TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 5(30) - Thaùng 7/2015<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS)<br />
hướng đến hợp tác phát triển bền vững<br />
The MeKong subregion countries of expansion (GMS) towards sustainable<br />
development cooperation<br />
<br />
ThS. Nguyễn Thị Tú Trinh<br />
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM<br />
<br />
M.A. Nguyen Thi Tu Trinh<br />
University of Social Sciences and Humanities – National University Ho Chi Minh City<br />
<br />
<br />
Tóm Tắt<br />
Phát triển bền vững là một trong những mục tiêu thiên niên kỷ của thế giới và là mục tiêu quan trọng ở<br />
các quốc gia, khu vực. Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng thư ký Liên hợp quốc “Biến chiến lược phát<br />
triển bền vững thành hiện thực trên trên phạm vi toàn cầu”, hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa<br />
ra những chiến lược, những hành động cụ thể về phát triển bền vững. Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng<br />
(GMS) cũng nằm trong xu thế này. Đặc biệt, các nước trong Tiểu vùng có chung dòng sông Mê Kông sẽ<br />
mang lại nhiều lợi ích về phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch, thương mại, giao thông vận tải… Do đó,<br />
việc hợp tác khai thác dòng sông một cách hợp lý, lâu dài, hướng đến phát triển bền vững là vấn đề<br />
quan trọng của các quốc gia.<br />
Từ khóa: phát triển bền vững, Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, hợp tác, môi trường…<br />
Abstract<br />
Sustainable development is one of the millennium goals of the world and is an important target in the<br />
country and region. Responding to the call of the UN Secretary General “Turn sustainability strategy<br />
into reality on on a global scale”, hundreds of countries and regions have launched the strategy, specific<br />
actions about sustainable development. Mekong Sub-region (GMS) is also located in this trend. In<br />
particular, countries in the sub-region that share the Mekong River will bring many benefits for<br />
economic development, culture, tourism, trade, transport... So, the cooperative exploitation of river in<br />
long-tern and in a reasonable manner, long-term, towards sustainable development is a matter of<br />
national importance.<br />
Keywords: sustainable development, Mekong Sub-region expansion, cooperation, environment…<br />
<br />
<br />
<br />
Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng Myanma và tỉnh Vân Nam Trung Quốc<br />
(Greater Mekong Subregion - GMS) được (Trung Quốc tuy có một tỉnh thuộc không<br />
thành lập vào năm 1992 theo đề xuất sáng gian của Tiểu vùng nhưng Trung Quốc<br />
kiến của Ngân hàng phát triển Châu Á tham gia Tiểu vùng với tư cách một quốc<br />
(Asian Development Bank - ADB). Tiểu gia). Năm 2002, theo đề nghị của Trung<br />
vùng bao gồm các nước và vùng lãnh thổ: Quốc, tỉnh Quảng Tây được tham gia vào<br />
Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, các hoạt động của GMS. Mục đích hợp tác<br />
<br />
65<br />
phát triển của GMS nhằm chia sẻ hài hòa toàn thế giới hãy hành động để bảo vệ môi<br />
lợi ích của mỗi nước mà không gây tổn hại trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững<br />
lẫn nhau, hướng đến một khu vực phát cho các thế hệ tương lai.<br />
triển bền vững. Hoạt động hợp tác của Xuất phát từ lời cảnh báo, năm 1992<br />
GMS chủ yếu diễn ra trên các lĩnh vực: Hội nghị thượng đỉnh về trái đất của Liên<br />
Giao thông vận tải; Năng lượng; Thương hợp quốc về Môi trường và Phát triển được<br />
mại, đầu tư; Du lịch; Phát triển nguồn nhân tổ chức ở Rio de Janeiro đề ra một Chương<br />
lực; Nông nghiệp và phát triển nông thôn; trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI,<br />
