CÁCH KÊ ĐƠN THUỐC – Phần 1
lượt xem 5
download
Sau khi chẩn đoán, người thầy thuốc sẽ căn cứu vào tình trạng bệnh cụ thể mà thiết lập một đơn thuốc điều trị. Đông y thường gọi là biện chứng luận trị (dựa vào bệnh - chứng của người bệnh mà biện luận cách trị liệu). Có nhiều phương pháp kê đơn thuốc trong Đông y.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÁCH KÊ ĐƠN THUỐC – Phần 1
- CÁCH KÊ ĐƠN THUỐC – Phần 1 I. NHỮNG PHƯƠNG CÁCH KÊ ĐƠN THUỐC Sau khi chẩn đoán, người thầy thuốc sẽ căn cứu vào tình trạng bệnh cụ thể mà thiết lập một đơn thuốc điều trị. Đông y thường gọi là biện chứng luận trị (dựa vào bệnh - chứng của người bệnh mà biện luận cách trị liệu). Có nhiều phương pháp kê đơn thuốc trong Đông y. 1. Cổ phương gia giảm - theo lý luận Đông y: Theo phương pháp này, nội dung bài thuốc là những bài thuốc đã được xác lập, ghi nhận kết quả từ lâu đời qua nhiều thế hệ, đ ược ghi lại trong các sách kinh điển. Khi điều trị người thầy thuốc thường tăng thêm (gia) hoặc giảm bớt (giảm) vị thuốc hay liều dùng sao cho phù hợp nhất với tình hình thực tế của bệnh nhân. Một ví dụ như để chữa chứng Ngoại cảm phong hàn, biểu thực (có sợ lạnh, phát sốt, không mồ hôi, ngạt mũi, thở suyễn, hoặc ho đờm, đau đầu, đau nhức các khớp, cứng gáy, mạch phù khẩn) thì bài thuốc kinh điển Đông y sử dụng là bài Ma hoàng thang.
- - Ưu điểm: thể hiện đầy đủ tính chất lý pháp của Đông y. - Nhược điểm: khó nhớ, lệ thuộc vào thuốc ngoại nhập, khó vận dụng vì bệnh cảnh có thể thay đổi. 2. Theo đối chứng trị liệu: Theo phương pháp này, người thầy thuốc cổ truyền chọn thuốc điều trị dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân. Triệu chứng Thuốc Sợ lạnh, phát sốt, không đổ mồ hôi, đau nhức tứ chi Quế chi Ho, hen đờm suyễn Tía tô
- Đau đầu, cứng gáy, ngạt mũi Bạch chỉ - Ưu điểm: . Đơn giản, linh hoạt trong việc vận dụng các vị thuốc. . Không phải nhớ nhiều bài thuốc. - Nhược điểm: do hoàn toàn chạy theo triệu chứng nên dễ sa đà, làm mất tính cân đối trong lý pháp phương dược. 3. Theo kinh nghiệm dân gian: Phương pháp này sử dụng những kinh nghiệm gia truyền (có khi chỉ là truyền khẩu). Thường gặp trong dân tộc ít người. Dùng nồi xông với các loại lá có chứa tinh dầu thơm. - Ưu điểm: dễ sử dụng, vận dụng được nam dược. - Khuyết điểm: không bảo đảm tính lý pháp của Đông y. 4. Theo toa căn bản:
- Nội dung bài thuốc theo toa căn bản đ ược dựa theo kinh nghiệm của quân dân y trong thời gian kháng chiến. Ngoài 10-11 vị thuốc dùng để nhuận tiểu, nhuận gan, nhuận tràng, nhuận huyết, giải độc cơ thể, kích thích tiêu hóa, khai khiếu, việc sử dụng toa căn bản còn gia thêm Quế chi, Tía tô, Hành, Kinh giới, Bạch chỉ. - Ưu điểm: dễ sử dụng không cần học nhiều, vận dụng được Nam dược. - Nhược điểm: . Không thể hiện tính lý pháp của Đông y. . Đôi khi còn dùng quá nhiều thuốc. 5. Kê đơn theo dược lý tân y: Trong giai đoạn hiện nay, không chỉ người lương y, thầy thuốc cổ truyền sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên để trị bệnh, mà cả những thầy thuốc Tây y cũng quan tâm ngày càng nhiều. Vì thế, việc thiết lập các toa thuốc điều trị có sử dụng thêm cơ sở dược lý Tây y. Tiêu biểu cho phương pháp này là cách thiết lập bài thuốc do Bùi Chí Hiếu xây dựng (Giáo sư dược lý học). Bài thuốc chung có gia giảm: Bạc hà Tía tô Cúc hoa Cam thảo đất Kinh giới Cúc tần
- Gừng tươi. - Trong thể phong hàn: . Bỏ Bạc hà, Cúc hoa (tân lương giải biểu). . Bỏ Cam thảo đất (Thanh nhiệt giải độc). - Trong thể phong nhiệt: . Bỏ Tía tô, Kinh giới, Gừng tươi. * Ưu điểm: thỏa mãn được yêu cầu điều tri của Đông y cũng như Tây y từ lý pháp đến biện chứng của Đông y cũng như phương pháp điều trị của Tây y. - Bài thuốc trên vừa đáp ứng được nhu cầu lý pháp của Đông y. . Phát tán phong hàn: Tía tô, Kinh giới, Gừng tươi. . Chỉ khái trừ đờm: Tía tô, Gừng tươi. . Tiêu ứ hóa thấp chỉ thống Kinh giới, Cúc tần. - Lại đáp ứng được yêu cầu điều trị triệu chứng theo Tây y nhờ các hoạt chất thi ên nhiên có tác dụng sinh học:
- . Tinh dầu có trong Tía tô, Kinh giới, Gừng t ươi đều có tác dụng giãn mạch, làm ra mồ hôi, hạ sốt, giãn phế quản và long đờm để giảm ho, hen; lại có tác dụng sát trùng đường hô hấp để trừ nguyên nhân gây bệnh hoặc để chống bội nhiễm. * Nhược điểm: khó vận dụng, đòi hỏi phải có một trình độ tinh thông về y lý, dược lý của cả Đông và Tây y. II. NHỮNG NỘI DUNG QUAN TRỌNG TRONG CÁCH KÊ ĐƠN THUỐC THEO LÝ LUẬN ĐÔNG Y 1. Vai trò của các vị thuốc trong một đơn thuốc (quân, thần, tá, sứ): Việc cấu tạo các vị thuốc trong một bài thuốc nhằm để giải quyết những yêu cầu đặt ra trong điều trị như sau: - Giải quyết những triệu chứng chính, những triệu chứng thuộc về nguyên nhân gây bệnh, những triệu chứng do tạng bệnh chính thể hiện. - Giải quyết những triệu chứng phụ, những triệu chứng do tạng phủ có quan hệ (biểu lý hoặc ngũ hành) với tạng phủ bị bệnh thể hiện. - Tăng hoạt tính của vị thuốc chính. - Đưa các vị thuốc chính đến tạng phủ, kinh lạc bị bệnh. - Điều hòa tính năng của các vị thuốc.
