intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá tra và thu nhập của người nuôi tỉnh An Giang

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

107
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá tra và thu nhập của người nuôi dựa trên số liệu điều tra 106 cơ sở sản xuất tại tỉnh An Giang. Thông tin sơ cấp thu thập ở Thành phố Long Xuyên, 2 huyện Châu Phú và Phú Tân của tỉnh An Giang. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích chi phí (CBA: Cost benefi st Analysis) và mô hình hồi quy tuyến tính để xác định năng suất và thu nhập của nông hộ nuôi cá tra tỉnh An Giang

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá tra và thu nhập của người nuôi tỉnh An Giang

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 4/2016<br /> <br /> THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br /> <br /> CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CÁ TRA<br /> VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI NUÔI TỈNH AN GIANG<br /> FACTORS AFFECTING TRA CATFISH PRODUCTIVITY AND FAMERS’<br /> INCOME IN AN GIANG PROVINCE<br /> Nguyễn Thị Hường1, Hà Thị Thanh Tuyền1<br /> Ngày nhận bài: 02/11/2015; Ngày phản biện thông qua: 18/01/2016; Ngày duyệt đăng: 15/12/2016<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá tra và thu nhập của<br /> người nuôi dựa trên số liệu điều tra 106 cơ sở sản xuất tại tỉnh An Giang. Thông tin sơ cấp thu thập ở Thành<br /> phố Long Xuyên, 2 huyện Châu Phú và Phú Tân của tỉnh An Giang. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân<br /> tích chi phí (CBA: Cost benefist Analysis) và mô hình hồi quy tuyến tính để xác định năng suất và thu nhập<br /> của nông hộ nuôi cá tra tỉnh An Giang. Kết quả cho thấy, năng suất của nông hộ chịu ảnh hưởng của 5 yếu tố<br /> gồm: chi phí thức ăn, chi phí sên vét ao nuôi, kiểm tra chất lượng cá giống, số vụ nuôi, chi phí thuốc thú y thủy<br /> sản. Thu nhập của nông hộ nuôi cá tra chịu ảnh hưởng của 4 yếu tố: diện tích nuôi, mật độ nuôi, tham gia tập<br /> huấn kỹ thuật và kinh nghiệm.<br /> Từ khóa: Cá tra, năng suất, thu nhập<br /> ABSTRACT<br /> This study aims to identify factors affecting the productivity of Tra catfish and income of fish breeders<br /> who raise Tra catfish in An Giang province. The survey data were collected from 106 fish breeders. Primary<br /> information that was collected in Long Xuyen city, 2 districts Chau Phu and Phu Tan of An Giang province.<br /> The collected information related to the 2013 crop. The study used cost analysis method (CBA: Cost benefist<br /> Analysis) and liner regression model to dermine the efficiency of production and income of farmers who raise<br /> Tra catfish in An Giang. The study results show that the yield of 5 households is suffered from the five following<br /> factors: the cost of food, the cost of dredging the pond, the breeding stock quality control, the number of crops<br /> per year, and the cost of veterinary medicine. The income of Tra catfish - raising household is affected by 4<br /> factors as follows: farming area, density, training and experience.