intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách Hồi sức ngạt sơ sinh

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

156
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Định nghĩa: Ngạt sơ sinh là tình trạng trẻ sơ sinh đẻ ra không khóc trong vòng phút đầu 2. Dự đoán trước và trong khi chuyển dạ: Các yếu tố gây suy thai cũng là yếu tố gây ngạt thai vì vậy đứng trước thai phụ có nguy cơ cao như nhiễm độc thai nghén, rau tiền đạo, mẹ mắc bệnh nội khoa, khung chậu hẹp, rối loạn cơn co tử cung, thai đôi, đa thai, đa ối, thiểu ối, dị dạng, qua siêu âm đều dự đoán ngạt sơ sinh và chuẩn bị phương tiện dụng cụ hồi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách Hồi sức ngạt sơ sinh

  1. Hồi sức ngạt sơ sinh 1. Định nghĩa: Ngạt sơ sinh là tình trạng trẻ sơ sinh đẻ ra không khóc trong vòng phút đầu 2. Dự đoán trước và trong khi chuyển dạ: Các yếu tố gây suy thai cũng là yếu tố gây ngạt thai vì vậy đứng trước thai phụ có nguy cơ cao như nhiễm độc thai nghén, rau tiền đạo, mẹ mắc bệnh nội khoa, khung chậu hẹp, rối loạn cơn co tử cung, thai đôi, đa thai, đa ối, thiểu ối, dị dạng, qua siêu âm đều dự đoán ngạt sơ sinh và chuẩn bị phương tiện dụng cụ hồi sức trẻ sơ sinh. ( Thai nghén có nguy cơ cao là những trường hợp có nguy cơ đe doạ đến đời sống thai nhi khi còn ở trong tử cung hoặc đến cuộc sống sau này khi trẻ ra đời) 3. Đánh giá tình trạng trẻ sau sơ sinh
  2. Bảng điểm Apgar đánh giá sinh lực trẻ sơ sinh trong phút đầu cuộc sống thai nhi Dấu hiệu /điểm..............0 điểm..............1 điểm...................2 điểm Nhịp tim........................Không đập..........< 100 l/p................> 100 l/p Hô hấp..........................Không................Khóc yếu...............Khóc to Trương lực cơ...............Giảm..................Gấp nhẹ các chi......Cử động mạnh Phản xạ.........................Không đáp ứng...Nhăn mặt...............Hắt hơi, bú mút Màu da.........................Trắng.................Tím.......................Hồng nhạt Tổng số điểm < 4: Ngạt nặng 4-5: Ngạt trung bình 6-7: Ngạt nhẹ > 7 : Bình thường Đánh giá 5 dấu hiệu trên ở 5 phút đầu và sau 5 phút. Nếu sau 5 phút hồi sức apgar trở lại bình thường, tiên lượng tốt. Nếu sau 5 phút hồi sức tích cực apgar không trở lại bình thường là tiên lượng xấu. Nếu sống sót dễ để lại di chứng
  3. 4. Hồi sức trẻ sơ sinh a. Đặc điểm: Là cấp cứu khẩn cấp, đòi hỏi nhanh chóng, tính từng giây, chính xác từng đọng tác nhỏ - Không thô bạo, không gây sang chấn cho trẻ - Vô khuẩn tuyệt đối - Không để trẻ nhiễm lạnh b. Thao tác tiến hành: Nguyên tắc tiến hanh: A.B.C.D (Aiway,Breathing,Circulation, Drug) - A. Làm thông đường hô hấp: là biện pháp cấp cứu đầu tiên và quan trọng nhất Đặt trẻ nằm ngửa, đầu quay về phía thủ thuật viên, có gối mỏng kê ở vai trẻ cao lên khoảng 2-3cm. Mặt không quá ngửa, quá gấp. Hút khoang miệng, hầu họng, mũi, hoặc hút khí quản khi cần thiết bàng máy hút nhớt và ống thông nhỏ số 6 hoặc 8 trẻ - B. Tạo nhịp thở và thông khí phổi nhân tạo kích thích hô hấp để khởi động nhịp thở ở 2 vị trí nhạy cảm nhất ngoàI da và gan bàn chân
  4. +Thổi ngạt miệng- miệng; y sinh thổi vào miệng trẻ, qua 1 lớp gạc vô trùng với tần số khoảng 30-40 lần phút + Dùng mặt nạ thở: nối bóng ambu với nguồn oxy từ 4-6 lít/ phút, bóp bóng với áp lực 25 cmH2O + Đặt nội khia quản - Bóp tim ngoài lồng ngực - Tiêm truyền qua TM rốn: Bồi phụ năng lượng, cân bằng kiềm toan - Sưởi ấm giữ thân nhiệt cho trẻ SUY THAI NGẠT THAI 1. Suy thai Định nghĩa: là 1 quá trình bệnh lý của tình trạng thiếu oxi của thai nhi khi thai còn nằm trong buồng tử cung. 2. Phân loại. 2.1. Suy thai mãn: là quá trình thiếu oxi xẩy ra từ từ trong quá trình thai nghén. -Bệnh cảnh lặng lẽ, khó phát hiện, kéo dài đến khi chuyển dạ.
