intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách khắc phục nôn nhiều khi 'bầu bí'

Chia sẻ: Tuyetson Tuyetson | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

168
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tôi năm nay 24 tuổi, mang thai lần đầu. Từ khi có thai cho đến nay được 14 tuần, tôi thường xuyên có cảm giác buồn nôn và nôn rất nhiều. Vì nôn nhiều và không ăn được nên tôi đã bị sút 2kg. Tôi xin hỏi có thể dùng thuốc gì để hạn chế tình trạng trên? Khi mang thai, hầu hết phụ nữ thường hay buồn nôn và nôn, tuy nhiên việc điều trị trong các trường hợp này không giống như các trường hợp thông thường khác. Có tới 90% thai phụ có cảm giác nôn và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách khắc phục nôn nhiều khi 'bầu bí'

  1. Cách khắc phục nôn nhiều khi 'bầu bí' Tôi năm nay 24 tuổi, mang thai lần đầu. Từ khi có thai cho đến nay được 14 tuần, tôi thường xuyên có cảm giác buồn nôn và nôn rất nhiều. Vì nôn nhiều và không ăn được nên tôi đã bị sút 2kg. Tôi xin hỏi có thể dùng thuốc gì để hạn chế tình trạng trên?
  2. Khi mang thai, hầu hết phụ nữ thường hay buồn nôn và nôn, tuy nhiên việc điều trị trong các trường hợp này không giống như các trường hợp thông thường khác. Có tới 90% thai phụ có cảm giác nôn và buồn nôn trong những tháng đầu của thai kỳ, sau đó giảm đi ở tuần thứ 14 nhưng vẫn có trường hợp kéo dài đến tuần thứ 20, thậm chí đến cả trước khi sinh. Để giảm các triệu chứng này, trước hết phụ thai cần ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh uống quá lạnh hay ăn nhiều chất ngọt, tránh ăn các thức ăn hoặc gia vị có mùi mạnh, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý. Trước khi dùng thuốc chống nôn cần lưu ý đến các bệnh kết hợp nếu có như viêm dạ dày, viêm tụy, viêm ruột thừa...
  3. Thuốc đầu tiên bạn có thể dùng là gừng, gừng có tác dụng làm giảm co thắt dạ dày, làm tăng nhu động ruột, từ đó làm giảm nôn, buồn nôn. Gừng không gây bất kỳ một tác dụng phụ có hại nào cho thai phụ và thai nhi. Thứ hai, bạn có thể dùng vitamin B6, với liều 5mg/ngày, đây là thuốc có hiệu quả, được xem là thuốc đầu tay vì không gây tác dụng phụ. Nếu cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, dùng gừng và vitamin B6 mà không có hiệu quả, khi đó cần cân nhắc sử dụng các thuốc chống nôn, tuy nhiên cần lưu ý:
  4. Nhóm kháng histamin không nên dùng diphenylhydramin cho thai phụ vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Với domperidon: thuốc chưa gây quái thai, tuy nhiên để bảo đảm an toàn không nên dùng cho phụ nữ có thai. Metoclopramid có tác dụng làm tăng nhu động của hang vị, tá tràng, giãn phần trên dạ dày làm cho dạ dày vơi nhanh nên giảm được sự trào ngược dạ dày thực quản, nhờ vậy mà có tác dụng chống nôn. Nó qua được nhau thai khi thai đủ tháng. Chưa có nghiên cứu đầy đủ trên người về tính an toàn cho thai nên tốt nhất không nên dùng cho phụ nữ có thai. Tóm lại với các thuốc có nhiều tác dụng phụ này cần có ý kiến của bác sĩ và cần dùng tại các cơ sở y tế, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Ngoài ra bạn còn bí quyết nào chống nôn khi mang thai không? Hãy bật mí cho các bà bầu khác nhé
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2