intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các trào lưu nghệ thuật - Phần 7

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

201
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau giai đoạn bị chiếm đóng và áp bức trong chiến tranh thế giới II, cuộc giải phóng châu Âu vào năm 1945 đã mở ra thời kỳ phục hưng cho mọi khía cạnh cuộc sống, trong đó có văn học nghệ thuật. Với hầu hết các nghệ sỹ siêu thực đang trong cảnh tha hương –Siêu thực, trào lưu quan trọng nhất thời tiền chiến ở châu Âu - giờ đây đã hầu như không tồn tại. Phong cách trừu tượng kỷ hà của Mondrian và đệ tử dường như cũng chẳng còn thích hợp mấy nữa sau...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các trào lưu nghệ thuật - Phần 7

  1. Các trào lưu nghệ thuật, từ Trừu Tượng Động Thái tới Ngôn Ngữ Và Ý Niệm (7) Những người Âu Piet Mondrian, composition Sau giai đoạn bị chiếm đóng và áp bức trong chiến tranh thế giới II, cuộc giải phóng châu Âu vào năm 1945 đã mở ra thời kỳ phục hưng cho mọi khía cạnh cuộc sống, trong đó có văn học nghệ thuật. Với hầu hết các nghệ sỹ siêu thực đang trong cảnh tha hương –Siêu thực, trào lưu quan trọng nhất thời tiền chiến ở châu Âu - giờ đây đã hầu như không tồn tại. Phong cách trừu tượng kỷ hà của Mondrian và đệ tử dường như cũng chẳng còn thích hợp mấy nữa sau những thảm họa của phát xít và chiến tranh. Mặc dù Tân biểu hình (New Fuguration) là khía cạnh bản
  2. chất của nghệ thuật hậu chiến châu Âu, song nghệ thuật trừu tượng phi hình thức (informenl abstract art) mới trình ra được các khả năng thể hiện tự do và phóng dật đa dạng lớn lao nhất. Đối sánh với nghệ thuật Mỹ, hội họa châu Âu dường như ít gây hấn và hướng nội hơn Sau chiến tranh, Paris vẫn tiếp tục đóng vai trò là trung tâm nghệ thuât châu Âu. Trong một thời gian ngắn, một nhóm nghệ sỹ tự coi là “ những nghệ sỹ trẻ của truyền thống Pháp “ đã cố gắng liên gộp bảng mầu của Bonnard và Matisse cùng cấu trúc lập thể thành một hình hệ trừu tượng thuận mắt (harmonious abstraction). Song hài hòa không phải là điều trải nghiệm hậu chiến cần tới. Những giọng điệu cấp tiến mạnh mẽ như của nhà phê bình Michel Tapíe ( Pháp, sinh năm 1909 ) đã thẳng thừng chống lại gánh nặng truyền thống cổ điển nặng nề chả còn có gì chung với “trọn bộ những cơn mê ly đầy ý nghĩa của đời sống và huyền thoại “, vọng gọi về “những bài học của Dada và của cuộc cách mạng siêu thực hướng đến một dạng nghệ thuật dũng cảm, sẵn sàng từ khước an toàn để đạt tới “ những hiện thực siêu nghiệm và mơ hồ“ Gallery Rene’ Drouin đã là địa chỉ chính danh cho những những tuyên xướng khiêu khích và mới mẻ nhất.Thậm chí cả trước khi Paris được giải phóng, Drouin vẫn đã tổ chức các triển lãm của Dubuffet, Jean Fautrier và rồi, ngay tiếp sau là Wols, Henri Michaux, George Mathieu và Hans Hartung. Mathieu đã vẽ với một tốc độ và nội lực rất lớn, theo kiểu ý bút, tạo ra những hình thể ngay lập tức trước mắt công chúng (y như kiểu viết thư pháp, liền một mạch không nhấc đầu bút khỏi mặt giấy - ND). Hành vi của ông bị một số người coi là sự thô thiển hoá tính riêng tư trong sáng tạo của nghệ sỹ (khi ngồi vẽ trước công chúng), song - bởi những thực hành nghệ thuật theo kiểu vừa kể trên, ông lại cũng được coi là nhà tiên khởi của nghệ thuật trình diễn (performance art ).
