intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách chọn một hồ thủy sinh đẹp và hợp

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

154
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu bạn có hồ nuôi cá cũ cũng có thể dùng để trồng cây thủy sinh được. Còn nếu không và muốn mua hồ mới tôi có một vài lời khuyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách chọn một hồ thủy sinh đẹp và hợp

  1. Cách chọn một hồ thủy sinh đẹp và hợp Nếu bạn có hồ nuôi cá cũ cũng có thể dùng để trồng cây thủy sinh được. Còn nếu không và muốn mua hồ mới tôi có một vài lời khuyên. Đối với người mới chơi thủy sinh thì hồ có kích cở khỏang 60 cm là tốt nhất vì dễ chăm sóc. Còn nếu thích hồ lớn hơn thì cũng chẳng có vấn để nhưng đừng lớn quá 120 cm. Hồ càng nhỏ nhiệt độ cũng như chất độc hại như Ammonia, Nitrite, Nitrate thay đổi càng nhanh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thực vật thủy sinh. Nên chọn hồ theo đúng tiêu chuẩn vì sẽ dễ dàng cho việc sử dụng thiết bị
  2. hay tìm kiế m thiết bị. * Hồ 60 kích cỡ tiêu chuẩn 60 X 30 X 30, 36 (cm) * Hồ 90 kích cỡ tiêu chuẩn 90 X 45 X 45 (cm) * Hồ 120 kích cỡ tiêu chuẩn 120 X 45 X 45 (cm) Kính là vật liệu làm hồ tốt nhất vì cứng và không thay đổi màu. Không nên mua hồ Acrylic (hồ đúc) vì khi làm vệ sinh dễ bị trầy sướt và hay bị vàng ố. Cây thủy sinh phải được cung cấp đầy đủ ánh sáng theo nhu cầu của từng loại cây. Để đáp ứng nhu cầu về ánh sáng thì hồ không nên có chiều cao cao quá và cũng không nên thấp quá cây sẽ phát triển và trồi lên mặt nước nhanh. Theo tỷ lệ nếu hồ lớn hơn 150 cm (chiều dài) thì chiều cao không nên cao hơn 60 cm. Vì như vậy ánh sáng còn có thể chiếu xuống đáy hồ để giúp cho cây tiền cảnh phát triển. Chiều cao của hồ vừa phải còn thuận tiện cho việc trồng cây, cắt tỉa hay làm vệ sinh. Còn chiều sâu của hồ, nếu sâu vừa phải mình có thể trồng được nhiều chủng lọai cây theo vị trí tiền, trung, hay hậu cảnh. Việt Nam nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng nằ m trong vùng nhiệt đới. Có khí hậu nóng quanh năm. Khi mình mở đèn hơi nóng từ bóng đèn tỏa ra nếu hồ có nắp đậy thì hơi nóng không thể nào tỏa ra ngòai được. Cộng với thời tiết nóng của môi trường sẽ làm tăng nhiệt độ của nước trong hồ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây thủy sinh. Một bất tiện của hồ có nắp nữa là không thể bố trí đèn theo nhu cầu của cây thủy sinh được bởi nắp đậy có diện tích hạn chế. Vì lý do này, tuyệt đối ta không nên dùng những lọai hồ
  3. có nắp đậy để nuôi trồng thủy sinh. Vị trí để hồ, vì hồ thủy sinh đòi hỏi sự chăm sóc thường xuyên hơn hồ cá. Mình nên chọn những vị trí thuận tiện cho việc thay nước. Chân hồ thì đừng cao quá vì sẻ làm tăng chiều cao của hồ khó cho việc cắt tỉa cây và làm vệ sinh thành hồ. Có ổ cắm điện cho hệ thống đèn chiếu sáng và lọc. Vị trí để hồ phải thoáng mát, ánh sáng mặt trời không chiếu trực tiếp vào hồ. Vì như vậy sẽ làm cho nước trong hồ nóng(cây và cá có thể chết), rêu phát triển v.v... Quan trọng nhất là hồ phải nằm ở vị trí mà bạn và các thành viên trong gia đình có thể dễ dàng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hồ do tự tay mình tạo ra.
  4. Không gian xanh trong kiến trúc bể thuỷ sinh Hiện nay, có nhiều cách đưa không gian xanh vào nhà phố. Nhưng có một phương pháp mà dù diện tích nhà hẹp hay rộng đều có thể thực hiện được, đó là sử dụng bể thủy sinh. Bể cá thủy sinh sẽ mang lại một ảnh hưởng thị giác và cảm giác tâm lý rất đặc biệt vì nó như một khu vườn thu nhỏ, sống động. Chiếm ít diện tích nên nó dễ dàng giúp không gian trở nên đẹp hơn, khắc phục được điểm yếu về ánh sáng, tạo cảm giác thư giãn.
  5. Bể cá cảnh thủy sinh thường được trình bày với ánh sáng đèn, hệ thống lọc chuyên dụng, cây thủy sinh thực, kết hợp với các loại cá sống theo đàn được nuôi dưỡng bằng phân bón... Bể được chiếu sáng bằng loại đèn daylight (ánh sáng như tự nhiên) nên có hiệu ứng chiếu sáng đặc biệt, tương phản khi bố trí tại các vùng không gian thiếu sáng. Bể thường sử dụng các chất liệu kính cường lực, chống va đập. Có màu sắc xanh mát và sự lung linh của nước nên bể cũng tạo ra hiệu ứng tương phản với các chất liệu như gỗ, tường đá, các mảng chất liệu xù xì khác trong không gian nội thất. Bạn sẽ có được một bể cá phù hợp với màu sắc, chất liệu và tỷ lệ căn phòng nếu được sự tư vấn từ kiến trúc sư. Người chơi có thể yêu cầu trang trí tái tạo một lạch suối, một vạt rừng, một góc rừng hay thậm chí trình bày lại theo khu vườn của nếp nhà xưa... Như vậy, bể cá cảnh thủy sinh sẽ mang lại hơi nước và sự sinh động cho không gian, sự thư thái cho con người. Nó còn có vai trò như một vật trang trí, tiểu cảnh để làm mềm không gian kiến trúc. Theo quan niệ m phong thủy, bể cá cảnh thủy sinh sẽ điều hòa không gian, hướng sinh khí vào không gian sống và làm việc, là vật hội tụ đủ các yếu tố ngũ hành. Không chỉ nhà ở gia đình mà các khu công cộng như văn phòng, nhà hàng, quán cafe nếu biết vận dụng bể thuỷ sinh vào trang trí nội thất cũng sẽ tạo được cảm giác sinh động, gần gũi cho không gian nội thất. Hiện ở Hà Nội, bạn có thể tự tìm hiểu, thiết kế một bể cá cảnh thủy sinh thông qua những làng nghề chuyên doanh như: Nghi Tàm, các khu chợ chuyên doanh như chợ Mơ, chợ Bưởi, tuyến phố Hàng Đậu... Bạn cũng có thể tìm đến cửa hàng
  6. Aquagreen (4B Nguyễn Thái Học và tầng 3 tòa nhà Vincom) để tìm mua tất cả các sản phẩ m phục vụ cho bể cá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2