Quản lý nguồn nước; Môi trường. Hiện nay được gọi là Chương trình nghị sự 21 với<br />
các nước trong GMS đang thay đổi chiến nội dung bảo vệ môi trường để phát triển<br />
lược hợp tác để khẳng định vai trò, vị trí bền vững. Hội nghị đề ra 27 nguyên tắc về<br />
của mình và tăng cường hơn nữa các hoạt phát triển bền vững của Thế giới, nhấn<br />
động hợp tác tiểu vùng. mạnh quyền lợi và trách nhiệm của các<br />
1. Khái niệm phát triển bền vững quốc gia đối với vấn đề môi trường, khẳng<br />
và những hành động của thế giới về định quan điểm phát triển theo phương<br />
phát triển bền vững thức đảm bảo kết hợp hài hòa giữa tăng<br />
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, công<br />
hiện lần đầu tiên trong ấn phẩm Chiến lược bằng xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên<br />
bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội thiên nhiên và bền vững về môi trường, coi<br />
Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên con người là trung tâm của những mối<br />
nhiên Quốc tế - IUCN (International Union quan hệ về sự phát triển lâu dài.<br />
for Conservation of Nature and Natural Mặc dù sự cố gắng của Liên hợp quốc<br />
Resources)) với nội dung rất đơn giản: "Sự và hàng loạt các công ước quốc tế đã thông<br />
phát triển của nhân loại không thể chỉ chú qua nhưng dường như việc bảo vệ môi<br />
trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trường để phát triển bền vững trên phạm vi<br />
trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và toàn cầu là hết sức khó khăn. Trong Hội<br />
sự tác động đến môi trường sinh thái học". nghị toàn cầu cấp Bộ trưởng Môi trường<br />
Sau đó đến năm 1987 khái niệm này được triệu tập tại Malmo (Thụy Điển) vào<br />
được sử dụng phổ biến rộng rãi trong Báo tháng 5 năm 2000, các đại biểu đã thẳng<br />
cáo Brundtland khi cho rằng: “Phát triển thắn nêu ra những thách thức môi trường<br />
bền vững là sự phát triển đáp ứng được mà thế giới đang phải đối mặt. Đó là thách<br />
những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn thức trong việc thực thi các cam kết và<br />
hại đến khả năng của các thế hệ tương hành động khi thực hiện phát triển bền<br />
lai”. Đây là “khái niệm khá linh hoạt, vững, là việc môi trường và tài nguyên trên<br />
không bị gò bó, không có tính cụ thể rõ rệt trái đất đang tiếp tục xấu đi đến mức báo<br />
nhưng có thể diễn giải, vận dụng theo động. Do vậy, đến năm 2002, Hội nghị<br />
nhiều cách khác nhau trong những lĩnh vực Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền<br />
và điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Đây cũng là vững được tổ chức tại Johannesburg, tư<br />
một định nghĩa được sử dụng rộng rãi nhất tưởng phát triển bền vững được nhận thức<br />
hiện nay” 2,57. Như vậy, báo cáo sâu hơn và nâng lên thành nhiều chủ<br />
Brundtland đã cảnh báo về mối hiểm họa rương, biện pháp mới. Hội nghị này nhận<br />
của môi trường trên thế giới và kêu gọi định rằng các vấn đề môi trường trên thế<br />
<br />
66<br />
giới là hậu quả của việc bùng nổ dân số quan hệ biện chứng, tác động, ràng buộc<br />
toàn cầu, của việc tiêu thụ ngày càng nhiều lẫn nhau trong một thể thống nhất hữu cơ.<br />
tài nguyên, của các mục tiêu kinh tế ngắn Bất cứ quan điểm phiến diện, cực đoan nào<br />
hạn, quá chú trọng lợi nhuận dẫn đến lãng quá đề cao, tuyệt đối hóa mặt này mà xem<br />
phí nghiêm trọng các nguồn lực thiên nhẹ mặt khác sẽ dẫn tới sai lầm trong nhận<br />
nhiên. Đây là Hội nghị lần đầu tiên có sự thức cũng như trong hành động về phát<br />
tham gia đông đảo của các quốc gia, các triển bền vững.<br />
nguyên thủ trên thế giới. Đặc biệt tại Hội Tóm lại, từ mục tiêu của việc bảo vệ<br />
nghị đã thông qua hai văn kiện quan trọng môi trường, phát triển bền vững đã trở<br />