  3. George Mathieu's art work George Mathieu's art work
  4. ------------------- Wols (người Đức – tên đầy đủ là Alfred Otto Wolfgang Schulze, 1913 – 1951), trước kia đã từng theo học âm nhạc và kiến trúc và từng thực hành nhiếp ảnh, rốt cục trở thành một họa sỹ tự học có tầm cỡ. Ông còn làm thơ và quan tâm một cách sâu sắc tới sinh học và địa chất học. Sống tại Pháp trong thời chiến, Wols bị giam giữ vài lần và vào tuổi 38, sau rất nhiều năm nghiện rượu nặng, ông đã chết tại Paris. So sánh Wols với Pollock, nhà lịch sử Mỹ thuật Werner Haftmann từng nói : “… Bởi thấu nhận những sự kiện tệ hại vào những tháng năm tiêu điều trước và trong chiến tranh, cuộc sống và tác phẩm của Wolsvà Pollock dường như đã cung cấp bằng cớ lịch sử cho chính thời kỳ đó. Pollock nổi loạn, còn Wols thì thụ động và cam chịu: ông đơn thuần chỉ ghi lại những gì xẩy tới cho mình – không phải những sự kiện đơn sơ trong đời sống - mà là những hình ảnh phún trào từ tâm hồn bị thương tổn của ông…” Wols art work
  5. Wols art work
  6. Wols art work --------------------------- Henri Michaux ( Người Bỉ , 1899 – 1984 ) cũng là một danh họa tự học, và được biết tới bởi thi ca của mình, đã - theo nghĩa đen – vạch ra con đừơng hướng về tính tự động nhờ vào việc tạo ra những nét nguệch ngoạc và những ký hiệu – là những gì mà nhà văn Mêxico đoạt giải Nobel Octavio Paz từng nhận xét là sự tự do của “ những sức nặng ý niệm và gần với địa hạt của ngôn ngữ ý động học hơn là với ngôn ngữ thông thừơng”. Michaux tin vào sự tự do vô chính phủ triệt để và sử dụng ảo giác để khêu động các thấu thị mới cũng như các trạng thái nhận thức hưng phấn cao độ. Những
  7. “ký hiệu “ của ông vỗ nhẹ nhàng vào màng vô thức, làm rung lên cơn ứng ngẫu tâm linh cực đoan nhất. Henri Michaux art work
  8. Henri Michaux art work
  9. Henri Michaux art work -------------------------------- Tại Italia, rất nhiều cuộc lập nhóm của các nghệ sỹ trừu tượng đã diễn ra sau sự sụp đổ của đảng Phát xít. Lúc đầu, một kiểu dạng trừu tượng trữ tình (lyrical abstraction) đã thu hút đựơc rất nhiều nghệ sỹ giỏi, song ngay lập tức, các cá nhân dẫn đạo đã xuất hiện. Tại Milan, Lucio Fontana ( 1899 – 1968 ) chính là trung tâm của những thí nghiệm mới mẻ. Sinh tại Argentina, Fontana được đào tạo tại Milan, nơi ông thực hiện những điêu khắc gốm và xi măng -bắc cầu cho nghệ thuật và thủ công. Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai, ông quay về Buenos Airet - nơi ông trở thành một nhân vật trung tâm trong một trào lưu nghệ thuật hiện đại. Cùng với một số đệ tử, ông đã ấn hành “manifesto blanco “ (tuyên ngôn trắng) vào năm 1946. Gắn bó chặt chẽ với tinh thần thời đại, Fontana khẳng quyết rằng:“ biến hóa chính là trạng huống cơ bản của tồn tại “. Tạo ra một chuyển
