Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi học tập suốt đời - Nghiên cứu thực nghiệm người làm công tác kế toán tại Việt Nam
lượt xem 1
download
Từ lâu, học tập suốt đời tại nhiều quốc gia trên thế giới đã được quan tâm và phát triển. Nghiên cứu này nhằm xây dựng và kiểm định một mô hình cấu trúc tuyến tính các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi học tập suốt đời, thực nghiệm theo dữ liệu người làm công tác kế toán tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi học tập suốt đời - Nghiên cứu thực nghiệm người làm công tác kế toán tại Việt Nam
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi học tập suốt đời - Nghiên cứu thực nghiệm người làm công tác kế toán tại Việt Nam Factors affecting lifetime learning behavior - Field research of accountants in Vietnam PGS.TS Hà Xuân Thạch - TS. Trần Anh Hoa - TS. Phạm Trà Lam - TS. Đậu Thị Kim Thoa - Th.S. Trần Thị Phương Thanh* *Trường Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Ngọc Hùng** **Công ty Luật TNHH Giải Pháp Việt . Tóm tắt Từ lâu, học tập suốt đời tại nhiều quốc gia trên thế giới đã được quan tâm và phát triển. Nghiên cứu này nhằm xây dựng và kiểm định một mô hình cấu trúc tuyến tính các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi học tập suốt đời, thực nghiệm theo dữ liệu người làm công tác kế toán tại Việt Nam. Kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng, với 341 mẫu khảo sát là đối tượng đã và đang làm kế toán. Kết quả kiểm định mô hình đo lường bằng PLS-SEM cho thấy rằng, các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi học tập suốt đời với hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,549 và tác động đến biến trung gian là ý định hành vi học tập là 0,649, giải thích khá tốt mức độ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của các nhân tố độc lập như: thái độ, động cơ nội tại, mục tiêu làm chủ, ảnh hưởng xã hội, sự hứng thú, sự tự nguyện. Từ khóa: hành vi học tập suốt đời, ý định học tập suốt đời, học tập kế toán, kế toán hành vi, kế toán. Abstracts Lifelong learning behavior has been an interest in many countries. This study aims to build and test a linear structural model of factors affecting lifelong learning behavior - based on data from accountants in Vietnam. Combining qualitative and quantitative research, with 341 survey samples of subjects who have been working or worked as accountants, the results of the measurement model by PLS-SEM show that the factors affecting learning behavior with adjusted R2 coefficient is 0.549 and the impact on the intermediate variable, which is the intention to learn, is 0.649. This explains quite well the degree of direct and indirect influence of independent factors such as attitude, intrinsic motivation, self-discipline, social influence, interest, and voluntariness. Keywords: lifelong learning behavior, lifelong learning intention, learning accounting, behavioral accounting, accounting. JEL Classification: I20, I00, M40. DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.03202315 1. Đặt vấn đề
- Học tập suốt đời (Lifelong Learning) là tất cả các hoạt động học tập có mục đích diễn ra trong suốt cuộc đời, từ trước tuổi đi học đến sau khi nghỉ hưu (Andrew J. Elliot and Marcy A. Church (1997); Zhou, H., và Tu, C. C. (2019). Học tập suốt đời đề cập đến việc học chính thức và không chính thức, trong đó các cá nhân chịu trách nhiệm phát triển kiến thức, kỹ năng và năng lực cho sự hoàn thiện cá nhân và nghề nghiệp của họ (Hande Dindar và Mustafa Bayrakci (2015). Ngoài ra, học tập suốt đời còn được gọi là giáo dục liên tục hay giáo dục thường xuyên. Trong những năm gần đây, vấn đề này đã trở thành mục tiêu cơ bản của các chính sách giáo dục ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế. Các doanh nghiệp và tổ chức thì xây dựng quy chế phát triển nhân sự nội bộ, bằng cách đánh giá việc học tập hàng năm của nhân viên để duy trì khả năng cạnh tranh của mình (Tokan & Imakulata (2019). Riêng tại Việt Nam, học tập suốt đời được đề cập từ lâu và là một xu thế phát triển tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế, khi công nghệ và giải pháp phần mềm trong những năm gần đây phát triển càng nhanh thì việc học tập nâng cao chuyên môn của những người làm công tác kế toán tại Việt Nam càng tăng