<br /> Keywords: Tra catfish, productivity, income<br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Thực tế những năm qua, ngành thủy sản<br /> nói chung và ngành hàng cá tra nói riêng đã<br /> gặp không ít khó khăn về thị trường xuất khẩu<br /> do vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá basa,<br /> các rào cản thương mại và kỹ thuật từ phía<br /> nước nhập khẩu. Các cú sốc về thương mại,<br /> <br /> 1<br /> <br /> Trường Đại học Kiên Giang<br /> <br /> 72 • NHA TRANG UNIVERSITY<br /> <br /> giá thức ăn thủy sản tăng nhanh, giá cá không<br /> ổn định và các vấn đề khác đã và đang làm<br /> tăng rủi ro trong sản xuất-kinh doanh ngành<br /> hàng này ở tỉnh An Giang nói riêng và Đồng<br /> bằng sông Cửu Long nói chung. Xác định rõ<br /> “Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá tra<br /> và thu nhập của người nuôi tỉnh An Giang”<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao năng<br /> suất cá tra và thu nhập của người nuôi tỉnh An<br /> Giang theo hướng phát triển bền vững và ổn<br /> định là hết sức cần thiết.<br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu là năng suất cá tra<br /> và thu nhập của các hộ nuôi cá tra tỉnh An<br /> Giang. Nghiên cứu được tiến hành với 106<br /> mẫu đại diện cho các hộ nuôi cá tra Thành phố<br /> Long Xuyên và 2 huyện Châu Phú, Phú Tân<br /> thuộc tỉnh An Giang.<br /> 2. Phương pháp thu thập số liệu<br /> Sử dụng phương pháp phân tầng ngẫu nhiên<br /> <br /> Số 4/2016<br /> được áp dụng để chọn nông hộ nuôi cá tra tỉnh<br /> An Giang. Số liệu thứ cấp được thu thập qua<br /> báo cáo tổng kết Sở Nông nghiệp và Phát triển<br /> Nông thôn (NN&PTNT), niên giám thống kê<br /> tỉnh An Giang, Hiệp hội thủy sản,... Số liệu sơ<br /> cấp được thu thập trực tiếp bởi tác giả thông<br /> qua bảng câu hỏi giấy điều tra 106 hộ nuôi cá<br /> tra tỉnh An Giang; gồm thành phố Long Xuyên<br /> 27 mẫu, Châu Phú 45 mẫu và Phú Tân 34<br /> mẫu. Số lượng mẫu thu thập căn cứ vào số<br /> liệu thứ cấp. Trong thành phố Long Xuyên và 2<br /> huyện tiến hành điều tra mẫu thì huyện nào có<br /> số hộ nuôi cá tra nhiều nhất cũng như diện tích<br /> và sản lượng lớn nhất thì số lượng mẫu của<br /> huyện đó được lấy nhiều nhất.<br /> <br /> Bảng 1. Tổng hợp số lượng mẫu điều tra<br /> Huyện, thành phố<br /> <br /> Xã, thành phố<br /> <br /> Số mẫu<br /> <br /> Tỷ lệ mẫu (%)<br /> <br /> 27<br /> <br /> 25.47<br /> <br /> Mỹ Hòa Hưng<br /> <br /> 21<br /> <br /> 19.81<br /> <br /> Mỹ Thạnh<br /> <br /> 06<br /> <br /> 5.66<br /> <br /> 45<br /> <br /> 42.45<br /> <br /> Bình Mỹ<br /> <br /> 13<br /> <br /> 12.26<br /> <br /> Ô Long Vĩ<br /> <br /> 06<br /> <br /> 5.66<br /> <br /> Thạnh Mỹ Tây<br /> <br /> 12<br /> <br /> 11.32<br /> <br /> Vĩnh Thạnh Trung<br /> <br /> 14<br /> <br /> 13.20<br /> <br /> 34<br /> <br /> 32.07<br /> <br /> Hòa Lạc<br /> <br /> 26<br /> <br /> 24.52<br /> <br /> Tân Hòa<br /> <br /> 08<br /> <br /> 7.54<br /> <br /> 106<br /> <br /> 100,00<br /> <br /> Thành phố Long Xuyên<br /> <br /> Châu Phú<br /> <br /> Phú Tân<br /> <br /> Tổng cộng<br /> 3. Phương pháp xử lý số liệu<br /> Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến<br /> năng suất cá tra của nông hộ nuôi, tác giả sử<br /> dụng phương trình hồi quy có dạng như sau:<br /> lnY = a + b1lnX1 + b2 lnX2 + b3 lnX3 +....+ bn lnXn + e<br /> Trong đó:<br /> Y: Năng suất của hộ (Sản lượng cá tra của hộ).<br /> Xi: Các yếu tố giải thích được ước lượng<br /> trong mô hình hồi quy.<br /> a: Hệ số tự do.<br /> b1, b2,…,bn: Tham số ước lượng.<br /> e: Sai số trong ước lượng.<br /> So sánh tỷ số F trong bảng kết quả của mô<br /> <br /> hình hồi quy tương ứng với mức ý nghĩa α là<br /> 1%, 5%, 10% cho trước. Giải thích các biến<br /> trong mô hình năng suất nuôi cá tra của nông<br /> hộ như sau:<br /> X1: Chi phí thức ăn/ngàn đồng/1.000 m2/vụ;<br /> X2: Chi phí sên vét/ngàn đồng/1.000 m2/vụ;<br /> X3: Kiểm tra chất lượng giống/1.000 m2/vụ,<br /> nhận giá trị 1 là kiểm tra chất lượng giống và<br /> nhận giá trị 0 không kiểm tra chất lượng giống;<br /> X4: Mật độ nuôi (con/m2);<br /> X5: Số vụ nuôi/năm (vụ);<br /> X6: Chi phí thuốc thú y thủy sản/ngàn<br /> đồng/1.000 m2/vụ;<br /> NHA TRANG UNIVERSITY • 73<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 4/2016<br /> <br /> X7: Chi phí giống/ngàn đồng/1.000 m2/vụ;<br /> X8: Kinh nghiệm (năm);<br /> X9: Tham gia tập huấn kỹ thuật (lần), nhận<br /> giá trị là 1 tham gia tập huấn kỹ thuật và nhận<br /> giá trị 0 không tham gia tập huấn kỹ thuật.<br /> - Để xác định yếu tố ảnh hưởng đến thu<br /> nhập của nông hộ nuôi cá tra tác giả sử dụng<br /> phương trình hồi quy có dạng như sau:<br /> Y = a + b1X1 + b22X2 + b3X3 +…….+ bn Xn + e<br /> Trong đó:<br /> Y: Thu nhập của hộ (Thu nhâp = Doanh<br /> thu - Chi phí mua vào).<br /> Xi: Các yếu tố giải thích được ước lượng<br /> trong mô hình hồi quy.<br /> a: Hệ số tự do.<br /> b1, b2,…, bn: Tham số ước lượng.<br /> e: Sai số trong ước lượng.<br /> Giải thích các biến trong mô hình thu nhập<br /> của nông hộ nuôi cá tra:<br /> X1: Diện tích nuôi (1.000 m2); X1 là biến số.<br /> Một số tỉnh của ĐBSCL sử dụng đơn vị tính<br /> cho một công đất là 1.000m2 hoặc 1.300m2.<br /> Trong nghiên cứu này tác giả chọn đơn vị là<br /> 1.000 m2/công.