Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của học viên cao học trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
lượt xem 2
download
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm (1) Khám phá các nhân tố và điều chỉnh thang đo các yếu tố tác động đến sự hài lòng của học viên cao học tại trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An; (2) Kiểm định mô hình lý thuyết về các yếu tố tác động đến sự hài lòng của học viên cao học tại trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An; (3) Kiểm tra xem liệu có sự khác biệt về mức độ hài lòng của học viên theo các yếu tố nhân khẩu học (giới tính, năm học) hay không.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của học viên cao học trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC VIÊN CAO HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ThS. Trần Thị Mỹ Tiên Đại học KTCN Long An TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm (1) Khám phá các nhân tố và điều chỉnh thang đo các yếu tố tác động đến sự hài lòng của học viên cao học tại trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An; (2) Kiểm định mô hình lý thuyết về các yếu tố tác động đến sự hài lòng của học viên cao học tại trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An; (3) Kiểm tra xem liệu có sự khác biệt về mức độ hài lòng của học viên theo các yếu tố nhân khẩu học (giới tính, năm học) hay không. Các dữ liệu trong nghiên cứu được phân tích thông qua việc sử dụng phần mềm SPSS 20. Từ khóa: Học viên cao học, sự hài lòng, trường học SUMMARY This study is conducted to (1) Explore human factors, and adjust the scale of factors affecting the satisfaction of graduate students when they study at Long An University of Economics and Industry; (2) Test the theoretical model of factors affecting the satisfaction of graduate students at Long An University of Economics and Industry; (3) Check whether there are differences in students' satisfaction according to demographic factors (gender, schoolyear). The data in the study were analyzed through the use of SPSS 20 software. Key words: Graduate students, satisfaction, school 1. Đặt vấn đề Đối với nước ta, nguồn nhân lực chính là yếu tố quyết định đối với quá trình tăng trưởng và phát triển bền vững. Trong đó, nguồn nhân lực chất lượng cao có vai trò chi phối khả năng thành công và mức độ hiệu quả của các hoạt động khác, là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, tạo tiền đề để phát triển nền kinh tế bền vững. Tuy nhiên trên thực tế nước ta, mỗi khu vực vùng miền mang những điểm riêng như đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với 13 tỉnh, thành phố có hơn 17,5 triệu người, kinh tế đóng góp khoảng 22% GDP của cả nước, là một địa bàn quan trọng, nhiều tiềm năng và nguồn lực rất lớn để phát triển toàn diện đặc biệt về kinh tế nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao,... Với lực lượng lao động chiếm 21,44% tổng số lực lượng lao động cả nước nhưng tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 83,25%, trong khi đó tỷ lệ chung cả nước 74,6% và ÐBSCL xếp thứ bảy trong số tám vùng, miền. Các chỉ số về giáo dục và đào tạo đại học và sau đại học của toàn vùng cũng chỉ chiếm hơn 4% dân số ở độ tuổi từ 20 đến 24. Hiện bình quân cả nước hơn 570 nghìn dân có một trường đại học thì ở ÐBSCL hơn 1,5 triệu dân mới có một trường đại học. Do đó, việc nâng số lượng sinh viên đại học và sau đại học của toàn vùng lên cả về chất lượng và số lượng là vấn đề cần thiết. Đáp ứng nhu cầu trên, trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An ra đời nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Long An và khu vực ĐBSCL. Ngoài nội dung đào tạo trình độ đại học, trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An hiện đang đào tạo trình độ sau đại học với các ngành công nghệ Kỹ thuật Xây dựng, Tài chính Ngân hàng và Quản trị Kinh doanh nhưng đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào về đánh giá sự hài lòng của những học viên cao học. Chính vì thế, nghiên cứu các yếu tác động đến sự hài lòng của học viên cao học tại trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An là điều cần thiết hiện nay. 16
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 2. Cơ sở lý thuyết 2.1 Khái niệm về chất lượng dịch vụ và đặc tính chất lượng dịch vụ 2.1.1 Khái niệm về chất lượng dịch vụ: Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN ISO 9000 : 2000) dựa vào khái niệm về chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của dịch vụ thỏa mãn các nhu cầu, mong đợi của khách hàng và các bên có liên quan (Tạ Thị Kiều An, 2010). Theo quan điểm hướng về khách hàng, chất lượng dịch vụ đồng nghĩa với việc đáp ứng mong đợi của khách hàng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Do vậy, chất lượng được xác định bởi khách hàng, như khách hàng mong muốn. Và nhu cầu của khách hàng thì đa dạng, cho nên chất lượng cũng sẽ có nhiều cấp độ tuỳ theo đối tượng khách hàng. Chất lượng dịch vụ là do khách hàng quyết định. Còn theo Parasuraman (1988), định nghĩa: “Chất lượng dịch vụ được xác định bởi sự khác biệt giữa sự mong đợi khách hàng về dịch vụ và đánh giá của họ về dịch vụ mà họ nhận được”. Hoặc theo Joseph M. Juran (2011): “Chất lượng dịch vụ là sự phù hợp khi sử dụng, điều này do người sử dụng đánh giá”. Như vậy, chất lượng là phạm trù mang tính chủ quan, tuỳ thuộc vào nhu cầu, mong đợi của khách hàng. Cùng một mức chất lượng dịch vụ nhưng các khách hàng khác nhau sẽ có cảm nhận khác nhau, và ngay cả cùng một khách hàng cũng có cảm nhận khác nhau ở các giai đoạn khác nhau. Trong giới hạn bài nghiên cứu này, tác giả đánh giá chất lượng dịch vụ trên góc độ khách hàng - người học nên có thể hiểu chất lượng dịch vụ là mức độ mà dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của người học, mức độ hài lòng của học viên cao học trong quá trình cảm nhận và trải nghiệm dịch vụ tại trường. 2.1.2 Đặc tính của chất lượng dịch vụ: - Tính vượt trội. - Tính cung ứng. - Tính đặc trưng. - Tính thỏa mãn nhu cầu. - Tính tạo ra giá trị. 2.2 Khái niệm về sự hài lòng của khách hàng Sự hài lòng khách hàng là một tâm trạng hay cảm giác của khách hàng về một công ty khi sự mong đợi của họ được thoả mãn hay được đáp ứng vượt mức trong suốt vòng đời của sản phẩm hay dịch vụ. Có rất nhiều chủ đề, sách báo khoa học đã xuất bản về đề tài này. Theo Spreng và cộng sự (1996), sự hài lòng của khách hàng được xem là nền tảng trong khái niệm của marketing về việc thoả mãn nhu cầu và mong ước của khách hàng. Khách hàng đạt được sự thoả mãn thì sẽ tiếp tục ủng hộ sản phẩm của công ty và từ đó sẽ có được lòng trung thành của khách hàng. Còn theo Oliver (1980), sự hài lòng là phản ứng của người tiêu dùng đối với việc được đáp ứng những mong muốn. Định nghĩa này có hàm ý rằng sự thỏa mãn chính là sự hài lòng của người tiêu dùng trong việc tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ đó nó đáp ứng những mong muốn của họ, bao gồm cả mức độ đáp ứng trên mức mong muốn và dưới mức mong muốn. Theo Kotler và Keller (2006), sự hài lòng là mức độ của trạng thái cảm xúc của một người bắt nguồn từ việc so sánh nhận thức về một sản phẩm so với mong đợi của người đó. Theo đó 17