lên. Các nghiên cứu về hành vi và ý định học tập suốt đời gồm 02 dòng nghiên cứu chính, đó là nghiên cứu chung về hành vi học tập suốt đời và nghiên cứu riêng hành vi học tập suốt đời theo chuyên môn cụ thể. Một số ngiên cứu theo chuyên môn như Andrew J. Elliot and Marcy A. Church (1997) nghiên cứu về hiệu suất tại các trường đại học. Mẫu nghiên cứu gồm 204 sinh viên đại học (82 nam và 122 nữ) năm thứ hai hoặc sinh viên năm cuối tại trường đại học, với độ tuổi từ 20-21. Theo Zhou, H., và Tu, C. C. (2019) đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tập suốt đời của giảng viên đại học từ quan điểm phát triển nghề nghiệp. Nghiên cứu này đã xây dựng một khuôn khổ về định nghĩa học tập suốt đời bắt nguồn từ mô hình kiến tạo chỉ ra rằng, học tập suốt đời của người lớn là một quá trình được xây dựng và tái tạo liên tục cùng với trải nghiệm cá nhân phù hợp các điều kiện tổ chức bên ngoài. Mẫu khảo sát gồm các giảng viên công tác toàn thời gian tại 07 trường đại học ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu với mẫu quan sát 156 cho thấy, mối quan hệ tích cực đáng kể của các yếu tố bao gồm: văn hóa học tập của tổ chức, năng lực quản lý, nội dung học tập trọng tâm và ảnh hưởng xã hội đến hoạt động học tập suốt đời của các giảng viên. Trần Thị Phương Thanh và cộng sự (2020) đã thực hiện nghiên cứu về ý định học tập suốt đời của sinh viên kế toán - kiểm toán trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Dựa vào lý thuyết hành vi dự tính (TPB) và một số nghiên cứu liên quan, nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 208 sinh viên đang học ngành kế toán. Kết quả phân tích cho thấy, nhận thức kiểm soát hành vi, sự tự nguyện và ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến ý định học tập suốt đời của sinh viên kế toán. Bên cạnh đó, nhận thức tính hữu ích của học tập suốt đời cũng có tác động đến ý định học tập suốt đời của sinh viên nhưng tác động không lớn. Trần Anh Hoa và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu với chủ đề “Học tập suốt đời trong thế giới số: góc nhìn từ nghề nghiệp kế toán, kiểm toán”. Đối tượng nghiên cứu gồm 278 cá nhân đang học và đang hành nghề kế toán, kiểm toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố về ảnh hưởng xã hội như dễ dàng tiếp cận chương trình đào tạo, dễ dàng tiếp cận các phương tiện truyền thông và dễ dàng tiếp cận các nguồn tài liệu, sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc tiếp tục học tập để năng cao nâng lực trong nghề nghiệp kế toán kiểm toán.
- Với nhiều góc độ nhìn nhận khác nhau về các nhân tố tác động, đồng thời sự nhận thức và ý định của người Việt Nam cũng thay đổi qua từng năm, nhất là sau đại dịch Covid-19, xu hướng kiếm việc làm online, sư thay đổi nhanh chóng và nâng cao chuyên môn ảnh hưởng từ công nghệ ngày càng tăng nhanh. Vì vậy, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu này kế thừa từ lý thuyết hành vi và kết quả nghiên cứu trước và phát triển thêm biến độc lập, các biến kiểm soát; phạm vi nghiên cứu mở rộng toàn quốc, từ kết quả nghiên cứu có hàm ý quản trị và chính sách phù hợp. 2. Phương pháp và mô hình nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, gồm nghiên cứu định tính trước và sau đó nghiên cứu định lượng. Dựa trên các cơ sở lý thuyết: Lý thuyết hành vi dự tính (Theory of Planned Behaviour- TPB); được mở rộng từ Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) của nhóm tác giả Ajzen và Fishbein (1980), mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT - Unified Technology Acceptance and Use Technology) được phát triển bởi Venkatesh và cộng sự (2003), nhằm kiểm tra sự chấp nhận công nghệ với cách tiếp cận thống nhất hơn. Nhóm tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu tuyến tính SEM, như Hình 1. Hình 1: Mô hình nghiên cứu Thái độ-AT Bằng cấp Tuổi Nơi sinh Động cơ nội tại-IM Mục tiêu làm chủ - Ý định hành vi-BI Hành vi học tập suốt đời-BH MG Ảnh hưởng xã hội-SI Sự hứng thú-PE Sự tự nguyện-VOL (Nguồn: nhóm tác giả xây dựng) Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất để tiếp cận đối tượng khảo sát là các cá nhân đã và đang làm kế toán tại các DN và các sinh viên chuyên ngành kế toán lớp trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học học tại các trường mà nhóm tác giả đang giảng dạy và tư vấn.
