intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các quy tắc quốc tế về nuôi tôm có trách nhiệm

Chia sẻ: Nguyen Quoc Nam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

134
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyên tắc 1: Đặt trại nuôi tôm theo quy hoạch quốc gia và khuôn khổ pháp luật tại những địa điểm phù hợp về mặt môi trường, sử dụng tài nguyên đất và nước hiệu quả và theo cách thức bảo tồn được đa dạng sinh học, nơi cư trú và các chức năng của hệ sinh thái nhạy cảm về mặt sinh học với ý thức rằng những hoạt động sử dụng đất đai, con người và loài khác cũng dựa vào cùng hệ sinh thái này....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các quy tắc quốc tế về nuôi tôm có trách nhiệm

  1. Các quy tắc quốc tế về nuôi tôm có trách nhiệm Nguyên tắc 1: Đặt trại nuôi tôm theo quy hoạch quốc gia và khuôn khổ pháp luật tại những địa điểm phù hợp về mặt môi trường, sử dụng tài nguyên đất và nước hiệu quả và theo cách thức bảo tồn được đa dạng sinh học, nơi cư trú và các chức năng của hệ sinh thái nhạy cảm về mặt sinh học với ý thức rằng những hoạt động sử dụng đất đai, con người và loài khác cũng dựa vào cùng hệ sinh thái này. Các tiêu chí cụ thể: • Xây dựng các trại tôm mới cao hơn khu vực bãi triều • Đảm bảo về tổng diện tích rừng ngập mặn hoặc các khu cư trú ngập nước nhạy cảm khác không giảm đi • Không đặt trại nuôi tôm ở trên cát hoặc những nơi mà sự rò rỉ hoặc việc thải nước mặn có thể ảnh hưởng xấu đến đất nông nghiệp và các nguồn cung cấp nước ngọt • Không đặt trại nuôi mới ở những vùng đã đạt tới giới hạn năng lực chứa • Duy trì các vùng đệm và hành lang cư trú giữa các trại nuôi với những người sử dụng và khu vực cư trú khác • Địa điểm đặt trại nên tuân theo luật sử dụng đất đai và quy hoạch khác đồng thời tuân theo các quy hoạch quản lý vùng ven biển • Cải thiện các trại tôm đã có ở khu vực bãi triều và các vùng rừng ngập mặn thông qua việc khôi phục rừng ngập mặn, bỏ đi các đầm kém hiệu quả và nâng các vùng đầm nuôi còn lại lên trên khu vực bãi triều. Nguyên tắc II: Thiết kế và xây dựng đầm nuôi tôm theo cách thức giảm thiểu ảnh hưởng xấu đối với môi trường Các tiêu chí cụ thể: • Kết hợp các vùng đệm và các kỹ thuật, kỹ năng xây dựng nhằm giảm thiểu sự xói mòn và nhiễm mặn trong quá trình xây dựng và vận hành. • Giảm thiểu việc đào xới tầng đất nhiễm phèn trong quá trình xây dựng và hoạt động • Bảo tồn đa dạng sinh học và khuyến khích việc tái thiết lập những nơi cư trú trong quá trình thiết kế ao • Giảm thiểu việc gây suy thoái đất như việc mặt bằng đất đai không được sử dụng hoặc các hố đất tạm thời
  2. • Thiết kế đập, mương và cơ sở hạ tầng theo cách thức không gây ảnh hưởng bất lợi về thuỷ văn học • Cống tháo nước và cống cấp nước cần được xây dựng riêng rẽ để làm giảm tình trạng tự gây ô nhiễm và duy trì đa dạng sinh học. Nguyên tắc 3: Giảm thiểu tác động của nước sử dụng trong nuôi tôm đối với nguồn nước Các tiêu chí cụ thể: • Không sử dụng nước ngọt ngầm để kiểm soát độ mặn • Sử dụng nước có hiệu quả thông qua việc giảm thiểu lượng nước lấy vào đầm nuôi. • Giảm thiểu việc thải nước và chất thải của đầm nuôi ra môi trường • Hướng tới việc thải nước với hàm lượng chất dinh dưỡng và chất hữu cơ thấp hơn ra hệ sinh thái so với hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước lấy vào đầm nuôi. • Đưa ao chứa và ao lắng vào trong thiết kế cống lấy nước vào và cống thải nước ra. • Quản lý chất lượng nước để duy trì các điều kiện chất lượng nước thích hợp trong ao nuôi • Tuân theo luật và hướng dẫn của nhà nước về sử dụng nước và nước thải Nguyên tắc 4: Ở những nơi có thể, sử dụng các nguồn tôm bố mẹ và tôm giống sạch bệnh/ hoặc kháng bệnh đã được chọn lọc và thuần hoá để tăng cường an toàn sinh học, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tăng năng suất đồng thời giảm được nhu cầu về con giống tự nhiên Các tiêu chí cụ thể: - Tránh các tác động tiêu cực tiềm tàng đối với đa dạng sinh học của địa phương - Ưu tiên giống địa phương, bản địa - Tránh sử dụng tôm giống đánh bắt ngoài tự nhiên - Thực hiện các biện pháp cách ly tại ao và an toàn sinh học để giảm tỷ lệ dịch bệnh - Sử dụng nguồn giống đã được thuần hoá ở những nơi có thể sử dụng - Thả con giống có chất lượng tốt để tăng cơ hội vụ nuôi thành công - Tuân theo các tiêu chí của quốc gia, khu vực và quốc tế về di chuyển và cách ly động vật.
