YOMEDIA
Cách tạo đĩa cứu hộ "tất cả trong một"
Chia sẻ: Cong Thanh
| Ngày:
| Loại File: PDF
| Số trang:10
173
lượt xem
25
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Cách tạo đĩa cứu hộ "tất cả trong một" Sửa chữa máy tính rất cần đến những bộ đĩa cứu hộ hệ thống, nhưng thật vất vả khi mỗi vấn đề lại cần có 1 đĩa cứu hộ riêng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng phần mềm phát hành riêng cho họ một đĩa cứu hộ hệ thống riêng. Mỗi hãng đều có những điểm mạnh riêng của mình mà các đĩa khác không có. Đó là lý do vì sao bạn cần có nhiều đĩa cứu hộ hay đĩa khởi động để dùng cho nhiều trường...
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Cách tạo đĩa cứu hộ "tất cả trong một"
- Cách tạo đĩa cứu hộ "tất cả trong một"
Sửa chữa máy tính rất cần đến những bộ đĩa cứu
hộ hệ thống, nhưng thật vất vả khi mỗi vấn đề lại
cần có 1 đĩa cứu hộ riêng.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng phần mềm
phát hành riêng cho họ một đĩa cứu hộ hệ thống
riêng. Mỗi hãng đều có những điểm mạnh riêng của
mình mà các đĩa khác không có. Đó là lý do vì sao
bạn cần có nhiều đĩa cứu hộ hay đĩa khởi động để
dùng cho nhiều trường hợp khác nhau.
- Hầu hết các đĩa cứu hộ đều chứa nhứng phần mềm
khá nhẹ và chạy trên nền DOS, vì thế mà các đĩa khởi
động phần lớn được ghi trên một đĩa CD.
Vậy tại sao chúng ta không tạo ra một đĩa cứu hộ đa
năng nhất với sự tổng hợp của hàng chục đĩa cứu hộ
từ các hãng nổi tiếng nhất trên thế giới vào trong 1
chiếc USB dung lượng lớn để có thể sử dụng nó
trong rất nhiều trường hợp khác nhau? Bài viết sẽ
hướng dẫn bạn đọc cách thực hiện vấn đề này.
Chuẩn bị ổ đĩa USB
Để tạo riêng cho mình một đĩa cứu hộ tổng hợp
không giống ai, ít nhất bạn cũng cần một chỗ chứa
những phần mềm và cần một thiết bị có thể Boot từ
DOS. Ở đây tôi dùng một chiếc USB dung lượng lớn
- ( tối thiểu là 2GB ). Dung lượng lớn cỡ nào là tùy
thuộc vào số đĩa cứu hộ bạn muốn tích hợp vào.
Sau kiếm được một chiếc USB với dung lượng vừa
phải, việc đầu tiên bạn cần làm là Format USB với
định dạng FAT 32. Lý do bởi DOS không nhận dạng
được các thiết bị định dạng NTFS nên nó không phù
hợp lắm với một đĩa cứu hộ.
- Chọn FAT 32 ở dòng File System.
Tải file ISO và chép lên USB
Việc tải các tập tin ISO của các đĩa cứu hộ từ trên
Internet về sẽ trở nên dễ dàng đến bất ngờ nhờ một
công cụ nhỏ miễn phí có tên là SARDU. Đây là một
tập hợp hàng chục các địa chỉ tải trực tiếp các đĩa cứu
hộ và đĩa boot của rất nhiều hãng phần mềm khác
- nhau bao gồm cả các phần mềm cho hệ điều hành
Linux.
Sau khi tải và giải nén SARDU, các bạn chỉ việc chạy
chương trình và chọn bất cứ đĩa cứu hộ nào mà bạn
muốn.
- SARDU không chỉ có các đĩa cứu hộ thông dụng mà
nó còn có cả một mục riêng dành cho các tiện ích nhỏ
như công cụ phá mật khẩu Windows, công cụ phân
vùng đĩa, các ISO của Windows Mini…
Tất nhiên không thể thiếu các hệ điều hành nguồn mở
Ubuntu trong các đĩa cứu hộ dạng này.
- Bạn có thể tải trực tiếp các file ISO bằng SARDU
hoặc tải các file ISO của riêng mình ở những nơi
khác. Sau khi tải xong bạn chỉ việc đưa tất cả các file
ISO muốn cho vào đĩa khởi động của mình vào thư
mục ISO nằm trong thư mục SARDU vừa giải nén.
- Sau khi tải và copy đầy đủ vào thư mục ISO, các bạn
chỉ việc click vào nút Make a USB ở cột bên phải của
cửa sổ chương trình.
Và tất cả sẽ được copy lên USB của bạn với menu
Boot được tạo sẵn.
- Sử dụng đĩa cứu hộ đa năng
Cắm chiếc USB vừa tạo vào cổng USB, chọn chế độ
khởi động từ ổ USB trong BIOS. Gõ một phím bất kì
khi có tín hiệu yêu cầu gõ để Boot vào USB. Menu
- của đĩa cứu hộ tổng hợp đã hiện lên với danh sách
các đĩa ISO mà bạn sử dụng khi nãy.
Chọn mục bạn muốn và sử dụng.
Link tải SARDU.
Chúc bạn thành công
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
Đang xử lý...