<br /> X2: Mật độ nuôi (con/m2);<br /> X3: Trình độ học vấn (cấp);<br /> X4: Thời gian nuôi một vụ cá (tháng);<br /> X5: Số tiền vay/tổng chi phí;<br /> X6: Kiểm tra chất lượng giống/1.000 m2/vụ,<br /> <br /> nhận giá trị 1 là kiểm tra chất lượng giống và<br /> nhận giá trị 0 không kiểm tra chất lượng giống;<br /> X7: Tham gia tập huấn kỹ thuật (lần), nhận<br /> giá trị là 1 tham gia tập huấn kỹ thuật và nhận<br /> giá trị 0 không tham gia tập huấn kỹ thuật;<br /> X8: Kinh nghiệm (năm).<br /> Tác giả sử dụng phần mềm SPSS13 trong<br /> lúc xử lý số liệu.<br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của<br /> nông hộ nuôi cá tra tỉnh An Giang<br /> Hàm hồi quy tuyến tính được sử dụng để<br /> ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng<br /> suất của hộ nuôi cá tra tại thời điểm nghiên<br /> cứu. Biến phụ thuộc được đề cập đến ở đây là<br /> năng suất tính trên 1 năm cho 1.000 m2 nuôi cá<br /> tra. Có 09 biến độc lập được đưa vào mô hình<br /> bao gồm: Chi phí thức ăn (X1); Chi phí sên vét<br /> ao nuôi (X2); Kiểm tra chất lượng giống cá (X3);<br /> Mật độ nuôi (X4); Số vụ nuôi (X5); Chi phí thuốc<br /> thú y thủy sản (X6); Chi phí giống (X7); Kinh<br /> nghiệm nuôi cá (X8); và Tham gia tập huấn kỹ<br /> thuật (X9).<br /> Trước khi xây dựng hàm hồi quy tuyến<br /> tính, tương quan giữa các biến độc lập đã<br /> được kiểm tra. Vì các hệ số tương quan giữa<br /> các biến đưa vào mô hình đều nhỏ hơn 0,5<br /> không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.<br /> <br /> Bảng 2. Kiểm tra sự tương quan giữa các biến độc lập<br /> Biến quan sát<br /> <br /> Tham Ln-Chi phí Kiểm tra<br /> LnLn-Chi<br /> Ln-Số vụ Ln- Mật<br /> Ln- Chi Ln- Chi<br /> gia<br /> thuốc thú<br /> chất<br /> Kinh<br /> phí<br /> nuôi/<br /> độ<br /> phí<br /> phí<br /> tập huấn y thủy<br /> lượng nghiệm<br /> sên vét<br /> năm /công<br /> giống thức ăn<br /> kỹ thuật<br /> sản<br /> giống nuôi cá<br /> ao nuôi<br /> <br /> Tham gia tập huấn kỹ thuật 1.000<br /> Ln-Thuốc thú ý thủy sản<br /> Kiểm tra chất lượng giống<br /> Ln-Kinh nghiệm nuôi<br /> Ln-Số vụ nuôi/ năm<br /> Ln- Mật độ/công<br /> Ln-Chi phí sên vét ao nuôi<br /> Ln-Chi phí giống<br /> Ln-Chi phí thức ăn<br /> <br /> .014<br /> -.136<br /> .158<br /> -.133<br /> -.065<br /> -.392<br /> -.095<br /> .068<br /> <br /> 1.000<br /> .032<br /> .101<br /> .049<br /> .168<br /> -.022<br /> -.305<br /> -.421<br /> <br /> 1.000<br /> -.090<br /> -.042<br /> -.227<br /> .035<br /> .054<br /> -.064<br /> <br /> Kết quả phân tích bởi mô hình hồi quy<br /> tuyến tính để xem xét các yếu tố ảnh hưởng<br /> <br /> 74 • NHA TRANG UNIVERSITY<br /> <br /> 1.000<br /> .024<br /> .142<br /> .075<br /> .000<br /> -.172<br /> <br /> 1.000<br /> .030<br /> .091<br /> .009<br /> .144<br /> <br /> 1.000<br /> .008<br /> -.107<br /> -.282<br /> <br /> 1.000<br /> -.069<br /> .027<br /> <br /> 1.000<br /> -.234<br /> <br /> 1.000<br /> <br /> đến năng suất của nông hộ nuôi cá tra ở tỉnh<br /> An Giang được tóm tắt qua Bảng 3.