là “Tuyên bố chính trị” và “Kế hoạch thực thành mục tiêu thiên niên kỷ của toàn cầu<br />
hiện” nhằm khẳng định lại những nguyên và đang dần trở thành xu thế tất yếu trong<br />
tắc cơ bản về phát triển bền vững tại Hội tiến trình phát triển của xã hội loài người.<br />
nghị Thượng đỉnh Rio de Janeiro (1992) và Trong quá trình thực hiện phát triển bền<br />
sự cam kết của các nước đối với việc xây vững có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài<br />
dựng ba trụ cột của phát triển bền vững là hòa tất cả các mặt của sự phát triển: kinh<br />
phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo tế, xã hội, môi trường… nhằm đáp ứng nhu<br />
vệ môi trường. Theo nội dung của hai văn cầu của hiện tại mà không gây trở ngại cho<br />
kiện cho rằng: việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương<br />
- Phát triển bền vững về kinh tế là lấy lai.<br />
các chỉ số phát triển kinh tế làm thước đo: 2. Các nước Tiểu vùng sông Mê Kông<br />
bảo đảm tốc độ tăng trưởng ổn định trong mở rộng hướng đến hợp tác phát triển<br />
thời gian tương đối dài và không ngừng bền vững<br />
nâng cao chất lượng tăng trưởng. 2.1 Khái quát Tiểu vùng sông Mê Kông<br />
- Phát triển bền vững về xã hội là mở rộng (GMS)<br />
hướng tới các các tiêu chí về mặt xã hội, Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng<br />
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xóa (Greater Mekong Subregion – GMS) được<br />
đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh và phúc hình thành vào năm 1992 theo sáng kiến<br />
lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của Ngân hàng phát triển châu Á (Asian<br />
con người. Development Bank - ADB). Nơi đây có<br />
- Phát triển bền vững về môi trường là diện tích 2,6 triệu km2 và dân số khoảng<br />
sự phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với trên 325 triệu người, đa sắc tộc và có các<br />
việc bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên. nền văn hóa rất phong phú. Ban đầu, GMS<br />
“Trong quá trình phát triển, con người phải bao gồm các nước nằm trong lưu vực sông<br />
biết khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài Mê Kông: Việt Nam, Lào, Campuchia,<br />
nguyên thiên nhiên, bảo vệ, chăm sóc, tái tạo Thái Lan, Myanmar và tỉnh Vân Nam<br />
tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giữ gìn (Trung Quốc), năm 2004 có thêm tỉnh<br />
cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học, hạn Quảng Tây (Trung Quốc) tham gia vào. Sở<br />
chế tối đa tình trạng tàn phá tự nhiên, gây ô dĩ GMS được thành lập vì giữa các nước có<br />
nhiễm môi trường”. 2,59 chung dòng sông Mê Kông giàu tài nguyên<br />
Trên đây là ba trụ cột cơ bản của vấn thiên nhiên, có điều kiện tự nhiên rất thuận<br />
đề phát triển bền vững. Giữa các bộ phận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp.<br />
này không tách rời, biệt lập mà có mối Mục tiêu hoạt động của GMS là mong<br />
<br />
67<br />
muốn các nước trong GMS hợp tác trên tinh triển trong hợp tác đã vạch ra kế hoạch<br />
thần xây dựng và cùng có lợi để phát triển hành động phát triển bền vững GMS giai<br />
bền vững, sử dụng, bảo vệ và quản lý tài đoạn 2008 – 2012”. Hội nghị tập trung thảo<br />
nguyên nước và các tài nguyên liên quan luận 6 nội dung chính: Tăng cường kết nối<br />
của Lưu vực sông Mê Kông. Từ mục tiêu giao thông; Thuận lợi hóa thương mại và<br />
đó, các nước GMS đã thông qua những giao thông; Hợp tác giữa khu vực nhà nước<br />
nguyên tắc chung trong quan hệ hợp tác . và khu vực tư nhân để tăng cường thương<br />
Đó là: hợp tác phải tạo điều kiện duy trì mại và đầu tư GMS; Đào tạo nguồn nhân<br />
tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống lực để nâng cao khả năng cạnh tranh; Hợp<br />