  10. hóa tổng thể cho mọi khía cạnh của đời sống, ông đã ứng dẫn những khám phá trong khoa học thời đó vào nghệ thuật và kêu gọi một nền “ tân nghệ thuật hòa hợp mạnh mẽ hơn vào những nhu cầu tinh thần “ của một kỷ nguyên mà trong đó “ những tấm tole được vẽ và ngẫu tượng thạch cao chẳng còn bất cứ lý do nào để tồn tại nữa “ – một thông cáo mang tính tiên tri vào lúc ấy. Ông đề xuất một thứ nghệ thuật hiện diện trong bốn chiều hiện sinh, trong sự đồng nhất của không gian và thời gian và là thứ nghệ thuật được xuất hiện chỉ khi nào lý tính ở vị trí thứ yếu so với vô thức. Trong chuyến trở lại Milan của mình, Fontana đã trở thành nhà sáng lập ra chủ nghĩa không gian (spatialism) và đã tạo ra vài tác phẩm môi trường mang mầu sắc trừu tượng (abstract environment) đầu tiên. Trong những năm 1950, ông bắt đầu chọc thủng và rạch vào tole của mình, giới thiệu không gian thực (trong các vết và lỗ rạch)như thể một phần của bức tranh. Tác phẩm của ông có ảnh hưởng mạnh mẽ tới những nghệ sỹ Italia trẻ hơn (những nghệ sỹ độc sắc/monochrome painters, nhóm nghệ thuật nghèo khó/arte povera , những nhà ý niệm/Conceptualists ) cũng như tới những nghệ sỹ Đức (nhóm Zero) Fontana art work
  11. Fontana art work
  12. Fontana at work ----------------------------- Trong khi Fontana trở nên một quyền lực dẫn đạo nghệ thuật tại Milan thì Emilio Vedova và Alberto Burri, từng người một, cũng đã hoàn tất vai trò ấy tại Venice và Rome. Những tác phẩm của nghệ sỹ Venice Emilio Vedova ( sinh năm 1919 ) có ảnh hưởng kép từ cả Tintoreto và Boccioni. Vào khoảng đầu thập niên 1950, nghệ sỹ này đã tạo ra hình thái “ Hội họa hành động “ của bản thân, là những tác phẩm trừu tượng động lực phản chiếu trực tiếp hành vi của ông lên bề mặt vải. Vedova cũng tìm cách giải phóng hội họa khỏi bức tường và tạo nên những bưc tranh đứng tự do bằng ván, gỗ hay là thép - như trong Loạt tranh mang tên Plumiri (1962 – 1965) - chính là những thử nghiệm sớm sủa của trải nghiệm về không gian. Trong bài phát biểu vào năm1948, Vedova đã tuyên bố những suy nghĩ của mình về trạng thái căng thẳng và khó khăn của việc trở nên một nghệ sỹ trong thế giới đương đại, của việc phải dấn mình hướng về một dạng nghệ thuật mới mẻ chưa từng ai biết
  13. Vedova at work
  14. Vedova artwork
  15. Vendova artwork ---------------- Alberto Burri (1915 – 1995), được đào tạo làm thầy thuốc tại Rome, bắt đầu vẽ khi bị Mỹ bắt làm tù binh chiến tranh ở Texas. Vào khoảng đầu thập kỷ 50, nhà phẫu thuật nguyên khởi này đã tạo ra một loạt tranh bằng những bao tải rách, trên đó, ông đã nhỏ xuống những giọt sơn đỏ, gợi lại những băng cá nhân loang máu của các nạn nhân chiến tranh. Trong sự nghiệp dài lâu và đầy năng lượng của mình, Burri đã làm việc với vô số chủng loại chất liệu; những tấm gỗ cháy, nhựa công nghiệp, những tấm thiếc kẽm, những tấm chiụ nhiệt. Nghệ thuật trừu tượng của ông thường xuyên mang theo những hàm ngụkhông thể chối cãi về thế giới thực, từ những ẩn dụ thời kỳ đầu về những thân thể bị thương cho tới những tấm
  16. ván (panels) sau này gợi ý tới bề mặt trái đất. Tác phẩm của ông, trong rất nhiều khía cạnh, đã tiên báo cho trào lưu Arte Povera (nghệ thuật nghèo khó) rất hưng thịnh tại Italy vào thập kỷ 60. Alberto Burri, Grande Rosso P18, 1964
  17. Alberto Burri: Imagens 2.
  18. Alberto Burri Grande legno G 59
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2