<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP <br />
<br />
Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng<br />
thanh toán của các công ty chế biến thực<br />
phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán<br />
Việt Nam<br />
Trần Mạnh Dũng<br />
Nguyễn Nam Tài<br />
Ngày nhận: 15/06/2018 <br />
<br />
Ngày nhận bản sửa: 25/07/2018 <br />
<br />
Ngày duyệt đăng: 24/08/2018<br />
<br />
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng<br />
của các nhân tố đến khả năng thanh toán của các doanh nghiệp chế<br />
biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt<br />
Nam. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính (BCTC) đã được<br />
kiểm toán của 31 công ty chế biến thực phẩm niêm yết trong khoảng<br />
thời gian từ 2012 đến 2016.<br />
Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất<br />
(OLS) và các kiểm định để xác định mức độ ảnh hưởng của các<br />
nhân tố đến khả năng thanh toán của các doanh nghiệp trong mẫu.<br />
Kết quả chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp, tỷ suất sinh lời trên tài<br />
sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS), thời kỳ hoạt động<br />
(AGE) và cấu trúc tài sản (AS) có tác động cùng chiều với tỷ suất<br />
thanh toán. Ngược lại, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất<br />
nợ có tác động ngược chiều. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số<br />
khuyến nghị được đưa ra nhằm tăng khả năng thanh toán của các<br />
doanh nghiệp trong tương lai.<br />
Từ khóa: Nhân tố ảnh hưởng, khả năng thanh toán, chế biến thực<br />
phẩm<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
<br />
đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho<br />
các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho vay hoặc<br />
nợ đối với doanh nghiệp. Vấn đề làm cho các<br />
chủ doanh nghiệp lo ngại trong quá trình hoạt<br />
<br />
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng<br />
lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để<br />
© Học viện Ngân hàng<br />
ISSN 1859 - 011X<br />
<br />
46<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
Số 196- Tháng 9. 2018<br />
<br />
<br />
<br />
động kinh doanh đó là các khoản nợ phải thu<br />
không có khả năng thu hồi và các khoản phải<br />
trả không có khả năng thanh toán. Do đó, doanh<br />
nghiệp cần duy trì một mức vốn luân chuyển<br />
hợp lý để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn<br />
hạn, duy trì số lượng và các loại hàng tồn kho<br />
để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh<br />
doanh diễn ra một cách thuận lợi. Ở các nước<br />
trên thế giới theo cơ chế thị trường, doanh<br />
nghiệp có thể bị tuyên bố phá sản theo yêu<br />
cầu của các chủ nợ khi doanh nghiệp không<br />
có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả.<br />
Luật Doanh nghiệp Việt Nam cũng quy định<br />
về những nội dung liên quan đến phá sản. Do<br />
vậy các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến<br />
các khoản nợ đến hạn phải trả và chuẩn bị sẵn<br />
sàng nguồn lực để thanh toán. Điều đó có thể<br />
dễ dàng nhận ra việc đảm bảo được khả năng<br />
