ thấm xấu được gọi là két chứa tự nhiên . Trong các két này thường chứa đầy nước , dầu khí nằm trong két sẽ chứa dạng giọt phân tán hoặc bọt . Do sự khác nhau về tỷ trọng , các giọt dầu và bọt khí sẽ nổi lên trên mặt lớp và di chuyển lên trên tới lớp đá mái , rồi sau đó nếu mái nằm nghiêng chúng lại di chuyển theo hướng nhô lên của két chứa . Nếu quá trình di chuyển cứ tiếp tục như vậy thì dầu khí luôn ở trạng thái phân tán . Các tích tụ dầu khí trong các két chứa tự nhiên chỉ có thể xuất hiện khi trên đường di chuyển chúng bị ngăn lại không di chuyển được nữa . Bộ phận của két chứa tự nhiên , nơi có điều kiện thuận lợi cho sự tích tụ dầu khí trên đường di chuyển của chúng được gọi là bẫy dầu và khí . Có nhiều loại bẫy, phổ biến nhất là bẫy nếp lồi . Dầu từ phía dưới đi lên theo hướng tới đỉnh nếp lồi , nếu bên trên là lớp đá chắn thì nó sẽ đọng lại . Từ đó có một số định nghĩa có liên quan đến bẫy dầu : - Đỉnh nếp uốn (crest) : điểm cao nhất của bẫy nếp lồi - Điểm tràn (spill point) : khi lấp đầy một bẫy kiến trúc , điểm tràn chính là điểm mà tại đó mực dầu là thấp nhất . - Đê bao khép kín của bẫy (closure) : khoảng cách thẳng đứng từ đỉnh nếp uốn đến mặt phẳng đi qua điểm tràn . - Mặt phân cách dầu - nước (oil - water contact) : mặt phẳng phân chia dầu và nước trong bẫy (dầu nằm trên nước) - Mặt phân cách khí - dầu (gá – oil contact) : mặt phẳng phân chia khí và dầu trong bẫy (khí nằm trên dầu) - Ngoài ra còn có một vấn đề quan trọng khác trong bẫy dầu là khí nằm ở vị trí cao nhất trong khi nước nằm ở vị trí thấp nhất do tỷ trọng khí < tỷ trọng dầu < tỷ trọng nước . Một bẫy thường chứa hoặc dầu hoặc khí hoặc cả hai . Vì thế bẫy dầu có 2 chức năng : tiếp nhận hydrocacbon và ngăn chúng thoát đi . Nước là một nhân tố quan trọng dẫn dầu và khí vào trong bẫy . Hầu hết các bẫy dầu đầu tiên đều chứa nước – nước nguyên sinh . Trong lịch sử phát triển của hàng ngàn trường dầu và khí cho thấy có sự đổi chỗ giữa nước và dầu – khí trong bẫy Để có thể tiếp nhận dầu và khí thì bẫy có thể đầy nước xuống sâu ở nơi mà nước được thu nhận trở lại và nằm ở vị trí thấp nhất . Như vậy các bẫy dầu không chỉ đơn thuần là nơi tiếp nhận chất lỏng vào khoảng trống mà còn là Trang 6
- Báo cáo Dầu Khí GVHD :ThS Nguyễn Ngọc Thủy trung tâm của sự trao đổi chất lỏng . Trong sự trao đổi này , nước nguyên sinh di chuyển xuống dưới để thay chỗ cho dầu – khí đi lên . Bẫy dầu có nhiều loại như : bẫy uốn nếp , bẫy phay phá , bẫy xâm nhập, bẫy dầu trong đá móng,bẫy nêm, bẫy bất chỉnh hợp, bãy am tiêu,…. PHẦN II PHÂN LOẠI BẪY DẦU KHÍ Trang 7
