VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 60-63<br />
<br />
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG<br />
TƯ DUY CHIẾN LƯỢC CHO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO<br />
ĐANG HỌC CAO CẤP LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ<br />
Nguyễn Hải Thanh - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh<br />
Ngày nhận bài: 10/04/2017; ngày sửa chữa: 27/05/2018; ngày duyệt đăng: 26/06/2018.<br />
Abstract: There are many factors that affect the process of fostering strategic thinking for senior<br />
leaders in studying advanced political theory. In this study, author points out subjective and<br />
objective factors that influence the improvement of strategic thinking for senior leaders in studying<br />
advanced political theory at the Ho Chi Minh National Academy of Politics with aim to consider,<br />
adjust and update some contents in training strategic thinking for trainees in current period.<br />
Keywords: Training, strategic thinking, senior leaders, advanced political theory.<br />
1. Mở đầu<br />
Trong bối cảnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập<br />
quốc tế, yêu cầu đặt ra cho cán bộ lãnh đạo các cấp phải<br />
có tầm tư duy chiến lược để có thể hoạch định các chính<br />
sách, đi tắt đón đầu những thành tựu khoa học và công<br />
nghệ, dự báo được xu thế biến đổi về cả những thuận lợi<br />
và khó khăn của môi trường để có sự thích ứng tốt nhất.<br />
Đối tượng học cao cấp lí luận chính trị tại Học viện<br />
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là cán bộ lãnh đạo trong<br />
hệ thống chính trị từ cơ sở đến Trung ương, vì vậy những<br />
cán bộ này cần có tầm tư duy chiến lược. Tư duy chiến<br />
lược có vai trò quan trọng trong lãnh đạo và quản lí. Nó<br />
giúp người lãnh đạo đề ra, thiết kế một cách có khoa học,<br />
dài hạn và ngắn hạn các mục tiêu và kế hoạch thực hiện<br />
của một tổ chức, giúp lãnh đạo tổ chức đó thực hiện các<br />
mục tiêu mang tính chiến lược, thường được hiểu theo<br />
nghĩa dài hạn, lớn, có tầm nhìn. Do vậy, trong quá trình<br />
đào tạo cao cấp lí luận chính trị cần đồng thời tiến hành<br />
bồi dưỡng tư duy chiến lược để đủ sức đảm đương nhiệm<br />
vụ lãnh đạo tổ chức cả về mặt chính trị và năng lực hoạch<br />
định chính sách trong tình hình mới.<br />
Trong quá trình đào tạo tại Học viện Chính trị Quốc<br />
gia Hồ Chí Minh, chúng tôi thấy rằng có nhiều yếu tố ảnh<br />
hưởng tới tư duy chiến lược của đội ngũ cán bộ lãnh đạo,<br />
được quy hoạch chức danh lãnh đạo là học viên tại Nhà<br />
trường. Việc chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng sẽ góp phần<br />
giúp giảng viên, các cấp quản lí đào tạo, bồi dưỡng có thể<br />
đề ra những biện pháp tác động phù hợp sao cho nâng<br />
cao khả năng tư duy chiến lược cho học viên, góp phần<br />
làm cho chất lượng đào tạo, hiệu quả sau đào tạo được<br />
nâng lên.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Quan niệm về tư duy chiến lược<br />
<br />
60<br />
<br />
Cho đến nay, ở nước ta một số tác giả đã đưa ra quan<br />
niệm về tư duy chiến lược. Theo tác giả Lê Chi Mai: “Tư<br />
duy chiến lược là một quá trình sáng tạo và đa dạng, thể<br />
hiện tầm nhìn của các nhà lãnh đạo trong việc gắn kết<br />