- Do đó các vị thuốc thường đóng những vai trò sau đây: + QUÂN (Chủ dược): là đầu vị trong bài thuốc dùng để chữa triệu chứng chính, do nguyên nhân bệnh gây ra, do tạng bệnh chính thể hiện. + THẦN (Phó dược): là những vị thuốc có tác dụng hợp đồng và hỗ trợ cho chủ dược. + Tá (Tá dược): là những vị thuốc để chữa các triệu chứng phụ hoặc ức chế độc tính hoặc tính mạnh bạo của chủ dược. + Sứ (Dẫn dược): là những vị thuốc để đưa các vị thuốc khác đến thẳng tạng phủ bệnh hoặc điều hòa các vị thuốc khác tính năng. Quân, Thần, Tá, Sứ đó cũng là cách nói của người xưa dưới chế độ phong kiến. Coi triều đình có vua, có quan thì đơn thuốc cũng phải có vị chính, vị phụ, vị nào chủ yếu, vị nào hỗ trợ. Lấy Ma hoàng thang làm ví dụ. Đây là bài thuốc dùng chữa chứng cảm mạo phong hàn với các triệu chứng phát sốt, sợ lạnh, không có mồ hôi, ngạt mũi, thở kh ò khè, đau đầu, cứng gáy, đau nhức các khớp, mạch phù khẩn. - Ma hoàng: cay ấm vào Phế, có tác dụng phát hãn, bình suyễn. Do phong hàn phạm Phế làm cho Phế khí bất tuyên thông, bất túc giáng nên có triệu chứng phát
- sốt, không có mồ hôi, thở suyễn, ngạt mũi. Vì vậy, Ma hoàng phải làm chủ dược, làm Quân. - Quế chi: cay ấm vào Phế, Bàng quang, có tác dụng ôn kinh chỉ thống và lại phát tán phong hàn. Do phong hàn tà làm bế tắc kinh lạc mà gây thành chứng đau đầu, cứng gáy, đau nhức các khớp xương. Quế chi phối hợp với Ma hoàng để phát tán phong hàn lại vừa ôn kinh chỉ thống, giải quyết triệu chứng phụ. Vì vậy Quế chi là phó dược, làm Thần. - Hạnh nhân: đắng ấm vào Phế, Đại trường, vừa có tác dụng chữa ho, hen do phong hàn ngăn trở Phế khí, vừa phối hợp với Ma hoàng chữa thở suyễn nên làm phó dược, làm Thần. - Cam thảo bắc: ngọt bình vào 12 kinh, để giảm bớt tính công phạt của Ma hoàng nên là dẫn dược, làm Sứ. Chú ý: các vị thuốc dẫn kinh làm sứ là thuốc đưa thuốc khác đến với bộ vị bị bệnh như: + Phòng phong và Khương hoạt dẫn vào Thái dương kinh. + Thăng ma, Cát căn và Bạch chỉ dẫn vào Dương minh kinh. + Sài hồ dẫn vào Thiếu dương kinh. + Thương truật dẫn vào Thái âm kinh.
- + Độc hoạt dẫn vào Thiếu âm kinh. + Tế tân, Xuyên khung và Thanh bì dẫn vào Quyết âm kinh. + Cát cánh dẫn lên Yết hầu. + Tang chi dẫn ra hai tay. + Ngưu tất dẫn xuống hai chân. Nói tóm lại, sự cấu tạo bài thuốc theo Quân Thần Sứ được phân thành hai nhóm: - Nhóm chữa triệu chứng bệnh. - Nhóm điều hòa tính năng hoặc/và dẫn kinh cho nhóm trên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ðiều trị bệnh tim mạch ở người lớn tuổi bằng đông y (Phần 1)
5 p | 243 | 34
-
Cách dùng ổi trị chứng tiêu hóa không tốt
6 p | 101 | 7
-
Cho con "ở bẩn" Phần 1
7 p | 70 | 5
-
Bài tập về tuân thủ thuốc ARV
18 p | 94 | 5
-
8 công nghệ tiêu biểu phục vụ lĩnh vực y tế
5 p | 89 | 5
-
THẬP KHÔI TÁN
3 p | 70 | 3
-
Thuốc nhỏ mũi phải dùng đúng cách
3 p | 88 | 2
-
Những trường hợp không nên tiêm văc xin cho trẻ
6 p | 55 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn