intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách hay trị ‘bệnh’ ngậm cơm của trẻ

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

77
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thói quen này chẳng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ, nhưng đôi khi lại khiến cha mẹ bực bội mỗi lần cho trẻ ăn. Nhím nhà mình 5 tuổi, có thói quen ngậm cơm trong miệng rất xấu. Mỗi lần cho con ăn, hai vợ chồng `song kiếm hợp bích’ người bày trò, người lừa đút mất rất nhiều thời gian. Đôi khi công việc mệt mỏi, về nhà lại `đánh vật’ với bữa ăn của Nhím khiến mình quay ra quát chồng, cáu con làm con bé sợ không dám ngậm cơm nhưng ánh mắt nhìn mẹ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách hay trị ‘bệnh’ ngậm cơm của trẻ

  1. Cách hay trị ‘bệnh’ ngậm cơm của trẻ Thói quen này chẳng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ, nhưng đôi khi lại khiến cha mẹ bực bội mỗi lần cho trẻ ăn. Nhím nhà mình 5 tuổi, có thói quen ngậm cơm trong miệng rất xấu. Mỗi lần cho con ăn, hai vợ chồng `song kiếm hợp bích’ người bày trò, người lừa đút mất rất nhiều thời gian. Đôi khi công việc mệt mỏi, về nhà lại `đánh vật’ với bữa ăn của Nhím khiến mình quay ra quát chồng, cáu con làm con bé sợ không dám ngậm cơm nhưng ánh mắt nhìn mẹ lấm lét, sợ sệt như kiểu mẹ là `bà chằn’ hoặc vừa trệu trạo nhai cơm vừa khóc toáng lên trông rất tội nghiệp. Mình đem `nỗi khổ’ trút bầu tâm sự với cô bạn thân là bác sỹ nhi khoa thì được `nàng’ chia sẻ,
  2. thực ra chẳng phải riêng gì Nhím nhà mình mà có rất nhiều trẻ khác cũng mắc phải thói quen ngậm cơm trong miệng. Do khi ngậm cơm lâu trong miệng, men tiêu hóa thức ăn ở tuyến nước bọt chuyển hóa thức ăn thành đường. Vị ngọt của thức ăn `mê hoặc’ khiến trẻ càng ngậm lâu hơn. Thói quen này không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ, nhưng lượng đường bám vào răng có thể khiến bé bị sâu răng.
  3. Thói quen ngậm cơm có thể khiến trẻ bị sâu răng. (Ảnh minh họa). Cô bạn gợi ý cho mình một số lời khuyên rất bổ ích để trị tật ngậm cơm của con, áp dụng với Nhím hiệu quả nên mình xin đưa ra để các mẹ cùng tham khảo. Khi cho con ăn, tuyệt đốitránh để bé vừa ăn vừa chơivì trò chơi bao giờ cũng hấp dẫn trẻ con hơn bữa ăn ngon bày trước mặt. Thỉnh thoảng bạn có thể bày trò, cưng nựng bé để bé ăn ngon miệng, nhưng tránh việc làm này thường xuyên vì nó có thể hình thành thói quen xấu cho trẻ. Trẻ có thể sẽ mải chơi mà quên ăn hoặc không có đồ chơi nhất quyết không ăn. Trong quá trình cho trẻ ăn, bạn nên:
  4. - Làm mẫu và hướng dẫn cho bé cách nhai và nuốt. Trẻ thường bắt chước những động tác của cha mẹ, vì vậy khi thấy cha mẹ ăn uống một cách ngon miệng bé sẽ cố gắng để làm theo. Bạn nhắc con nhẹ nhàng: `nhìn mẹ/bố ăn này!’ để thu hút sự chú ý của bé. - Dành tặng những lời khen và khuyến khích bé.Bất kỳ đứa trẻ nào cũng thích nhận được những lời động viên, khích lệ của cha mẹ. Những câu nói như: "con mẹ ăn giỏi quá!’ hay "con ăn ngoan quá!" sẽ giúp trẻ `phấn khích’ hơn trong ăn uống. - Tránh xa tivi khi cho bé ăn.Quá tập trung vào chương trình trên tivi khiến bé lơ là trong ăn uống.
  5. - Tự xúc ăn sẽ giúp bé nhai nuốt tự giác và dễ dàng hơn.Ngoài ra, thay đổi khẩu vị để trẻ khám phá những món ăn cũng giúp trẻ `hứng thú’ hơn với vấn đề ăn uống. Việc ép buộc trẻ phải ăn sẽ khiến trẻ sợ hãi mà lại không giải quyết được vấn đề. Vì vậy, khi con bạn có thói quen ngậm cơm, tốt nhất bạn nên kiên nhẫn để tập dần các thói quen mới và hình thành các phản xạ có điều kiện trong việc ăn cho trẻ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2