của nhân dân trong Tiểu vùng; Các dự án tác, phát triển GMS.<br />
có thể thu hút một số quốc gia trong Tiểu Gần đây nhất là Hội nghị Thượng đỉnh<br />
vùng và không nhất thiết phải bao gồm cả các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng<br />
6 nước; Khuyến khích tài trợ cho các dự án (GMS – 4) tổ chức tại thủ đô Nay Pyi Taw,<br />
Tiểu vùng từ nguồn vốn Chính phủ và Tư Cộng hòa Liên bang Myanmar vào ngày<br />
nhân; Các dự án hợp tác sẽ không làm tổn 20/12/2011. Với chủ đề “Hướng tới một<br />
hại lợi ích của bất kỳ quốc gia nào, bất kể thập kỷ mới về quan hệ đối tác GMS”, Hội<br />
lợi ích hiện có hoặc sẽ có trong tương lai. nghị đã kiểm điểm lại kết quả đạt được trong<br />
Với những mục tiêu và nguyên tắc đặt hợp tác GMS thời gian qua và đề ra định<br />
ra, có thể thấy các nước trong GMS đã hướng cho hợp tác trong 10 năm tới. Các<br />
không ngừng nỗ lực trong việc hướng tới nhà Lãnh đạo GMS đã bày tỏ hài lòng về<br />
xây dựng một khu vực GMS ngày càng những kết quả đạt được trong việc triển khai<br />
phát triển bền vững. các hoạt động và chương trình hợp tác của<br />
2.2 Các nước GMS tăng cường Khung Chiến lược hợp tác Tiểu vùng GMS<br />
hợp tác phát triển bền vững giai đoạn 2002 – 2012, nhất là trong các lĩnh<br />
Bước sang đầu thế kỷ XXI, hợp tác vực hợp tác về: Giao thông, năng lượng,<br />
phát triển bền vững trong GMS ngày càng thông tin, thuận lợi hóa thương mại và đầu<br />
có nhiều chuyển biến tích cực và đi vào tư, nông nghiệp, du lịch, môi trường…<br />
chiều sâu thực chất, hiệu quả hơn. Để đẩy Đặc biệt, để quản lý nguồn nước sông<br />
mạnh hợp tác phát triển bền vững, các Mê Kông không bị ảnh hưởng từ những tác<br />
nước GMS đã tiến hành tổ chức nhiều Hội động bên ngoài, các nước GMS đã thống<br />
nghị cấp cao. Hội nghị cấp cao lần thứ nhất nhất đưa ra tuyên bố chung về các mục<br />
Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS – tiêu, nguyên tắc sao cho phù hợp với mục<br />
1) tổ chức tại Phnôm Pênh năm 2002 và tiêu, nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp<br />
GMS – 2 tổ chức tại Côn Minh (Trung quốc và luật pháp quốc tế. Cụ thể:<br />
Quốc) năm 2005 đã “nêu ra những nguyên Về lĩnh vực hợp tác phát triển bền<br />
tắc hợp tác, đặt nền móng cho tầm nhìn về vững: Các nước thống nhất hợp tác trong tất<br />
một tiểu vùng hội nhập, hòa hợp và thịnh cả các lĩnh vực phát triển bền vững, sử dụng,<br />
vượng chung” 1,107. quản lý và bảo vệ tài nguyên nước và các tài<br />
Hội nghị cấp cao GMS – 3 tổ chức tại nguyên liên quan của lưu vực sông Mê<br />
Viên Chăn năm 2008 với chủ đề “Tăng Kông, bao gồm các lĩnh vực chính như: thuỷ<br />
cường cạnh tranh thông qua kết nối sâu điện, giao thông thuỷ, kiểm soát lũ, thuỷ sản<br />
rộng hơn”, trên cơ sở đánh giá những tiến và du lịch, giảm tới mức thấp nhất các ảnh<br />
<br />
68<br />
hưởng có hại gây ra bởi các hiện tượng tự ra rằng, không thể tiếp tục hờ hững với<br />
nhiên và các hoạt động của con người. tương lai của chính mình, mà buộc phải<br />
Về vấn đề bảo vệ môi trường và cân chung tay hành động vì một môi trường hòa<br />
bằng sinh thái: Các nước GMS cam kết bảo bình, phát triển. “Nếu như Mê Công là dòng<br />
vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, điều sông chung và đem lại nguồn lợi chung thì<br />
kiện và đời sống thuỷ sinh, cân bằng sinh rõ ràng, các nước cần phải tích cực đóng<br />
thái của lưu vực sông Mê Công khỏi bị ô góp vào kế hoạch hành động chung để cùng<br />
nhiễm hoặc bị ảnh hưởng có hại khác do các có cách ứng xử thích hợp với “khối tài sản<br />
kế hoạch phát triển và việc sử dụng nước, chung vĩ đại” này và chỉ như vậy, dòng Mê<br />
tài nguyên liên quan trong lưu vực gây ra. Công mới có thể mãi xanh” 10.<br />
Về sử dụng công bằng và hợp lý: Các 2.3 Những kết quả đạt được trong<br />