  5. -Khi chuyển dạ, cơn co tử cung mạnh có thể làm suy thai mãn thành suy thai cấp . -Biểu hiện: nhẹ cân, nước ối bẩn, tróc da, tim thai tạm thời bình thường. 2.2.Suy thai cấp : thường xảy ra đột ngột trong quá trình chuyển dạ đòi hỏi phải xử trí cấp cứu( suy thai cắp chiếm tỉ lệ 37- 52%,các cuộc chuyển dạ, tỉ lệ tử vong 16-21% trong các trường hợp suy thai trong tình trạng, tử vong do suy thai cấp là 1/3 trường hợp tử vong chu sinh. ) 3. Sinh lý bệnh 3.1. Thay đổi tần số tim thai. Thiếu oxi- phân áp trong máu giảm kích thích các TCT huyết quản từ soang động mạch cảnh và quai động mạch chủ và kích thích trực tiếp tăng PaCO2 làm tăng tấn số tim thai và hô hấp, lưu lượng máu về tim tăng làm cho tim đập nhanh và mạnh( giai đoạn đầu tim nhanh). Nhưng do máu thiếu oxi nên tăng tần số tim cũng không thoả mãn nổi nhu cầu oxi. Trong khi đó hoạt động của cơ tim tăng càng đòi hỏi tiêu thụ oxi nhiều hơn, nồng độ oxi vẫn không được cải thiện nên tim thai chậm, rời rạc và ngừng hoạt động(giai đoạn tim thai chậm) -Với thiếu oxi mãn, nồng độ oxi giảm từ từ, thai nhi sẽ xuất hiện phản xạ co mạch ở nhũng cơ quan và tạng ít quan trọng cho sự tồn tại của thai nhi như da, ruột, phổi... và máu được tập trung ưu tiên cho cơ quan quan trọng như não, tim nhằm
  6. đảm bảo cho sự sống trong hoàn cảnh thiếu oxi tương đối nên tuyến tiếng tim còn tạm thòi bình thường mặc dù thai nhi vẫn thiếu oxi máu. 3.2. Phân su trong nước ối: thừa CO2, thiếu O2 kích thích nhu động ruột, cơ vòng dãn, phân su tống vào buồng ối 3.3 Thay đổi sinh hoá máu -Nhiễm toan chuyển hoá: Sản phẩm Gluxit chuyển hoá đến axit pyruvic thiế u oxi không vào vòng Krebs thành sản phẩm CO2,H2O mà thành a. pyruvic,a.lactic. Các axit này ứ đọng và cố định làm PH giảm < 7.25 và kiềm dư giảm( BE) chỉ số BE âm tính -Nhiễm toan hô hấp: tuần hoàn rau thai cản trở CO2 máu thai tăng - thuộc loại axit bay hơi, máu thai bị nhiễm toan hô hấp Biểu hiện : pH < 7.25 PCO2>60 mmHg ( thường gặp bất thường do rau ) -Nhiễm toan hỗn hợp : kết hợp của 2 loại nhiễm toan tr ên : pH giảm BE giảm ở máu thai nhi 4. Nguyên nhân suy thai
