intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách trồng hoa sứ thái lan

Chia sẻ: Tu Oanh02 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

502
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quá trình biến đổi đó đã sản sinh hàng loạt sản phẩm tự nhiên: từ cây có kích thước lá to xuất hiện cây lá thu nhỏ lại; màu sắc trên lá cũng có khác nhau; lá đốm, lá 1 sọc, lá cẩm thạch; từ hoa đơn đến hoa kép; từ một giống hoa có một màu xuất hiện cây có hoa nhiều màu phong phú. Dựa trên sự phát triển đa dạng đó của thực vật, nghệ nhân cây cảnh nhiều nơi đã thu gom tuyển chọn chắt lọc lai ghép tạo ra một cây cảnh có nhiều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách trồng hoa sứ thái lan

  1. Kỹ thuật ghép sứ Thái nhiều màu
  2. Trong tự nhiên, thực vật không ngừng phát triển và biến đổi để tự thích nghi với môi trường sống mà tồn tại. Quá trình biến đổi đó đã sản sinh hàng loạt sản phẩm tự nhiên: từ cây có kích thước lá to xuất hiện cây lá thu nhỏ lại; màu sắc trên lá cũng có khác nhau; lá đốm, lá 1 sọc, lá cẩm thạch; từ hoa đơn đến hoa kép; từ một giống hoa có một màu xuất hiện cây có hoa nhiều màu phong phú. Dựa trên sự phát triển đa dạng đó của thực vật, nghệ nhân cây cảnh nhiều nơi đã thu gom tuyển chọn chắt lọc lai ghép tạo ra một cây cảnh có nhiều đặc điểm lá, hoa khác nhau: · Nếu trồng cây cần thăng làm kiểng trong chậu, cây cần thăng này sẽ khó có hoa và trái. Nhưng nếu ta ghép cây tắc vào cây cần thăng thì trái tắc vào cây cần thăng thì trái tắc đã hiện diện trên cây cần thăng. · Nếu muốn cây có hoa nhiều màu thì cây mai vàng ghép được các màu: vàng đậm (12 cánh), vàng nhạt (5-6 cánh), cam (5 cánh), trắng (5-6 cánh), xanh (5 cánh) ..v.v.. · Cây hoa giấy phép được nhiều hoa có màu phong phú và cũng ghép được lá xanh lẫn sọc trắng; lá vàng đục trên cùng một cây. · Và 2 năm gần đây, nghệ nhân hoa cảnh đã trình làng cây hoa sứ Thái ghép nhiều màu; các màu mới như sau. Qua đây tôi xin được thông tin và trao đổi với các bạn quy trình kỹ thuật ghép hoa nhiều màu trên cây sứ Thái. Gốc ghép
  3. Nên chọn lựa những gốc sứ có hình dạng đẹp. Bộ rễ đã thành củ già cỗi để ghép. Tất nhiên bạn có thể đại trà trên các cây sứ 2 tuổi để lấy giống. Có 2 phương pháp: ghép ngọn và ghép hông 1. Phương pháp ghép ngọn * Thời điểm ghép: · Có thể ghép quanh năm, nhưng lý tưởng nhất vẫn là thời điểm mùa khô ở Nam Bộ - cuối tháng 10 âm lịch cho đến hết tháng 3 âm lịch, năm sau. * Các thao tác ghép: · Ngưng tưới 7 ngày: nếu như bạn ghép sứ vào mùa mưa phải chủ động che chắn cho chậu sứ thật khô ráo. · Cắt tỉa các cành dư thừa - chừa lại đủ số cành để ghép vì mỗi cành chỉ nên ghép 1 màu mới đảm bảo việc lưu chuyển dòng nhựa tập trung đủ nuôi cho ngọn ghép mới. · Chọn ngọn ghép có tiết diện tương ứng với tiết diện cành ghép nhưng không được lớn hơn. · Ơở đầu cành ghép chọn điểm ghép cắt mở mối ghép dạng mang cá · Ơở ngọn ghép cắt xéo hai bên thân để vết cắt hình chữ V khớp với cành ghép
