intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách Phòng Chống Béo Phì Và Thanh Nhiệt Bằng Cháo Lá Sen

Chia sẻ: Nguyễn Thị An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

67
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mù hè, thời tiết nóng nực, cơ thể cần một lượng nước khá lớn để điều hoà thân nhiệt, bởi vậy nhu cầu dùng các đồ giải khát, các món ăn nhiều nước và dễ tiêu là hoàn toàn hợp lý, trong đó có việc chọn dùng các món cháo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách Phòng Chống Béo Phì Và Thanh Nhiệt Bằng Cháo Lá Sen

  1. Cách Phòng Chống Béo Phì Và Thanh Nhiệt Bằng Cháo Lá Sen Mù hè, thời tiết nóng nực, cơ thể cần một lượng nước khá lớn để điều hoà thân nhiệt, bởi vậy nhu cầu dùng các đồ giải khát, các món ăn nhiều nước và dễ tiêu là hoàn toàn hợp lý, trong đó có việc chọn dùng các món cháo. Tuy nhiên, theo quan niệm của dinh dưỡng học cổ truyền, không phải loại cháo nào cũng thích hợp trong mùa hè; bởi lẽ, ngoài gạo ra, các thực phẩm hoặc dược liệu kèm theo phải có tính thanh nhiệt và thanh đạm, nói nôm na là có thể làm mát cơ thể, dễ hấp thu và dễ tiêu.
  2. Ngoài các loại cháo thanh nhiệt hết sức dân dã và thông dụng như cháo đậu xanh, cháo đậu đen, cháo hến, cháo trai..., có một loại cháo khá đặc biệt nhưng còn ít người biết đến, đó là cháo lá sen. Món cháo này được nấu như thế nào? Công dụng của nó ra sao? Xin giới thiệu cụ thể với các bà nội trợ như sau: Nguyên liệu Lá sen tươi 1 tàu, gạo tẻ 100g, đường trắng vừa đủ, cũng có thể gia thêm đậu xanh để tăng sức thanh nhiệt giải độc. Nếu không có lá sen tươi có thể dùng lá sen khô cũng được nhưng trước khi dùng phải ngâm nước cho mềm. Cách chế biến Lá sen rửa sạch, thái vụn, sắc kỹ lấy nước, bỏ bã rồi cho gạo vào nấu nhừ thành cháo, chế thêm đường trắng, chia ăn vài lần trong ngày. Cũng có thể cho gạo vào nồi nấu thành cháo trước, sau đó dùng lá sen đã cắt bỏ cuống và viền quanh đậy lên trên mặt cháo, tiếp tục đun cho đến khi mùi thơm của lá sen thấm đượm vào cháo là được.
  3. Hoặc đơn giản dùng lá sen rửa sạch chần qua nước sôi, lót dưới đáy nồi rồi đổ cháo đang sôi lên trên, đậy kín vung trong 5 phút, sau đó bỏ lá sen ra, chế thêm đường là được. Nếu có thêm đậu xanh thì ninh đậu trước. Khi chín, cho gạo và lá sen vào nấu thành cháo loãng, chế thêm đường, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng Cháo lá sen có công dụng thanh nhiệt giải thử, kiện não sinh tân dịch, hạ huyết áp và hạ mỡ máu. Là món ăn mát bổ rất thích hợp trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Đặc biệt tốt với những người béo phì, cao huyết áp, rối loạn lipid máu (tăng cholesterol, triglycerid, lipoprotein có tỷ trọng thấp và apoprotein B; giảm lipoprotein có tỷ trọng cao và apoprotein A), người bị viêm đường tiết niệu, rối loạn tiêu hoá do thấp nhiệt, phù thũng, một số chứng xuất huyết như chảy máu cam, băng huyết, lậu huyết, hoa mắt chóng mặt sau khi sinh con... Phân tích ý nghĩa Theo dược lý học hiện đại, lá sen có chứa các chất như Roemerine, Nuciferine, Nornuciferine, D- N- Methylcoclaurine, Anonaine, Liriodenine, isoquercitrin, Gluconic acid... Trên mô hình thực nghiệm chuột gây tăng cholesterol máu bằng chế độ ăn, nước sắc lá sen có tác dụng làm giảm cholesterol rõ rệt. Nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy dịch chiết lá sen có thể điều trị hội chứng rối loạn lipid máu khi dùng liên tục 3 đợt, mỗi đợt 20 ngày, đạt hiệu quả 91,3 %. Với những người béo phì, mỗi ngày hãm uống 9g lá sen thay trà liên tục trong 3 tháng có tác dụng giảm béo khá tốt. Theo y học cổ truyền, lá sen vị đắng, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, chỉ khát sinh tân, thăng phát thanh dương và cầm máu; thường được dùng để chữa các chứng đi lỏng do thử thấp, chóng mặt, phù thũng, nôn ra máu, cháy máu cam, băng lậu huyết, đại tiện ra máu, chóng mặt sau khi sinh con...Kinh nghiệm dùng lá sen hãm uống thay trà hoặc uông tro lá sen để phòng chống béo phì, làm cho thân hình thon thả, gọn đẹp đã được người xưa biết đến từ rất lâu và ghi lại trong các y thư cổ như Bản thảo bị yếu, Bản thảo cương mục, Trấn nam bản thảo, Nhật dụng bản thảo...
  4. Như vậy có thể thấy, tuy rất đơn giản trong cấu trúc, giản dị trong cách chế, cách dùng nhưng món cháo lá sen lại rất có ý nghĩa trong những ngày thời tiết nóng bức. Nó cũng có vị trí khá đặc biệt đối với cuộc sống hiện đại khi người ta, do ăn quá nhiều đồ bổ béo và lười vận động thể lực, đang lo sợ trước căn bệnh béo phì và tình trạng rối loạn lipid máu, một hội chứng có tính nền tảng để tạo nên các căn bệnh tim mạch đáng sợ như thiểu năng mach vành, nhồi máu cơ tim, rối loạn tuần hoàn não... Nguyên nhân của bệnh béo phì ở trẻ em và cách phòng ngừa Bệnh béo phì ngày càng gia tăng ở trẻ em, bệnh béo phì cũng là nguyên nhân gây ra một số bệnh tim mạch, tiểu đường... ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của trẻ sau này. Nguyên nhân của căn bệnh béo phì ở trẻ em là gì? Bệnh béo phì ở trẻ em có nguyên nhân trước tiên là do yếu tố di truyền bẩm sinh, nguy cơ mắc chứng béo phì ở trẻ em tăng gấp 4 lần nếu một trong hai cha mẹ của trẻ bị béo phì và sẽ tăng gấp 8 lần nếu cả hai đều béo phì. Ban đầu căn bệnh này cũng có thể có nguồn gốc tâm lý; một em bé lúc đầu “ốm yếu” có thể được hưởng một sự bù đắp, bồi dưỡng bằng một sự ăn uống, tẩm bổ quá mức, kéo dài... coi như một sự tăng cường thể chất... có thể dẫn trẻ đến béo phì. Một nguyên nhân rất quan trọng nữa là sự thiếu hoặc ít hoạt động thể lực, gây ra sự tồn đọng các chất sinh nhiệt lượng các bu ran (carburants) dư thừa, tích lại dưới dạng các khối mỡ. Vấn đề này thường thấy ở các trẻ em suốt ngày gắn mình vào tivi, máy vi tính... Cuối cùng là thói quen ăn uống thiếu khoa học của gia đình đóng một vai trò rất quan trọng: các bữa ăn quá thịnh soạn, quá nhiều món thịt, cá, sơn hào, hải vị... Ngoài ra, nguyên nhân ít gặp là do các căn bệnh về nội tiết như sự hoạt động không tốt của các tuyến thượng thận hoặc tuyến giáp, hội chứng di truyền về nội tiết có tên là Prader-Willi. Béo phì ảnh hưởng tâm lý và sức khỏe của trẻ như thế nào? Các nguy cơ do bệnh béo phì gây ra ở trẻ em tùy mức độ có thể dẫn tới những bất lợi ít nhiều nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tương lai của trẻ.
  5. Điều bất lợi đầu tiên thuộc về lĩnh vực tâm lý – xã hội. Trẻ quá béo sẽ chịu đựng những “cái nhìn” thiếu thiện cảm của mọi người, điều có thể đưa tới một sự khó chịu, khổ tâm sâu sắc. Khi đến tuổi trưởng thành, các vấn đề liên quan đến sự rối loạn lipid (mỡ) sẽ xuất hiện bên cạnh những triệu chứng khác như: tăng cholesterol, mỡ máu cao (hypercholestérolémie) hoặc một sự tiết dư thừa quá mức chất insulin có thể dẫn đến tiểu đường sau này. Như vậy chứng béo phì ở trẻ em là nguồn gốc phát sinh các biến chứng nghiêm trọng ở tuổi trưởng thành: hội chứng tim mạch, bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn não..., hô hấp, biến chứng chỉnh hình các chi dưới (complications orthpédiques)..., từ đó nhất thiết phải giảm một cách tuyệt đối, càng sớm càng tốt sự thừa cân của trẻ em. Cách phát hiện, chữa trị và đề phòng béo phì ở trẻ em Từ tuổi lên 2 hoặc 3 đã có thể phát hiện ra một sự tăng cân ở trẻ rồi. Tuy nhiên ở những trẻ hơi mập quá, cũng chưa đáng phải lo ngại. Cách phát hiện chính là nhờ sự theo dõi, giám sát đường cong đồ thị biểu diễn các chỉ số cơ thể (indice corporelle) của cơ thể. Chỉ số cơ thể (c.s.c.t) được đo bằng tỷ số: C.s.c.t = cân nặng (tính bằng kg/chiều cao (tính bằng M)2. Đồ thị ghi sự biến đổi của các chỉ số cơ thể của trẻ phải được ghi lại theo thời gian thường là 1 tháng 1 lần và có được sự theo dõi, giám sát của thầy thuốc nhi khoa hằng năm. Hơn 50% trẻ em béo phì ở tuổi lên 6, sẽ vẫn béo phì ở tuổi trưởng thành; nếu trẻ vẫn bị béo phì ở tuổi lên 10 thì có đến 70-80% số cháu sẽ vẫn rơi vào tình trạng đó khi lớn lên. Biện pháp ngăn ngừa bệnh béo phì ở trẻ em là gì? Để ngăn chặn chứng béo phì ở trẻ em, cần tác động lên 2 lĩnh vực: lĩnh vực ăn và uống và lĩnh vực tiêu hao vật chất (dépeuse physique).
  6. Đối với vấn đề ăn uống, khó khăn đầu tiên của bác sĩ nhi khoa thường gặp là phải thuyết phục cha mẹ trẻ thay đổi cách nuôi dưỡng giúp trẻ giảm cân. Cha mẹ trẻ có thể tham khảo một số gợi ý sau: - Tôn trọng một nhịp độ (rytsme) 4 bữa ăn/ngày (kể cả bữa ăn phụ, nhẹ (legouter) đầu buổi chiều, kiên quyết loại bỏ thói quen ăn vặt (gugnotage) quà, bánh kẹo... - Tăng cường ăn rau quả, lý tưởng nhất là 5 trái cây, rau/ngày. - Hạn chế các món ăn giàu protein (đạm) như thịt, cá, trứng... chỉ 1 lần/ngày. - Thay thế những loại bánh kem, bánh quy, bánh ngọt, gatô bằng bánh mì trắng, các loại bánh mì làm bằng bột gạo lức (pain complet), tránh các loại bánh xốp (có nhiều ruột) có đường, sữa, chất béo (pain de mie)... - Hạn chế sự tiêu thụ các loại phomat khô, chỉ nên dùng 1 lát/ngày và ưu tiên cho các loại sữa chua (yaourts) ở các bữa ăn khác. - Không nên bỏ các chất tinh bột (féculents): cơm, bột gạo, bánh mì, khoai tây... cần có ở các bữa ăn để trẻ khỏi ăn vặt kẹo, bánh ngọt... Điều quan trọng cần chú ý là làm sao đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng hợp lý và cần thiết của trẻ ở các lứa tuổi trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ở tuổi lên 1, khẩu phần chất protein (đạm) của trẻ chỉ khoảng 30g/ngày, đến 4-5 tuổi là 50g/ngày, đến năm 12 tuổi là 100-120g/ngày. Về hoạt động thể chất, phải cho trẻ tiến hành các hoạt động hàng ngày: tập thể dục, leo cầu thang bộ, đi bộ tới trường, tham gia tối đa các hoạt động dã ngoại (cắm trại, leo núi, bơi lội...), hoạt động thể lực, chân tay tối thiểu 1 tiếng/ngày
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2