  7. 4.1 Do mẹ : -Mẹ mắc các bệnh hô hấp gây giảm thông khí phổi : lao phổi, viêm phổi, viêm phế quản... -Mẹ mắc các bệnh tim mạch gây giảm l ưu lượng tuần hoàn máu, nhiễm độc thai nghén, cao huyết áp đơn thuần -Mẹ bị các bệnh lý toàn thân: thiếu máu, giảm hồng cầu, các tình trạng mất máu . -Các nguyên nhân đẻ khó do mẹ gây chuyển dạ kéo dài: rau tiền đạo, hẹp khung chậu, rối loạn cơn co tử cung cơ năng 4.2 Do con : -Thai non tháng, thai già tháng. -Thai kém phát triển -đẻ khó từ phía con: đa thai, thai to, ngôi thai bất thường 4.3 Do phần phụ của thai. -Rau tiền đạo, rau bong non, phù gai rau, xơ hoá bánh rau -Dây rau ngắn, sa dây rau ( ngắn t ương đối: cuốn cổ, cuấn nách, tuyệt đối < 40cm )
  8. -Đa ối: -Thiểu ối. 5. Chẩn đoán thai suy 5.1 Lâm sàng : a/ Biến đổi tiếng tim thai: -Tần số 120-160 lần/ phút Giai đoạn đàu suy thai có thể > 160 lần / phút l. Giai đoạn sau < 120 lần / phút , rời rạc -Nhịp không đều lúc nhanh lúc chậm dặc biệt bất thường trong sa dây rau. -Tim thai thường chậm khi có cơn co tử cung nhưng chậm > 1/3 tổng số trong 1 phút - gợi ý suy thai -Nhược điểm ( nghe bằng ống nghe ) khó đánh giá ở người béo, tuỳ thuộc tư thế thai nhi đòi hỏi phải nghe tim thai nhiều lần, cả phút, ngoài cơn co tử cung. b. Màu sắc nước ối: bình thường nước ối không có màu hoặc trắng đục, khi nước ối có màu xanh bẩn là có lẫn phân su( trừ ngôi ngược ) -Mùi nước ối: bình thường tanh nồng. Khi nhiễm khuẩn mùi hôi - dễ suy thai.
  9. Cử động thai: ít có giá trị chẩn đoán 5.2. Dấu hiệu cận lâm sàng . a/ Soi nước ối : khi chưa vỡ màng ối thấy màu sắc nước ối thay đổi nhuốm màu phân su . b/ Nghe tim thai bằng máy Doppler đánh giá khách quan c/ Theo dõi thai bằng máy monitoring: cùng 1 lúc ghi được cơn co tử cung và tần số tim thai, có 3 mức đọ hay gặp . Dip I: tần số tim thai cùng cơn co tử cung. Đỉnh cơn co cao nhất cũng là lúc tim thai thấp nhất hoặc cách nhau dưới 20 giây. Khi hết cơn co tim thai trở lại bình thường. Trường hợp này thai chưa suy. Dip II: khi đỉnh cơn co tử cung cao nhất thì tần số tim thai vẫn chưa thấp nhất, cách nhau 20 giây, càng xa nhau càng biểu hiện thai suy. Mẫu này biểu hiện thai suy. Dip III: Còn gọi dip biến đổi, khi có cơn co tử cung , tần số tim thai giảm đột ngột và duy trì như vậy suốt thời gian có cơn co tử cung, sau đó tần số tim thai lại reowr lại cơ bản. Mẫu này thường biểu hiện nhungx bất thường của dây rau.
  10. d. Thay đổi các thông số thăng bằng kiềm toan Thai suy pH < 7.25 BE < 8mEq , P CO2> 60mmHg, PO2
  11. -Đặt Forceps khi đủ điều kiện -Mổ lấy thai
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0