intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách phát hiện sớm bệnh thấp tim trẻ em

Chia sẻ: Nguquai Nguquai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

184
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một công trình nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho thấy: hằng năm có khoảng 100.000 trường hợp thấp khớp và thấp tim mới; Lứa tuổi học sinh mắc bệnh thấp tim chiếm tỷ lệ 0,7 - 1,6 %o, tỷ lệ này ở sinh viên lên tới 6 - 9 %o. Theo các công trình nghiên cứu ở Việt Nam thì tỷ lệ mắc bệnh thấp tim trong lứa tuổi học sinh khoảng 3%o; Tuổi mắc bệnh phổ biến là 7 - 15 tuổi. Bệnh thấp khớp và thấp tim có đặc điểm là xuất hiện sớm chủ yếu ở lứa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách phát hiện sớm bệnh thấp tim trẻ em

  1. Cách phát hiện sớm bệnh thấp tim trẻ em Một công trình nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho thấy: hằng năm có khoảng 100.000 trường hợp thấp khớp và thấp tim mới; Lứa tuổi học sinh mắc bệnh thấp tim chiếm tỷ lệ 0,7 - 1,6 %o, tỷ lệ này ở sinh viên lên tới 6 - 9 %o. Theo các công trình nghiên cứu ở Việt Nam thì tỷ lệ mắc bệnh thấp tim trong lứa tuổi học sinh khoảng 3%o; Tuổi mắc bệnh phổ biến là 7 - 15 tuổi.
  2. Bệnh thấp khớp và thấp tim có đặc điểm là xuất hiện sớm chủ yếu ở lứa tuổi học sinh. Bệnh thấp tim là bệnh viêm của mô liên kết, xảy ra sau viêm họng do liên cầu bê-ta tan máu nhóm A, gây tổn thương ở nhiều cơ quan, chủ yếu là tim, khớp, hệ thần kinh, da và mô dưới da... trong đó tổn thương ở tim là nguy hiểm nhất. Biểu hiện bệnh như thế nào? Bệnh khởi phát là viêm họng cấp tính do liên cầu bê ta nhóm A, với các triệu chứng: niêm mạc thành sau họng và amidan sung huyết, đỏ rực, có thể có những chấm mủ trắng; Toàn thân sốt cao, dao động, da xanh, suy kiệt, nổi hạch góc hàm; Biểu hiện ở khớp: có khoảng 80% số trẻ em mắc bệnh thấp có tổn thương ở khớp, trong đó có khoảng 30% thấp khớp đơn thuần, còn lại tổn thương cả ở khớp và tim. Đau khớp đơn thuần chỉ chiếm khoảng 35%; đau và sưng khớp 48%; đau sưng và nóng 18%; các dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau rất hiếm gặp. Tổn thương xuất hiện ở hầu hết các khớp, kể cả khớp háng. Tổn thương các khớp chi dưới gặp nhiều hơn các khớp chi trên; số khớp lớn tổn thương nhiều hơn các khớp nhỏ; đặc biệt chiếm tỷ lệ cao nhất (40%) là bệnh ở khớp gối. Có khoảng 60-70% số trường hợp đau từ hai khớp trở lên, trong đó 20% đau 3 khớp, 8% đau 4 khớp, di chuyển từ khớp nọ sang khớp kia trong cùng một đợt. Sau 5 - 7 ngày sẽ hết triệu
  3. chứng dù điều trị hay không. Tuy ít gặp nhưng vẫn có tổn thương khớp cột sống, trong khi các khớp nhỏ ở ngón tay, ngón chân rất hiếm và đây là một đặc điểm phân biệt với bệnh viêm khớp mạn tính; Bệnh nhân thường sốt 38 - 38,5oC, trong khoảng một tuần. Nếu đã được điều trị nhưng bệnh nhân vẫn sốt cao hơn hoặc kéo dài hơn thì khả năng biến chứng vào tim là khá cao. Tổn thương khớp hay tái phát, có khoảng 60% số ca tái phát nhiều đợt. Từ đợt thấp khớp tái phát lần thứ hai trở đi có gần 70% số trường hợp kèm thấp tim. Người ta thấy rằng chủ yếu trong 2 năm đầu có khoảng 75% số trường hợp tái phát. Vì vậy, nếu quản lý tốt bệnh nhân thấp khớp trong vòng 2-3 năm đầu sẽ hạn chế được đa số các biến chứng vào tim. Các biểu hiện thấp tim xuất hiện sau 2 - 4 tuần nhiễm liên cầu. Trong đợt đầu của bệnh thấp khớp, khoảng 30-40% số ca đồng thời bị thấp tim. Nguy hiểm hơn là 10% số ca thấp tim trước khi có triệu chứng ở khớp. Tổn thương cơ tim và màng trong tim là chủ yếu. Viêm cơ tim thường đồng thời với tổn thương màng trong tim và màng ngoài tim. Tổn thương phổ biến nhất của viêm nội tâm mạc là hở và hẹp van hai lá, hở van động mạch chủ. Bệnh cảnh nhiều khi rất nguy kịch gồm sốt cao, xanh tái, khó thở, tim đập rất nhanh, loạn nhịp, nguy cơ tử vong cao... Biểu hiện thần kinh là triệu chứng muộn của thấp tim, xuất hiện nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau nhiễm liên cầu; đó là các vận động nhanh, không tự chủ, không định hướng, không mục đích, tăng lên khi xúc động, mất đi khi ngủ. Biểu hiện ở da hiếm gặp, có thể có các hạt Meynet là những hạt cứng, đường kính từ 0,5 - 2cm dưới da, không dính vào da mà dính vào nền xương, vị trí thường gặp ở đầu gối, ấn không đau; Hoặc có các ban màu hồng hay vàng nhạt, đường kính 1 -
  4. 3cm, hình tròn, có bờ viền cao hơn mặt da, vị trí thường ở thân mình, gốc chi, không bao giờ ở mặt. Các hạt Meynet và ban vòng đỏ tồn tại một vài ngày đến một vài tuần rồi biến mất, không để lại di chứng. Làm gì để phòng tránh bệnh thấp tim? Các biện pháp chắc chắn phòng ngừa bệnh thấp tim là: dùng liệu pháp kháng sinh để dự phòng cho những bệnh nhân đã từng bị mắc bệnh thấp khớp hay thấp tim. Thuốc có thể dùng là penicillin. Cần phải uống thuốc để dự phòng liên tục trong suốt thời kỳ thiếu niên. Phải điều trị khỏi triệt để các bệnh viêm hầu họng do nhiễm liên cầu khuẩn là điểm quyết định để phòng ngừa bệnh thấp tim. Tiêm hoặc cho uống thuốc dự phòng đối với trẻ em bị nhiễm khuẩn hô hấp do liên cầu, nhưng chưa bị thấp khớp, với liều duy nhất benzathin penicillin hay erythromycin. Đối với bệnh nhân có nguy cơ cao tái phát thấp tim thì nên sử dụng thuốc tiêm để phòng chống bệnh thấp tim. Thời gian cần thiết tiêm penicillin để dự phòng tái phát thấp tim là trong 2-3 năm tính từ đợt thấp khớp gần nhất hoặc dùng thuốc phòng cho đến năm 21 tuổi. Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng cần tiêm dự phòng tới tuổi 40, hoặc thậm chí suốt cả đời cho những bệnh nhân thấp khớp có
  5. nguy cơ cao bị thấp tim. Cho đến nay chưa có sẵn vaccin chống liên cầu. Vì vậy việc chẩn đoán và điều trị kịp thời các bệnh nhiễm liên cầu khuẩn vẫn là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh bệnh thấp tim.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2