- Kích thước mẫu: nghiên cứu này có 341 biến quan sát lớn hơn mẫu tối thiểu nghiên cứu, trong đó: nam 75 và nữ 266; tuổi từ 18 đến dưới 30 là 158 và trên 30 là 183; trình độ trung cấp, cao đẳng là 51, đại học 267 và trên đại học 23. 3. Kết quả nghiên cứu Mẫu nghiên cứu sau khi làm sạch để đo lường mô hình thông qua hệ số tải Mô hình thỏa mãn thì tiếp tục đánh giá độ tin cậy, đánh giá tính phân biệt và giá trị hội tụ, kiểm tra tính đa công tuyến, mối quan hệ tác động của các nhân tố P-Value. Bảng 1: Mối quan hệ tác động của các nhân tố P-Value Origi Sa Standard T nal mple P Deviation Statistics Sample Mean Values (STDEV) (|O/STDEV|) (O) (M) 0.31 AT -> BI 0.315 0.037 8.572 0.000 6 0.74 BI -> BH 0.742 0.037 19.932 0.000 3 0.02 IM -> BI 0.022 0.036 0.615 0.539 3 MAG -> 0.04 0.044 0.038 1.167 0.243 BI 5 0.19 PE -> BI 0.194 0.039 4.945 0.000 6 0.29 SI -> BI 0.291 0.033 8.713 0.000 2 VOL -> 0.29 0.296 0.049 6.023 0.000 BI 4 (Nguồn: kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả) Đánh giá hệ số xác định có điều chỉnh Để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình thông qua hệ số xác định (Coefficient of Determination) R2 và hệ số R2 hiệu chỉnh, hệ số R2 là cách đo lường phổ biến nhất để đánh giá mô hình cấu trúc - Đánh giá khả năng dự đoán của mô hình, được tính bằng bình phương tương quan giữa giá trị dự đoán và giá trị thực tế của một biến nội sinh (biến phụ thuộc), cụ thể. Dựa vào kết quả nghiên cứu:
- - Đối với mô hình biến BH đóng vai trò là biến phụ thuộc, thì hệ số R2 có giá trị 0,551. Điều này cho thấy, mức độ phù hợp của dữ liệu với mô hình là khá tốt. Bên cạnh đó, hệ số R2 hiệu chỉnh cũng khác biệt không nhiều, R2 hiệu chỉnh bằng 0,549. - Đối với biến BI đóng vai trò biến trung gian, có giá trị R2 là 0,700 nằm trong ngưỡng chấp nhận và hệ số R2 hiệu chỉnh cũng tương đối tốt 0,694. Bảng 2: Hệ số xác định R2 và R2 hiệu chỉnh R Square R Square Adjusted B 0.551 0.549 H B 0.700 0.694 I (Nguồn: kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả) Đánh giá mức độ ảnh hưởng (f2) Bên cạnh hệ số xác định của các biến phụ thuộc, thay đổi của hệ số xác định khi một biến độc lập bị loại bỏ khỏi mô hình, có thể được sử dụng để đánh giá tác động của biến độc lập bị loại bỏ đến biến phụ thuộc, hệ số đo lường này được gọi là hệ số tác động của quy mô, hệ số tác động của quy mô (Hair và cộng sự, 2017). Kết quả xử lý từ phần mềm được trình bày ở Bảng 4.11? cho thấy, tác động của quy mô của các biến BI lên biến BH là lớn với giá trị của hệ số ƒ2 = 1.225 nằm ngưỡng chấp nhận; hệ số ƒ2 đối với các biến độc lập lên biến BI cũng nằm trong giới hạn cho phép. Trong đó, biến AT có tác động mạnh nhất với ƒ2 = 0.212, tiếp đến là biến SI, VOL, PE. Hai nhân tố còn lại đã được loại trong phần đánh giá mối quan hệ của các nhân tố tác động, nên trong phần này tác giả không đề cập đến. Hình 2: Kết quả kiểm định mô hình đo lường bằng PLS-SEM
- (Nguồn: kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả) 4. Bàn luận kết quả nghiên cứu 4.1. Bàn luận về các giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận Giả thuyết H2 “Ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng đến hành vi học tập suốt đời của người làm công tác kế toán tại Việt Nam”: kết quả phân tích từ SEM -PLS cho thấy, giá trị hệ số beta = 0.291, giá trị P-value = 0.000. Ở độ tin cậy, 99% giả thuyết này được chấp nhận, phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả như: Lê Thị Tố Quyên. (2017); Tokan, M., Imakulata, M. (2019); Zhou, H., và Tu, C. C. (2019); Trần Thị Phương Thanh và cộng sự. (2020); Trần Anh Hoa và cộng sự. (2021). Giả thuyết H3 “Thái độ có ảnh hưởng đến hành vi học tập suốt đời của người làm công tác kế toán tại Việt Nam”: kết quả phân tích từ SEM -PLS cho thấy, giá trị hệ số beta = 0.315, giá trị P-value = 0.000. Giả thuyết này được chấp nhận và phù hợp với các nghiên cứu của tác giả, như nghiên cứu Sarwar và cộng