<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 4/2016<br /> <br /> Bảng 3. Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính giữa năng suất và các yếu tố ảnh hưởng<br /> Hệ số chưa<br /> chuẩn hóa<br /> <br /> Độ lệch chuẩn<br /> <br /> Kiểm định (t)<br /> <br /> Mức ý<br /> nghĩa<br /> <br /> Hằng số<br /> <br /> -2,091<br /> <br /> 0,315<br /> <br /> -6,648<br /> <br /> 0,000<br /> <br /> Tham gia tập huấn kỹ thuật<br /> <br /> 0,006<br /> <br /> 0,016<br /> <br /> 0.006<br /> <br /> 0,407<br /> <br /> 0,685<br /> <br /> Chi phí thuốc thú y thủy sản<br /> <br /> 0,090<br /> <br /> 0,018<br /> <br /> 0.110<br /> <br /> 4,934<br /> <br /> 0,000<br /> <br /> Kiểm tra chất lượng giống cá<br /> <br /> -0,011<br /> <br /> 0,006<br /> <br /> 0.029<br /> <br /> -2,061<br /> <br /> 0,042<br /> <br /> Kinh nghiệm nuôi cá<br /> <br /> 0,005<br /> <br /> 0,008<br /> <br /> 0.009<br /> <br /> 0,650<br /> <br /> 0,518<br /> <br /> Số vụ nuôi/năm<br /> <br /> 0,017<br /> <br /> 0,010<br /> <br /> 0.024<br /> <br /> 1,690<br /> <br /> 0,094<br /> <br /> Mật độ nuôi/công<br /> <br /> -0,008<br /> <br /> 0,028<br /> <br /> 0.005<br /> <br /> -0,303<br /> <br /> 0,762<br /> <br /> Chi phí sên vét ao nuôi<br /> <br /> 0,029<br /> <br /> 0,016<br /> <br /> 0.026<br /> <br /> 1,783<br /> <br /> 0,078<br /> <br /> Chi phí giống<br /> <br /> -0,011<br /> <br /> 0,017<br /> <br /> 0.012<br /> <br /> -0,663<br /> <br /> 0,509<br /> <br /> Chi phí thức ăn<br /> <br /> 0,895<br /> <br /> 0,023<br /> <br /> 0.922<br /> <br /> 39,552<br /> <br /> 0,000<br /> <br /> Mô hình<br /> <br /> Hệ số<br /> chuẩn hóa<br /> <br /> Biến phụ thuộc: Năng suất năm 2013 tính cho (1.000m ) cá tra/vụ<br /> 2<br /> <br /> Hệ số tương quan<br /> (R2): 0,983<br /> <br /> Hệ số tương quan R2<br /> điều chỉnh: 0,982<br /> <br /> Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho<br /> thấy, hệ số tương quan R2 bằng 0,983 có nghĩa<br /> là 98,3% sự biến thiên năng suất của nông hộ<br /> nuôi cá tra có thể được giải thích từ mối liên hệ<br /> tuyến tính giữa: Chi phí thức ăn, Chi phí sên<br /> vét ao nuôi, Kiểm tra chất lượng giống cá, Mật<br /> độ nuôi, Số vụ nuôi/năm, Chi phí thuốc thú y<br /> thủy sản, Chi phí giống cá, Kinh nghiệm nuôi<br /> cá, Tham gia tập huấn kỹ thuật<br /> Kết quả của hàm hồi quy tuyến tính cho<br /> thấy có 5 biến độc lập ảnh hưởng có ý nghĩa<br /> đến năng suất cá tra là các biến sau: Chi phí<br /> thức ăn, Chi phí sên vét, Kiểm tra chất lượng<br /> giống, Số vụ nuôi/năm, Chi phí thuốc thú y thủy<br /> sản. Các biến độc lập còn lại: Mật độ nuôi, Chi<br /> phí giống, Kinh nghiệm và Tham gia tập huấn<br /> kỹ thuật không ảnh hưởng đến năng suất bình<br /> quân tính cho 1.000 m2 cá tra/vụ. Từ kết quả<br /> phân tích, ta có thể viết lại hàm hồi quy như sau:<br /> LnY= - 2,091 + 0,895lnX1 + 0,029lnX2 0,011lnX3 + 0,017lnX5 + 0,090lnX6<br /> Trong đó:<br /> -2,091 là hằng số (hằng số bị âm không<br /> kiểm tra chất lượng giống và không tham gia<br /> tập huấn kỹ thuật)<br /> <br /> Kiểm định sự phù hợp<br /> của hàm hồi quy (F):<br /> 616,085<br /> <br /> Ý nghĩa thống kê<br /> (Sig) . 