thanh toán góp phần giúp cho doanh nghiệp<br />
duy trì, giữ vững được bộ máy hoạt động của<br />
mình để tiếp tục đầu tư và phát triển đem lại lợi<br />
nhuận trong tương lai.<br />
Các nghiên cứu về khả năng thanh toán của<br />
các công ty niêm yết cổ phiếu trên TTCK Việt<br />
Nam vẫn chưa được đề cập nhiều và còn hạn<br />
chế trong phương pháp nghiên cứu. Khi hiểu<br />
rõ về tình hình khả năng thanh toán, nhà quản<br />
lý sẽ có định hướng chính xác hơn trong việc<br />
đầu tư nguồn vốn của mình, hạn chế những rủi<br />
ro đáng tiếc. Do đó, việc thực hiện nghiên cứu<br />
về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh<br />
toán được cho là thực sự cần thiết, trong đó có<br />
các công ty chế biến thực phẩm niêm yết trên<br />
TTCK Việt Nam.<br />
2. Tổng quan nghiên cứu<br />
Trong nước và trên thế giới, các công trình<br />
nghiên cứu cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm<br />
về khả năng thanh toán đã được đưa ra thảo<br />
luận. Nội dung đánh giá tác động của từng nhân<br />
tố riêng lẻ và tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng<br />
đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.<br />
2.1. Nghiên cứu quốc tế<br />
Opler và cộng sự (1999) đã tiến hành nghiên<br />
cứu các yếu tố tác động đến thanh khoản của<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP<br />
<br />
1.048 công ty của Hoa Kỳ trong giai đoạn<br />
1971- 1994. Các tác giả đã sử dụng mô hình hồi<br />
quy OLS để kiểm định các khuyết tật, sự phù<br />
hợp của mô hình. Biến phụ thuộc là hệ số thanh<br />
khoản, biến độc lập bao gồm 8 biến: quy mô,<br />
vốn lưu động, đòn bẩy, chi trả cổ tức, tỷ lệ dòng<br />
tiền/tài sản, tỷ lệ chi tiêu vốn/tổng tài sản, rủi<br />
ro ngành, và tỷ lệ chi phí nghiên cứu phát triển/<br />
doanh thu. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy<br />
mô, vốn lưu động, đòn bẩy tài chính, chi trả cổ<br />
tức có tương quan âm đến tính thanh khoản.<br />
Mặt khác, tỷ lệ dòng tiền/tài sản, rủi ro ngành,<br />
tỷ lệ chi tiêu vốn/tổng tài sản và tỷ lệ chi phí<br />
nghiên cứu phát triển/doanh thu có tương quan<br />
dương với tính thanh khoản.<br />
Bruinshoofd và Kool (2004) đã tiến hành thực<br />
nghiệm về khả năng thanh khoản ngắn hạn của<br />
các công ty Hà Lan. Nghiên cứu sử dụng dữ<br />
liệu 453 doanh nghiệp giai đoạn 1986- 1997.<br />
Các mô hình được xây dựng và kiểm định trong<br />
nghiên cứu gồm (i) sai số nhỏ nhất (OLS); (ii)<br />
tác động cố định; (iii) tác động ngẫu nhiên. Kết<br />
quả nghiên cứu cho thấy vốn lưu động, đầu tư<br />
và lợi nhuận trên tài sản lại có quan hệ tương<br />
quan âm đến khả năng thanh khoản của công ty,<br />
còn lại các nhân tố khác có tương quan dương<br />
tới khả năng thanh toán: quy mô, tài sản, doanh<br />
thu, tổng nợ, nợ ngắn hạn, thu nhập khác và lãi<br />
suất bình quân.<br />
Isshaq và Bokpin (2009) nghiên cứu các yếu tố<br />
quyết định tính thanh khoản tại Ghana với dữ<br />
liệu cho giai đoạn 1991-2007 của các công ty<br />
niêm yết để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các<br />
nhân tố gồm quy mô, vốn lưu động, tỷ lệ đầu<br />
tư và lợi nhuận trên tài sản đối với tính thanh<br />
khoản. Nghiên cứu sử dụng mô hình bảng điều<br />
khiển động, trong đó một biến đáng tin cậy bị<br />
trễ được đưa vào dưới dạng biến giải thích.<br />
Biến độc lập đưa vào mô hình bao gồm quy mô,<br />
lợi nhuận trên tài sản và vốn lưu động và tỷ lệ<br />
đầu tư. Kết quả của nghiên cứu cho thấy quy<br />
mô, lợi nhuận trên tài sản và vốn lưu động và<br />
tỷ lệ đầu tư đều có quan hệ thuận chiều với khả<br />
năng thanh khoản của công ty.<br />
Chen và Mahajan (2010) nghiên cứu các công<br />
ty từ 45 quốc gia giai đoạn 1994- 2005 với mục<br />
tiêu là đánh giá khả năng thanh khoản của công<br />
ty. Kết quả cho thấy các biến kinh tế vĩ mô như<br />
<br />
Số 196- Tháng 9. 2018<br />
<br />
47<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP <br />
<br />
tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất ngắn hạn<br />
thực, thâm hụt ngân sách, tín dụng, tín dụng tư<br />
nhân, và thuế suất ảnh hưởng trực tiếp về số<br />
dư tiền mặt của công ty, đồng nghĩa với việc<br />
ảnh hưởng đến khả năng thanh toán ngắn hạn<br />
của công ty. Nghiên cứu này đã mở rộng ra các<br />
nhân tố vĩ mô từ đó thiết lập vai trò của nhà<br />
nước, cũng như đưa ra các biện pháp ổn định<br />
kinh tế vĩ mô để nâng cao khả năng thanh toán<br />
ngắn hạn cho các công ty.<br />
Gill và Mathur (2011) với mẫu nghiên cứu<br />
164 công ty giai đoạn 2008- 2010 trên TTCK<br />
Toronto, Canada. Nghiên cứu sử dụng ANOVA<br />
Test để kiểm định sự tương quan Pearson, đa<br />
cộng tuyến, sự phù hợp của mô hình nhằm tìm<br />
ra các yếu tố tác động đến thanh khoản của<br />
công ty. Kết quả cho thấy các biến gồm quy<br />
mô, vốn lưu động ròng, nợ ngắn hạn, tỷ lệ đầu<br />
tư và yếu tố ngành có tương quan dương đến<br />
thanh khoản của công ty. Các biến có tác động<br />
tương quan âm đến thanh khoản là tỷ lệ nợ, vốn<br />
lưu động ròng và tỷ lệ đầu tư.<br />
Như vậy có thể thấy đã nhiều nghiên cứu trên<br />
thế giới về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng<br />
thanh toán cả bên trong và bên ngoài doanh<br />
nghiệp, chủ yếu là khả năng thanh toán ngắn<br />
hạn. Các nhà nghiên cứu sử dụng các dữ liệu<br />
trong các ngữ cảnh khác nhau với các phương<br />
pháp nghiên cứu sử dụng đa dạng, có sự kế thừa<br />
bổ sung các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng<br />
thanh toán. Hầu hết các nghiên cứu về nhân tố<br />
ảnh hưởng xuất phát từ nội bộ doanh nghiệp,<br />
đặc biệt nhà nghiên cứu Chen và Mahajan<br />
(2010) đưa ra các biến kinh tế vĩ mô như tăng<br />
trưởng GDP, lạm phát, lãi suất ngắn hạn thực,<br />
thâm hụt ngân sách, tín dụng, tín dụng tư nhân<br />
và thuế suất. Các nhân tố này cũng ảnh hưởng<br />
đến khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty.<br />
2.2. Nghiên cứu trong nước<br />
Có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng<br />
tới khả năng thanh toán tại doanh nghiệp các<br />
ngành khác nhau với thời gian nghiên cứu cũng<br />
khác nhau, tiêu biểu có thể kể đến:<br />
Nguyễn Đình Thiên và cộng sự (2014) với đề<br />
tài “Các yếu tố tác động đến khả năng thanh<br />
khoản của doanh nghiệp niêm yết tại Việt<br />
<br />
48 Số 196- Tháng 9. 2018<br />
<br />
Nam”. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp từ<br />
các BCTC đã được kiểm toán của các Công ty<br />
đang niêm yết trên TTCK HNX. Dữ liệu được<br />
thu thập từ BCTC ở giai đoạn 2007- 2013 với<br />
620 công ty niêm yết. Phương pháp nghiên cứu<br />
bằng phương pháp Forward Stepwise. Bên cạnh<br />
đó, kiểm định đa cộng tuyến nhằm kiểm tra<br />
mức độ tương quan giữa các biến. Các mô hình<br />
được xây dựng và kiểm định trong nghiên cứu<br />
để tìm ra mô hình phù hợp nhất với dữ liệu và<br />
các biến được chọn lựa là: (i) sai số nhỏ nhất;<br />
(ii) tác động cố định; (iii) tác động ngẫu nhiên;<br />
(4) sai số bình phương có trọng số. Điều này<br />
cho phép chọn lựa được các biến độc lập phù<br />
hợp nhất, giải thích được nhiều nhất cho biến<br />
cần nghiên cứu. Biến phụ thuộc trong nghiên<br />
cứu này là khả năng thanh toán và đại diện là<br />
khả năng thanh toán Ngắn hạn; biến độc lập<br />
là tỷ số P/B, tỷ số P/E, ROA, tỷ số nợ, tỷ lệ<br />
lưu chuyển thuần, tỷ lệ vốn lưu động. Kết quả<br />
nghiên cứu đã cho thấy: tỷ lệ vốn lưu động<br />
thuần và tỷ số P/B tác động mạnh nhất đến khả<br />
năng thanh khoản của các doanh nghiệp niêm<br />
yết. Các yếu tố trên cũng có tương quan dương<br />
với khả năng thanh khoản bên cạnh tỷ số P/E và<br />
tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần. Trong khi đó, tỷ lệ<br />
nợ và tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản có tương<br />
quan âm đến khả năng thanh khoản. Như vậy,<br />
nghiên cứu này đã mở cho tác giả hướng nghiên<br />
cứu tới doanh nghiệp các ngành riêng biệt nhau<br />
niêm yết. Mỗi ngành lại có những đặc thù riêng,<br />
đối với doanh nghiệp chế biến thực phẩm thì<br />
yêu cầu khả năng thu hồi vốn nhanh nên các<br />
doanh nghiệp trong ngành khi quản lý tốt lượng<br />
vốn, khả năng thanh toán cũng như các chỉ tiêu<br />
tài chính khác sẽ góp phần tích cực và toàn diện<br />
đến nền kinh tế.<br />
Vũ Thị Hồng (2015) với đề tài nghiên cứu “Các<br />
yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân<br />
hàng thương mại Việt Nam”. Nghiên cứu sử<br />
dụng dữ liệu được thu thập từ các BCTC hợp<br />
nhất hàng năm của 37 ngân hàng thương mại<br />
(NHTM) Việt Nam trong khoảng thời gian từ<br />
năm 2006- 2011. Dữ liệu được lấy trên trang<br />
web của các công ty chứng khoán cũng như của<br />
chính các ngân hàng đó. Mẫu nghiên cứu bao<br />
gồm 37 ngân hàng với tổng cộng 185 quan sát<br />
cho dữ liệu bảng không cân xứng. Các BCTC<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
<br />
<br />
hợp nhất là cơ sở để xem xét hoạt động của các<br />
ngân hàng hiện đại. Phương pháp nghiên cứu<br />
sử dụng là phương pháp định lượng, sử dụng<br />
kỹ thuật hồi quy bảng. Đồng thời, nghiên cứu<br />
chỉ sử dụng 1 mô hình hồi quy, mỗi mô hình<br />
chạy 2 hiệu ứng (FEM và REM) với OLS. Kết<br />
quả nghiên cứu cho thấy “Tỷ lệ vốn chủ sở<br />
hữu”, “Tỷ lệ nợ xấu” và “Tỷ lệ lợi nhuận” có<br />
tác động cùng chiều đối với khả năng thanh<br />
khoản của NHTM; ngược lại, “Tỷ lệ cho vay<br />
trên huy động” có tác động ngược chiều với<br />
khả năng thanh khoản của các NHTM Việt<br />
Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu này không tìm<br />
thấy ảnh hưởng của “Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín<br />
dụng”, “Quy mô ngân hàng” đối với khả năng<br />
thanh khoản của các NHTM Việt Nam. Như<br />
vậy, nghiên cứu này đã hướng tới lĩnh vực ngân<br />
hàng, cụ thể là các NHTM. Một trong những<br />
nhiệm vụ quan trọng mà các nhà quản lý ngân<br />
hàng cần thực hiện là đảm bảo khả năng thanh<br />
khoản hợp lý cho ngân hàng. Ngân hàng có khả<br />
năng thanh khoản tốt, hay nói cách khác là ngân<br />
hàng không gặp rủi ro thanh khoản khi luôn có<br />
được nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý<br />
vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần. Điều<br />
này có nghĩa nếu ngân hàng không có đủ nguồn<br />
vốn cần thiết để đáp ứng mọi nhu cầu của thị<br />
trường sẽ có thể mất khả năng thanh toán, mất<br />
uy tín và dẫn đến sự đổ vỡ của toàn hệ thống.<br />
Thái Văn Đại và Trần Việt Thanh Trúc (2018)<br />
với bài viết “Đánh giá các nhân tố tác động đến<br />
tỷ lệ thanh khoản của các ngân hàng thương<br />
mại Việt Nam”, sử dụng dữ liệu được thu thập<br />
từ 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 10 năm<br />
(2006- 2015). Với phương pháp thu thập, xử<br />
lý và phân tích dữ liệu, đồng thời phân tích hồi<br />
quy với thiết kế nghiên cứu định lượng mối<br />
quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới khả<br />
năng thanh khoản tại NHTM bởi mô hình tác<br />
động cố định- FEM. Kết quả nghiên cứu cho<br />
thấy, các biến quy mô ngân hàng (SIZE), rủi ro<br />
tín dụng (LLP), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng<br />
nguồn vốn (CAP), tỷ lệ cho vay trên tổng tài<br />
sản (TLA) và tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm<br />
quốc nội (GDP) là những nhân tố có mối tương<br />
quan âm và có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ thanh<br />
khoản. Duy nhất biến khả năng sinh lợi (ROE)<br />
có mối tương quan dương đến tỷ lệ thanh khoản<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP<br />
<br />
của các NHTM. So với nghiên cứu của Vũ Thị<br />
Hồng (2015) thì nghiên cứu này đã có sự khác<br />
biệt, đó là tỷ lệ rủi ro tín dụng và quy mô của<br />
ngân hàng đều ảnh hưởng tới khả năng thanh<br />
khoản, đặc biệt tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm<br />
quốc nội của GDP cũng có mối tương quan<br />
âm tới khả năng thanh khoản của NHTM Việt<br />
Nam. Khả năng sinh lời ROE được tác giả bổ<br />
sung biến độc lập mới. Sự khác biệt so với<br />
nghiên cứu trước là do quy mô mẫu nhỏ, thời<br />
kỳ nghiên cứu không dài và cả sự tác động sâu<br />
rộng của hội nhập kinh tế quốc tế chưa nhiều và<br />
sâu sắc như hiện nay.<br />
Như vậy, các nghiên cứu về khả năng thanh<br />
toán ở trong và ngoài nước trước đây đã chứng<br />
tỏ rằng khả năng thanh toán chịu sự tác động<br />
bởi các nhân tố khác nhau và có sự khác biệt<br />
giữa những nhóm doanh nghiệp thuộc các<br />
ngành nghề kinh doanh khác nhau cũng như tại<br />
thời gian hay không gian nghiên cứu khác nhau.<br />
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng của các<br />
nghiên cứu thực nghiệm chủ yếu là phân tích<br />
tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính<br />
nhiều biến với dữ liệu được thu thập, kết hợp<br />
với những kiểm định thích hợp. BCTC là nguồn<br />
tài liệu chủ yếu để tính toán ra các chỉ tiêu tài<br />
chính mà xuất hiện trong mô hình nghiên cứu<br />
của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Nối<br />
tiếp các nghiên cứu thực nghiệm trước đây,<br />
nghiên cứu này cũng tập trung vào đối tượng<br />
khảo sát là các Công ty chế biến thực phẩm<br />
niêm yết nhưng với quy mô mẫu lớn hơn, thời<br />
gian nghiên cứu gần đây và đặc biệt là các nhân<br />
tố được đưa vào mô hình nghiên cứu đa dạng và<br />
toàn diện hơn.<br />
3. Thu thập dữ liệu và phương pháp nghiên<br />
cứu<br />
3.1. Mô hình nghiên cứu<br />
Nghiên cứu này nhằm lượng hóa ảnh hưởng<br />
của các nhân tố là khả năng sinh lời, quy mô<br />
doanh nghiệp, thời gian hoạt động của doanh<br />
nghiệp, tỷ số nợ, tăng trưởng GDP và lạm phát<br />
để chọn lọc đưa vào mô hình hồi quy nhằm<br />
kiểm nghiệm tác động của chúng, dựa theo<br />
nghiên cứu của Nguyễn Đình Thiên và cộng sự<br />
<br />
Số 196- Tháng 9. 2018<br />
<br />
49<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP <br />
<br />
(2014), đối với thực tiễn khả năng thanh toán<br />
của các công ty chế biến thực phẩm niêm yết<br />
trên TTCK, nhóm tác giả xây dựng mô hình hồi<br />
quy dựa trên lượng hóa các nhân tố được đưa<br />
vào mô hình. Biến khả năng thanh toán ngắn<br />
hạn được đại diện cho khả năng thanh toán. Mô<br />
hình được mô tả như sau:<br />
CRi = α0 + α1SIZEi + α2AGEi + α3ASi + α4ROAi<br />
+ α5ROSi + α6ROEi + α7Ii + α8GDPi + α9DRi +<br />
Ei (1)<br />
QRi = β0 + β1SIZEi + β2AGEi + β3ASi + β4ROAi<br />
+ β5ROSi + β6ROEi + β7Ii + β8GDPi + β9DRi +<br />
Ui (2)<br />
MRi = µ0 + µ1SIZEi + µ2AGEi + µ3ASi +<br />
µ4ROAi + µ5ROSi + µ6ROEi + µ7Ii + µ8GDPi +<br />
µ9DRi + Vi (3)<br />
Trong đó:<br />
CR: khả năng thanh toán nợ ngắn hạn<br />
<br />
QR: khả năng thanh toán nhanh<br />
MR: khả năng thanh toán tức thời<br />
ROA: khả năng sinh lời của tài sản<br />
ROE: khả năng sinh lời của VCSH<br />
ROS: khả năng sinh lời của Doanh thu thuần<br />
SIZE: quy mô công ty<br />
AGE: thời gian hoạt động của doanh nghiệp<br />
AS: cấu trúc tài sản<br />
GDP: tăng trưởng GDP<br />
I: lạm phát<br />
DR: tỷ số nợ<br />
Ei, Ui , Vi: các sai số ngẫu nhiên<br />
3.2. Thu thập dữ liệu<br />
Trong nghiên cứu này, nguồn dữ liệu thu thập<br />
được chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp, được<br />
thu thập từ các BCTC hàng năm đã được kiểm<br />
<br />
Bảng 1. Doanh thu của công ty qua các năm<br />
DT<br />
(triệu đồng)<br />
<br />
2012<br />
<br />
2013<br />
<br />
2014<br />
<br />
2015<br />
<br />
2016<br />
<br />
Số<br />
Tỷ trọng<br />
Số<br />
Tỷ trọng<br />
Số<br />
Tỷ trọng<br />
Số<br />
Tỷ trọng<br />
Số<br />
Tỷ trọng<br />
lượng<br />
(%)<br />
lượng<br />
(%)<br />
lượng<br />
(%)<br />
lượng<br />
(%)<br />
lượng<br />
(%)<br />
<br />
DT>851.138<br />
<br />
11<br />
<br />
35,48<br />
<br />
12<br />
<br />
38,71<br />
<br />
11<br />
<br />
35,48<br />
<br />
12<br />
<br />
38,71<br />
<br />
13<br />
<br />
41,93<br />
<br />
DT