các hoạt động hàng ngày với mục tiêu chiến lược dài hạn<br />
của tổ chức nhằm xem xét cách thức đổi mới hoặc tái tạo<br />
lại tổ chức đáp ứng sự thay đổi của môi trường” [1]. Tác<br />
giả Trần Văn Phòng quan niệm: “Tư duy chiến lược là tư<br />
duy phản ánh đúng bản chất, quy luật, xu hướng vận<br />
động của hiện thực khách quan trong tương lai và định<br />
hướng đúng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực<br />
tiễn của con người” [2]. Từ một số quan niệm trên chúng<br />
tôi cho rằng: Tư duy chiến lược là quá trình nhận thức<br />
các thuộc tính bản chất, các mối liên hệ mang tính quy<br />
luật, xu hướng vận động của hiện thực khách quan tác<br />
động đến chiều hướng phát triển của xã hội trong tương<br />
lai nhằm định hướng cho hoạt động của người lãnh đạo<br />
đưa tổ chức đạt mục tiêu chiến lược.<br />
Nghiên cứu về bồi dưỡng tư duy chiến lược đã có một<br />
nghiên cứu đề cập đến vấn đề này, cụ thể. Tác giả Trần<br />
Văn Phòng “Bồi dưỡng tư duy chiến lược cho cán bộ<br />
lãnh đạo là quá trình chủ động, tích cực bồi dưỡng nâng<br />
cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ hiện<br />
nay” [2]. Trên cơ sở tổng kết các nghiên cứu của các tác<br />
giả đi trước chúng tôi quan niệm: Bồi dưỡng tư duy chiến<br />
lược cho cán bộ lãnh đạo học cao cấp lí luận chính trị là<br />
hoạt động được tổ chức theo quy trình cho một nhóm đối<br />
tượng đặc thù qua đó cập nhật, bổ túc kiến thức, phát<br />
triển năng lực nhận thức, năng lực dự báo giúp họ biết<br />
cách xác định mục tiêu chiến lược và tổ chức thực hiện<br />
mục tiêu này nhằm định hướng cho hoạt động của tổ<br />
chức thích ứng với sự biến đổi của môi trường để đạt<br />
được mục tiêu chiến lược.<br />
Từ khái niệm trên có thể thấy:<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 60-63<br />
<br />
- Đối tượng bồi dưỡng tư duy chiến lược là cán bộ<br />
lãnh đạo theo vị trí chức danh lãnh đạo trong hệ thống<br />
chính trị.<br />
- Mục tiêu bồi dưỡng tư duy chiến lược giúp cán bộ<br />
lãnh đạo có kiến thức, thái độ và kĩ năng xác định những<br />
vấn đề mang tính chiến lược.<br />
- Nội dung bồi dưỡng tư duy chiến lược cho cán bộ<br />
lãnh đạo thể hiện ở việc nâng cao các phẩm chất trí tuệ,<br />
năng lực nhận thức, năng lực dự báo về xu hướng vận<br />
động của bối cảnh môi trường để ứng phó và thích ứng<br />
với các biến đổi đó nhằm đạt được mục tiêu đề ra.<br />
- Chương trình bồi dưỡng tư duy chiến lược được xây<br />
dựng dựa trên chức danh lãnh đạo, giúp cán bộ lãnh đạo<br />
cập nhật với những vấn đề có tính thời cuộc, hình thành<br />
năng lực thực tiễn.<br />
- Hình thức tổ chức bồi dưỡng tư duy chiến lược có<br />
thể được thực hiện đồng thời với các chương trình khác<br />
hoặc được tổ chức vào những thời điểm nhất định theo<br />
yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.<br />
- Phương pháp bồi dưỡng tư duy chiến lược như giải<br />
quyết tình huống giả định trong hoạt động lãnh đạo, qua<br />
luân chuyển công tác, qua giao việc,...<br />
- Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng tư duy chiến<br />
lược cần được xác định cụ thể thành các tiêu chuẩn, tiêu<br />
chí cụ thể.<br />
Trong nội dung bài viết chúng tôi đi vào phân tích,<br />
làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả bồi<br />
dưỡng tư duy chiến lược cho cán bộ lãnh đạo học cao cấp<br />
lí luận chính trị về mặt chủ quan và về mặt khách quan.<br />
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động bồi dưỡng tư duy<br />
chiến lược cho cán bộ lãnh đạo đang học cao cấp lí<br />
luận chính trị<br />
2.2.1. Các yếu tố chủ quan<br />
- Yếu tố thuộc về chủ thể tham gia bồi dưỡng. Chủ<br />
thể tham gia bồi dưỡng tư duy chiến lược cho cán bộ lãnh<br />
đạo học cao cấp lí luận chính trị là một trong những nhân<br />
tố đóng vai trò quan trọng tác động tới kết quả bồi dưỡng<br />
tư duy chiến lược. Giảng viên tham gia bồi dưỡng cần<br />
am hiểu cả về lí luận và thực tiễn các kĩ năng tư duy bậc<br />
cao như kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá vấn đề thì<br />
mới có thể giúp cho đối tượng được bồi dưỡng xây dựng<br />
được phương pháp tư duy chiến lược.<br />
- Yếu tố tư chất, năng khiếu bẩm sinh của cán bộ lãnh<br />
đạo. Tư duy là thuộc tính của não bộ và tư duy chiến lược<br />
là một phần của tư duy cho nên muốn có tư duy chiến<br />
lược thì não bộ cần phải có sự phân tích, xử lí thông tin<br />
một cách linh hoạt, nhạy bén. Mặt khác, theo nghiên cứu<br />
của Howard Gardner thuộc Đại học Harvard, có bảy loại<br />
hình thông minh khác biệt và độc lập với nhau trong một<br />
con người và các loại hình thông minh này có liên quan<br />
<br />
61<br />
<br />
đến yếu tố bẩm sinh [3]. Một cá nhân có khả năng thông<br />
minh bẩm sinh, có tư chất thuận lợi và có sự nỗ lực rèn<br />
luyện tư duy chiến lược được kết hợp với nhau là điều<br />
kiện quan trọng cho việc bồi dưỡng tư duy chiến lược. Tất<br />
nhiên yếu tố bẩm sinh hoàn toàn không quyết định đến<br />
kết quả bồi dưỡng tư duy chiến lược, nhưng khi có sự kết<br />
hợp thì tư duy chiến lược sẽ đạt đến mức độ cao, tốc độ<br />
xử lí thông tin của con người trở nên mềm dẻo, linh hoạt,<br />
có tính sáng tạo cao, hiệu quả của tư duy sẽ tăng lên.<br />
- Kiến thức, kinh nghiệm lãnh đạo của cán bộ lãnh<br />
đạo. Cá nhân được bồi dưỡng có đủ năng lực nhận thức,<br />
có trình độ và am hiểu về các vấn đề của khoa học lãnh<br />
đạo sẽ thuận lợi trong việc tiếp thu và vận dụng các kiến<br />
thức về tư duy chiến lược vào thực tiễn, cho nên kiến<br />
thức, kinh nghiệm của đối tượng được bồi dưỡng ảnh<br />
hưởng đến hiệu quả bồi dưỡng tư duy chiến lược, làm<br />
sâu sắc và phong phú thêm các kiến thức được bồi<br />
dưỡng, nâng cao khả năng dự báo, có tầm nhìn chiến lược<br />
để đưa ra các quyết định lãnh đạo phù hợp với thực tiễn<br />
cũng như điều kiện khách quan, hành động trên cơ sở tôn<br />
trọng các quy luật khách quan. Những kiến thức và kinh<br />
nghiệm ban đầu và những nội dung bồi dưỡng có tác<br />
động qua lại chặt chẽ, kiến thức sẽ góp phần củng cố<br />
vững chắc kinh nghiệm trên nền tảng khoa học, tránh cho<br />
cá nhân sa đà vào chủ nghĩa kinh nghiệm, kinh nghiệm<br />
sẽ tác động trở lại làm cho kiến thức trở nên sâu sắc hơn.<br />
- Trình độ được đào tạo, gồm hệ thống những kiến<br />
thức, kĩ năng mang tính nghề nghiệp, để đáp ứng với<br />
những yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động nhất định. Sau<br />
quá trình tham gia vào hoạt động lãnh đạo, những kiến<br />
thức được đào tạo không đủ để đáp ứng với yêu cầu ngày<br />