nước cam kết sử dụng nước hệ thống sông quan hệ hợp tác phát triển bền vững của<br />
Mê Kông một cách công bằng, hợp lý trong GMS<br />
lãnh thổ của mình theo hoàn cảnh và điều Với những nỗ lực trong quan hệ hợp<br />
kiện liên quan, cần tuân thủ quy chế sử tác của GMS thời gian qua đã đem lại<br />
dụng nước và chuyển nước ra ngoài lưu nhiều kết quả quan trọng. Thông qua các<br />
vực trong mùa mưa và mùa khô. Uỷ ban cơ chế hợp tác, nhiều kênh và diễn đàn mới<br />
Liên hợp sẽ thông qua các hướng dẫn về vị được hình thành giúp các nước trong lưu<br />
trí và mức lưu lượng, theo dõi và có hành vực tìm kiếm những biện pháp thúc đẩy<br />
động cần thiết để duy trì mức lưu lượng hợp tác kinh tế, giải quyết các vấn đề<br />
dòng chảy theo quy định. chung của khu vực và sử dụng tối đa tài<br />
Về việc ngăn ngừa và ngừng ảnh nguyên trên cơ sở thảo luận, bình đẳng, tự<br />
hưởng có hại: Các nước cố gắng nỗ lực nguyện và cùng có lợi.<br />
tránh, giảm thiểu tới mức thấp nhất và giảm Bên cạnh đó, trên từng lĩnh vực hợp<br />
nhẹ các ảnh hưởng có hại xảy ra đối với môi tác phát triển, các nước GMS còn đạt được<br />
trường, đặc biệt đối với chất lượng nước, những thành tựu tích cực, cụ thể như:<br />
các hệ sinh thái thuỷ sinh và cân bằng sinh Giao thông vận tải: Đây là lĩnh vực<br />
thái của hệ thống song do việc phát triển và hợp tác phát triển mạnh nhất. Để phục vụ<br />
sử dụng tài nguyên nước sông Mê Kông. cho công tác vận chuyển, trao đổi hành hóa<br />
Khi một hoặc nhiều quốc gia được thông và rút ngắn thời gian di chuyển của người<br />
báo với những bằng chứng rõ ràng về việc dân trong và ngoài tiểu vùng, nhiều tuyến<br />
đang gây ra các thiệt hại đối với sông Mê hành lang giao thông huyết mạch nối liền<br />
Công thì quốc gia hoặc các quốc gia đó phải giữa các nước đã triển khai thực hiện. Bao<br />
ngừng ngay lập tức và tìm nguyên nhân gây gồm: Hành lang Đông-Tây, Hành lang<br />
hại cho tới khi nguyên nhân gây hại đó Bắc-Nam từ Côn Minh (Trung Quốc) qua<br />
được xác định theo quy định. Lào đến Băng Cốc (Thái Lan) và Hành<br />
Như vậy, có thể khẳng định thông qua lang phía Nam nối TP. Hồ Chí Minh -<br />
những cuộc gặp gỡ cấp cao và những tuyên Phnôm Pênh (Campuchia) - Băng Cốc<br />
bố chung về quản lý nguồn nước sông Mê (Thái Lan). Trong đó “Hành lang Kinh tế<br />
Kông cho thấy việc hướng đến hợp tác phát Đông-Tây là một trong những chương trình<br />
triển bền vững là việc làm hết sức cần thiết hợp tác quan trọng nhất trong khuôn khổ<br />
đối với các nước GMS. Các nước đã nhận GMS. Trên đoạn Hành lang đi qua Việt<br />
<br />
69<br />
Nam, một loạt dự án hạ tầng quan trọng đã thành tháng 2/2004 với công suất giai đoạn<br />
được triển khai cụ thể: dự án nâng cấp 1 (1999-2004) là 2,5,triệu tấn/năm và giai<br />
Quốc lộ 9 có tổng chiều dài 83,5km với đoạn 2 (2004-2010) là 4 triệu tấn/năm” 9.<br />
tổng mức đầu tư 25 triệu USD sử dụng vốn Một khi các tuyến hành lang này đi vào<br />
vay ADB; dự án xây dựng hầm đường bộ hoạt động sẽ là động lực cho phát triển<br />
Hải Vân sử dựng vốn vay JBIC khánh kinh tế, trao đổi thương mại, rút ngắn thời<br />
thành tháng 6/2005; dự án xây dựng cảng gian di chuyển giữa các nước trong GMS,<br />
Tiên Sa - Đà Nẵng và cầu Tuyên Sơn hoàn đặc biệt là phát triển du lịch.<br />
<br />
Bảng dự án rút ngắn thời gian đi lại qua các đường bộ<br />
Thời gian trung bình<br />
Khoảng cách (giờ)<br />
Dự án<br />
(km) Trước khi dự án Sau khi dự án<br />
thực hiện thực hiện<br />
Dự án Hành lang kinh tế Đông-Tây<br />
Từ Savannakhet đến Dansavanh 236 10-12 4<br />
Từ Đông Hà đến Lao Bảo 83 4 2<br />
Tổng 319 14-16 6<br />
Đường Phnôm Pênh – TP. Hồ Chí Minh<br />
Từ Phnôm Pênh đến Bavet 158 7 3<br />
Từ Mộc Bài đến TP. Hồ Chí Minh 80 4 2<br />
Tổng 238 11 5<br />
Nguồn: Tư vấn của ADB phỏng vấn người sử dụng, năm 2008.<br />
<br />
Về năng lượng: Trong vài thập kỷ qua, đến 22.860MW, tổng dung tích chứa 52,81<br />
do các nước GMS có tốc độ tăng trưởng tỷ m3, dung tích hữu ích 29,3 tỷ m3”6.<br />
kinh tế cao đi liền với sự gia tăng nhu cầu Ngoài ra, trong một thời gian ngắn từ<br />
về điện. Chính vì vậy đã có nhiều nhà máy tháng 3 đến tháng 10 năm 2007, Lào và<br />
thủy điện được xây dựng tại các nước Campuchia đã ký 12 biên bản ghi nhớ<br />
GMS, trong đó Trung Quốc là nước có nhà nghiên cứu chuẩn bị xây dựng hàng loạt<br />
máy thủy điện được xây dựng nhiều nhất các công trình thủy điện trên dòng chính hạ<br />
với “25 bậc thang trên dòng chính, có tổng lưu sông Mê Công. Trong đó có 12 dự án<br />
cộng suất lắp máy là 25.870 MW và 120 thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông<br />
dự án thủy điện trên các dòng nhánh với Mê Kông được xây dựng tại Lào và<br />
tổng công suất lắp máy là 2.600 MW. Trên Campuchia (có 10 dự án ở Lào và 2 dự án<br />
sông Lang Thương thuộc tỉnh Vân Nam, ở Campuchia). Nếu các con đập được xây<br />
Trung Quốc dự kiến xây dựng 15 bậc thang dựng tại Trung Quốc, Lào và Campuchia<br />
thủy điện với tổng công suất lắp máy lên sẽ đáp ứng nhu cầu thủy điện cho người<br />
<br />
70<br />
dân sống trong tiểu vùng. Tuy nhiên, việc nước giải quyết các vấn đề đang nổi lên đối<br />
xây dựng và vận hành các công trình thủy với sự phát triển nông nghiệp trong khu<br />
điện trên dòng chính sông Mê Công cũng vực tiểu vùng, cụ thể là vấn đề thương mại<br />
cần phải cân nhắc giữa các nước vì nó có nông sản và đầu tư vào lĩnh vực nông<br />
thể gây ra những tác động tiêu cực đến chế nghiệp. Chương trình tập trung xây dựng<br />
độ dòng chảy, chất lượng nước, ảnh hưởng tính cạnh tranh của các nước GMS trên<br />
nghiêm trọng đến đời sống kinh tế của hơn trường quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực<br />
20.000 người đang sinh sống tại lưu vực phẩm; tiếp tục hiện đại hóa thương mại<br />
con sông này. Do đó, trước khi quyết định nông sản; xây dựng ngành nông nghiệp và<br />
triển khai các dự án thủy điện trên dòng mạng lưới cung cấp hàng xuyên biên giới<br />
chính sông Mê Công cần có sự tham vấn thân thiện với môi trường hơn…<br />
rộng rãi, thông tin minh bạch, sự thống Phát triển nguồn nhân lực: Khung<br />
nhất chung trong nhận thức và hành động chiến lược Phát triển nguồn nhân lực trong<br />
để không ảnh hưởng đến sự phát triển bền khu vực tiểu vùng Mê Kông mở rộng và<br />
vững của các nước GMS. Kế hoạch hành động (2009 – 2012) đã<br />
Môi trường: Chương trình Môi trường được phê duyệt tại Hội nghị Bộ trưởng<br />
trọng điểm và Sáng kiến hành lang đa dạng GMS 15 (diễn ra từ ngày 17-19/06/2009 tại<br />
sinh học giai đoạn 1: từ năm 2006-2011 đã tỉnh Petchburi, Thái Lan) và hiện đang<br />
được Hội nghị Bộ trưởng Môi trường các được các nước GMS triển khai cùng với sự<br />
nước GMS thông qua năm 2005 với mục hỗ trợ vốn, kỹ thuật của Ngân hàng Phát<br />
tiêu thúc đẩy hợp tác môi trường giữa các triển châu Á (ADB) và các đối tác phát<br />
nước GMS và giải quyết các vấn đề môi triển. Dự án có trị giá 2.050.000 USD do<br />
trường trong khu vực. Chương trình tập Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) viện<br />
trung giải quyết các vấn đề: sáng kiến hành trợ không hoàn lại. Kế hoạch hành động<br />
lang đa dạng sinh học; đánh giá môi trường này tập trung giải quyết các vấn đề đáng<br />
chiến lược; đánh giá hiệu quả hoạt động môi quan tâm trong lĩnh vực đào tạo - phát triển<br />
trường; tăng cường năng lực; tài chính bền kỹ năng, lao động - nhập cư, y tế và phát<br />
vững cho bảo tồn đa dạng sinh học và biến triển xã hội…<br />
đổi khí hậu. “Tổng kinh phí cho Chương Du lịch: Nhờ điều kiện địa lý thuận lợi<br />