- Báo cáo Dầu Khí GVHD :ThS Nguyễn Ngọc Thủy A . BẪY KIẾN TRÚC Khi nói đến bẫy kiến trúc , người ta thường thấy là dạng bẫy mà lớp phủ và tầng chứa của nó tạo thành một nếp lồi , kiến trúc này được tạo thành do uốn nếp hoặc các đứt gãy . Ranh giới giữa các vỉa kiểu này được tạo nên bởi giao tuyến của mặt nước và tầng chứa . Trong chế độ thủy tĩnh , mặt tiếp xúc giữa nước và dầu nằm ngang , dầu nằm bên trên nước . Các bẫy kiến trúc thường do biến dạng kiến tạo gây ra , hiếm khi do các hiện tượng xâm nhập . Tùy theo sự biến dạng của kiến trúc dẫn đến ba loại bẫy kiến trúc : bẫy kiến trúc nếp lồi (anctilin trap) , bẫy kiến trúc đứt gãy hay kiến trúc phay phá (fault trap) , bẫy kiến trúc xâm nhập hay kiến trúc bẫy vòm muối (diapiric trap) . I . Bẫy nếp lồi – anctilin trap : Trang 8
- Báo cáo Dầu Khí GVHD :ThS Nguyễn Ngọc Thủy Nguyên nhân thành tạo do các lớp đá bị biến dạng uốn nếp , đôi khi do hiện tượng xâm nhập hay hiện tượng nén chặt gây ra . Các nếp lồi hiếm khi đều đặn ở dưới sâu và thường bị phức tạp hóa do những phá hủy kiến tạo , biến đổi về bề dày hoặc do các bất chỉnh hợp gây nên . Cường độ nếp uốn phát triển rõ theo chiều sâu làm cho nếp uốn trở nên phức tạp ở dưới sâu : nhọn , hẹp, đôi khi thành hình dạng nấm . Trong bẫy kiến trúc nếp lồi , các tích tụ được tạo nên ở vòm các nếp uốn do sự di chuyển của dầu và khí dưới tác dụng của trọng trường . Sự khác nhau về tỷ trọng là nhân tố cơ bản gây ra sự nổi và chuyển động lên trên của dầu và khí . Các khối dầu và khí này sẽ di chuyển theo hướng thẳng đứng tới lớp mặt không thấm , rồi tiếp tục di chuyển theo chiều nghiêng của mái lên phía trên . Trên đường di chuyển các khối dầu sẽ tăng dần kích thước do sự kết hợp với các giọt dầu – khí phân tán trong nước . Cuối cùng dầu và khí được tập trung ở vòm của các nếp lồi , nơi mà chúng được bẫy lại . II . Bẫy kiến trúc phay phá – fault trap : Nếu chất trầm tích không có tính dẻo sẽ bị gãy vỡ tạo ra đứt gãy , mặt đứt gãy tạo ra một lớp không thấm tiếp xúc với tầng chứa . Các phá hủy đứt gãy chỉ trở thành màn chắn trong trường hợp có hiện tượng nén xảy ra theo mặt trượt . Còn trong trường hợp dọc mặt trượt xảy ra hiện tượng căng thì đứt gãy trở thành đường dẫn chứ không thể làm màn chắn được . Do đó cần phải phân biệt được đứt gãy chắn và đứt gãy dẫn . Và sự tiếp xúc lúc bấy giờ sẽ là một lớp song song hoặc xiên đối . Phay trong trường hợp này là hậu quả của uốn nếp . Mặt phay cắt ngang qua một loạt địa tầng , đóng vai trò : phục vụ cho sự di chuyển , tạo nên vùng khép kín không thấm . Trong các hoạt động bẫy do phay phải tính đến tiêu chuẩn trầm tích và thủy động lực , bẫy do phay chính các phay có thể giữ vai trò chắn trong sự di chuyển của hydrocacbon bằng hai cách : + Làm cho tầng thấm tiếp xúc với tầng không thấm + Hình thành một màn chắn không thấm giữa hai cánh đứt gãy Các bẫy do phay có thể tập hợp thành nhóm theo hai loại : mũi bị cắt bởi phay nếp đơn nghiêng bị phay phá Phân loại các pay dựa trên hình thù mà chúng hình thành các lớp trầm tích để phân biệt phay thuận và phay nghịch . Các phay thuận biểu hiện bằng sự tách xa Trang 9
- Báo cáo Dầu Khí GVHD :ThS Nguyễn Ngọc Thủy các lớp theo chiều ngang , các phay nghịch kéo theo sự tụt lấp theo chiều thẳng đứng . Những bẫy liên quan đến phay thuận thường hay gặp nhất và tích tụ có thể thấy ở cánh nâng hoặc cánh sụt . Còn những bẫy liên quan đến phay nghịch thường phức tạp và hay liên quan đến nếp uốn và xâm nhập muối . Các tích tụ được thành tạo trong cánh sụt nhưng đa số được thành tạo trong cánh nâng . III . Bẫy do kiến trúc xâm nhập : Trang 10
- Báo cáo Dầu Khí GVHD :ThS Nguyễn Ngọc Thủy Có khả năng tạo ra những bẫy kiến trúc có liên quan đến hoạt động nâng lên của đá dẻo , chủ yếu là muối . Ngoài ra các đá xâm nhập magma cũng có thể là nguồn gốc của các bẫy kiến trúc xâm nhập nhưng ít có được sản phẩm hydrocacbon . Kiến tạo muối , muối mỏ có hai đặc tính : Tỷ trọng nhỏ và Độ dẻo . Đây là hai đặc tính tạo ra nguồn gốc của một hoạt động kiến tạo rất đặc biệt , có tầm quan trọng về mặt dầu mỏ . Vị trí các vòm được quyết định bởi yếu tố hình thái , kiến tạo và các nhân tố trầm tích . Theo kết quả nghiên cứu của Nettleton (1943) cho thấy sự nâng lên của vòm muối lúc đầu chậm , sau đó sẽ nhanh lên tương ứng với tải trọng trầm tích đến khi cột muối đạt đến gần 3/4 chiều cao cuối cùng , tiếp sau đó chậm dần đến thời kỳ cuối . Cơ chế tạo những vòm muối ở thời kỳ đầu có sự di chuyển dần dần của muối tập trung ở một đới mà sau này sẽ thành vòm tạo thành tích tụ đầu tiên có mặt lồi hướng lên trên . Sau đó với sự phát triển bề dày của những lớp bên trên tạo thành những nếp lõm ngoại vi . Ngay trên vòm các loạt đá mỏng đi do bởi cơ chế nâng nhanh lên của muối . Lúc bây giờ muối sẽ băng qua các lớp đá giống như một cái đục tạo thành cột . Khi muối đi qua chân vòm thì nguồn cung cấp dừng , lúc này chuyển động đi lên của tầng muối sẽ chậm và ngừng lại ở vị trí cân bằng tạo thành những vùng được nâng cao hoặc ít hay nhiều bị xuyên thủng tương ứng với các giai đoạn thành tạo khác nhau . Nếu vòm vẫn không bị xuyên thủng thì nó ảnh hưởng đến các lớp đá kề bên trên , chúng nâng lên thành nếp lồi kèm theo các khe nứt , các phay phân định ranh giới các cánh sụt ở trên vòm . Ngoài ra một vòm muối có thể gây nên sự dâng lên của các vòm lân cận khác và tạo ra những bẫy kết hợp với vòm muối . Tóm lại , khi khối magma hay vòm muối đi lên các loạt đá kề trên một cấu trúc vòm muối có 3 tác dụng như sau : + Đầy lùi các lớp đấy đá mà nó đi qua và tạo ra cấu trúc nêm vát ở 2 bên sườn . + Nâng các lớp đất đá kề trên thành nếp lồi nếu nó không chọc thủng các lớp này . + Ngay trên phần đỉnh của chỏm muối , gọi là mũ đá thường được thành tạo bởi thạch cao , đá vôi , dolomit , những chất cặn không tan của chỏm muối → tạo nên tầng chứa sản phẩm . Từ đó ta có các bẫy ở bên trên vòm được hình thành do lực đẩy của vòm lên các lớp đất đá kề trên làm cho các lớp đất đá này bị uốn nếp thành vòm và rất nhiều trường hợp bị các hiện tượng sụp đổ do phay làm cho phức tạp thêm . Những vỉa này thường liên quan đến các bẫy do sự uốn nếp hoặc do phay phá . Một số trường hợp ở sâu ta có những nếp lồi