càng cao của xã hội, người lãnh đạo có nhu cầu được bồi<br />
dưỡng về khoa học lãnh đạo và trên nền tảng của trình độ<br />
được đào tạo, có phương pháp tư duy, những trải nghiệm<br />
qua thực tiễn lãnh đạo trở thành nhân tố thúc đẩy việc bồi<br />
dưỡng tư duy chiến lược có kết quả. Lĩnh vực được đào<br />
tạo cung cấp cơ sở phương pháp luận quan trọng cho bồi<br />
dưỡng tư duy chiến lược. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa<br />
đào tạo và bồi dưỡng chỉ là tương đối vì trong đào tạo có<br />
bồi dưỡng, nhưng bồi dưỡng thường mang tính cập nhật,<br />
diễn ra trong thời gian ngắn, nhằm giúp cho người lãnh<br />
đạo có thêm các tri thức, kĩ năng phù hợp với yêu cầu vị<br />
trí chức danh lãnh đạo, trong khi đó trình độ đào tạo giúp<br />
người được đào tạo làm tốt công tác chuyên môn.<br />
- Năng lực lãnh đạo là biểu hiện cụ thể của năng lực<br />
nói chung, để có năng lực lãnh đạo cán bộ lãnh đạo cần<br />
có tổ hợp các phẩm chất tương ứng với yêu cầu của vị trí<br />
chức danh lãnh đạo. Nếu người lãnh đạo không có năng<br />
lực lãnh đạo thì khó có khả năng tiếp nhận các nội dung<br />
bồi dưỡng tư duy chiến lược, cho nên năng lực lãnh đạo<br />
là một trong những điều kiện để người lãnh đạo thực hiện<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 60-63<br />
<br />
tốt các nhiệm vụ bồi dưỡng và có khả năng chuyển hóa<br />
thành các hoạt động lãnh đạo cụ thể. Chính vì vậy, năng<br />
lực lãnh đạo ảnh hưởng đến kết quả bồi dưỡng tư duy<br />
chiến lược không chỉ về nhận thức mà còn về năng lực<br />
thực tiễn hoạt động lãnh đạo.<br />
- Tính cách, khí chất của cán bộ lãnh đạo. Đây là<br />
những thuộc tính tâm lí rất ổn định của con người, khó<br />
hình thành và cũng khó mất đi. Nếu tính cách và khí chất<br />
phù hợp với những yêu cầu của hoạt động lãnh đạo thì<br />
người lãnh đạo được bồi dưỡng dễ dàng tiếp nhận chương<br />
trình, nội dung bồi dưỡng tư duy chiến lược. Ngược lại,<br />
với những người có tính cách hoàn toàn hướng nội hoặc<br />
khí chất kiểu ưu tư sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp thu các<br />
nội dung bồi dưỡng tư duy chiến lược, bởi tư duy chiến<br />
lược đòi hỏi sự nhạy bén, tính mềm dẻo, tính linh hoạt<br />
cao. Đặc biệt, việc bồi dưỡng chỉ có thể diễn ra trong thời<br />
gian ngắn nên kết quả bồi dưỡng tư duy chiến lược đòi<br />
hỏi chủ thể được bồi dưỡng có tính cách và khí chất linh<br />
hoạt để kịp thời tiếp nhận các chương trình bồi dưỡng, do<br />
đó kết quả bồi dưỡng tư duy chiến lược chịu ảnh hưởng,<br />
sự chi phối của tính cách và khí chất.<br />
2.2.2. Các yếu tố khách quan<br />
- Chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách của<br />
Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Việc bồi dưỡng<br />
tư duy chiến lược cho cán bộ lãnh đạo các cấp trong hệ<br />
thống các cơ quan nhà nước hiện nay chịu tác động của<br />
nhiều quy định, văn bản quy phạm pháp luật như Nghị<br />
quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa<br />
VIII về Chiến lược cán bộ thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH<br />
đất nước; Quy định số 164-QĐ/TW ngày 1/2/2013 của Bộ<br />
Chính trị về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với<br />
cán bộ lãnh đạo, quản lí các cấp; Nghị định số<br />
18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 về đào tạo, bồi dưỡng<br />
công chức. Mặt khác, các địa phương đã thể chế hóa các<br />
văn bản trên để có căn cứ xác định đối tượng tham gia bồi<br />
dưỡng. Các văn bản chỉ rõ đối tượng được bồi dưỡng phải<br />
phù hợp với từng loại cán bộ, nội dung bồi dưỡng phải lấy<br />
tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ; mục tiêu bồi dưỡng nhằm<br />
trang bị kiến thức, kĩ năng, phương pháp thực hiện nhiệm<br />
vụ, công vụ; nguyên tắc bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí<br />
việc làm, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo; thời gian bồi dưỡng<br />
5-7 ngày/năm. Việc bồi dưỡng tư duy chiến lược cần dựa<br />
trên các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước để có các<br />
căn cứ cụ thể đối với từng chức danh lãnh đạo.<br />
- Mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp<br />
bồi dưỡng là yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả bồi dưỡng<br />
tư duy chiến lược. Tư duy chiến lược luôn hướng vào<br />
giải quyết các thách thức trong tương lai, cho nên mục<br />
tiêu, nội dung chương trình cần hướng vào những vấn đề<br />
có tính chiến lược trong tương lai. Ngoài ra, nội dung,<br />
phương pháp bồi dưỡng đòi hỏi đi theo hướng ứng dụng<br />
<br />
62<br />
<br />
cao, tính linh hoạt để đáp ứng với những thay đổi của môi<br />
trường đặt ra cho người lãnh đạo. Kết quả của bồi dưỡng<br />
tư duy chiến lược chính là kết quả của việc xây dựng mục<br />
tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp và đánh giá<br />
hiệu quả bồi dưỡng qua kết quả hoạt động lãnh đạo, kết<br />
quả sau quá trình bồi dưỡng càng cao, năng lực thực tiễn<br />
của đối tượng tham gia bồi dưỡng có sự chuyển biến càng<br />
chứng tỏ sự đúng đắn, phù hợp của mục tiêu, các nội<br />
dung, chương trình bồi dưỡng. Nói về sự ảnh hưởng của<br />
nội dung và phương pháp đào tạo cán bộ, đồng chí Phạm<br />
Minh Chính khẳng định “Công tác đào tạo, bồi dưỡng<br />
cán bộ chưa có sự đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương<br />
pháp dạy và học, chưa thực sự gắn lí luận với thực tiễn.<br />
Đặc biệt là việc buông lỏng quản lí về thời gian lên lớp,<br />
lịch học bắt buộc và tự học... dẫn tới chất lượng đào tạo<br />
chưa cao” [4]. Với đối tượng học cao cấp lí luận chính trị<br />
cũng phải xác định được mức độ ảnh hưởng mục tiêu,<br />
nội dung, chương trình đào tạo đến chất lượng bồi dưỡng<br />
tư duy chiến lược.<br />
- Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội phản ánh tồn<br />
tại xã hội, nó quyết định đến ý thức xã hội, cho nên mục<br />
tiêu, nội dung, chương trình bồi dưỡng tư duy chiến lược<br />
cần phản ánh tổng thể những vấn đề có tính chiến lược<br />
về kinh tế - chính trị - xã hội, qua đó đối tượng được bồi<br />
dưỡng nâng cao năng lực nhận thức, năng lực phân tích,<br />
đánh giá, dự báo để hình thành năng lực thực tiễn. Hơn<br />
nữa, tư duy là quá trình nhận thức, tư duy chiến lược chỉ<br />
có thể dự báo, phản ánh đúng đắn các quy luật khách<br />
quan trên cơ sở nắm vững tình hình phát triển kinh tế chính trị - xã hội nói chung và nắm vững lĩnh vực cụ thể<br />
bản thân cán bộ lãnh đạo đang phụ trách để ban hành<br />
quyết định lãnh đạo đúng đắn. Bởi vậy, kết quả bồi<br />
