intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuốc bí truyền giúp thơm miệng

Chia sẻ: Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

286
lượt xem
97
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thuốc bí truyền giúp thơm miệng Hôi miệng là một chứng bệnh mặc dù không nguy hiểm nhưng làm cho người bị mắc rất khó chịu. Dù bệnh do nguyên nhân nào đều nên sớm chữa trị, tránh ảnh hưởng đến việc giao tiếp với người khác. Nhìn từ góc độ Đông y thì đa số các trường hợp hôi miệng là do thấp nhiệt. Là hiện tượng nhiệt khí uẩn tích ở giữa các mô lồng ngực và từ trong miệng xung phát ra. Người trường vị thấp nhiệt, những thức ăn mà họ ăn vào hay bị ứ trệ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuốc bí truyền giúp thơm miệng

  1. Bài thuốc bí truyền giúp thơm miệng Hôi miệng là một chứng bệnh mặc dù không nguy hiểm nhưng làm cho người bị mắc rất khó chịu. Dù bệnh do nguyên nhân nào đều nên sớm chữa trị, tránh ảnh hưởng đến việc giao tiếp với người khác.
  2. Nhìn từ góc độ Đông y thì đa số các trường hợp hôi miệng là do thấp nhiệt. Là hiện tượng nhiệt khí uẩn tích ở giữa các mô lồng ngực và từ trong miệng xung phát ra. Người trường vị thấp nhiệt, những thức ăn mà họ ăn vào hay bị ứ trệ lại trong dạ dày, tiêu hóa kém, đồng thời dẫn tới hiện tượng chán ăn, nấc cụt, buồn nôn, táo bón, chướng bụng, đau bụng. Ngoài ra bệnh viêm lợi, sưng mưng mủ cũng dẫn tới hôi miệng. Nói chung bất luận nguyên nhân nào gây ra hôi miệng đều nên sớm chữa trị, nhằm tránh ảnh hưởng đến việc giao tiếp với người khác. Có thể dùng một số bài thuốc sau: Bài 1: Trúc diệp 9g, thạch cao 30g, bán hạ chế 4g, mạch môn đông 18g, nhân sâm 5g, cam thảo 3g, gạo 8g. Dùng nước sạch sắc tất cả các vị thuốc trên, uống nước thuốc mỗi ngày 3 lần. Bài thuốc này dùng cho những người khí âm lưỡng hư kèm vị nhiệt, thường xuyên cảm thấy có một luồng hơi nóng chạy lên trên dọc theo lồng ngực, trong lòng phiền muộn, miệng khô lưỡi ráo, tim hồi hộp, ra mồ hôi lạnh, mất ngủ mệt mỏi, da dẻ sần sùi mà miệng hôi nhiều. Bài 2: Trầm hương, bạch đàn, vỏ thạch lựu (trái lựu chua), vỏ kha tử, thanh đại, mỗi thứ 9g, đương quy, xuyên khổ luyện, tế tân, hương phụ mỗi thứ 18g; mẫu đinh hương 6g; tro hà diệp 3g; nam nhũ hương 3g; long não, xạ hương mỗi thứ 2g.
  3. Đem long não, thanh đại, nam nhũ hương nghiền nhỏ riêng biệt. Xuyên khổ luyện sắt thành 4 miếng nhỏ sấy khô, tế tân bỏ đọt, sau đó đem tất cả nghiền nhỏ thành bột mịn, trộn đều thành một hỗn hợp. Mỗi lần dùng khoảng 2g bột thuốc, dùng thuốc đánh răng vào buổi sáng và tối, sau đó dùng nước ấm súc miệng. Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giảm sưng cầm máu, khu phong tán hàn, giảm đau, dưỡng huyết, hoạt huyết, làm thơm miệng khử hôi, chắc răng. Bài 3: Đương quy thân 6g, hoàng liên 5g, sinh địa 12g, đơn bì 6g, thăng ma 6g. Dùng nước sắc tất cả các vị thuốc trên, uống mỗi ngày 1 thang. Dùng cho những người bị hôi miệng có kèm khát nước, thích uống lạnh, môi đỏ, lở loét miệng lưỡi, lợi sưng đau, chảy máu chân răng, khô miệng ráo lưỡi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác hữu lực. Vì bài thuốc này có tác dụng thanh tuyên vị hỏa, lương huyết dưỡng âm nên có thể chữa vị nhiệt xông bốc lên mà gây ra hôi miệng. Bài 4: Thạch cao 24g, xích thược 6g, bạc hà 3g, nguyên minh phấn 3g, bạch chỉ 3g. Sắc lấy nước bỏ bã. Dùng nước thuốc súc miệng thường xuyên. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt giảm sưng, hoạt huyết giảm đau, lương huyết cầm máu, khu phong trừ hôi miệng.
  4. Món ăn bổ dưỡng chữa bệnh từ giá đỗ Các cụ ngày xưa vẫn dạy con gái rằng khi nào chồng giận, cứ cho ăn giá đỗ thì chồng sẽ tự giải hòa ngay. Đó là do giá đỗ chứa nhiều vitamin E, có tác dụng tốt với hệ sinh dục nam. Giá đỗ có công năng thanh nhiệt giải độc, hạ hỏa, chỉ khát, thông tiểu, tiêu thực, trị bụng đầy tức, đi tiêu phân sống. Nó lại sinh tân dịch nên dùng tốt sau lao động ngoài nắng nóng. Giá đỗ có khả năng giải độc nói chung và một số kim loại độc, giải rượu. Khi khô cổ, khản tiếng, ngậm giá đậu cũng khỏi. Theo Tây y, giá đỗ ngoài các vitamin, khoáng còn chứa men tiêu hóa, tốt cho trẻ biếng ăn.
  5. Đỗ sau khi ngâm thành giá thì giá trị dinh dưỡng tăng cao: Vitamin B2 tăng 2-4 lần, caroten tăng 2 lần, vitamin C tăng 40 lần, vitamin B12 tăng 10 lần, nhóm B tăng 30 lần. Do đó, nó có khả năng khử gốc tự do, chống ôxy hóa, phòng chống viêm, ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Vitamin E giúp thụ thai, chữa hiếm con, hạn chế phát triển bệnh Parkinson, chống xơ vữa mạch máu, yếu sinh lý. Một số món ăn, đồ uống làm từ giá đỗ Nước cốt giá đỗ xanh: Giá 150 g, chanh tươi 1 quả, đường cát 20 g. Giá đỗ nghiền lấy nước, vắt chanh, cho đường vào uống cho những trường hợp đái dắt, nước tiểu vàng, hay khát nước. Dùng hỗ trợ trong các trường hợp để giải độc. Canh giá đậu phụ: Giá đỗ xanh 250 g, đậu phụ 2 miếng, cải thìa 100 g, dầu đậu nành 100 g, hành hoa 10 g, muối, bột ngọt mỗi thứ 2 g. Là một loại thức ăn chay bổ dưỡng. Bánh giá đặc sản Gò Công: Nhân bánh làm bằng giá, miếng thịt nạc, miếng tim, miếng gan, cuốn lại với xà lách, lá đọt chua chát chấm nước mắm giấm ớt ăn với bún. Bổ dưỡng dễ tiêu. Cá lóc nấu canh chua: Cá lóc 1 con 500 g, giá đỗ xanh 150 g, cà chua 100 g, quả me 70 g, gia vị vừa đủ, trị chứng đi tiểu ít, vàng đục, nóng ở đầu ngọc hành. Canh giá tương nấm: Giá đỗ tương 250 g, nấm tươi 50 g, muối, bột ngọt vừa đủ, có tác dụng bổ dưỡng sau ốm, sau đẻ. Canh giá tương tiết lợn: Giá đỗ tương 250 g, tiết lợn 250 g, hành thái nhỏ 10 g, tỏi 12 nhánh, nghệ thái nhỏ 5 g, ít rượu, gia vị vừa đủ, dùng bổ dưỡng, chữa thiếu máu.
  6. Giá xào rau cần thịt nạc: Giá đỗ xanh 200 g, rau cần 200 g, thịt heo nạc 100 g, trứng gà một quả, bột năng, dầu gừng muối tùy ý, xào chín thịt là được, có tác dụng bổ khí huyết, trừ thấp, hạ huyết áp. Sữa giá đỗ: Lấy đỗ xanh mới nảy mầm khoảng 3-4 hạt, giã nát hòa sữa mẹ, gạn lấy nước cho uống để chữa trẻ sơ sinh không chịu bú.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0