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 sự hài lòng có 3 cấp độ sau: - Nếu nhận thức của khách hàng nhỏ hơn kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận không thoả mãn. - Nếu nhận thức bằng kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận thoả mãn. - Nếu nhận thức lớn hơn kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận là thoả mãn hoặc thích thú. Theo Kano (1984), ông cho rằng mỗi khách hàng đều có 3 cấp độ nhu cầu: nhu cầu cơ bản, nhu cầu biểu hiện, nhu cầu tiềm ẩn. - Nhu cầu cơ bản: Đây là loại nhu cầu không bao giờ được biểu lộ, nếu đáp ứng được loại nhu cầu này sẽ đem đến sự hài lòng của khách hàng, tuy nhiên nếu ngược lại khách hàng sẽ không hài lòng. - Nhu cầu biểu hiện: Đây là loại yêu cầu mà khách hàng biểu lộ sự mong muốn chờ đợi đạt được. Theo ông, giữa sự hài lòng của khách hàng và sự đáp ứng của nhu cầu này có mối quan hệ tuyến tính. - Nhu cầu tiềm ẩn: Đây là loại nhu cầu mà khách hàng không đòi hỏi, tuy nhiên nếu có sự đáp ứng từ phía nhà cung ứng dịch vụ thì sự hài lòng sẽ được tăng lên. 2.3 Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng là chủ thể được các nhà nghiên cứu đưa ra bàn luận liên tục trong các thập kỷ qua. Thông thường, các nhà kinh doanh dịch vụ cho rằng chất lượng dịch vụ chính là mức độ hài lòng của khách hàng. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho thấy, sự hài lòng của khách hàng và chất lượng dịch vụ là hai khái niệm phân biệt nhưng lại có mối quan hệ gần với nhau. Chất lượng dịch vụ là khái niệm khách quan, mang tính lượng giá và nhận thức; trong khi đó, sự hài lòng là sự kết hợp của các thành phần chủ quan, dựa vào cảm giác và xúc cảm (Hồ Thúy Trinh, 2013). Theo Zeithaml và Bitner (2000) sự hài lòng của khách hàng là một khái niệm tổng quát nói lên sự hài lòng của họ khi tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ, còn nói đến chất lượng dịch vụ là quan tâm đến các thành phần cụ thể của dịch vụ (Zeithmal, 2000). Theo Gronroos (1984) thì đề nghị hai thành phần của chất lượng dịch vụ đó là: Chất lượng kỹ thuật (những gì khách hàng nhận được) và chất lượng chức năng (nhằm diễn giải dịch vụ được cung cấp như thế nào). Gronroos đã giới thiệu mô hình chất lượng dịch vụ dựa trên 3 điểm thiết yếu: - Thứ nhất, phân biệt chất lượng chức năng với chất lượng kỹ năng. Chất lượng chức năng chính là quá trình tương tác giữa khách hàng và người cung ứng dịch vụ, nghĩa là làm thế nào dịch vụ được thể hiện và cung ứng. Chất lượng kỹ thuật là hệ quả của quá trình vận hành hoạt động dịch vụ, có nghĩa là những gì mà khách hàng nhận được. - Thứ hai, hình ảnh có tầm quan trọng tột bậc đối với tất cả các hãng cung ứng dịch vụ bởi vì khách hàng có thể thấy được hình ảnh và nguồn lực của hãng trong quá trình giao dịch mua bán. - Thứ ba, cảm nhận toàn bộ về chất lượng là một hàm của những cảm nhận đánh giá của khách hàng về dịch vụ và sự khác biệt giữa những đánh giá này với những mong đợi về dịch vụ của họ. Mô hình SERVQUAL (Parasuraman,1988): Parasuraman là người tiên phong trong nghiên cứu chất lượng dịch vụ. Thành công của nghiên cứu đã tạo ra phương tiện đột phá giúp các nhà kinh doanh có được những kết quả về chất lượng dịch vụ của họ thông qua việc nghiên cứu đánh giá của khách hàng. Mô hình SERVQUAL được ghép bởi 2 từ bằng tiếng Anh (Service 18