dưỡng tư duy chiến lược có ảnh hưởng quan trọng từ việc<br />
nắm vững tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của thế<br />
giới, trong nước cũng như ở từng địa phương.<br />
- Tình hình văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ là<br />
sản phẩm lao động trí tuệ, trình độ của con người trong<br />
mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Mỗi bước tiến của lịch<br />
sử đều phản ánh trình độ tư duy của con người và chính<br />
sự phát triển này là sản phẩm của tư duy, vì vậy tình hình<br />
văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ tác động đến<br />
việc hoạch định, xây dựng và tổ chức thực hiện quyết<br />
định lãnh đạo và ảnh hưởng đến việc xây dựng mục tiêu,<br />
nội dung, chương trình bồi dưỡng tư duy chiến lược. Khi<br />
chủ thể được bồi dưỡng nhận thấy các thách thức trong<br />
xu hướng vận động của văn hóa, khoa học công nghệ sẽ<br />
nhận ra những vấn đề cần phải giải quyết trong tương lai.<br />
Bồi dưỡng giúp cho người lãnh đạo đủ năng lực nhận<br />
thức để hình thành tư duy chiến lược.<br />
- Cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật phục vụ hoạt<br />
động bồi dưỡng. Yếu tố này là một phần không thể thiếu<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 60-63<br />
<br />
trong quy trình bồi dưỡng tư duy chiến lược. Thấy được<br />
tầm ảnh hưởng cũng như sự quan trọng của cơ sở vật chất<br />
với kết quả bồi dưỡng, Hội nghị lần thứ 3 Trung ương<br />
khóa 8 đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường cơ<br />
sở vật chất, phương tiện kĩ thuật, kinh phí bồi dưỡng. Kết<br />
luận số 37-KL/TW ngày 2/2/2009 của Ban Chấp hành<br />
Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh Chiến lược cán bộ thời<br />
kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước tiếp tục khẳng định<br />
cần huy động mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư ngân<br />
sách nhà nước cho việc bồi dưỡng cán bộ cả trong và<br />
ngoài nước, trong và ngoài Đảng. Các quá trình nhận<br />
thức sẽ diễn ra nhanh hơn, phong phú hơn nếu có sự hỗ<br />
trợ của các phương tiện trực quan. Điều đó chứng tỏ cơ<br />
sở vật chất, trang thiết bị có ảnh hưởng, tác động đến kết<br />
quả bồi dưỡng tư duy chiến lược.<br />
- Sự mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế. Việt Nam<br />
đang trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, đòi<br />
hỏi con người Việt Nam cần có sự chủ động, tích cực học<br />
hỏi và tiếp thu tinh hoa văn hóa của thế giới để hội nhập,<br />
đi tắt và để đạt đến mục tiêu này cần tranh thủ những<br />
thành tựu về khoa học và công nghệ từ quá trình giao lưu<br />
và hội nhập, góp phần mở rộng cơ hội để đưa thế giới<br />
đến với Việt Nam gần hơn và đưa Việt Nam vươn ra thế<br />
giới nhanh hơn, song cũng đặt ra không ít thách thức trên<br />
mọi phương diện, tất yếu chúng ta cần có dự báo về<br />
khuynh hướng vận động của thế giới cũng như trong<br />
nước, do vậy trong chương trình bồi dưỡng tư duy chiến<br />
lược cho cán bộ lãnh đạo không thể không tính đến các<br />
nội dung này để đưa vào chương trình bồi dưỡng.<br />
3. Kết luận<br />
Trong quá trình lãnh đạo không cho phép sai lầm về<br />
mặt chiến lược, bởi tư duy chiến lược có tính chính trị, tính<br />
giai cấp và có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định,<br />