sự (2016). Giả thuyết H5 “Sự tự nguyện có ảnh hưởng tích cực đến hành vi học tập suốt đời của người làm công tác kế toán tại Việt Nam”: kết quả phân tích từ SEM -PLS cho thấy, giá trị hệ số beta = 0.296, giá trị P-value = 0.000. Ở độ tin cậy, 90% giả thuyết này được chấp nhận và phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả,: như Trần Thị Phương Thanh và cộng sự (2020); Mathupayas Thongmak (2021). Giả thuyết H6 “Sự hứng thú có ảnh hưởng tích cực đến hành vi học tập suốt đời của người làm công tác kế toán tại Việt Nam”: kết quả phân tích từ SEM -PLS cho thấy, giá trị hệ số beta = 0.194, giá trị P-value = 0.000. Như vậy, giả thuyết này được chấp nhận và cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả, như: Hande Dindar và Mustafa Bayrakci (2015); Sarwar và cộng sự (2016).
- Giả thuyết H7 “Ý định học tập suốt đời có ảnh hưởng đến hành vi học tập suốt đời”: kết quả phân tích từ SEM -PLS cho thấy, giá trị hệ số beta = 0.742, giá trị P-value = 0.000. Ở độ tin cậy, 95% giả thuyết này được chấp nhận và phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả, như: Tokan & Imakulata (2019); nghiên cứu của Trần Anh Hoa và cộng sự (2021). Kết quả nghiên cứu cũng đồng bộ với chiều hướng tác động cũng như cường độ tác động của các tác giả, như; Sanders và cộng sự (2015); Sarwar và cộng sự (2016). 4.2. Bàn luận về các giả thuyết nghiên cứu không được chấp nhận Giả thuyết H1 “Mục tiêu làm chủ có ảnh hưởng đến hành vi học tập suốt đời của người làm công tác kế toán tại Việt Nam”: kết quả phân tích từ SEM -PLS cho thấy, giá trị hệ số beta = 0.044, giá trị P-value = 0.243. Như vậy, giả thuyết này không được chấp nhận và kết quả này phù hợp với nghiên cứu Neelam và cộng sự (2020). Giả thuyết H4 “Động cơ nội tại có ảnh hưởng đến hành vi học tập suốt đời của người làm công tác kế toán tại Việt Nam”: kết quả phân tích từ SEM -PLS cho thấy, giá trị hệ số beta = 0.022, giá trị P-value = 0.539. Vì vậy, giả thuyết này không được chấp nhận. Tuy nhiên, quá trình tổng quan các nghiên cứu trước, tác giả chưa tìm được nghiên cứu nào cho thấy động cơ nội tại không có ý nghĩa thống kê với ý định học tập suốt đời của người làm công tác kế toán. 4.3. Bàn luận về kết quả kiểm tra các nhân tố kiểm soát Trong mô hình nghiên cứu có 03 biến kiểm soát là học vấn, giới tính và độ tuổi. Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy, trong thời gian khảo sát cả 03 biến này đều ảnh hưởng tích cực đến hành vi học tập suốt đời của người làm công tác kế toán, có ý nghĩa thống kê. 5. Kết luận Dựa vào kết quả nghiên cứu cho thấy, ảnh hưởng xã hội, thái độ, sự hứng thú và sự tự nguyện có ảnh hưởng đáng kể (P-value < 0,05) đến ý định học tập suốt đời của người làm công tác kế toán tại Việt Nam. Nhân tố ý đinh học tập suốt đời có ảnh hưởng đáng kể (P-value < 0,05) đến hành vi học tập suốt đời, của người làm công tác kế toán tại Việt Nam. Trong đó, nhân tố tác động mạnh nhất là ý định học tập với hệ số tác động là 0.742; tiếp đến là nhân tố thái độ với hệ số tác động là 0.315; tiếp đến là các nhân tố khác, như sự tự nguyện 0.296, ảnh hưởng xã hội 0.291 và sự hứng thú 0.194. Từ kết quả nghiên cứu trên, các cơ quan quản lý giáo dục đào tạo và các cơ sở tổ chức đào tạo ngành kế toán có những chính sách và quản trị phù hợp, tác động vào các nhân tố ảnh hưởng xã hội, thái độ, sự hứng thú và sự tự nguyện để thúc đẩy hành vi học tập suốt đời ngành kế toán, nâng cao hiệu suất lao động trong xã hội. Tài liệu tham khảo Lưu Chí danh và cộng sự. (2021). Các nhân tố tác động đến sự hứng thú trong học tập của sinh viên. Tạp chí Công thương, số 3 (2021), trang 6-12. Trần Anh Hoa và cộng sự. (2021). Học tập suốt đời trong thế giới số: Góc nhìn từ nghề nghiệp kế toán - kiểm toán. Chuyên đề Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