đều đặn . Các bẫy chứa nằm ở sườn thường thấy trong các lớp trầm tích bị khép kín ở phía trên do sự nâng lên của vòm muối và vật chắn được bảo đảm bởi bức tường muối . Ở xung quanh có thể tồn tại nhiều kiểu bẫy gắn liền một cách gián tiếp với kiến tạo muối , chủ yếu do các phay và các bất chỉnh hợp . B . BẪY ĐỊA TẦNG Các bẫy dạng địa tầng xuất hiện khi có lớp phủ bất chỉnh hợp không thấm ở các phần đỉnh của đất đá – kênh dẫn bị rửa trôi . Hay chúng còn phân bố các bất Trang 11
- Báo cáo Dầu Khí GVHD :ThS Nguyễn Ngọc Thủy chỉnh hợp ở các nếp lồi , đơn nghiêng , tại các bề mặt phong hóa của các phần sót chôn vùi thuộc địa hình cổ hay các phần lồi của khối kết tinh . Bẫy địa tầng là bẫy mà sự khép kín được tạo ra do sự biến đổi của địa tầng hoặc sự biến đổi trầm tích của đá chứa . Do kết quả của hiện tượng địa chất sinh ra sau các hoạt động trầm tích , chủ yếu chúng phụ thuộc vào địa tầng cổ địa lý . Nhất là hiện tượng biển tiến tạo nên các bất chỉnh hợp → tạo nên các vỉa dầu có mặt trong các nêm vát biển tiến hoặc được khép kín ở các nêm vát nằm bên dưới các bất chỉnh hợp . Bẫy địa tầng được chia ra các nhóm sau : Bẫy có phần đầu thót lại hay bẫy dạng nêm (pinchout trap) , bẫy bất chỉnh hợp (unconformity trap) , bẫy ám tiêu (reef trap) I . Bẫy dạng nêm – pinchout trap : Được thành tạo cơ bản ở sườn các khối nâng và những cấu trúc lớn khác do sự giảm chiều dày theo đường phương từ trên xuống cũng như sự thay đổi theo chiều hướng giảm đi tính chứa dầu và đến khi vát nhọn , mất hoàn toàn những tầng chứa dầu . Thường nó được khép kín ở phía trên của núi dốc do sự biến đổi theo chiều ngang từ vật liệu cát đến sét , thân cát thường có hình dạng dẹp hoặc thu dài , loại đơn giản nhất là thân cát thuộc loại thấu kính .Trong trường hợp này đá chứa có dạng như một cái nêm được bao bọc xung quanh bởi các đá không thấm (đá chắn) . BẪY THẤU KÍNH CÁT Trang 12
- Báo cáo Dầu Khí GVHD :ThS Nguyễn Ngọc Thủy Đó là loại bẫy bị giới hạn bởi sự biến tướng thạch học của các lớp kém thấm xung quanh. Loại này thường là các bẫy dạng thấu kính cát hay dolomite phát triển giữa các tập sét . chúng phát triển ở rìa các trũng giứa núi , trước núi và cả bên nền bằng , ở các long song cổ, đập chắn. Bẫy thấu kính cát : bị bao vây bởi các tập sét của đá mẹ. kiểu này thường là những thân cát gần bờ,delta, lòng sông , các đập chắn , đụn các hay nút cát ở các vùng nước sâu _hình thành trong các thành tạo lòng sông cổ , trong các thành tạo cát ven bờ dạng gờ hay trong các kênh dẫn cát dạng thấu kính nằm trong sét. (các giới hạn trầm tích) _ những hệ trầm tích vụn tương ứng với sự lấp đầy các lạch cổ. trong trường hợp này các thân cát vuông góc với mặt xiên chéo với bờ biển tương ứng với những dòng sông cổ hoặc thường tương ứng với tam giác châu nơi vật liệu được đưa ra biển. bờ biển thường hẹp , kéo dài, uốn khúc,. Cát trong trường hợp này có độ phân hạt không tốt đủ loại chứa sét và tiếp xúc với các thành hệ vây quanh đột ngột, tương ứng với vùng nước lợ. ngoài ra hiện tượng lấp đầy cũng có thể do hiện tượng chảy của những dòng bùn vẫn lằm dọc theo các thung lũng dưới biển . tất cả các trầm tích trên biểu hiện trong các mặt cát dưới dạng thấu kính.( các lạch cát ) Trang 13