thực hiện các mục tiêu của hệ thống, bộ máy, đơn vị.<br />
Người lãnh đạo dù ở cấp độ nào cũng phải có tư duy chiến<br />
lược. Vì vậy, bồi dưỡng tư duy chiến lược cho cán bộ lãnh<br />
đạo trong quá trình học cao cấp lí luận chính trị đảm bảo<br />
nâng cao nhận thức chính trị, đường lối của Đảng và hiện<br />
thực hóa vào trong các quyết định lãnh đạo phù hợp với<br />
những quy luật của hiện thực khách quan. Trong quá trình<br />
bồi dưỡng tư duy chiến lược cho cán bộ, cần xác định rõ<br />
các yếu tố ảnh hưởng về chủ quan và khách quan cũng như<br />
mức độ ảnh hưởng để tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi<br />
dưỡng phù hợp, đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ, thực<br />
hiện thắng lợi Chiến lược cán bộ mà Đảng đã đề ra từ Nghị<br />
quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Lê Chi Mai (2015). Phát triển tư duy chiến lược của<br />
người lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước. Tạp chí<br />
Lí luận chính trị, số 11, tr 50-54.<br />
<br />
63<br />
<br />
[2] Trần Văn Phòng (2016). Bồi dưỡng tư duy chiến<br />
lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lí đáp ứng<br />
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập<br />
quốc tế ở Việt Nam hiện nay thực trạng và vấn đề<br />
đặt ra. Tạp chí Thông tin khoa học Lí luận chính trị,<br />
số 01, tr 20-25.<br />
[3] Nguyễn Trung Thanh (2016). Một số vấn đề lí luận<br />
về dạy học theo thuyết Đa trí tuệ. Tạp chí Giáo dục,<br />
số 378, tr 22-23; 29.<br />
[4] Phạm Minh Chính (2018). 20 năm thực hiện chiến<br />
lược cán bộ và những bài học quý giá cho chúng ta.<br />
http://dangcongsan.vn.<br />
[5] Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2008).<br />
Kỉ yếu Hội thảo Tư duy chiến lược - Nội dung, đặc<br />
điểm, con đường hình thành. Hà Nội.<br />
[6] Ban Tổ chức Trung ương (2013). Công văn số 4741CV/BTCTW ngày 20/05/2013 về một số vấn đề về<br />
đào tạo cao cấp lí luận chính trị - hành chính.<br />
[7] Irene Sanders. T. (2006). Tư duy chiến lược và khoa<br />
học mới. NXB Tri thức.<br />
[8] Phạm Kiêm Ích (2010). Tính tất yếu của tư duy phức<br />
hợp. Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 1, tr 15-19.<br />
<br />
DẠY HỌC MÔN SINH HỌC TIẾP CẬN...<br />
(Tiếp theo trang 43)<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ<br />
thông - Chương trình tổng thể.<br />
[2] Bộ GD-ĐT (2018). Dự thảo Chương trình giáo dục<br />
môn Sinh học<br />
[3] Campbell-Reece, Urry - Cain - Wasserman Minorsky Jackson (2017, bản dịch). Sinh học. NXB<br />
Giáo dục Việt Nam.<br />
[4] Đinh Quang Báo - Mai Sỹ Tuấn - Phan Thị Thanh<br />
Hội (2017). Định hướng xây dựng chương trình môn<br />
Sinh học trung học phổ thông đáp ứng chương trình<br />
giáo dục phổ thông tổng thể. Tạp chí Giáo dục, số<br />
419, tr 5-9.<br />
[5] Bộ GD-ĐT (2007). Sinh học 12. NXB Giáo dục.<br />
[6] Phan Thị Thanh Hội (2017). Vận dụng phương pháp<br />
đóng vai trong dạy học tích hợp bảo tồn thiên nhiên<br />
và đa dạng sinh học môn Sinh học cấp trung học cơ<br />
sở. Tạp chí Giáo dục, số 404, tr 50-53.<br />
[7] Phan Thị Thanh Hội (2017). Phát triển chương trình<br />
môn Lí luận dạy học Sinh học ở trường đại học sư<br />
phạm. Tạp chí Giáo dục, số 399, tr 27-30; 34.<br />
<br />