- Lê Thị Tố Quyên. (2017). Nghiên cứu mối liên hệ giữa thực hành tổ chức học tập và cam kết tổ chức, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM . Trần Thị Phương Thanh và cộng sự. (2020). Nghiên cứu về ý định học tập suốt đời của sinh viên kế toán - kiểm toán trong bối cảnh của Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc gia. Andrew J. Elliot and Marcy A. Church. (1997). A Hierarchical Model of Approach and Avoidance Achievement Motivation. Journal of Personality and Social Psychology, 72(1), 218-232. Ajzen, I., & Fishbein, M. (1980). Attitude-behaviour relations: A theoretical analysis and review of empirical research. Psychological bulletin, 84(5), 888 Zhou, H., & Tu, C. C. (2019). Impacts of learning content focus and collaborative learning on university teachers’ lifelong learning. Journal of Workplace Learning, 31(7), 442–464. Hande Dindar và Mustafa Bayrakci. (2015). Factors Effecting Students’ Lifelong Learning in Higher Education. Journal of Personality and Social Psychology, 21(1), 102-113. Mathupayas Thongmak. (2021). A model for enhancing employees’ lifelong learning intention online. Learning and Motivation, 75(2021), 1-14. Sanders Marc A.W., Damen Karen Van Dam. (2015). Are positive learning experiences levers for lifelong learning among low educated workers? Global Forum for Empirical Scholarship, 3(3), 244 – 257. Sarwar, A., Yong, D. G. F., Khan, N., & Oh, V. K. S. (2016). Factors influencing the intention of Malaysian working adults towards lifelong learning. Knowledge Management & E-Learning, 8(2), 227–242. Tokan, M., Imakulata, M. (2019). The effect of motivation and learning behaviour on student achievement. South African Journal of Education, 39(1), February 2019. Venkatesh, Morris, Davis, & Davis. (2003). User Acceptance of Information Technology: Toward a Unified View. MIS Quarterly, 27(3), 425.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Chi nhánh thành phố Cần Thơ
4 p | 243 | 35
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam
5 p | 308 | 34
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh huởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Huế
9 p | 247 | 30
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
7 p | 175 | 15
-
Các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc vốn từ mô hình tĩnh đến mô hình động: Nghiên cứu trong ngành bất động sản Việt Nam
17 p | 148 | 14
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
19 p | 197 | 14
-
Nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến giá đất đô thị
5 p | 129 | 9
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ vay ngắn hạn của ngân hàng
9 p | 141 | 7
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng nhà ở của hộ gia đình tại thành phố Cần Thơ
3 p | 120 | 6
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ tín dụng ngân hàng dài hạn của các doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
8 p | 72 | 5
-
Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp: Dữ liệu tại các đơn vị trực thuộc tổng công ty bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn (SABECO)
8 p | 119 | 4
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ tại Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
16 p | 105 | 4
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh trong việc sử dụng ví điện tử MOMO
6 p | 42 | 4
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví MOMO của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 25 | 3
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh trong việc sử dụng ví điện tử MOMO
7 p | 20 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách ở các nước Đông Nam Á
7 p | 11 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua Bảo hiểm nhân thọ Sun Life tại thành phố Hà Nội
5 p | 5 | 1
-
Sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc mờ (FAHP) để xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ điện toán đám mây tại các ngân hàng Việt Nam
12 p | 12 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn