intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuốc chữa bệnh từ húng chanh

Chia sẻ: Lý Ngọc Mưa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

90
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những ngày gần đây, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, thời tiết thay đổi thất thường làm cho nhiều người bị cảm, ho… Húng chanh sẽ giúp quý vị giải trừ cảm và ho. Húng chanh còn gọi là tần dày lá, rau thơm lông, rau tần, rau thơm, dương tử tô. Tên khoa học là Coleus aromaticus Benth, thuộc họ hoa môi (Lamiaceae).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuốc chữa bệnh từ húng chanh

  1. Bài thuốc chữa bệnh từ húng chanh Những ngày gần đây, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, thời tiết thay đổi thất thường làm cho nhiều người bị cảm, ho… Húng chanh sẽ giúp quý vị giải trừ cảm và ho. Húng chanh còn gọi là tần dày lá, rau thơm lông, rau tần, rau thơm, dương tử tô. Tên khoa học là Coleus aromaticus Benth, thuộc họ hoa môi (Lamiaceae). Húng chanh là một loại cỏ, cao khoảng 30 – 50 cm, phần thân sát đất hóa gỗ. Lá mọc đối, mọng nước, mép khía răng, mặt trên có lông đơn, mặt dưới lá nhiều lông bài tiết hơn. Lấy lá vò trong tay thấy tỏa ra mùi thơm dễ chịu, thoảng mát như mùi chanh (vì vậy gọi là húng chanh). Trong lá húng chanh có tinh dầu, thành phần chủ yếu là cacvacrola. Tinh dầu này có mùi thơm như chanh rất dễ chịu. Theo những nghiên cứu gần đây, đã xác nhận tinh dầu húng chanh có tính chất kháng sinh mạnh đối với vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Húng chanh là cây rất dễ trồng, chỉ cần một chậu nhỏ, cắm cành xuống là thành cây. Theo Đông y, húng chanh vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, trừ phong, sát khuẩn, được dùng chủ yếu để trị cảm cúm. Thường người ta chỉ dùng lá húng chanh tươi, dùng đến đâu hái đến đấy, không nên phơi khô để dành, vừa khó bảo quản, vừa kém phẩm chất. Để tiện dùng, hiện nay người ta đã nghiên cứu cất tinh dầu húng chanh.
  2. Ảnh minh họa Một số bài thuốc dùng húng chanh Trị hen suyễn: Lá húng chanh 12g, lá tía tô 10g. Hai thứ rửa sạch, sắc uống. Khi uống thuốc nên kiêng các thức ăn chiên xào, thức uống lạnh, hải sản. Trị cảm cúm, cảm sốt, nhức đầu, nghẹt mũi, ho đờm: Lấy 15 – 20gr tần dày lá, giã vắt lấy nước cốt để uống, hoặc có thể cho thêm gừng, hành (mỗi loại 12gr), nấu uống và xông cho ra mồ hôi.
  3. Trị sốt cao không ra mồ hôi: Lấy 20gr lá tần dày lá, 15gr lá tía tô, 5gr gừng tươi (cắt lát mỏng), 15gr cam thảo đất. Tất cả đem nấu lấy nước dùng lúc nóng ấm để cho ra mồ hôi. Trị ho: Hái vài lá tần dày lá nhai, ngậm, rồi nuốt nước. Trị ho cho trẻ: Húng chanh kết hợp với lá hẹ, mật ong. Cả 3 thứ đem hấp, cho trẻ uống rất sạch miệng và đỡ ho. Trị viêm họng, viêm thanh quản: Dùng 20gr tần dày lá, 15gr kim ngân hoa, 15g sài đất, 12gr xạ can, 12gr cam thảo đất, nấu lấy nước uống.
  4. Trị hôi miệng: Dùng một nắm húng chanh khô, sắc lấy nước đặc để súc miệng và ngậm. Ngậm thường xuyên nhiều lần trong ngày, chỉ sau vài ngày có thể thấy hiệu nghiệm, hết hôi miệng. Trị chảy máu cam: Lấy 20gr tần dày lá, 15gr trắc bá (sao đen), 10gr hoa hòe (sao đen) và 15gr cam thảo đất. Đem nấu lấy nước dùng một ngày với lượng như trên, hoặc lấy lá tần vò nát rồi nhét vào bên mũi chảy máu. Trị đau nhức do ong đốt, rết cắn, bọ cạp cắn: Dùng 20gr tần dày lá, một tí muối ăn (loại muối hạt) đem giã nhỏ hoặc nhai kỹ, nuốt nước, còn bã thì đắp lên vết thương. Hiện nay, nhiều công ty Đông Nam dược đã chế biến các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng thông phế khí, trị ho. Trong đó, hàm lượng chính là tần dầy lá như Tragutan (trong đó có tần dầy lá, gừng, tinh dầu bạc hà), Eugica (tần dày lá, gừng, tinh dầu tràm)… dùng để trị ho cảm rất tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2