- Báo cáo Dầu Khí GVHD :ThS Nguyễn Ngọc Thủy II . Bẫy bất chỉnh hợp – unconformity trap : Liên quan với bất chỉnh hợp địa tầng tại các cấu trúc kiến tạo . Liên quan với bất chỉnh hợp địa tầng ở bề mặt bóc mòn các phần sót lại bị chôn vùi của địa hình cổ hay các phần lồi của móng kết tinh . Trong trường hợp này những lớp đá nằm bên dưới có thể bị nghiêng , bị xói mòn và sau đó được phủ không khớp đều lên trên bởi một lớp đất đá không thấm trẻ hơn và tại đó dầu – khí có thể được bẫy lại . Tầng đá chứa bên dưới có thể được phủ lên bất kỳ một loại đá trầm tích không thấm nào đó , nhưng thường gặp là loại đá phiến bột sét hoặc loại đá trầm tích bốc hơi III . Bẫy ám tiêu : Bẫy hình thành do các khối ám tiêu do độ nứt nẻ hay hang hốc tạo điều kiện cho dầu tích tụ lại . Các ám tiêu này được chắn bởi các lớp trầm tích không thấm . Quá trình tạo hang hốc trong các thành hệ cacbonat do nước hòa tan cacbonat tạo nên tầng chứa dầu tốt . Các bẫy ám tiêu thường khó phát hiện . Chúng thường nằm ở một chỗ đối với độ dốc đáy biển , giữa bồn và nền ven bờ . Trang 14
- Báo cáo Dầu Khí GVHD :ThS Nguyễn Ngọc Thủy Các khối ám tiêu san hô hay cacbonat sinh học phát triển theo sự lún chìm của bể , khi đó các cột ám tiêu hay các khối cacbonat sinh vật buộc phải phát triển lên theo tạo thành các khối xây có độ chứa rất tốt . loại này thường phát triển ở vùng nền bằng , trũng trước núi , nơi phát triển mạnh các quần thể ám tiêu. C . BẪY MÀN CHẮN THỦY LỰC HYDRODYNAMIC TRAP Bẫy chứa dầu là một tập hợp đá cát kết phần trên được chắn bởi các đá hạt mịn và màn chắn thủy lực (liên quan đến nước mao dẫn) . Hoặc nước từ những khoảng trống có áp lực lớn trong đá đi theo đứt gãy thẩm thấu vào những bẫy chứa dầu và đẩy dầu di chuyển ra khỏi bẫy tạo lên màn chắn thủy lực . Tỷ trọng các chất lưu có mặt dầu và khí đóng vai trò quan trọng đối với sự khép kín ( bẫy ) . Các tầng chứa nước ít khi đứng yên và di chuyển với một tốc độ mạnh làm thay đổi điều kiện thành tạo bẫy thay vì chỉ chịu lực trọng trường . Đối với một loại dầu khí có tỷ trọng cho trước sự biến dạng và sự di chuyển càng lớn khi độ dốc dòng nước càng lớn . Tỷ trọng của khí luôn nhỏ hơn dầu nên vỉa khí bị biến dạng và di chuyển yếu , vỉa dầu bị biến dạng và di chuyển mạnh hơn . Do đó nhân tố thủy tĩnh và thủy động lực kéo theo sự thay đổi vị trí của bẫy . Ngoài ra trong bẫy màn chắn thủy lực thì thường có mặt phân cách dầu – nước ở trạng thái nghiêng . Trang 15
- Báo cáo Dầu Khí GVHD :ThS Nguyễn Ngọc Thủy D. BẪY HỖN HỢP – COMBINATION TRAP Hầu hết các trường dầu và khí trên thế giới không chỉ là đơn độc hoặc bẫy cấu trúc hoặc bẫy địa tầng hoặc bẫy màn chắn thủy động lực mà là sự tổ hợp của hai hay nhiều yếu tố trên . Đó là các bẫy có thể là tổ hợp các nhân tố kiến trúc và nhân tố địa tầng . Trong thực tế , các bẫy dầu thường là tổ hợp của 2 yếu tố cấu trúc và yếu tố địa tầng , trường hợp có thêm yếu tố màn chắn thủy động lực thì rất hiếm gặp Nhân tố địa tầng được thành tạo sớm trong quá trình hình thành đá hoặc muộn hơn do hiện tượng gắn kết thứ sinh , hoặc do hiện tượng nâng lên , sụt xuống , xói mòn , biển tiến sẽ hình thành mặt bất chỉnh hợp . Nhân tố kiến trúc là kết quả do hoạt động uốn nếp và đứt gãy . Các kiểu bẫy hỗn hợp : + Nêm vát địa tầng nằm trên sườn của một nếp lồi + Bẫy có thể được tạo nên do sự kết hợp của một nếp lồi bị cắt bởi mặt bất chỉnh hợp + Đa số các bẫy liên kết với vòm muối cũng được coi là bẫy hỗn hợp Trang 16
- Báo cáo Dầu Khí GVHD :ThS Nguyễn Ngọc Thủy GHI CHÚ: A: Dầu trên đỉnh nếp uốn B: Chắn ngang do đứt gẫy(bẫy màng chắn kiến tạo) C: nềp lồi do chồm đá muối đẩy lên, tiếp xúc với chồm muối D: dầu trong tầng chứa nằm trong tầng trầm tích không thấm E: tầng đá chứa bị cắt ngang chắn bởi địa tầng khác(có sự gián đoạn địa tầng) 1 . Bẫy nếp lồi 2 . Bẫy kiến trúc phay phá 3 . Bẫy cắt ở phần đỉnh 4 . Bẫy bất chỉnh hợp Trang 17
- Báo cáo Dầu Khí GVHD :ThS Nguyễn Ngọc Thủy 5 . Bẫy có phần đầu thót lại Đá chứa dầu Đá chắn dầu Lớp đá chắn trên vòm muối Dầu PHẦN KẾT LUẬN Bẫy nếp lồi xuất hiện trong tất cả các loại bồn tự nhiên và thường thì xuất hiện như các giếng nghịch đảo ( lấy nước vào phía miệng và mất nước đi phía đáy ) và các khối nâng trong các bồn kiến trúc Bẫy có kiến trúc đứt gãy thường xuất hiện trong các bồn nép ép và các bồn tạo nên do các đứt gãy lục địa . Cơ chế của loại bẫy này được đặc trưng bởi những đai đứt gãy nghịch chờm cà các khối nâng bên trong những diện tích chịu ảnh hưởng của những hoạt động di chuyển kiến tạo trong suốt lịch sử địa chất của chúng Các bồn kiến tạo muối thành tạo trên những khu vực rộng lớn trong suốt ky Devon và Pecmi sớm đã cung cấp nhiều loại đá chắn độc đáo ở gần sát bên các vòm muối Bẫy địa tầng xuất hiện như những đới nêm địa tầng – phát triển ở phần hông của vỉa kiến trúc nếp lồi . Các bẫy địa tầng thường có liên quan đến các bẫy bất chỉnh hợp . Môn trường hợp riêng biệt tùy vào môi trường tướng đá cổ là các thể thấu kính . Phần lớn các tầng chứa thành tạo ở môi trường xa bờ và gần bờ - nơi chịu ảnh hưởng của thủy triều và vùng tam giác châu . Trang 18
- Báo cáo Dầu Khí GVHD :ThS Nguyễn Ngọc Thủy Các tầng chứa ám tiêu thường được thành tạo do các thành hệ cacbonat và chúng phản ánh những môi trường cổ - nơi mà chúng được tạo thành . Chúng tạo nên các tầng chứa có độ rỗng và độ thấm tốt có khả năng tạo các tích tụ lớn . Những bồn tự nhiên có lịch sử phát triển lâu dài với lớp phủ trầm tích dày thì có thể tồn tại nhiều loại bẫy . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Cảnh Dương – Giáo trình địa chất các mỏ than dầu và khí đốt – Đại học Mỏ - Địa chất , Hà Nội 2000 2. Nguyễn Việt Kỳ - Giáo trình địa chất dầu khí – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 3. Bài khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Địa chất dầu khí : Tổng quan về bẫy chứa dầu khí ở các bể trầm tích đệ tam thềm lục địa Nam Việt Nam GVHD : Cô Trần Thị Kim Phượng SVTH : Nguyễn Anh Bằng (Khóa 2002 – 2006) Trang 19
- Báo cáo Dầu Khí GVHD :ThS Nguyễn Ngọc Thủy 4. địa chất dầu khí và phương pháp khoan thăm dò , theo dõi mỏ-– Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 5. Flash : Trapping mechanisms – forming petroleum reservoirs Authors : Antonina Stoupakova1 , Oleg Kuznetsov1 , Polina Safronova1 Bjarne Rafaelsen2 , Andrey Pokul1 and Erik Henriksen3 1 : Moscow State University 2 : University of Tromso 3 : Statoil ASA Assistant producers : Kjell Theodor Svindland 2007 Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng khoan dầu khí tập 2 part 4
15 p | 139 | 68
-
Trình bày phương pháp tìm kiếm kiểu mặt nạ chọn kênh?
12 p | 156 | 25
-
Thiết kế hệ thống sấy thực phẩm đưa vào phương pháp bóc hơi
55 p | 127 | 25
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng động cơ đốt trong (Nghề: Lắp đặt-vận hành-bảo dưỡng bơm, quạt, máy nén khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
121 p | 25 | 10
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật 1 (Nghề: Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
95 p | 17 | 8
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật 1 (Nghề: Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
95 p | 14 | 7
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật 1 (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
96 p | 13 | 7
-
Lò nấu thủy tinh - Phạm Trung Kiên
55 p | 40 | 5
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật 1 (Nghề: Bảo trì thiết bị cơ điện - Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
95 p | 23 | 4
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật 1 (Nghề: Hàn - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
96 p | 14 | 4
-
Nghiên cứu độ bền của kết cấu chân giàn khoan biển cố định bằng thép khi bị tàu đâm va
19 p | 49 | 4
-
Giáo trình Dung sai (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
94 p | 14 | 4
-
Giáo trình Dung sai (Nghề: Lắp đặt-vận hành-bảo dưỡng bơm, quạt, máy nén khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
93 p | 11 | 4
-
Giáo trình Dung sai (Nghề: Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí - Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
93 p | 13 | 4
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật 1 (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
96 p | 9 | 4
-
Tối ưu kết cấu máy CNC kiểu giàn sử dụng phương pháp giải thuật di truyền
10 p | 29 | 2
-
Bài giảng Bẫy dầu khí
59 p | 20 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn