intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các công ty xây lắp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của nghiên cứu này là xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng kế toán quản trị (KTQT) kế toán quản trị chi phí (KTQTCP) tại các công ty xây lắp trên địa bàn TP.HCM. Từ đó, đề xuất những hàm ý quản trị, giúp các công ty có thể vận dụng hiệu quả công cụ KTQTCP, góp phần nâng cao hiệu quả quản trị chi phí của đơn vị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các công ty xây lắp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

  1. Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các công ty xây lắp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Factors affecting the implementation of cost accounting in construction companies in Ho Chi Minh city PGS.TS Trần Văn Tùng* *Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) Tóm tắt Mục đích của nghiên cứu này là xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng kế toán quản trị (KTQT) kế toán quản trị chi phí (KTQTCP) tại các công ty xây lắp trên địa bàn TP.HCM. Từ đó, đề xuất những hàm ý quản trị, giúp các công ty có thể vận dụng hiệu quả công cụ KTQTCP, góp phần nâng cao hiệu quả quản trị chi phí của đơn vị. Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng và mô hình nhân tố khám phá (EFA) được tác giả sử dụng để thực hiện đề tài này. Kết quả nghiên cứu đã xác định, có 5 nhân tố đều tác động cùng chiều đến vấn đề nghiên cứu, đó là: Trình độ nhân viên kế toán; Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty; Phương pháp, kỹ thuật thực hiện; Nhu cầu thông tin của nhà quản lý công ty và Nhân tố mức độ ứng dụng công nghệ thông tin. Từ khóa: kế toán quản trị chi phí; công ty xây lắp; Thành phố Hồ Chí Minh. Abstract The purpose of this research is to identify the impact of several factors on the implementation of cost accounting in construction companies in Ho Chi Minh city, from which recommendations can be made to help companies effectively implement cost accounting to improve the efficiency of cost management in the organizations. For this research, the author utilized both quantitative and qualitative methods combined with exploratory factor analysis. Results suggested that there were 5 factors affecting the research subject, including Skill level of accountants, Characteristics of production systems, Techniques and methodologies, Managers’ demand for information, and Application of Information system. Keywords: cost accounting, construction company, Ho Chi Minh City. JEL Classification: M40, M48, M49. DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.03202310 1. Đặt vấn đề
  2. KTQT nói chung và KTQTCP trên thế giới nói riêng, đã tồn tại rất lâu trong hệ thống kế toán DN. Tuy nhiên, nó chỉ mới được hệ thống hóa và phát triển một cách có hệ thống về lý luận và thực tiễn ở những thập niên gần đây, đặc biệt là ở các DN có quy mô lớn, có trình độ nhất định về khoa học kỹ thuật, cũng như trình độ quản lý và điều kiện xử lý thông tin. Tại Việt Nam, KTQTCP mới chỉ được các nhà quản lý quan tâm nhiều trong những năm gần đây, trong việc xác định nhu cầu thông tin của KTQTCP phục vụ cho nhà quản trị ra quyết định trong quản lý kiểm soát chi phí của tổ chức, sao cho việc sử dụng được tiết kiệm và hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Trên thực tế, hầu hết các công ty xây lắp nói chung và công ty xây lắp trên địa bàn TP.HCM nói riêng chưa thật sự chú trọng đến việc vận dụng KTQTCP một cách bài bản, chỉ một số ít công ty Nhà nước, các công ty lớn và các công ty cổ phần hóa áp dụng quản lý chi phí xây dựng và thực hiện theo Quyết định số: 1776/BXD ngày 16/08/2007 quy định về định mức dự toán và Thông tư Số: 06/2016/TT-BXD hướng dẫn về lập dự toán xây dựng, mà ít quan tâm đến các nội dung khác và phương pháp khác của KTQTCP; mặt khác, tại TP.HCM lĩnh vực xây dựng đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của toàn thành phố và với tốc độ phát triển về đầu tư xây dựng hàng năm tăng khoảng 15% (Niên giám Thống kê TP.HCM, 2019) và là thành phố lớn nhất, là đầu tàu kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQTCP tại các công ty xây lắp trên địa bàn TP.HCM cho đến thời điểm này, hầu như rất ít và đặc biệt là những đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQTCP tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp này. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Tổng quan về KTQTCP trong DN Khái niệm và bản chất của KTQTCP Theo Periasamy P. (2010), KTQTCP là hệ thống kế toán chính thức được thiết lập để ghi nhận chi phí. Đó là một quá trình có tính hệ thống để xác định giá thành đơn vị của sản phẩm sản xuất ra hoặc dịch vụ được cung cấp. Cùng quan điểm trên, Atkinson Anthony và cộng sự (2012) cho rằng, KTQTCP cung cấp chi tiết thông tin chi phí theo nhu cầu của nhà quản trị để kiểm soát hoạt động kinh doanh hiện tại và lập kế hoạch cho tương lai. Kết quả từ những nghiên cứu này cho thấy, KTQTCP không phải là một bộ phận độc lập, mà nó là một bộ phận kế toán giao thoa giữa kế toán tài chính và KTQT.
  3. Hansen – Mowen (2003) cho rằng, trong DN KTQTCP có 03 vai trò chính là lập kế hoạch, kiểm soát chi phí và đưa ra quyết định. Theo đó, lập kế hoạch là giúp nhà quản trị xây dựng chi tiết các hoạt động trong tương lai để đạt được mục tiêu cụ thể, đồng thời phải xác định được các phương pháp để đạt các mục tiêu đó. Trong các kế hoạch của DN thì kế hoạch tài chính là quan trọng và việc xây dựng một kế hoạch tài chính để điều tra tài chính dựa trên kế hoạch kinh doanh và kế hoạch chi phí, để xây dựng một nguồn tài trợ và kế hoạch trả nợ. Kế hoạch chi phí phải được lập một cách chi tiết cho từng nhóm chi phí và xác định chi phí của từng khoản chi phí. Nội dung cơ bản của KTQTCP - Nhận diện và xác lập định mức chi phí: theo Abdel-Kader (2008), định mức có ý nghĩa quan trọng trong việc lập kế hoạch và kiểm soát trong một DN, ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị ngân sách, được áp dụng cho các chi phí liên quan đến sản xuất và ngoài sản xuất. Nếu không có định mức, các chi phí có thể vượt ra khỏi giới hạn và thời gian cần thiết cho phép. Định mức chi phí là khoản chi được định trước bằng cách lập ra những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp hay từng điều kiện làm việc cụ thể. Trong một DN sản xuất, các chi phí thường được định mức như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Trong đó, định mức chi phí sản xuất chung được xây dựng theo biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung, nhằm phục vụ cho việc phân tích biến động chi phí sản xuất chung. - Dự toán chi phí: theo Horgren và cộng sự (2012), dự toán là một kế hoạch chi tiết được lập cho một kỳ hoạt động trong tương lai, biểu hiện dưới hình thức định lượng (số lượng và giá trị), chỉ ra việc huy động các nguồn lực và việc sử dụng chúng trong thời kỳ đó. Do đó, dự toán là một công cụ của nhà quản lý được sử dụng trong việc lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá hoạt động, rất cần thiết để quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cung cấp cho DN thông tin về toàn bộ kế hoạch kinh doanh của DN một cách có hệ thống và đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Thường trong một DN, bất kỳ hoạt động nào có phát sinh chi phí cũng có thể lập dự toán chi phí. Các dự toán chi phí thường có, bao gồm: dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; dự toán chi phí nhân công trực tiếp; dự toán chi phí sản xuất chung; dự toán chi phí mua nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa; dự toán chi phí bán hàng; dự toán chi phí quản lý DN;… - Đo lường kết quả chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: theo Ahmad, K. (2017), giá thành là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ảnh chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính tại DN. Để phấn đấu tăng hiệu quả của hoạt động
  4. sản xuất kinh doanh, đứng về góc độ chủ quan của nhà quản lý là làm sao có thể tiết kiệm tối đa các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Muốn vậy, cần phải nhận diện thật chính xác các khoản chi phí phát sinh và tác dụng của nó trong cấu trúc của DN, giúp các nhà quản lý có cơ sở và hình thành quyết định một cách chính xác. - Phân tích, đánh giá chênh lệch chi phí giữa thực tế với định mức: theo Sikka (2003), phân tích và đánh giá chênh lệch chi phí giữa thực tế với định mức để kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm phục vụ cho công tác phân tích hiệu quả hoạt động của DN. Trong thực tế, kế toán thường tiến hành phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung; chi phí bán hàng và quản lý DN. - Cung cấp thông tin chi phí phục vụ các quyết định kinh doanh: theo Hansen và Mowen (2003), xác định giá bán là một trong những quyết định quan trọng nhất của nhà quản lý. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về giá bán: nhu cầu của khách hàng; hành động của đối thủ cạnh tranh; các vấn đề vế pháp luật, chính trị.... Và đặc biệt là chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 2.2. Lý thuyết nền vận dụng trong nghiên cứu Lý thuyết ngẫu nhiên Theo Chenhall (2003), lý thuyết ngẫu nhiên cho thấy, môi trường kinh doanh, công nghệ, chiến lược, cơ cấu tổ chức và văn hóa sẽ quyết định sự lựa chọn của hệ thống kế toán trong DN. Lý thuyết ngẫu nhiên giúp tác giả hình thành nên ý tưởng về ảnh hưởng các nhân tố đến vận dụng KTQTCP của các công ty như: nhu cầu thông tin của nhà quản lý công ty; trình độ nhân viên kế toán; mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và phương pháp; kỹ thuật thực hiện trong quá trình kế toán chi phí. Lý thuyết đại diện Theo Himme, A. (2012a) cho rằng, trong DN luôn có sự tồn tại mối quan hệ giữa người chủ DN và người điều hành. Mối quan hệ này được thỏa thuận bằng một hợp đồng, thể hiện các nội dung cụ thể khoản thù lao phải trả cho người quản lý điều hành và lợi ích của nhà đầu tư đạt được. Để hợp đồng diễn ra đạt kết quả, thì các nhà quản lý và nhà đầu tư phải sử dụng các thông tin về KTQT nói chung và KTQTCP nói riêng như: dự toán ngân sách, kiểm soát, phân bổ các nguồn lực,… giúp nhà quản trị định hướng cho DN hoạt động ngày càng tốt hơn. Lý thuyết đại diện được vận dụng để giải thích cho các nhân tố: ảnh hưởng về đặc điểm tổ chức sản xuất; trình độ nhân viên kế toán và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của DN, khi vận dụng KTQTCP vào trong đơn vị.
  5. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu Để phục vụ nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập gồm cả dữ liệu thứ cấp để tìm hiểu thực trạng về việc vận dụng KTQTCP của các đơn vị và dữ liệu sơ cấp, nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu và kiểm định mô hình. Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua phương pháp sưu tầm tài liệu, phương pháp thảo luận nhóm, gồm các chuyên gia am hiểu về KTQTCP trong DN và đại diện lãnh đạo của các công ty xây lắp trên địa bàn TP.HCM và dữ liệu sơ cấp được thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát thông qua phỏng vấn trực tiếp và sử dụng phần mềm Google Documents, để đại diện lãnh đạo các đơn vị trả lời các câu hỏi. Nội dung các câu hỏi là các biến quan sát đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu và sử dụng thang đo 5 Likert cho toàn bộ bảng hỏi: 1 – Hoàn toàn đồng ý; 2 – Không đồng ý; 3 – Bình thường; 4 – Đồng ý; 5 – Hoàn toàn đồng ý. Đối tượng khảo sát là cán bộ công nhân viên đang là giám đốc, phó giám đốc, trưởng, phó và đại diện nhân viên thuộc bộ phận kế toán của các đơn vị. Dựa theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (2006) cho rằng, để sử dụng phương pháp EFA, kích thước mẫu tối thiểu gấp 5 lần tổng số thang đo (biến quan sát) của các biến độc lập. Nghiên cứu này có 5 biến độc lập với tổng cộng 20 biến quan sát, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 20x5 = 100. Theo Tabachnick và Fidell (2007), thì cỡ mẫu tối thiểu để phân tích hồi quy đa biến cần đạt được xác định theo công thức là n > = 50 + 8k (k: số biến độc lập). Theo đó, nghiên cứu này có 5 biến độc lập, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 50 + 8x5 = 90. Nghiên cứu sử dụng cả hai phương pháp EFA và hồi quy tuyến tính, nên cỡ mẫu được chọn theo nguyên tắc mẫu càng lớn càng tốt, do vậy cỡ mẫu tối thiểu phải là 100. Tác giả gửi bảng câu hỏi khảo sát đến 180 các công ty xây lắp trên địa bàn TP.HCM, trong thời gian từ tháng 8/2022 đến 11/2022. Kết quả thu về được 164 bảng trả lởi, trong đó có 12 bảng trả lời không hợp lệ (chủ yếu là do trả lời thiếu thông tin), còn lại 152 Bảng trả lời hợp lệ và tác giả đưa vào phân tích. Vì vậy, tác giả chọn mẫu điều tra là 152 (> 100) là phù hợp. 3.2. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Căn cứ vào các lý thuyết nền, tổng quan các công trình nghiên cứu trước và từ chuyên gia, tác giả đã xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, như sau:
  6. Giả thuyết H1: Đặc điểm tổ chức sản xuất có tác động cùng chiều (+) đến vận dụng KTQTCP tại các công ty xây lắp trên địa bàn TP.HCM. Giả thuyết H2: Nhu cầu thông tin của nhà quản lý công ty có tác động cùng chiều (+) đến vận dụng KTQTCP tại các công ty xây lắp trên địa bàn TP.HCM. Giả thuyết H3: Phương pháp kỹ thuật thực hiện có tác động cùng chiều (+) đến vận dụng KTQTCP tại các công ty xây lắp trên địa bàn TP.HCM. Giả thuyết H4: Trình độ nhân viên kế toán có tác động cùng chiều (+) đến vận dụng KTQTCP tại các công ty xây lắp trên địa bàn TP.HCM. Giả thuyết H5: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin có tác động cùng chiều (+) đến vận dụng KTQTCP tại các công ty xây lắp trên địa bàn TP.HCM. Từ các giả thuyết trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu, như sau: Hình 1: Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất Đặc điểm tổ chức sản xuất Nhu cầu thông tin của nhà quản lý Vận dụng KTQTCP công ty tại các công ty xây lắp trên địa bàn TP.HCM Phương pháp, kỹ thuật thực hiện Trình độ nhân viên kế toán Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin (Nguồn: tác giả đề xuất) 3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu Căn cứ số liệu khảo sát, tác giả thực hiện việc xử lý dữ liệu bằng phương pháp thống kê mô tả, để xác định trọng số và tầng suất của các biến trong mô hình nghiên cứu. Mặt khác, dữ liệu thu thập qua phương pháp định lượng sẽ được xử lý trên phần mềm SPSS Statistics 26.0 để phân tích độ tin cậy của các nhân tố, cũng như các tiêu chỉ đo lường nhân tố. Đồng thời, áp dụng phương pháp thống kê để tổng hợp, so sánh, nhằm lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng KTQTCP tại các công ty xây lắp trên địa bàn TP.HCM. Cụ thể, tác giả thực hiện như sau: Đánh giá độ tin cậy các thang đo; Phân tích nhân tố khám phá, nhằm đảm bảo mô hình EFA đảm bảo khả năng tin cậy, đòi hỏi phải thực hiện các kiểm định: kiểm định tính thích hợp EFA và kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện; Phân tích hồi quy đa biến, để mô hình đảm bảo khả năng tin cậy và hiệu quả, đòi hỏi thực hiện các bước kiểm định: kiểm định tương quan từng
  7. phần của các hệ số hồi quy, mức độ phù hợp của mô hình và hiện tượng phương sai phần dư thay đổi. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Kiểm định chất lượng thang đo Bảng 1: Kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha ST Nhóm biến Số biến Cronbach T 1 Đặc điểm tổ chức sản xuất 4 quan sát 0.916 Alpha 2 Nhu cầu thông tin của nhà quản lý công ty 4 0.920 3 Phương pháp, kỹ thuật thực hiện 4 0.841 4 Trình độ nhân viên kế toán 4 0.885 5 Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin 4 0.838 6 Vận dụng KTQTCP tại các công ty điện 3 0.907 lực trên địa bàn TP.HCM (Nguồn: phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS 26.0) Qua kết quả kiểm định chất lượng thang đo ở Bảng 1 ta thấy, hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể đều > 0.7. Như vậy, hệ thống thang đo được xây dựng gồm 6 thang đo đảm bảo chất lượng tốt với 23 biến quan sát đặc trưng. Phân tích nhân tố khám phá Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc Kết quả kiểm định Bartlett's Bảng 2 cho thấy, giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig = 0.000 < 0.05). Đồng thời, hệ số KMO = 0.751 > 0.5 (> 0.5), chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích. Mặt khác, kết quả ở Bảng 03 cho thấy, với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 01 yếu tố được rút trích ra từ các biến quan sát. Phương sai trích là 84.931% > 50% là đạt yêu cầu. Bảng 2: Hệ số KMO và kiểm định Barlett Kiểm tra KMO and Bartlett's Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0.751 Mô hình kiểm tra của Bartlett Giá trị Chi-Square 308.128 Bậc tự do 3 Sig (giá trị P – 0.000 (Nguồn:value)tích dữ liệu từ phần mềm SPSS 26.0) phân Bảng 3: Phương sai trích biến phụ thuộc
  8. Giá trị Eigenvalues Chỉ số sau khi trích Phương Tích Phươn Tích lũy Nhân tố Tổ T sai trích lũy phương g phương sai trích ng ổng % sai trích % sai % 1 2.5 84.931 84.931 2. trích 84.931 % 84.931 48 (Nguồn: phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS 26.0) 548 Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập Bảng 4: Hệ số KMO và kiểm định Barlett Kiểm tra KMO and Bartlett's Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0.870 Mô hình kiểm tra của Bartlett Giá trị Chi- 2207.705 Square tự do Bậc 190 Sig (giá trị P – 0.000 (Nguồn:value) tích dữ liệu từ phần mềm SPSS 26.0) phân Ta có KMO = 0.870, thỏa mãn điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1, nên phân tích nhân tố được chấp nhận với dữ liệu nghiên cứu. Sig Barlett’s Test = 0.000 < 0.05, cho thấy kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố. Bảng 5: Bảng phương sai trích Giá trị Eigenvalues Chỉ số sau khi trích Chỉ số sau khi xoay Phươ Phươ Tích Tích ng Tíchl ng lũy Phư lũy Nh sai ũy phương sai phương ơng sai phương ân tố Tổ trích % sai trích T trích % sai trích Ttrích % sai trích 1 ng 8.6 43.07 % 43.07 ổng 8. 43.0 % 43.0 ổng 3 16.9 % 16.9 2 2.0 14 10.40 2 53.47 614 2 2. 10.4 72 53.4 .382 72 3 16.0 10 32.9 10 3 1.8 81 9.492 4 62.96 081 6 1. 9.49 04 62.9 .201 76 3 15.9 05 48.8 15 4 1.3 98 6.705 69.67 898 8 1. 6.70 2 69.6 .191 68 2 13.6 53 62.5 68 5 1.2 41 6.480 76.15 341 3 1. 6.48 5 76.1 .729 73 2 13.6 44 76.1 11 96 (Nguồn: phân0tích dữ liệu từ phần mềm41 3 296 53 .728 SPSS 26.0) 53
  9. Kết quả số liệu từ Bảng 5, sau khi chạy Fixed number of factors ta thấy phương sai trích là 76.153% > 50% đạt yêu cầu. Với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 5 yếu tố được rút trích ra từ 20 biến quan sát. Điều này cũng có nghĩa, 6 yếu tố rút trích ra thể hiện khả năng giải thích được 76.153, sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể. Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Nghiên cứu thực hiện chạy hồi quy tuyến tính đa biến với phương pháp đưa vào một lượt (phương pháp Enter), ta có: Bảng 6: Thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phương pháp Enter Hệ số chưa Hệ số Thống kê đa chuẩn hóa chuẩn hóa cộng tuyến Mô B Sai Beta Si Hệ số Hệ t hình số chuẩn g. Tolerance số VIF (Consta - 0.29 - 0.0 nt) TCSX 0.927 0.23 8 0.04 0.251 3.108 5.02 02 0.0 0.690 1.45 NCTT 7 0.19 1 0.04 0.211 5 4.40 00 0.0 0.746 0 1.34 PPKT 9 0.22 5 0.04 0.240 1 5.07 00 0.0 0.769 0 1.30 TDNV 3 0.30 0 0.05 0.318 3 6.01 00 0.0 0.616 0 1.62 CNTT 2 0.16 6 0.08 0.178 1 3.64 00 0.0 0.723 4 1.38 9 8 (Nguồn: phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS 26.0) 2 00 4 Trong bảng số liệu khi xét tstat và tα/2 của các biến để đo độ tin cậy, thì các biến độc lập TCSX, NCTT, PPKT, TDNV, CNTT đều đạt yêu cầu và các giá trị Sig. thể hiện độ tin cậy khá cao, đều < 0.05. Ngoài ra, hệ số VIF của các hệ số Beta đều < 10 và hệ số Tolerance đều > 0.5, cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Bảng 7: Mức độ phù hợp của mô hình . Sai Thống kê thay đổi Hệ Hệ số chuẩn Hệ Bậ Bậ số Mô Hệ Hệ số R2 - của ước Hệ số c tự do c tự do số R2 Durb hình số R số R2 hiệ lượng sau khi F khi đổi 1 2 in- 1 .90 0.8 u chỉnh 0.8 0.32 đổi 0.8 130.2 5 146 Watson 1.61 4a 17 11 (Nguồn: phân tích dữ28 từ phần mềm SPSS 26.0) 0 924 17 liệu
  10. Bảng 7 cho thấy, giá trị hệ số tương quan là 0.817 > 0.5. Do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Ngoài ra, hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 hiệu chỉnh là 0.811. Nghĩa là, mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 81.1%. Điều này cho biết, khoảng 81.1% sự biến thiên về vận dụng KTQTCP tại các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM; các phần còn lại là do sai sót của các yếu tố khác. Kiểm định Durbin Watson = 1.610, trong khoảng 1< D < 3, nên không có hiện tượng tự tương quan của các phần dư. Phương trình hồi quy KTQTCP = 0.318*TDNV + 0.251*TCSX + 0.240*PPKT + 0.211*NCTT+ 0.178*CNTT (Nguồn: phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS 26.0) 5. Kết luận và hàm ý quản trị 5.1. Kết luận Bảng 8: Mức độ tác động của các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Biến độc lập Hệ số Thứ tự Hệ số beta tác Sig. động Đặc điểm tổ chức sản xuất 0.251 2 0.00 < 0.05 Nhu cầu thông tin của nhà 0.211 4 0.00 < quản lý công ty 0.05 Phương pháp, kỹ thuật 0.240 3 0.00 < thực hiện 0.05 Trình độ nhân viên kế 0.318 1 0.00 < toán 0.05 Mức độ ứng dụng công 0.178 5 0.00 < nghệ thông tin 0.05 ((Nguồn: tác giả tổng hợp)
  11. Kết quả sau khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến vận dụng KTQTCP tại các công ty xây lắp trên địa bàn TP.HCM cho ta thấy, có 5 nhân tố đều tác động cùng chiều đến vấn đề nghiên cứu và các hệ số sig của các biến đều < 0.05, do vậy các giả thuyết được xây dựng ban đầu của nghiên cứu đều được chấp nhận. Trong các nhân tố trên thì: nhân tố Trình độ nhân viên kế toán, có hệ số beta chuẩn hóa là 0.318 và có tác động mạnh nhất đến việc vận dụng KTQTCP tại các công ty xây lắp trên địa bàn TP.HCM; tiếp theo là nhân tố Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty, có hệ số beta chuẩn hóa là 0.251 và có tác động mạnh thứ hai; nhân tố Phương pháp, kỹ thuật thực hiện, có hệ số beta chuẩn hóa là 0.240 và có tác động mạnh thứ ba; tác động mạnh thứ tư là nhân tố Nhu cầu thông tin của nhà quản lý công ty, với hệ số beta chuẩn hóa là 0.211 và nhân tố tác động yếu nhất là nhân tố Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, có hệ số beta chuẩn hóa là 0.178. 5.2. Hàm ý quản trị Đối với trình độ nhân viên kế toán Đơn vị cần tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên bộ phận kế toán tham gia sinh hoạt, học tập bồi dưỡng thường xuyên và liên tục ở các hội nghề nghiệp. Công ty chủ động mời các tổ chức tư vấn giải pháp và tài chính, kế toán, để họ tư vấn mô hình KTQTCP được áp dụng thành công ở nhiều đơn vị nhằm tăng tính thực tế, góp phần việc triển khai công tác KTQTCP cho công ty được phù hợp và hiệu quả. Đối với đặc điểm tổ chức sản xuất Các DN cần phải từng bước cải tiến quy trình sản xuất theo hướng áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến như: áp dụng các tiêu chuẩn quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng như theo tiêu chuẩn ISO chẳng hạn. Qua đó, góp phần quản lý chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất hiệu quả hơn, góp phần sử dụng chi phí hiệu quả, giảm giá thành sản phẩm và từ đó nâng cao sức cạnh tranh của DN trên thị trường. Tiến hành rà soát, hoàn chỉnh và bổ sung hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp và thống nhất trong toàn ngành, mà đặc biệt liên quan đến các định mức về chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp,.... Một khi các quy trình sản xuất được chuẩn hóa thì việc thiết kế và vận hành hệ thống thông tin KTQTCP được thực hiện dễ dàng hơn. Thêm vào đó, lúc này hệ thống KTQTCP mang đến những thông tin vô cùng quan trọng cho DN trong việc tính toán các loại chi phí sản xuất, chi phí ngoài sản xuất, chi phí khác cũng như xác định đúng giá vốn hàng bán của sản phẩm. Đối với phương pháp, kỹ thuật thực hiện:
  12. Đây là vấn đề quan trọng tác động đến sự thành công của việc vận dụng KTQTCP cho các công ty. Theo đó, các công ty cần: (1) lựa chọn mô hình kế toán chi phí phù hợp; (2) xác định được quy trình thực hiện các phương pháp kế toán chi phí cần thiết cho công ty; (3) phân loại và theo dõi chi phí theo phương thức phục vụ cho từng phương pháp chi phí tương ứng; (4) Lựa chọn được tiêu thức phân bổ chi phí hợp lý khi phân bổ chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí (nếu có). Đối với nhu cầu thông tin từ nhà quản lý công ty: Giám đốc công ty và cán bộ lãnh đạo các phòng, ban, của đơn vị cần bỏ thói quen ra quyết định đều dựa trên kinh nghiệm mà nên chuyển sang việc sử dụng thông tin hữu ích của KTQTCP để phục vụ ra quyết định, như vậy mới khoa học và kết quả đạt được như mong muốn và hiệu quả đạt được cao hơn. Căn cứ vào từng chức năng quản trị cụ thể, mà nhà quản lý các cấp xác định rõ nhu cầu thông tin KTQTCP để phục vụ ra quyết định. Đối với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin: Lãnh đạo các công ty cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư cho việc ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác kế toán của đơn vị. Theo đó, công ty có thể cập nhật hệ thống công nghệ thông tin hiện đại để có thể xử lý nhanh việc thông tin thu thập, cũng như đưa ra các báo cáo quản trị chi phí kịp thời và đảm bảo được tính hữu ích của thông tin. Xây dựng mạng nội bộ hiệu quả, kịp thời tổng hợp kết quả hoạt động thông tin từ các bộ phận, phòng ban khác và nên đầu tư thiết kế phần mềm riêng biệt, chuyên phục vụ công tác KTQTCP. Tài liệu tham khảo Abdel-Kader, M., & Luther, R. (2008). The impact of firm characteristics on management accounting practices: A UK-based empirical analysis. The British Accounting Review, 40(1), 2-27. Ahmad, K. (2017). The Implementation of Management Accounting Practices and its Relationship with Performance in Small and Medium Enterprises. International Review of Management and Marketing, 7(1), 342-353. Chenhall, R. H. (2003). Management control systems design within its organizational context: Findings from contingency-based research and directions for the future. Accounting, Organizations and Society, 28(2–3), 127–168. Hair J.F, Anderson, R.E., Tatham, R.L., and Black, W.C. (2006). Multivariate data analysis. Prentice-Hall, International, Inc.
  13. Hansen, D., & Mowen, M. (2003). Cost management: Accounting and control (4th ed.). Mason, OH: Cengage Learning. Himme, A. (2012a). Cost management projects in Germany. Cost Management, 25 (1), 24– 32. Horngren, C., G. Sundem, and W. Stratton. (2012). Introduction to Management Accounting. 11th edition. Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall. Periasamy, P.(2010). A TEXTBOOK OF FINANCIAL COST AND MANAGEMENT ACCOUNTING, Global Media. Sikka, P. (2003). The Role of Offshore Financial Centres in Globalisation. Accounting Forum, 27, 365-399 Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S. (2007). Using Multivariate Statistics (5th ed.). New York: Allyn and Bacon.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
51=>0