  3. Nguyên tắc 5: Sử dụng thức ăn và các quy tắc thực hành quản lý thức ăn để sử dụng có hiệu quả các nguồn thức ăn sẵn có, tăng cường khả năng tăng trưởng hiệu quả của tôm, giảm thiểu việc tạo và thải ra các chất dinh dưỡng Các tiêu chí cụ thể: - Sử dụng thức ăn chế biến theo công thức có chất lượng tốt, chứa ít bột cá và hàm lượng protein thấp hơn - Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên - Giảm thiểu thức ăn thừa Nguyên tắc 6: Các kế hoạch quản lý sức khoẻ cần được áp dụng nhằm giảm stress, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh tác động đến cả loài tự nhiên và loài nuôi và tăng cường an toàn thực phẩm. Các tiêu chí cụ thể: - Thực hiện các quy tắc quản lý sức khoẻ nhằm mục tiêu giảm stress và tập trung vào phòng bệnh hơn chữa bệnh - Duy trì an toàn sinh học và giảm thiểu việc lây lan dịch bệnh giữa tôm bố mẹ, trại giống và vật nuôi - Thực hiện các chiến lược quản lý để tránh lây lan dịch bệnh tôm trong trại và từ trại ra ngoài - Nâng cao khả năng kiểm soát về sức khoẻ và dịch bệnh trong nông dân và các tổ chức hỗ trợ - Bảo đảm việc sử dụng thuốc thú ý hợp lý và có trách nhiệm và giảm thiểu việc (chỉ) sử dụng các kháng sinh được phép sử dụng. Nguyên tắc 7: Bảo đảm an toàn thực phẩm và chất lượng các sản phẩm tôm trong khi giảm bớt các nguy cơ từ sử dụng kháng sinh đối với hệ sinh thái và sức khoẻ con người. Các tiêu chí cụ thể: - Hoàn toàn không sử dụng các loại thuốc và hoá chất bị cấm - Sử dụng hợp lý thuốc thú y và hoá chất được phép sử dụng - Đào tạo công nhân đầm nuôi về cách bảo quản và sử dụng các loại thuốc và hoá chất
  4. - Áp dụng quản lý chất lượng đối với các sản phẩm lành và sạch - Thu hoạch, bảo quản và vận chuyển tôm thành phẩm một cách vệ sinh Nguyên tắc 8: Xây dựng và vận hành các trại nuôi một cách có trách nhiệm xã hội, có nghĩa là có lợi cho trại nuôi, cộng đồng địa phương và quốc gia và đóng góp một cách có hiệu quả vào phát triển nông thôn, đặc biệt là giảm nghèo ở các vùng ven biển và đồng thời không làm tổn hại đến môi trường. Các tiêu chí cụ thể: - Giảm thiểu các xung đột xuất phát từ hoạt động xây dựng và vận hành trại nuôi với các cộng đồng dân cư địa phương cũng như bảo đảm được rằng dự án mang lại lợi ích cho nhiều phía. - Bảo đảm các lợi ích về nuôi tôm đến với cộng đồng rộng lớn hơn - Bảo đảm phúc lợi của công nhân - Giảm thiểu các nguy cơ cho các hộ sản xuất quy mô nhỏ - Đào tạo ngư dân và công nhân về các quy tắc thực hành nuôi tôm có trách nhiệm và bảo quản sử dụng thuốc và hoá chất an toàn - Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả Tài liệu tham khảo FAO 1998. Report of the Bangkok FAO Technical Consultation on Policies for Sustainable Shrimp Culture. Bangkok, Thailand, 8-11 December 1997. FAO Fisheries Report No. 572. Rome. 31p. World Bank. 1998. Report on Shrimp Farming and the Environment – Can Shrimp Farming be Undertaken Sustainability? A Discussion Paper designed to assist in the development of Sustainable Shrimp Aquaculture. World Bank, NACA, WWF and FAO. 2002. Shrimp Farming and the Environment. A World Bank, NACA, WWF and FAO Consortium Program “To analyze and share experiences on the better management of shrimp aquaculture in coastal areas”. Synthesis report. Work in Progress for Public Discussion. Published by the Consortium. 126 pages (available at www.enaca.org/shrimp).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2