intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHẬU CẢNH HỒNG MÔN

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

240
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hồng môn là một loại cây khá quen thuộc với người Việt Nam vì khá dễ trồng. Cây hồng môn có thể trồng trong chậu cảnh như cây cảnh cũng có thể trồng để lấy hoa. Hoa hồng môn có màu sắc khá phong phú: cam, hồng, đỏ, trắng, xanh nhạt…Sau đây là cách trồng và chăm sóc chậu cảnh hồng môn để có những chậu hồng môn đẹp như ý! 1. Nhiệt độ và ánh sáng thích hợp Hồng môn là cây ưa mát và độ ẩm cao. Độ ẩm thích hợp thường từ 70 dến 80 % với nhiệt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHẬU CẢNH HỒNG MÔN

  1. CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHẬU CẢNH HỒNG MÔN Hồng môn là một loại cây khá quen thuộc với người Việt Nam vì khá dễ trồng. Cây hồng môn có thể trồng trong chậu cảnh như cây cảnh cũng có thể trồng để lấy hoa. Hoa hồng môn có màu sắc khá phong phú: cam, hồng, đỏ, trắng, xanh nhạt…Sau đây là cách trồng và chăm sóc chậu cảnh hồng môn để có những chậu hồng môn đẹp như ý! 1. Nhiệt độ và ánh sáng thích hợp Hồng môn là cây ưa mát và độ ẩm cao. Độ ẩm thích hợp thường từ 70 dến 80 % với nhiệt độ từ 18 đến 20 độ C. Nếu độ ẩm quá thấp màu lá sẽ nhạt, nếu độ ẩm quá cao thì chậu cảnh dễ sinh bệnh. Nhiệt độ thấp hơn 15 độ cây sẽ phát triển kém, ngược lại nếu nhiệt độ cao hơn 30 độ thì lá cây sẽ bị vàng, có thể dẫn đến chết cây. 2. Nhân giống Có nhiều phương pháp để nhân giống như gieo hạt, tách chiêt hoặc nuôi cấy mô. Phương pháp thường dùng là tách bụi, cây mẹ thường đã được trồng từ 4 năm trở lên. Cây con mọc bên cây mẹ cũng phải có 3-4 lá, dùng dao bén tách cây con sát gốc. Sau đó dùng rễ lục bình bọc chỗ cắt lại để bộ rễ cây con phát triển hơn rồi mới trồng vào giá thể. 3. Giá thể
  2. Trồng cây hồng môn trước hết chúng ta phải chuẩn bị giá thể. Giá thể gồm 2 phần trấu hun và 1 phần đất phù sa để tạo độ tơi xốp và giúp cho chậu cảnh có khả năng thoát nước tốt. Sau khi đã đặt cây vào giá thể trong chậu cảnh thì cần đặt cây ở nơi râm mát để cây không bị héo. 4. Tưới nước Sau khi trồng cây thì các bạn nên tưới nước vào gốc khoảng 1-2 ngày một lần. Không nên tưới quá nhiều để tránh úng cây cũng như tạo điều kiện cho sâu bệnh. Các bạn có thể chọn chậu cảnh Greenbo với thiết kế 2 khay nước đặc biệt sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh lượng nước thích hợp. 5. Bón phân Khi trồng hồng môn tuyệt đối các bạn không nên bón lót cho cây mà chỉ nên tưới nước. Sau khi trồng ở nơi râm mát được 10- 15 ngày cần chuyển chậu cây sang khu vực dưỡng cây. Khi dưỡng cây được khoảng 50-60 ngày các bạn có thể tưới nước phân hoặc dùng đỗ tương, xác động vật để chăm sóc thêm cho chậu cảnh của mình. Khi đưa cây vào trong nhà, các bạn nên chọn nơi đặt cây phù hợp để cây phát triển bình thường. Các bạn có thể đặt chậu cảnh hồng môn ở ban công không có ánh sáng trực tiếp hoặc ở gần cửa sổ để cây phát triển. Nếu không gian nhà bạn quá chật hẹp thì chậu cảnh Greenbo là một giải pháp tối ưu đấy!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0