  4. · Các động tác cắt mở vết ghép nên thao tác thận nhanh, chính xác và băng lại bằng dây nylon chồng khít lên nhau, trùm kín mối ghép · Dùng bao nylon mới nguyên (kích thước 10x25 cm) trùm bên ngoài cành ghép, buộc dây thật chặt, 7 ngày - 10 ngày sau tháo bỏ bao nylon; 21 ngày sau quan sát các vết mối ghép nếu đã kéo mủ lành vết ghép thì ta cắt bỏ dây băng. · 2 - 3 ngày sau ta có thể đưa cây sứ ra ngoài môi trường tự nhiên. · 45 - 60 ngày sau các chồi ghép phát triển tốt sẽ cho đợt hoa đầu tiên 2. Phương pháp ghép hông: · Cắt tỉa cành để phân bố vị trí ghép: Cắt tỉa đầu cành sứ gốc chừa dài hơn một đoạn khoảng 15 - 20 cm. Sau này sẽ cắt trở lại phần dư này. · Chọn vị trí để ghép: Ta chọn vị trí ghép ở bên hông cành sứ gốc 1 đoạn từ 10 - 12 cm tính từ nơi cắt tỉa trở xuống, dùng dao bén vạt xéo vào hông cành một đoạn 2 - 3 cm. · Ngọn ghép có chiều dài 7 - 10 cm, đáy được vạt xéo hai bên theo kiểu vạt nêm, phần vạt nêm dài độ 2 - 2,5 cm. · Sau đó ta đưa ngọn sứ gheép cắm vào cành sứ gốc.
  5. · Điều chỉnh cho phần vạt xéo ở ngọn sứ ghép nằm trong chỗ đã vạt ở cành gốc ghép. Dùng nylon băng kỹ - quấn dây băng từ dưới lên trên qua khỏi vết cắt. Lại quấn từ trên xuống và cột dây băng lại. · Kế đến ta dùng bao nylon có kích thước 10 - 25 cm trùm kín cành ghép lại · 5 - 7 ngày sau ta tháo bao nylon. · 15 - 20 ngày tiếp theo ta tháo băng nơi vết ghép và cắt bỏ bớt phần thừa ở cành gốc ghép. · Đưa cây sứ đã ghép ra nắng · Chăm sóc cây bình thường Tưới ít nước, thường một quy trình ghép như vậy thì 90 ngày sau ngọn ghép sẽ cho hoa lần đầu. Lưu ý: 1. Nếu như ở cách ghép 1 - ghép nối tiếp giữa cành và ngọn, mối ghép cắt theo chữ V, đòi hỏi thao tác cắt vạt mối ghép phải thật chính xác ở cả ngọn gốc và đọt ghép mới mong có được sự tiếp xút nhựa để nuôi ngọn ghép. 2. Khắc phục yếu điểm ở các câu 1, áp dụng cách ghép ở hoa giấy đưa sang ghép sứ. Ơở cách ghép này ta chẻ thân cành gốc ghép (vạt xéo bên hông cành ghép) bên ít bên nhiều chênh lệch nhau cỡ 2/3. Khi đưa ngọn ghép vào nơi vết ghép, nhựa được
  6. tiếp xúc nhiều hơn nên đạt tỷ lệ sống của ngọn ghép nhiều hơn. Có nhiều khi ngọn sứ lại một lần nữa cho vết ghép đẹp hơn và nhựa lại dồn nuôi ngọn ghép tập trung hơn. Hiện nay giống mới đã được bán ở các cơ sở nuôi trồng vườn trồng, có thể tự lựa chọn màu thích hợp để ghép cho mình một chậu hoa sứ có nhiều màu vừa ý.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2