trình ước tính khoảng 36 triệu USD do Ngân là có chung dòng sông Mê Kông nên vấn<br />
hành Phát triển Châu Á và các nước GMS đề hợp tác phát triển du lịch của GMS đạt<br />
tài trợ. Hiện tại các nước đang tiếp tục triển được nhiều kết quả tích cực. Mục tiêu hợp<br />
khai giai đoạn 2 (2014 – 2015). Trong giai tác du lịch của GMS là phát triển du lịch<br />
đoạn này, Chương trình được tài trợ bởi bền vững phục vụ xóa đói giảm nghèo và<br />
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với đưa tiểu vùng thành điểm đến chung với<br />
tổng tài trợ là 29 triệu USD” 8. những sản phẩm du lịch đa dạng, chất<br />
Nông nghiệp: Hội nghị Bộ trưởng lượng. Với mục tiêu đó, trong những năm<br />
Tiểu vùng Mê Kông mở rộng lần thứ 16 qua lượng khách du lịch đến lưu vực này<br />
diễn ra ngày 19 – 20/8/2010 tại Hà Nội đã không ngừng được tăng lên. Theo số liệu<br />
thông qua Chương trình hỗ trợ nông nghiệp thống kê “năm 2012 lượng khách du lịch<br />
giai đoạn (2011 – 2015). Chương trình quốc tế đến khu vực GMS đạt gần 44 triệu<br />
cung cấp định hướng chiến lược giúp các lượt so với chỉ tiêu 50,2 triệu lượt khách<br />
<br />
71<br />
đến năm 2015. Đến nay, số lượt khách đến Không chỉ bó hẹp trong phạm vi hợp<br />
các nước trong khu vực này tiếp tục được tác giữa các nước trong tiểu vùng, với vị trí<br />
tăng lên. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2013, địa - chính trị - kinh tế quan trọng, trong<br />
tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đón gần 5,9 quá trình triển khai hợp tác, GMS còn đẩy<br />
triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng trung mạnh quan hệ hợp tác với nhiều cường<br />
bình 15%. Tương tự, Lào đón gần 2,8 triệu quốc lớn trên thế giới. Hiện nay, GMS đã<br />
lượt, tăng 15%, trong đó lượng khách từ “chứng tỏ là một mô hình hợp tác hiệu quả<br />
Việt Nam tăng trưởng trên 22%. Trong 10 giữa các nước ASEAN với các đối tác bên<br />
tháng năm 2013, Myanmar và Thái Lan ngoài, đưa Tiểu vùng Mê Công trở thành<br />
đều có lượng khách quốc tế đến tăng trên chiếc cầu nối với hai nền kinh tế đang nổi<br />
20%. Cụ thể, Myanmar đón trên 450.000 lên ở châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ.<br />
lượt khách, tăng 27%; Thái Lan đón gần 22 GMS thực sự là diễn đàn của tình hữu<br />
triệu lượt, tăng trên 22%. Số lượng khách nghị, sự hợp tác mang lại lợi ích cho tất cả<br />
đến Campuchia cũng tăng ở tỷ lệ gần sát các bên tham gia” 1,107. Cụ thể, tiểu<br />
Thái Lan là 18,2% nâng số lượng khách du vùng Mê Kông đã và đang thu hút được sự<br />
lịch quốc tế đến trong 10 tháng là 3,4 triệu<br />
quan tâm của cộng đồng quốc tế và các đối<br />
lượt. Việt Nam, 11 tháng năm 2013 có 6,85<br />
tác phát triển, trong đó có các nước lớn như<br />
triệu lượt khách du lịch quốc tế đến, tăng<br />
Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, và<br />
11%”5.<br />
Hàn Quốc. Một loạt cơ chế hợp tác giữa<br />
Với những kết quả đạt được trong<br />
các nước tiểu vùng sông Mê Kông và các<br />
quan hệ hợp tác của GMS thời gian qua<br />
nước đối tác đã hình thành như: Hợp tác<br />
trên các lĩnh vực đã đóng góp tích cực thúc<br />
sông Mê Kông – sông Hằng, Hợp tác Mê<br />
đẩy xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng<br />
Kông – Nhật Bản, Hợp tác các nước hạ<br />
cách phát triển và nâng cao đời sống nhân<br />
nguồn sông Mê Kông – Mỹ, và gần đây<br />
dân các nước trong lưu vực sông Mê Kông.<br />
nhất là Hợp tác Mê Kông – Hàn Quốc…<br />
Việc nâng cấp các tuyến đường bộ, cảng<br />
Đánh giá những thành tựu đã đạt được<br />
biển, đặc biệt là các hành lang kinh tế, đã<br />
trong quan hệ hợp tác của GMS thời gian<br />
tạo thuận lợi cho các tỉnh nâng cấp cơ sở<br />
hạ tầng dựa vào trục giao thông chính, đẩy qua, Ông Stephen Groff, Phó Chủ tịch<br />
nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) phụ<br />
công nghiệp, thương mại và dịch vụ, gắn trách khu vực Đông Á, Đông Nam Á và<br />
kết phát triển với các vùng, miền thông qua Thái Bình Dương nhận định: “Chương<br />
liên kết giao thông, tạo thêm nhiều việc trình GMS biến đổi một tiểu vùng từng bị<br />
làm cho người dân địa phương. Nhiều địa cô lập một thời thành một hình mẫu hội<br />
phương nghèo đã tận dụng tốt cơ hội từ nhập kinh tế. Nếu các quốc gia trong GMS<br />
hợp tác tiểu vùng để vươn lên mạnh mẽ, tiếp tục tăng cường hợp tác, thì tương lai<br />
rút ngắn khoảng cách phát triển với các sẽ là một tiểu vùng hội nhập, thịnh vượng<br />
tỉnh thành khác. Hợp tác trong lĩnh vực và hài hòa tại tâm điểm của châu lục năng<br />
môi trường, phát triển nguồn nhân lực cũng động nhất thế giới” 11.<br />
giúp các nước Mê Kông nâng cao chất Trong hơn thập kỷ qua, hợp tác phát<br />
lượng cuộc sống của người dân và xây triển bền vững giữa các nước trong tiểu<br />
dựng mô hình phát triển bền vững. vùng Mê Kông đã có những đóng góp quan<br />
<br />
72<br />
trọng cho công cuộc phát triển kinh tế - xã Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, tr.107.<br />
hội của các nước, góp phần làm thay đổi 2. Phạm Thị Oanh (2013), Mối quan hệ con<br />
người – tự nhiên và phát triển bền vững ở Việt<br />
diện mạo của Tiểu vùng sông Mê Kông mở Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia –<br />
rộng. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập và Sự thật, Hà Nội. tr.57, 59.<br />
phát triển như hiện nay đòi hỏi các nước 3. Nguyễn Ngọc Trân (2011), Những hòn đá nhỏ<br />
cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác tiểu vì sự phát triển bền vững, Nxb Trẻ.<br />
4. http://www.baomoi.com/Thu-tuong-Nguyen-<br />
vùng sông Mê Kông mở rộng tương xứng Tan-Dung-du-Hoi-nghi-cap-cao-cac-nuoc-<br />
với tiềm năng và lợi thế của khu vực. Tieu-vung-Me-Cong-mo-rong-lan-thu-<br />
Trong giai đoạn tới, các nước GMS cần 4/122/7582484.epi<br />
tiếp tục tăng cường phối hợp, thực hiện 5. http://www.baomoi.com/Nhieu-tro-ngai-tu-<br />
du-lich-tieu-vung-Mekong/45/12709604.epi<br />
nhiều chính sách ở tầm vĩ mô, tìm hướng 6. file:///C:/Users/HP/Downloads/Thuy%20dien<br />
đi thích hợp cho các cơ chế và khuôn khổ %20song%20Me%20Kong%20_PA3_.pdf<br />
hợp tác. Về phần mình, Việt Nam luôn coi 7. https://cmsdata.iucn.org/downloads/tiep_can_<br />
trọng các cơ chế hợp tác khu vực Mê Kông bao_ve_mt__04122012__final.pdf<br />
8. http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thoi-<br />
và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các su-chinh-tri/2014-08-19/29-trieu-usd-tai-cho-<br />
nước Mê Kông cũng như các đối tác phát cho-chuong-trinh-moi-truong-trong-diem-<br />
triển để có những đóng góp tích cực và cụ giai-doan-ii-12580.aspx<br />
thể hơn nữa, hướng tới mục tiêu phát triển 9. http://www.tinkinhte.com/viet-nam/phan-tich-<br />
du-bao/phat-trien-cac-hanh-lang-kinh-te-o-<br />
bền vững, hòa bình, ổn định và thịnh viet-nam-trong-khuon-kho-tieu-vung-song-<br />
vượng của khu vực. mekong.nd5-dt.60886.113121.html<br />
10. http://www.tuyengiao.vn/Home/khoahoc/moit<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ruong/40729/Hay-vi-loi-ich-chung-tu-dong-<br />
Mekong<br />
1. Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Hữu Cát, 11. http://www.viethoagroup.com, 20 năm hợp<br />
Nguyễn Thị Quế (2008), Hợp tác liên kết tác phát triển tiểu vùng Mê – kông, truy cập<br />
ASEAN hiện nay và sự tham gia của Việt ngày 14/09/2012.<br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài: 04/6/2015 Biên tập xong: 15/7/2015 Duyệt đăng: 20/7/2015<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
73<br />