0,000<br /> <br /> Biến Chi phí thức ăn (X1) ảnh hưởng tích cực<br /> đến năng suất/công cá tra/vụ. Trong điều kiện<br /> các biến độc lập khác cố định, khi nông hộ đầu<br /> tư thêm 1% chi phí thức ăn thì năng suất tăng<br /> thêm 0,895%. Khi đầu tư chi phí thức ăn làm<br /> cho năng suất tăng lên vì chi phí thức ăn chiếm<br /> hơn 80% tổng chi phí.<br /> Biến chi phí sên vét (X2) có mối quan hệ<br /> cùng chiều với năng suất cá tra. Trong điều<br /> kiện các yếu tố khác cố định, khi nông hộ đầu<br /> tư thêm 1% chi phí sên vét thì năng suất tăng<br /> thêm 0,029%. Khảo sát thực tế cho thấy, ao<br /> được đầu tư sên vét thì đáy ao sạch sẽ tạo<br /> sự thoáng, mát, trao đổi khí dễ dàng, điều hòa<br /> lượng khí oxy hòa tan trong nước giúp cá bơi<br /> lội thuận tiện, phát triển nhanh và mau lớn.<br /> Như vậy đầu tư vào chi phí sên vét làm cho<br /> năng suất cá tra tăng lên.<br /> Biến kiểm tra chất lượng giống (X3) có mối<br /> quan hệ nghịch chiều với năng suất. Trong điều<br /> kiện các yếu tố khác không đổi, khi nông hộ<br /> mua cá giống về nuôi không qua kiểm tra chất<br /> lượng con giống thì năng suất giảm 0,011%.<br /> Điều này rất đúng với khảo sát thực tế, kiểm<br /> tra chất lượng con giống là khâu quan trọng<br /> NHA TRANG UNIVERSITY • 75<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 4/2016<br /> <br /> nhất trong quá trình nuôi nó sẽ ảnh hưởng đến<br /> năng suất của hộ.<br /> Biến số vụ nuôi/năm (X5) có ý nghĩa<br /> thống kê với mức 10% với hệ số tương quan<br /> 0,017 có nghĩa là biến độc lập này đồng biến<br /> với năng suất của hộ. Khi hộ đầu tư tăng số<br /> vụ nuôi/năm thì năng suất tăng thêm 0,017%,<br /> trong điều kiện cố định các yếu tố ảnh hưởng<br /> khác. Qua thực tế cho thấy rằng, tăng số vụ<br /> nuôi trên năm có thể tiết kiệm được thời gian<br /> nuôi cũng như chi phí nuôi của hộ. Căn cứ<br /> theo tiêu chuẩn của bộ thủy sản TCN213/2004<br /> (Bộ Thủy sản, 2004) nên nuôi 3 vụ/2 năm. Qua<br /> đó cho thấy, số vụ nuôi/năm ảnh hưởng đến<br /> năng suất của hộ.<br /> Biến thuốc thú y thủy sản (X6) biến này có<br /> ý nghĩa thống kê với mức 1% với hệ số tương<br /> quan 0,090 có nghĩa là biến độc lập này đồng<br /> biến với năng suất. Khi nông hộ đầu tư 1%<br /> thuốc thú y thủy sản thì năng suất tăng thêm<br /> 0,090% trong điều kiện các yếu tố khác cố định.<br /> Khi nông hộ đầu tư thuốc thú y thủy sản vào<br /> ao cá rất là cần thiết đề phòng và ngăn ngừa<br /> các dịch bệnh, kịp thời điều trị nếu dịch bệnh<br /> <br /> xảy ra và tăng sức đề kháng giúp cho cá<br /> tiêu hóa dễ dàng,… Như vây, đầu tư thuốc<br /> thú y thủy sản sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng<br /> suất của hộ.<br /> 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của<br /> nông hộ nuôi cá tra tỉnh An Giang<br /> Hàm hồi quy tuyến tính Y = a + b1X1 + b2X2<br /> <br /> + b3X3 +…+ bn Xn + e được sử dụng để ước<br /> <br /> lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của<br /> hộ nuôi cá tại thời điểm nghiên cứu. Biến phụ<br /> <br /> thuộc được đề cập đến ở đây là thu nhập tính<br /> trên 1 năm cho 1.000 m2 cá tra. Có 08 biến<br /> độc lập được đưa vào mô hình bao gồm: diện<br /> tích nuôi (X1), mật độ nuôi (X2), trình độ học<br /> <br /> vấn của chủ hộ (X3), thời gian nuôi một vụ cá<br /> <br /> (X4), số tiền vay/tổng chi phí (X5), kiểm tra chất<br /> <br /> lượng giống (X6), tham gia tập huấn kỹ thuật<br /> <br /> (X7) và kinh nghiệm (X8).<br /> <br /> Trước khi xây dựng hàm hồi quy tuyến tính<br /> <br /> trên, kiểm tra sự tương quan giữa các biến độc<br /> lập. Các hệ số tương quan giữa các biến đưa<br /> vào mô hình đều nhỏ hơn 0,5 không xảy ra<br /> hiện tượng đa cộng tuyến.<br /> <br /> Bảng 4. Kiểm tra sự tương quan giữa các biến độc lập<br /> Biến quan sát<br /> <br /> Kinh nghiệm<br /> <br /> Kinh<br /> nghiệm<br /> <br /> Thời<br /> gian<br /> nuôi 1<br /> vụ cá<br /> <br /> Kiểm<br /> Số tiền<br /> Tham gia<br /> tra chất Trình độ<br /> vay trên<br /> tập huấn kỹ<br /> tổng chi<br /> lượng học vấn<br /> thuật<br /> giống<br /> phí<br /> <br /> 1,000<br /> <br /> Thời gian nuôi 1 vụ cá<br /> <br /> ,037<br /> <br /> 1,000<br /> <br /> Kiểm tra chất lượng giống<br /> <br /> ,071<br /> <br /> -,041 1,000<br /> <br /> Trình độ học vấn<br /> <br /> -,199<br /> <br /> ,054<br /> <br /> Tham gia tập huấn kỹ thuật<br /> <br /> -,085<br /> <br /> -,103<br /> <br /> -,218<br /> <br /> -,114<br /> <br /> 1,000<br /> <br /> Số tiền vay trên tổng chi phí<br /> <br /> -,060<br /> <br /> ,075<br /> <br /> -,087<br /> <br /> ,203<br /> <br /> ,176<br /> <br /> ,092<br /> <br /> -,267<br /> <br /> -,209<br /> <br /> -,197<br /> <br /> ,063<br /> <br /> -,241<br /> <br /> -,129<br /> <br /> -,121<br /> <br /> -,062<br /> <br /> -,234<br /> <br /> Mật độ nuôi<br /> Diện tích nuôi ao<br /> <br /> Kết quả phân tích bởi mô hình hồi quy<br /> tuyến tính để xem xét các yếu tố ảnh hưởng<br /> <br /> 76 • NHA TRANG UNIVERSITY<br /> <br /> Mật độ Diện tích<br /> nuôi<br /> nuôi<br /> <br /> -,042 1,000<br /> <br /> 1,000<br /> ,060 1,000<br /> -,436<br /> <br /> -,045<br /> <br /> 1,000<br /> <br /> đến thu nhập của nông hộ nuôi cá tra ở tỉnh An<br /> Giang được tóm tắt qua Bảng 5.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2