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 và Quality), được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là khá toàn diện. Sau đó, mô hình SERVQUAL tiếp tục được hoàn thiện thông qua việc tập trung vào khái niệm về “Sự cảm nhận chất lượng” của người tiêu dùng. Sự cảm nhận chất lượng dịch vụ của khách hàng là việc đánh giá có tính khách quan nhất về chất lượng của dịch vụ. Đến nay, quan điểm nào đúng vẫn là câu hỏi chưa có câu trả lời chính xác bởi vì các quan điểm đều có cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu chứng minh mang tính thuyết phục nhất định. Nhưng điều đặc biệt là các nghiên cứu đều có cùng quan điểm sự hài lòng và chất lượng dịch vụ là hai khái niệm khác biệt nhưng có mối quan hệ chặt chẽ trong kinh doanh và thương mại. Chất lượng dịch vụ mang tính khách quan, trong khi sự hài lòng là sự kết hợp của các thành phần chủ quan, dựa vào cảm xúc. 2.4 Mô hình đề xuất nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy mô hình Parasuraman và cộng sự (1988), gồm 5 thành phần của chất lượng dịch vụ đã bao quát toàn diện mọi vấn đề về đặc trưng của chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực có thể có những đặc thù riêng vì vậy việc tham khảo các tài liệu đã thực hiện trước đây nhằm điều chỉnh, bổ sung là công đoạn không thể thiếu trong nghiên cứu này. Theo Hồ Thúy Trinh (2013), nghiên cứu: “Đo lường mức độ hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo cao học của trường Đại học Tài chính - Marketing” đã cho thấy được 5 thành phần mà tác giả nhận thấy phù hợp với đề tài nghiên cứu của mình, nên tác giả chọn mô hình này thực hiện trong luận văn nghiên cứu thông qua 5 thành phần chất lượng dịch vụ và được mô hình hóa như sau: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh H1 Chương trình đào tạo (6 biến) H2 Đội ngũ giảng viên (7 biến) Mức độ hài lòng H3 Cơ sở vật chất (9 biến) trong học tập của học viên (4 biến) H4 Đánh giá khả năng đội ngũ quản lý và phục vụ học viên (4 biến) H5 Chi phí học tập (4 biến) Nguồn: tác giả Nghiên cứu này thực hiện kiểm định mức độ hài lòng trong học tập của học viên với các yếu tố của chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, đánh giá khả năng Đội ngũ quản lý và phục vụ học viên, chi phí học tập. Với mô hình nghiên cứu được xây dựng như trên, các giả thuyết được xây dựng khi tiến hành nghiên cứu như sau: Giả thuyết H1: Chương trình đào tạo có ảnh hưởng dương đến sự hài lòng trong học tập của học viên cao học tại trường. Giả thuyết H2: Đội ngũ giảng viên của trường có tác động dương đến sự hài lòng trong học tập của học viên. Giả thuyết H3: Các cơ sở vật chất của trường có ảnh hưởng dương đến mức độ hài lòng trong học tập của học viên. Giả thuyết H4: Đánh giá khả năng Đội ngũ quản lý và phục vụ có ảnh hưởng dương đến sự hài lòng trong học tập của học viên khi học tại trường. 19
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 Giả thuyết H5: Chi phí học tập tại trường có ảnh hưởng âm đến sự hài lòng trong học tập của học viên hay không. 3. Phương pháp nghiên cứu Để đảm bảo tính khoa học, nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức được cụ thể hóa thành 3 bước: (1) Xây dựng thang đo để đo lường các khái niệm nghiên cứu sơ bộ và khám phá, điều chỉnh các khái niệm bằng nghiên cứu định tính. Nghiên cứu sơ bộ định tính dùng để khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát để đo lường các khái niệm nghiên cứu và được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận tay đôi với các chuyên gia, nhằm khám phá, bổ sung hoặc điều chỉnh thang đo. Số chuyên gia tham gia vào nghiên cứu được thực hiện bằng nguyên tắc bão hòa (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Kết quả có 5 yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của học viên cao học gồm chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, đánh giá khả năng đội ngũ quản lý và phục vụ học viên, chi phí học tập. (2) Nghiên cứu định lượng sơ bộ để đánh giá thang đo. Kết quả thang đo định tính có thay đổi như sau: chương trình đào tạo có 5 biến kế thừa (Hồ Thúy Trinh, 2013) và 1 biến bổ sung; đội ngũ giảng viên có 5 biến kế thừa (Hồ Thúy Trinh, 2013) và 2 biến bổ sung; cơ sở vật chất có 4 kế thừa (Hồ Thúy Trinh, 2013) và 5 biến bổ sung; đánh giá khả năng đội ngũ quản lý và phục vụ học viên có 2 biến kế thừa (Hồ Thúy Trinh, 2013) và 2 biến bổ sung; chi phí học tập có 4 biến kế thừa (Zeithaml, 1998); đánh giá mức độ hài lòng của học viên có 4 biến kế thừa (Oliver, 1997). Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi chi tiết với kích cỡ mẫu được lựa chọn ở mức tối thiểu (150 mẫu), được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện (lấy mẫu phi xác suất). Đối tượng khảo sát là học viên cao học của trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. Có 146 phiếu đạt yêu cầu và đưa vào phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy sau khi xem xét các điều kiện đủ tiêu chuẩn của phân tích Cronbach’s Alpha và EFA (Exploratory Factor Analysis) sẽ được đưa vào sử dụng trong nghiên cứu chính thức và được đánh giá tiếp theo dựa vào dữ liệu của nghiên cứu chính thức. (3) Nghiên cứu định lượng chính thức: bài viết sử dụng Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của thang đo trong tập dữ liệu theo từng nhóm yếu tố trong mô hình với mục đích tìm ra hệ số tương quan giữa các biến và hệ số tương quan giữa tổng và biến cho một tập hợp các biến quan sát, chỉ giữ lại các biến có sự tương quan mạnh với tổng điểm, đồng thời loại các biến không bảo đảm độ tin cậy trong thang đo. Thang đo được chấp nhận khi có hệ số Cronbach’s Alpha >= 0,6 (Nunnally và Bernstein, 1994) và hệ số tương quan biến tổng (Correctted Item - Total correlation) của biến đo lường >=0,3 (Nunnally và Bernstein, 1994). Trong nghiên cứu này, tác giả dùng phương pháp trích Principal Components Analsyis (PCA), phép quay Varimax. Với giả thuyết đặt ra là trong phân tích EFA, rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau phải thỏa điều kiện trị số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin) >=0,5 đây là trị số dùng để chỉ sự thích hợp của phân tích nhân tố, nếu trị số này 0,3 (Nguyễn Đình Thọ, 2013); Tổng phương sai 20
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 trích (TVE), khi đánh giá EFA >=50% (Nguyễn Đình Thọ, 2013) tổng này thể hiện các nhân số trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường. Đối với phương pháp ML, công thức kinh nghiệm để xác định kích thước mẫu tối thiểu là: n >= 50+8*p với p là số biến độc lập trong mô hình (Green, 1991) được trích trong (Nguyễn Đình Thọ, 2013) để sử dụng EFA chúng ta cần kích thước mẫu lớn. Vấn đề xác định kích thước mẫu bao nhiêu vẫn chưa có sự thống nhất. Trong EFA, kích thước mẫu thường xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu, (2) số biến được đưa vào phân tích (Hair và cộng sự, 2006) được trích trong (Nguyễn Đình Thọ, 2013) mẫu tối thiểu là 50 tốt nhất là 100 và tỷ lệ biến quan sát (Observations)/ biến đo lường (Items) là 5/1 và tốt nhất là 10/1. Dựa vào tổng số biến quan sát trong mô hình là 34. Tác giả sẽ chọn mẫu thuận tiện với kích thước là 300> (n=34*5= 170). 4. Kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu định tính để điều chỉnh thang đo bổ sung thêm 4 biến quan sát ở thang đo của thành phần CTDT, DNGV, CSVC, DNQLPV các thành phần khác vẫn không đổi, nâng tổng số biến quan sát từ 30 lên 34. Phân tích Cronbach’s Alpha Bảng 1. Kết quả Cronbach’s Alpha các nhân tố HỆ SỐ CRONBACH’S SỐ BIẾN QUAN LOẠI BIẾN BIẾN ALPHA SÁT CTDT .894 6 DNGV .939 7 Độc lập CSVC .914 9 DNQLPV .833 4 CPHT .874 4 Phụ thuộc MDHL .843 4 Nguồn: kết quả chạy dữ liệu SPSS20 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha có kết quả như sau (xem bảng 1). Trong phân tích Cron của các biến CTDT có hệ số là .894 và hệ số tương quan biến – tổng thấp nhất là CTDT5=.670 do đó 6 biến quan sát được chấp nhận; DNGV có hệ số là .939 và và hệ số tương quan biến – tổng thấp nhất là DNGV3=.732 do đó 7 biến quan sát được chấp nhận; CSVC có hệ số là .914 và và hệ số tương quan biến – tổng thấp nhất là CSVC2=.625 do đó 9 biến quan sát được chấp nhận; DNQLPVcó hệ số là .833 và và hệ số tương quan biến – tổng thấp nhất là DNQLPV4=.608 do đó 4 biến quan sát được chấp nhận; CPHT có hệ số là .874 và và hệ số tương quan biến – tổng thấp nhất là CPHT1=.713 do đó 4 biến quan sát được chấp nhận; MDHL có hệ số là .843 và và hệ số tương quan biến – tổng thấp nhất là MDHL4=.492 do đó 4 biến quan sát được chấp nhận. Phân tích EFA: Bảng 2. Kiểm định KMO và Bartlett các biến độc lập Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .930 Approx. Chi-Square 8384.124 Bartlett’s Test of Sphericity df 406 Sig. .000 Nguồn: kết quả chạy dữ liệu SPSS20 Bảng 3. Kiểm định KMO và Bartlett các biến phụ thuộc Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .720 Approx. Chi-Square 640.890 Bartlett’s Test of Sphericity df 6 Sig. .000 Nguồn: kết quả chạy dữ liệu SPSS20 21
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 Kết quả phân tích với các biến độc lập (xem bảng 2). Trích được 5 nhân tố tại eigenvalue 1.055, với tổng phương sai trích TVE là 73,37% (sau khi loại biến DNQLPV3). Kết quả phân tích với các biến phụ thuộc (xem bảng 3). Trích được 1 nhân tố tại eigenvalue 2.791 với tổng phương sai trích TVE là 69,78%. Kiểm định mô hình nghiên cứu: Qua phân tích mô hình hồi quy bội với 5 biến độc lập cho thấy 1 biến không có ý nghĩa thống kê là CTDT (Sig=0.285) do vậy tác giả chạy lại hồi quy với 4 biến độc lập (loại biến CTDT). Sau khi hồi quy lần 2 với 4 biến độc lập cho thấy mô hình phù hợp với dữ liệu và tất cả các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê ở mức 95%. Kết quả chỉ ra sự hài lòng của học viên cao học phụ thuộc vào 4 thành phần là (1) đội ngũ giảng viên (DNGV), (2) cơ sở vật chất (CSVC), (3) đánh giá khả năng đội ngũ quản lý và phục vụ học viên (DNQLPV), (4) chi phí học tập (CPHT) 4 giả thuyết được thỏa mãn là H2, H3, H4, H5 với độ tin cậy 95% và phương trình hồi quy chuẩn hóa là: MDHL= 0.192 DNGV+ 0.24* CSVC+ 0.229* DNQLPV+ 0.227* CPHT Thông qua phương trình hồi quy ta thấy nhân tố CSVC (Cơ sở vật chất) có tác động mạnh nhất. Khi dò tìm sự vi phạm của các giả định cần thiết cho thấy các giả định như sự phù hợp của mô hình (F=90.123, Sig=0,000), hiện tượng phương sai thay đổi (chẩn đoán bằng hình ảnh – ScatterPlot) ta không thấy có quan hệ nào rõ ràng giữa giá trị dự báo và phần dư chuẩn hoá, sai số có phân phối chuẩn (Mean=4.85E-16; Std.Dve=0,993), xem như sai số có phân phối chuẩn, phần dư là độc lập không xảy ra hiện tượng tự tương quan (Durbin Watson=2,072) và không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (0
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 nhiên, trong thực tế, nhà trường luôn bị ràng buộc về nguồn lực nên không thể cùng lúc cải tiến, hoàn thiện được hàng loạt các nhân tố. Vì vậy cần phải có sự ưu tiên giải quyết các nhân tố quan trọng sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt [1]. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức. [2]. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Thống kê ứng dụng trong kinh tế xã hội, NXB Thống Kê. [3]. Hồ Thúy Trinh (2013), Đo lường mức độ hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo cao học của trường Đại học Tài chính - Marketing, Trường Đại học Tài chính - Marketing, Luận văn thạc sỹ. [4]. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh. Hà Nội: NXB Thống Kê. [5]. Nguyễn Đình Thọ (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Giáo trình Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Tài chính. [6]. Tạ Thị Kiều An và cộng sự (2010), Quản lý chất lượng, Giáo trình Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Thống kê. Tiếng Anh [7]. Joseph, M.J. (2011), Quality Planning Process, McGraw - Hill Companies. [8]. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A., & Berry, L., (1985), A conceptual model of service quality and its implicatons for future research, Journal of Marketing, pp.41- 50. [9]. Parasuraman, A., Zeithaml, V., & Berry, L (1988) Servqual: A multiple - item scale for measuring consumer perc of service quality, Journal of retailing 64 (1), pp. 12- 40. [10]. Peter & Angela (2006), Service Marketing Management, Third Edition, ISBN 987-0- 7506-6674-9, 2011, pp. 85 - 110. [11]. Zeithmal V.A & Bitner MJ (2000), Service Marketing: Intergrating Customer Focus arross the Firm, Irwin McGrow - Hill, Second Edition, ISBN 0- 07-1169946, 2000. Ngày nhận: 18/02/2018 Ngày duyệt đăng: 07/07/2020 23
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên – ví dụ thực tiễn tại trường Đại học Lạc Hồng
6 p | 365 | 19
-
Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng mạng xã hội của sinh viên: Trường hợp khảo sát tại các trường đại học ở thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
5 p | 160 | 13
-
Các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng về đời sống tinh thần - Dương Thị Thu Hương
12 p | 133 | 11
-
Một số yếu tố tác động đến hội chứng tự kỷ ở trẻ - TS. Nguyễn Thị Mai Lan
13 p | 92 | 7
-
Các yếu tố tác động đến ý định nghỉ việc của lao động phổ thông trong các doanh nghiệp may: Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Bàu Xéo – Đồng Nai
6 p | 125 | 7
-
Các yếu tố tác động đến truyền miệng của sinh viên trong ngữ cảnh giáo dục cao đẳng ở Việt Nam
8 p | 116 | 6
-
Khuôn mẫu tuổi kết hôn ở nông thôn Việt Nam và các yếu tố tác động - Nguyễn Hữu Minh
0 p | 108 | 5
-
Các yếu tố tác động đến khuôn mẫu tuổi kết hôn của dân cư đồng bằng sông Hồng - Nguyễn Hữu Minh
0 p | 106 | 5
-
Đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách giáo dục đối với thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn Việt Nam
10 p | 11 | 3
-
Các yếu tố tác động đến quá trình tự học của sinh viên trong nền giáo dục với phương thức đào tạo học chế theo tín chỉ
7 p | 46 | 3
-
Phân tích các yếu tố tác động đến tình trạng nghèo ở đồng bằng Sông Cửu Long
12 p | 100 | 3
-
Yếu tố tác động và hướng giải quyết cho khả năng sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin điện tử
8 p | 101 | 3
-
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với người lao động (Trường hợp nghiên cứu điển hình ở tỉnh Bến Tre)
7 p | 88 | 3
-
Một số yếu tố tác động của tệ nạn xã hội đến trẻ đường phố - Nguyễn Văn Đoàn
0 p | 100 | 3
-
Các yếu tố tác động đến động lực học tập của sinh viên trường Đại học An Giang
17 p | 37 | 3
-
Vai trò của xã hội học quản lý trong việc giải thích một số nguyên nhân và các yếu tố tác động đến tình trạng nghèo khổ của phụ nữ nghèo ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
10 p | 77 | 2
-
Những yếu tố tác động đến thất bại học đường của học sinh
6 p | 84 | 2
-
Nhận thức về số con của phụ nữ nông thôn: Xu hướng biến đổi và các yếu tố tác động
0 p | 106 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn